Catégories
Prose

Vink, En Passant le Pont …

Dang Tien (BP60)

.

L’aquarelle, “peinture légère sur papier”, selon une définition condescendante d’un art mineur, fait pourtant le bonheur de Vinh Khoa.

L’artiste-peintre nous livre ici ses œuvres réalisées au Vietnam, son pays d’origine, lors d’un voyage au printemps 2001. Exilé en Belgique depuis 1969, il avait effectué plusieurs retours, mais son récent séjour fut autrement bénéfique. Il retrouva une terre qui lui est doublement natale : il y était né, et cette fois il y renaît, dans la mesure où il ressent libérées en lui, dans un ébranlement du moi profond, toutes les énergies créatrices, aboutissant à cette série d’aquarelles et de croquis qui sont autant de moments de bonheur.

Visions instantanées “prises sur le vif, d’après nature, dans la chaleur et la moiteur, sous le soleil et la pluie, mais aussi dans le bonheur” nous confie-t-il. D’ailleurs, technique oblige : la manière aquarelle impose une grande franchise, le geste direct, alla prima, sans repentir possible. Caractère spécifique du genre par rapport à l’huile : l’aquarelle est touche, et légèreté transparente, alors que l’huile est retouche et densité opaque. L’une est naissance, immédiate, l’autre est connaissance, médiate. L’aquarelle est l’aqua-rêve, une danse immobile de couleurs, lors de ces noces fugitives et infinies du souvenir et de la rêverie dont l’artiste a le secret.

L’œuvre de Vinh Khoa reprend le thème du retour : celui d’Ulysse, de l’enfant prodigue, du pèlerin, de l’émigré, de l’exilé. Désir ardent et angoissant chez l’exilé vietnamien, séparé de son royaume par l’espace, le temps, un temps fait de guerres, bouleversements, disparitions, déchirures ; il a peu d’espoir de retrouver “le clos de sa pauvre maison” comme le soupirait le poète. Mais il rêve toujours du retour, qui réunit ses souvenirs désunis.

Revenir, c’est reconquérir son enfance. Seulement, ceci dit, peindre son pays natal n’est pas dépeindre les paysages de sa mémoire. L’art, si modeste soit-il, ne s’arrête jamais à la “couleur du souvenir”, cette Gedächtnisfarbe dont parlaient les psychologues ou les nostalgiques chagrinés. Vinh Khoa est présent à ce qu’il voit, perçoit et ressent, qui lui est réciproquement présent. Il peint l’étant, qui n’invoque, et ne révoque aucunement l’ayant été ; mais ce faisant, il vibre de tout son être, fait de sensations et d’imaginaire, de virtualités créatrices qui n’excluent pas le souvenir.

Ainsi, son album commence par l’image de la chambre du père, vide, grand’ ouverte sur une verdure clémente. Emotion retenue qui nous renvoie toute la résonance du vocable “patrie” (no 1). Il nous montre ensuite sa demeure familiale, creuset intime devenu, en partie, l’espace public d’un salon de thé improvisé, pour des raisons économiques : témoignage social discret mais disert (no 3 et no 4). Le spectacle de la marchande au bord de la route, somnolente sur son étalage dérisoire nous interpelle par un rouge laque vif sur un fond blanc éblouissant (no 2). Ou cette femme juvénile faisant la lessive, au pied d’un jeune aréquier d’une fraîcheur transparente (no 13).

La pluie fine sur le Mékong, des frémissements sur la baie de Lang-Co, le crépuscule sur la Rivière des Parfums, le matin limpide à l’entrée du Temple Tu Hiêu, les barques dont la silhouette varie d’un embarcadère à l’autre, les carrés de rizière aux cheveux blondissants, et au bord de la Rivière de Da Nang natal, la pergola couverte de bougainvilliers en fleur, en attendant la saison des flamboyants, sont-ce des paysages réels ou pré-réels, d’un climat vrai ou onirique ?

Chaque pays natal est une donnée matérielle qui déclenche un paysage intérieur, prolongeant le saisissable dans l’insaisissable. Pays devient arrière-pays, puis arrière-monde que l’homme a “poétiquement habité” selon la métaphore de Holderlin. Ainsi Vinh Khoa, inassouvi de ses aquarelles personnelles, cherche à les “poèmatiser” par les poèmes du Vénérable Thich Nhât Hanh, une des figures majeures du Zen qu’il est difficile de présenter en quelques lignes.

Le bonze vietnamien est l’un des initiateurs modernes du Zen en Occident, fondateur du Village des Pruniers, centre de méditations bouddhiste dans le Bordelais qui accueille à chaque retraite, des milliers de participants du monde entier, de confessions et d’horizons intellectuels différents.
Le vénérable Nhat Hanh a publié des dizaines de livres en français, anglais, allemand. Mais il intervient ici comme moine-poète, pour qui Poésie, Prière, Méditation forment un seul Souffle. Les extraits de poèmes ont été choisis pour leur adéquation aux sujets des aquarelles, mais aussi pour leur qualité humaniste, variée, simple d’accès, sensible à la traduction.

En Passant le Pont, quel titre révélateur !
Le pont : lieu de passage, rencontre, communication. Lieu de l’aller-retour, l’inter-rive, l’inter-rêve, est-ce aussi l’inter-être dont parlait Nhat Hanh jadis ?
Et Victor Hugo n’a-t-il pas dit quelque part, que la prière même est un pont (*) ?

Le Pont, ici correspondance entre Poésie et Peinture, fait en même temps relation entre l’Exil et le Royaume. Le Pont est à la fois Mémoire et Projet : les aquarelles de Vinh Khoa qui célèbrent le retour au pays, à l’enfance, ouvrent pour beaucoup d’entre nous une espérance : la possibilité d’une Réconciliation avec le Temps, avec l’Histoire.

DANG TIEN
Août 2001
Université de Paris VII

(*) en vietnamien, pont et prière se disent de la même façon “cầu”. L’auteur de la Légende des Siècles, naturellement, ne le savait pas.

Catégories
Prose

Un ours blanc sous les tropiques

Tran thi Nhu Hao (BP61)

.

A Mr. Descroix avec tous mes respects et ma gratitude
Tran Thi Nhu Hao
College Francais de Tourane
promotion 1962

Mais qu’est-ce qu’il venait faire au College Francais de Tourane ? Qui l’avait invite ? Ou plutot pourquoi avait t-il choisi notre College ? Il n’etait pas a sa place ! Vous n’avez qu’a le regarder. Il etait grand, beaucoup plus grand qu’un Francais moyen, et un geant au milieu des Vietnamiens. Il avait de long bras qui pendaient le long de son corps comme s’il ne savait quoi faire avec. Sa demarche etait maladroite parce que ses longues jambes and ses pieds enormes avaient de la peine a coordonner ses pas. Ses epaules etaient larges. Il avait la carrure d’un joueur de football Americain.
Il avait trente ans peut-etre. Il etait toujours en short blanc avec une chemise blanche aux manches courtes. Dans ses premiers jours a Tourane il se promenait dans la cour du college, un etranger au milieu d’une petite societe de professeurs and eleves tres lies entr’eux, un peu fermee et secrete. J’etais sure qu’il ne se sentait pas a l’aise. Et j’imaginais que le Proviseur, Mr. Mougenel, ne savait pas comment le prendre.

Il etait notre professeur de Francais. Nous etions tous choques. “Comment cet “ours blanc”, ce joueur de football est notre professeur de Francais ? Vous plaisantez !” Parce que vous savez, nous, les petits eleves Vietnamiens, nous avions une certaine idee d’un professeur de Francais. Il devait etre svelte avec un teint pale et des lunettes, un regard profond, lointain et reveur, et un sourire enigmatique mais charmant. Ce profile ne collait pas avec “l’ours blanc”. Mais qu’est-ce que vous voulez, il etait la. Le ciel l’avait envoye ou il l’avait fait expres ; il nous avait choisis. Eh bien ! nous devions l’accepter.

Il nous avait tous surpris. C’etait en ces premiers jours de la classe d’analyze litteraire (classe de Seconde), il parlait de Corneille. Nous avions appris avec Mme Vigouroux a aimer Corneille, les monologues de Don Diege et du Cid. Mais il nous avait demontre que ces monologues sont pompeux et loin d’etre poetiques. “En fait, le Cid n’est pas une tragedie classique dans ses termes les plus stricts : Corneille n’a pas respecte toutes les unites (en particulier unite d’action). C’est une tragedie qui se termine bien.” Surtout, il nous montra que les heros Corneliens, en mettant le devoir au-dessus de l’amour, sont presque trop simples. Des tragedies de Corneille, il preferait “Cinna”. Je compris maintenant pourquoi quand je relis le monologue d’Auguste :


“Ciel, a qui voulez vous desormais que je fie
Les secrets de mon âme et les soins de ma vie.

D’un prince malheureux ordonnez quelque chose.
Qui des deux dois-je suivre, et duquel m’eloigner ?
Ou laissez moi perir ou laissez moi regner ?”

Il aimait les personnages complexes, les personnages avec contradictions et faiblesses. Auguste un despote sanguinaire, est, au fond, un etre solitaire, indecis et vulnerable (Auguste, “Cinna”, Corneille). Hernani, connu comme un bandit fougeux et puissant, mais est, en realite, “une force qui va” (Hernani, “Hernani”, Victor Hugo).

“…Tu me crois peut-etre
Un homme comme sont tous les autres, un etre
Intelligent, qui court droit au but qu’il reva.
Detrompes toi, je suis une force qui va !
Agent aveugle et sourd de mysteres funebres
Une âme de malheur faite avec des tenebres !”

Il nous apprenait a analyser les beaux poemes et nous montrait comment les poetes en modifiant la structure des vers et choississant bien les mots, reussissent a peindre un tableau de pure beaute et a composer une belle chanson. _ Ecoutez ses commentaires sur “Le Dormeur du Val” de Rimbaud :

“C’est un trou de verdure ou chante une riviere
Accrochant follement aux herbes des haillons
D’argent ; ou le soleil, de la montagne fiere
Luit : c’est un petit val qui mousse de rayons”

“Vous sentez que l’eau coule parce que les vers ne s’arretent pas a la fin de l’alexandrin ; ca continue au suivant. Vous pouvez presque voir le scintillement de l’eau, “les haillons d’argent”, parce que le mot “d’argent” est place au debut du vers, en quelque sorte mis en valeur par une lumiere speciale dirigee par l’auteur. Vous pouvez entendre le ruisselement de l’eau a cause de la repetition des “c” et “s” dans le denier vers.”

Il avait une voix penetrante et expressive qui peut communiquer un reve (“Phedre”, Racine) :

“Dieux ! Que ne suis-je assise a l’ombre des forets !
Quand pourrais-je a travers une noble poussiere,
Suivre de l’oeil un char fuyant dans la carriere ? “

Ou une passion :

“Je le vis, je rougis, je palis a sa vue
Un trouble s’eleva dans mon ame eperdue
Mes yeux ne voyaient plus, je ne pouvais parler
Je sentis tout mon corps et transir et bruler.. “

Avec sa voix seule, il avait pu faire vivre devant nos yeux les heros de Racine et exprimer les sentiments les plus profonds de ses personnages. Il n’avait pas besoin de lumiere, costumes, gestes ou mise en scene. Il etait un tres bon acteur.

Il etait mon meileur professeur de Francais. Il m’apprit a analyser une piece litteraire, a aimer les tragedies et apprecier la poesie. En plus, il veillait sur moi. J’etais une eleve interne en ce temps la. Un jour de fin de semaine, j’avais la fievre et toussais comme une cheminee. La surveillante, inquiete, alerta le Principal (apres le depart de Mr. Mougenel, notre cher professeur de Francais devint notre Principal ; mais il continuait à enseigner la literature aux eleves de Premiere). Il vint ce dimanche pour me conduire chez le medecin. Je peux encore voir l’image tres drole d’un grand ours blanc, marchant d’une facon maladroite, suivi d’une toute petite fille minable, pleurant et toussant. Et je me souviens de son expression soulagee quand le medecin dit que ce n’etait pas grave.

Chaque annee nous avions la tradition d’organizer avant les vacances de Noel une presentation theatrale pour les professeurs et parents. C’etait l’occasion pour les eleves de montrer leur talents d’acteurs, musiciens, et chanteurs. J’etais plutot timide et n’etais pas interessee a ces evenements. Quand j’etais en Premiere, les organisateurs de la presentation theatrale voulut me donner un role dans une piece. Je me rappelle plus quel role et quelle piece. Mais Mr. Descroix, des qu’il sut, vint me voir a l’internat, s’assit avec moi en face du dortoir, en dessous d’un grand bel arbre, et me dit franchement, qu’il ne voulait pas me voir jouer quoi que ce soit : “Tu dois concentrer a tes etudes. Ne perds pas de temps. Le Bac n’est pas tres loin. Tu peux nous decrocher une mention Bien, si tu travailles dur.”

Plus tard, quand j’etais a l’Ecole Normale Superieure de l’Enseignment Technique, je pris deux petits roles avec le Group Theatral : le role d’Anitra dans “Per Gynt” d’Henrik Ibsen et le role de la soeur dans le “Malentendu” d’Albert Camus. C’etait une courte escapade. Quand je quittai le Group Theatral pour retourner a mes livres de Chimie, Physique et Biologie, je me rappellai de la conversation que j’avais avec Mr. Descroix a l’age de 16 ans. Je me demandai qu’est-ce qu’il aurait dit s’il avait su !

Quand j’etais en Terminale, je ne voyais Mr. Descroix que dans de rares occasions. Il etait notre Principal ; il n’etait plus mon professeur de Francais. J’avais un Professeur de Philosophie qui voulait m’inscrire pour le concours general de Philosophie. Mr. Descroix vint me voir a l’internat et me parla sous ce meme grand arbre : “Je sais que tu es bonne en Philosophie. Mais le concours general c’est dur. Et puis tu devras rester a Saigon pour toute une semaine. Tu vas manquer les classes. Qu’est-ce que tu en dis ? On n’y va pas hein ?” Je le regardai, etonnee. Je ne questionnai pas son jugement. J’avais completement confiance en lui. Mais je realisai qu’il avait peur que je ne fusse decue ; “l’ours blanc” parlait comme une mere poule !

Je quittai le College en 1961 pour aller faire mes etudes a Paris au Lycee Fenelon, dans les classes preparatoires aux Grandes Ecoles. Mr. Menguy, le Surveillant General du College, mon autre ange gardien, vint me voir au Foyer des Lyceennes, l’internat des filles, dans le XVIeme. La premiere question que je demandai a Mr. Menguy c’etait : “Comment va Mr. Descroix ?” Quand j’appris qu’il avait quitte le College pour etre le Proviseur du Lycee Yersin, je pleurai a chaudes larmes. Et je racontai a Mr. Menguy comme j’etais malheureuse a Fenelon ; je ne comprenais rien dans ces classes de Mathematiques ; les laboratoires de Chimie et Science Naturelles sentaient mauvais ; les problemes de Physique etaient bien difficiles. Je terminai ma scene dramatique avec : “Dites a Mr. Descroix, si vous avez la chance de lui parler, que j’ai pu quand meme decrocher le premier prix de Philosophie.” Pour moi, Mr. Descroix a accompli ses taches de Professeur de Francais et Proviseur du Colleøge.

Il m’a laisse une connaissance solide de la littetrature, le gout de la tragedie, et l’amour pour la poesie. Je ne peux demander plus. Avec ce qu’il m’a donne, j’ai pu continuer a m’instruire. Je peux maintenant analyser et apprecier les oeuvres de Brecht, Anouilh, Pirandello, Lorca, Stringberg, Ibsen, Tchekov, Shakespeare, Shaw, Miller… Et je lui suis a jamais reconnaissante de m’avoir equipee d’outils analytiques pour mieux comprendre ces chef d’oeuvres.

Aujourdhui, apres ma longue journee de travail, apres avoir negotie les problemes bugetaires et revu la performance du departement ; je vais pouvoir me detendre en lisant ces vers de Victor Hugo (“Booz Endormi”) que Mr. Descroix aimait bien :

“… L’ombre etait nuptiale, auguste et solennelle ;
Les anges y volaient sans doute obscurement,
Car on voyait passer dans la nuit, par moment,
Quelque chose de bleu qui paraissait une aile.

Tout reposait dans Ur et dans Jerimadeth ;
Les astres emaillaient le ciel profond et sombre ;
Le croissant fin et clair parmi ces fleurs de l’ombre
Brillait a l’occident, et Ruth se demandait,
Immobile, ouvrant l’oeil a moitie sous ses voiles,
Quel dieu, quel moissonneur de l’eternel ete
Avait, en s’en allant, negligemment jete
Cette faucille d’or dans le champs des etoiles.”

.

.

Catégories
Prose

Ngao Du

Nguyễn Quí Đức (BP76)

Cả tuần, ông Toàn lục đục thay dầu, xiết thắng, chỉnh lại máy xe. Chiếc Toyota màu vàng gụ, đời khá mới, thằng Dũng tặng cho ông lúc ông qua Mỹ được ba tháng. Nó là đứa con đầu.

Buổi chiều mấy đứa con đi làm, đi học về, trời cuối thu, năm sáu giờ đã tối đen. Thấy bố nhọc nhằn với chiếc xe, mấy đứa không nói gì. Chỉ một lần, thằng Cường, bây giờ đổi tên là Cowen, ú ớ mấy chữ xong rồi nói tiếng Anh, bảo ông đem xe đi tiệm cho khoẻ. Nó là đứa con út, sanh được ba tháng thì mẹ mang chạy tản cư sang Mỹ với hai đứa anh và con chị lớn. Lúc đó đóng đồn tại Quảng Trị, ông Toàn bị bắt giải lên Trường Sơn.

Cả đám con ông Toàn cứ nằm lì trong phòng. Nghe nhạc, coi ti-vi, nói chuyện điện thoại liên tu bất tận. Hay là ngồi hàng giờ trước cái máy điện toán. Giờ cơm thì ló đầu ra, nhồm nhoàm mấy món pizza, hamburger hay thịt gà chiên như bầy thú. Mẹ chúng hỏi gì thì chỉ ậm ừ mấy tiếng. Xong rồi chia nhau rửa chén, rồi lại rúc vào phòng. Ông Toàn sống bên cạnh chúng như một bóng ma. Ít nói, lại càng ít cười. Hôm qua thằng Cường thắc mắc tại sao ba sửa xe. Mẹ nó nói, ôi ba làm gì thì ba biết. Mẹ không hiểu được đâu. Bà trả lời tiếng Anh, ông Toàn nghe chữ được chữ không. Ông học tiếng Anh đã được chín tháng, từ ngày qua Mỹ. Nhưng ông đã già, tâm thần mệt nhọc. Học bao nhiêu quên bấy nhiêu. Bạn cũ hỏi, ông cứ cười. Thôi, tôi đi cắt cỏ mà sống. Tiếng Anh, tiếng Mỹ làm gì. Học nhiều quên nhiều, học ít quên ít. Không học không quên.

Cơm nước xong, ông Toàn bỏ xuống dưới phòng kho, giặt áo quần. Thường thì ông ngồi đọc mấy tờ báo xin trong chợ Việt Nam, áo quần chỉ giặt vào ngày cuối tuần. Bà vợ để mặc ông.

Cuối tuần, ông Toàn nấu một nồi phở. Thằng Dũng, bây giờ tên là Don, ăn hai bát. Mấy đứa kia chỉ lấy một tô nhỏ, ăn không hết lại bỏ mứa. Thằng Cường ôm điện thoại, rủ bạn đi ăn tiệm. Con Loan (Lou-Ann) và thằng Tuấn (Tony) cũng đi chơi đến khuya. Ông Toàn ở nhà, vào ra với vợ, nhưng hai người ít nói gì với nhau. Bà Toàn thời con gái tên là Vân, bây giờ đổi là Vanna. Bà Vanna bán địa ốc được tiền lắm, nhưng giờ giấc đòi hỏi. Sáng chúa nhật, bà rủ ông đi thăm bạn, luôn tiện đưa khách đi coi căn nhà. Ông Toàn nói thôi, không đi. Ông nói bà ở nhà với ông có chuyện. Bà trả lời, chuyện gì thì mai mốt hẳn tính, em đã hẹn, phải đi. Ông lại lục đục với chiếc xe. Ngày xưa ông là lính thiết giáp, xe tăng ông còn không ngán, huống gì chiếc Toyota này—trừ mấy bộ phận điện tử tối tân quá thì ông đành bó tay. Xong phần máy móc, ông khuân mấy thùng giấy cho vào thùng xe. Ðồ đạc trong thùng ông mua dần dà từ mấy tuần qua tại mấy cửa tiệm vừa Việt vừa Mỹ.

Tối chúa nhật ai cũng lo đi ngủ sớm. Không ai nói gì với ông, cũng không ai muốn nghe ông nói điều gì. Cuối tuần trôi qua như mọi cuối tuần thông thường.

Sáng thứ hai, mọi người máy móc ra khỏi nhà. Bà Toàn đi làm lúc tám giờ kém. Con Loan, thằng Dũng cũng thế. Một đứa đang tập sự làm bác sĩ, đứa kia vừa ra trường, kỹ sư điện tử. Thằng Cường đi học. Mỗi người một chiếc xe. Ông Toàn qua Mỹ, thấy con cái học hành thành đạt, cũng hả dạ, và biết ơn bà vợ.

Chín giờ sáng ông Toàn cũng lái xe đi. Như mọi hôm, ông rời nhà lúc chín giờ, đến trung tâm huấn luyện sinh ngữ và huấn nghệ lúc chín giờ mười lăm. Lớp học bắt đầu vào chín giờ rưỡi. Người dạy Anh văn đáng tuổi con gái ông, nhưng dầu gì cũng là bậc thầy cô. Còn người dạy ông về nghề điện tử là một anh Mỹ béo phì, vừa giảng bài vừa thở hổn hển như sắp lên cơn đau tim.

Nhưng hôm nay, ông Toàn không đến trường. Ông thảy một cái va-ly nhỏ vào ghế sau, cho xe chạy về phía xa lộ. Buổi chiều bà Toàn về đến nhà thì thằng Cường giao cho bà tờ giấy ông viết bằng tiếng Việt, nó đọc không hiểu. Ông Toàn nhắn là có chuyện cần phải đi xa, xa lắm, nhưng không nói là đi đâu. Ông nói đi không biết bao giờ về.

Lái xe được hơn ba tiếng, ông Toàn thấy buồn ngủ. Trưa mùa cuối thu có nắng dịu, ông quay kính xuống cho gió lạnh lùa vào, nhưng vẫn không thấy hết cơn buồn ngủ. Ông tấp vào một quán ăn bên đường, một loại nhà hàng nằm khắp nơi cạnh các xa lộ. Ông đậu xe, vào quán uống một ly cà phê. Sau đó ông gọi món ăn. Khi người bồi bàn dọn cho ông đĩa thịt chiên thì ông điềm đạm rút từ trong cái túi nhỏ ra một chai nước mắm, và một cái bao ny-lông đựng mấy trái ớt hiểm. Có ớt, có nước mắm, ông ăn uống ngon lành. Ăn xong, ông xin một ly nước sôi, tự pha cho mình một ly trà cỏ ngọt một người lính cũ của ông mang từ Ðà Lạt qua Mỹ tặng ông.

Ông Toàn lái xe hết một ngày, ở qua đêm tại một khách sạn loại rẻ tiền cạnh xa lộ. Nước Mỹ bát ngát, toàn là xa lộ. Có nơi là những cánh đồng có hàng chục ngàn con bò đủ màu. Ông nghĩ, ước gì mà Việt Nam mình được một phần sự giàu có của nước Mỹ, cho dân bớt đói, cho người ta bớt khổ. Nhưng rồi ông lại nghĩ, lịch sử thăng trầm của người Việt nó như là một thứ số phận kéo dài từ thế hệ này qua thế hệ khác, từ thế kỷ này qua thế kỷ khác, từ đời vua này qua đời vua khác. Giàu sang thật sự thay đổi được số phận con người là bao ?

Buổi sáng, ông Toàn rời khách sạn, khởi hành sớm. Cứ vài tiếng lại ghé đâu đó, ăn uống qua loa. Lúc nào cũng một chai nước mắm, một hai trái ớt hiểm, và ly trà cỏ ngọt. Rồi lại lên đường. Tuyệt nhiên không nói chuyện với ai. Quang cảnh hai bên đường lúc đầu cũng làm ông chú ý. Nhưng được chỉ một ngày, còn qua ngày thứ nhì trở đi thì dường như mắt ông mở mà chỉ thấy những cuộn phim chạy bên trong trí óc. Ðôi khi ông âm ỉ một hai câu Kiều, có khi lắc đầu, mếu máo cười mỉm một mình.

Qua ngày thứ ba, ông đến một thành phố lớn. Những vùng đồi núi cây xanh bây giờ đã biến mất. Trước mặt ông và hai bên xa lộ là những toà nhà chọc trời. Xa xa, có một dòng sông. Ông Toàn quyết định ghé vào đây, nghỉ ngơi đôi chút.

Trước tiên, ông vào mướn phòng khách sạn. Áo quần ông vẫn để nguyên trong va-ly, trừ một bộ mặc vào người tươm tất sau khi tắm. Sau đó, ông xem niên giám điện thoại, tìm ra một quán cơm Việt Nam. Ông gọi hỏi đường và lái xe đến tiệm ăn.

Tiệm cơm thanh lịch nằm sát cạnh con sông. Ông Toàn đậu chiếc xe Toyota ở trên dốc đồi, hướng về con sông. Ông tấm tắc nhìn và nhớ đến những dòng sông quê cũ. Sông Hàn ở Ðà Nẵng, sông Thu Bồn ở Hội An, sông Bạch Ðằng ở Sài Gòn, sông Hương ở Huế. Cả con sông Hồng mà ông giữ trong ký ức của một chú bé trước ngày đất nước phân chia… Cơn gió lạnh thổi qua làm ông rùng mình. Ở thành phố này, mùa thu đang ra đi, mùa đông đang hiện hình. Nước sông ở đây chảy mạnh, cuốn xiết, chứ không có vẻ lặng lờ, thơ mộng của những con sông quê nhà. Sông nước thác lũ thế này thì làm sao có được câu hò, câu thơ về những chuyến đò ngược xuôi, đưa người qua bến, đưa tình sang sông… Mà ở Mỹ, có dòng sông nào mang nghĩa chia phôi, như con sông Bến Hải?

Hơn hai mươi năm quân ngũ, bước chân của ông đã lưu lạc ở khắp cùng quê hương. Ông đã từng đưa những đoàn thiết giáp đến nhiều bến, nhiều bờ, chỉ huy các đoàn quân, những trận pháo giày xéo cho quê hương thêm tiêu điều. Bây giờ ông bị cuốn trôi vào dòng đời lưu vong, một dòng đời thác lũ, xa lạ hẳn với cuộc sống ở nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Bây giờ ông phải chống chọi với những dị biệt, những tính tình, thói quen và lối hành xử khó hiểu, khó cho ông chấp nhận, những thứ đã mọc rễ, đâm chồi trong bầy con và người vợ của ông.

Ông Toàn nghĩ ông phải đi quanh nước Mỹ, làm quen với xứ sở này. Một chuyến đi như thế này mới có thể giúp ông vượt qua những khó khăn hiện tại. May ra, ông sẽ còn có một cơ hội chung sống vui vẻ với vợ con.

Nhưng đã nhiều ngày qua, càng đi, ông lại càng cảm thấy lạc lõng, và trong thành phố này, bên cạnh con sông thác lũ này, ông đã phải tìm đến một quán cơm Việt Nam, tìm cái thân quen của mùi rau thơm, bát phở, hay một đĩa cơm sườn ướp sả.

Quán vắng khách, ông Toàn ngồi một mình ở góc, hỏi xin một tờ báo và gọi một tô phở tái. Ông vừa đọc báo vừa chậm rãi ăn phở. Ông không nhìn thấy người đàn ông vừa bước vào cửa.

Người ấy trạc chừng 75, 80 tuổi, tóc thưa và đã bạc hết. Mái tóc ấy vẫn ém sát vào đầu nhưng không còn cái màu đen láng bóng như thuở xưa nữa. Khuôn mặt cũng có vẻ thon gọn hơn.

Người đàn ông đảo hai con mắt đen láy một vòng quanh tiệm ăn và chợt nhận ra ông Toàn. Ủa, chú Toàn, người đàn ông nói. Ở đâu ra mà ngồi đây ?

Ông Toàn ngẩng đầu, há hốc mồm.

Khi người đàn ông tiến đến phía ông Toàn, ông vội đứng dậy. Ông nói được hai chữ. Tổng thống.

Người đàn ông đưa hai tay chụp lấy bờ vai ông Toàn. Chú cũng qua đây hả ? Qua đây hồi nào ?

Dạ, thưa tổng thống, em mới qua.

Người đàn ông làm một cử chỉ gạt bỏ lời nói của ông Toàn. Ðừng nói vậy. Nguyễn Văn Thiệu có còn là tổng thống đâu ? Cũng tị nạn như các anh em, như chú thôi. HO hả ? Ngồi, ngồi đây.

Hai người cùng ngồi xuống. Ông Thiệu quay người nói với người chủ quán đứng sau quầy, mang thêm tô phở nữa đi. Trở lại với ông Toàn, ông Thiệu hỏi thăm sức khoẻ và chuyện định cư ở Mỹ, rồi lắc đầu nghe chuyện học tập cải tạo. Họ nhắc đến tên một số người cùng đi lính với họ thuở xa xưa. Lúc người chủ quán mang tô phở ra bàn, hai người bàn về thế sự, và tình hình Việt Nam. Hình như ông Thiệu nói nhiều hơn, còn ông Toàn chỉ trả lời những câu hỏi.

Ðến khi uống những ngụm trà cuối cùng thì ông Thiệu có vẻ mệt mỏi. Ông không còn phê phán đám cầm quyền hiện thời ở Việt Nam nữa. Ông trầm giọng, uổng quá. Hồi đó mà có chú ở Ban Mê Thuột. Thất lạc tin tức, tôi nghi là chú bị bắt ở Quảng Trị mất rồi. Bây giờ ai cũng phê phán là hồi đó tôi ra lịnh bậy bạ.

Ông Thiệu khua tay. Làm sao được ? Hồi đó không có ai cáng đáng được chuyện gì hết. Cái gì cũng phải chờ đến tôi ra lịnh.

Ông Toàn cúi đầu, nhìn vào chén trà như thử ở trong đó chứa đựng một thứ ánh sáng soi rõ được chuyện thời xưa. Một lát, ông nói, em hỏi anh một câu. Bây giờ nhìn lại thì anh muốn thấy lịch sử ghi chép vai trò của anh như thế nào?

Thôi, ông Thiệu nói. Nói chuyện lịch sử làm gì, to lớn quá. Tôi đã làm hết sức rồi. Mất nước hay không cũng là số phận của cả nước, của toàn dân. Mà nói chú đừng nghĩ sai, chứ không có chuyện tháng Tư năm 75 thì làm gì có cả hàng triệu người Việt mình ở đây ? Thôi, tôi đi về đây.

Hai người trả tiền cho người chủ quán rồi cùng nhau bước ra cửa quán ăn.

Ông Toàn lẩm bẩm, một triệu rưỡi người Việt ở Mỹ.

Ông Thiệu bật cười. Ừ, một triệu rưỡi người. Phải lo công ăn việc làm, không biết rồi có làm gì được cho đất nước hay không. Nhưng mà người mình giỏi lắm nghe. Ai cũng làm ăn lớn nhỏ, con cái học hành đỗ đạt.

Ông Toàn ngẫm nghĩ, còn bao nhiêu là người ở bên quê nhà, sống lầm than. Nhưng ông chỉ nuốt nước bọt, không nói gì với ông Thiệu. Ông theo ông Thiệu ra xe, một chiếc Jaguar màu xám đậm, đậu ngay sau lưng chiếc Toyota màu vàng của ông Toàn.

Ông Thiệu vào xe, đóng cửa. Rồi ông quay kính xuống. Ông nói, thôi mừng cho chú. Làm sao cố gắng đi. Nuôi cho con ăn học, mà đừng để tụi nó mang tài sức đóng góp cho cái xứ Mỹ này. Mình qua đây để còn có ngày lo cho đất nước, chứ có phải để góp công cho thằng Mỹ làm giàu đâu, phải không?

Ông Toàn cười không trả lời mà chỉ nói lời chào rồi cũng vào xe. Vừa đúng lúc đó thì ông Thiệu gài số, sẩy tay. Chiếc Jaguar màu tro lao vụt vào phía trước, tông nhằm chiếc xe ông Toàn.

Chiếc Toyota vừa được ông Toàn thả thắng tay, lao xuống con dốc ngắn.

Ý nghĩ duy nhất vụt thoáng qua trong đầu ông Toàn là câu nói của người tổng thống thời cũ. Nuôi cho con ăn học, mà đừng để tụi nó mang tài sức đóng góp cho cái xứ Mỹ này.

Ðó là ý nghĩ cuối cùng của ông Toàn trước khi chiếc xe của ông rơi ào xuống sông, chìm vào dòng nước cuồn cuộn.

Lúc ấy, thời tiết của Mỹ đã là thời tiết đầu mùa đông. Dòng nước dưới sông chảy xiết, chảy xiết như dòng thời gian vô tình không biết dừng chân.

*
Cả mùa đông năm đó, bà Vân – Vanna – và các con trông ngóng tin tức ông Toàn. Họ tìm đến các bạn bè thân quen, các trung tâm huấn nghệ, rồi các hội đoàn HO khắp nơi trên nước Mỹ. Họ ra vào các bót cảnh sát, nói chuyện hàng giờ với các nhân viên thông tin thuộc các bịnh viện. Có lúc họ cũng đã vào một nhà xác khi được báo tin về một người đàn ông Á đông chết không tông tích.

Có khi bà Vân tin rằng ông đã theo một cô gái nào, hay là một người vợ lẽ, dan díu từ Việt Nam trong những năm bà cực nhọc, tứ cố vô thân với bầy con dại ở xứ người. Có khi bà cũng nghĩ phải lập bàn thờ cúng tế cho ông, nhưng chọn ngày nào làm ngày giỗ ? Rồi bà cũng nghĩ, phải nuôi hy vọng. Chắc rồi ông sẽ trở về. Ở Mỹ này thiếu gì người mang bịnh tâm thần, làm những điều không ai hiểu nổi. Ông Toàn lại là người lính chiến, bị tù bị tội bao nhiêu năm. Ðôi khi coi ti-vi có tin người nào nổi điên, nổ súng ở quán hàng, bưu điện, bà Vanna thấy hồi hộp, ớn lạnh trong lòng. Có khi điện thoại reng vào lúc hơi khuya, bà cũng thấy nhức tim.

Bà Vân và những đứa con phấp phỏng trông ngóng. Mùa đông trôi qua, mùa xuân sáng sủa quay về với những chùm hoa anh đào ở những con phố gần nhà. Nhưng ông Toàn vẫn bặt âm vô tín.

*
Người tổng thống cộng hoà cũ cũng trải qua một mùa đông khá ảm đạm.

Hôm đó, ông chưng hửng nhìn thấy chiếc xe ông Toàn tụt dốc, rơi xuống sông. Ông cũng hấp tấp xuống xe, chạy đến bên bờ sông. Dòng nước chảy xiết, bóng dáng chiếc Toyota biến tan mau chóng.

Ông Thiệu cuống quýt trong vài giây đồng hồ. Gọi cảnh sát cứu cấp hay không ? Nên ở lại hay bỏ đi ? Tâm trạng ông tương tự như thời xa xăm. Quảng Trị. Ban Mê Thuột. Trách nhiệm. Nha Trang. An Lộc. Trách nhiệm. Lịch sử.

Chỉ có điều lần này không ai bỏ rơi ông. Ông bỏ số xe lầm lỡ. Ðời người sao nhiều tai ương. Ðịnh mệnh và số phận của bao nhiêu người khác sao cứ nằm trong bàn tay của mình?

Cuối cùng thì ông Thiệu quay về chiếc xe của mình và rời con dốc.

Từ đó về sau, ông không hề đến ăn cơm ở tiệm ăn định mệnh đó nữa.

Và ông cũng không đến hội họp với các bạn bè, lính chiến cũ nữa.

Lúc nào có những người thân cận ngày xưa gọi điện thoại đến thăm, ông ậm ừ nói chuyện, nhưng tuyệt đối không đưa ra lời khuyên nhủ nào.

*
Ông Toàn ngồi bó tay trong chiếc Toyota. Bên ngoài là khối nước cuồn cuộn.

Chiếc Toyota nhào lộn. Ông Toàn chợt nghĩ, mình là lính thiết giáp, bây giờ lại bỏ thân xác dưới dòng sông, giống như một người thuỷ thủ.

Chiếc Toyota tiếp tục nhào lộn trong dòng nước. Ông Toàn nhắm nghiền mắt. Và trong đầu lại loé lên một ý nghĩ. Mình là HO. Qua Mỹ diện đoàn tụ, không phải lao đao như hàng trăm ngàn người vượt biên. Mà giờ đây lại phải nhào lộn với nước sông. Nhưng mà thôi, chỉ tiếc là làm tốn mất của thằng Dũng chiếc Toyota đời khá mới. Chứ còn ra đi như thế nào thì cũng là ra đi. Ra đi trong dòng thác lũ cũng chỉ là một sự ra đi.

Ðúng lúc đó, ông Toàn nghe thấy tiếng la lớn.

Cơn hồng thuỷ ! Cơn thác lũ, cậu nghe chưa? Không có chi khác, ngoài cơn hồng thuỷ !

Tiếng la mỗi lúc mỗi lớn. Ông Toàn mở mắt, nhìn lờ mờ qua màn kính xe còn đầy nước đục. Trước mặt chiếc xe là bóng dáng một người có vẻ vuông vức, thấp người, nhưng lại mặc một bộ đồ com-lê Tây, màu trắng, rất uy nghi.

Người này dần dần hiện rõ ra trước đôi mắt ông Toàn. Ông Toàn lúc đó hành xử theo bản năng. Ông đạp thắng, đổi số và kéo thắng tay. Rồi ông mở cửa bước xuống xe. Chiếc Toyota đã được kéo khỏi dòng nước từ lúc nào.

Ông Toàn cúi nhìn những bướp chân chập chững của mình trên thảm cỏ. Rồi ông lại ngẩng đầu. Lại há hốc mồm.

Người đàn ông trong bộ đồ trắng giữ nguyên vị trí trên thềm nhà. Mà đây không phải là một căn nhà bình thường.

Ông Toàn kinh ngạc nhận thấy mình đang đứng ở ngưỡng cửa Dinh Gia Long, ngay giữa một ngày oi bức của Sài Gòn. Sau lưng ông, chiếc xe Toyota nằm trên bãi cỏ, những giọt nước sông đọng lại, lóng lánh dưới ánh mặt trời.

Người đàn ông mặc bộ đồ trắng giữ một tay sau lưng, một tay chỉ lên trời, vẻ dạy bảo. Ðôi mắt người đàn ông đầy giận dữ.

Ông lại la lớn. Cậu nghe rõ chưa?

Ông Toàn nói được bốn chữ. Dạ, kính tổng thống.

Người đàn ông quay người bước ba bước về phía trái, rồi lại quay lại bước ba bước về phía phải. Rồi lại la lớn. Ngô Ðình Diệm không bao giờ nói điều gì sai ! Cậu nghe rõ chưa?

Ông Toàn đứng bất động trước cơn thịnh nộ của vị tổng thống đệ nhất cộng hoà.
Vị tổng thống vụt quay lại, nhìn thẳng vào mặt ông Toàn.

Ta nói cho cậu nghe : sau ta là cơn hồng thuỷ!

Ông Diệm nhấn mạnh từng chữ một. Cơn hồng thuỷ!

Sau ta là cơn hồng thuỷ ! Après moi, le déluge ! Cơn thác lũ ! Một khi Ngô Ðình Diệm đã ra đi, chúng bây chỉ sẽ là dòng thác lũ, phá vỡ tất cả ! Chúng bây sẽ cuốn trôi mọi điều ta đã gây dựng trong suốt cuộc đời. Chúng bây là bầy quỹ!

Ông Toàn vẫn bất động.

Ông Diệm chỉ một ngón tay vào mặt ông Toàn. Về mà nói lại cho bầy lũ tụi bây nghe. Ngô Ðình Diệm nói không sai ! Sau ta là thác lũ, là đồ hại dân hại nước.

Vị tổng thống đệ nhất cộng hoà khoát tay. Thôi, đi đi ! Mang quân lính và xe tăng thiết giáp mà bố trí chung quanh Dinh. Không có lịnh của ta thì chớ có rục rịch!

Ông Toàn không chủ động được trí óc mình. Ông có cảm tưởng mình đã thoát ra khỏi thể xác, đang tự mình nhìn vào con người của mình. Ông thấy mình đưa tay chào tổng thống theo kiểu nhà binh, dậm chân, rồi quay người bước lui.

Trời Sài Gòn oi bức, ánh nắng đổ xuống, chiếu rõ cái bóng đen của ông Toàn trên thảm cỏ xanh.

Ông Toàn thấy mình vẫy một cánh tay như một hiệu lịnh cho những binh lính vô hình đâu đó chung quanh. Rồi ông thấy mình lái chiếc Toyota ra khỏi Dinh Gia Long. Chiếc xe chạy chậm rãi một đoạn rồi dừng lại bên vệ đường.

Ông Toàn xuống xe, mở cửa sau. Ông kéo từ băng ghế sau ra một chiếc ghế xếp bằng vải bố nhà binh. Ông ngồi xuống đó, và đưa tay lên ngực. Ông cầm lấy cặp ống nhòm, đưa lên mắt, quan sát những khu vực chung quanh, con đường dài thẳng tắp, nhà thờ gạch đỏ ở phía xa xa.

Trong khu công viên hiện ra trong ống kính, có những thân cây, phân nửa dưới phết sơn trắng. Ở dưới bóng mát của mỗi gốc cây có dáng một người ngồi xếp bàng, đầu trọc, mắt nhắm lại, một bàn tay đạt trước ngực, bất động.

Một lát ông Toàn đặt ống nhòm xuống, dựa lưng vào chiếc xe Toyota và thiếp ngủ.

Trưa hè không có một ngọn gió. Trưa hè nóng như thiêu đốt. Bầy ve ve không buồn cất tiếng hát.

Ðộ chừng nửa tiếng sau khi thiếp ngủ, ông Toàn cảm thấy ai đó khều nhẹ vào vai. Ông bừng mắt, nhìn về phía bên trái, thấy có một cụ già hơi khòm lưng. Cụ già nhoẻn một nụ cười, vuốt nhẹ chòm râu dài, thưa, bạc trắng.

Cụ già nói, chào ông sĩ quan.

Ông Toàn nhìn cụ già, trông có vẻ quen quen nhưng không tài nào nhận dạng rõ rệt được là ai. Ông Toàn không nói gì.

Cụ già nói, trưa hè oi quá, và úp cả bàn tay lên phần đầu hói, làm như đang vuốt sạch mồ hôi. Ông sĩ quan này,… ừ, mà thế này nhé, quả bác cũng đã lớn tuổi, thôi thì ta cứ bác bác, cháu cháu, cho nó thân thiện nhé…

Ông Toàn vẫn giữ im lặng.

Bác nói thật đấy, bác ngồi đây chờ cháu cũng đã hai tháng rồi, mà cháu ngủ say quá, bác nóng lòng mới thức cháu dậy… Bác biết cháu phải mệt nhọc lắm, trưa hè oi bức như thế này, mà thật, thời buổi này, trai tráng, ai ai cũng phải mệt nhọc, bác nói có đúng không nào… bác xin cháu điếu thuốc thơm nào…

Cụ già chỉ tay vào túi áo ông Toàn. Ông cho tay sờ vào túi áo, thấy vật gì cộm cộm, móc ra thì quả thật là một bao thuốc lá Ruby đỏ. Ông Toàn sực nhớ mình đã bỏ thuốc từ sau khi bị đưa vào trại giam trên Trường Sơn, nay sao lại có bao thuốc quân tiếp vụ này. Ông rút một điếu trao cho cụ già rồi cho bao thuốc vào túi áo.

Không nói dối gì cháu, bác đang có ý nhờ cháu một tị. Cụ già đốt điếu thuốc với những ngón tay xương xẩu. Ông phì một làn khói. Quả là bác gặp lúc khó khăn. Giặc ta, giặc Tây, mấy thằng nó đánh nó đuổi, khổ sở hết sức.

Cụ già lại kéo một hơi thuốc. Thơm thật. Ngày trước bác còn được hút các thứ thuốc thơm như thế này, lúc mà bác ở bên Tây ấy. Này, bác biết cháu sắp mang xe, mang quân ra miền Trung. Ðừng buồn, chúng nó báo cho bác biết hết… Cháu cứ yên tâm, rồi cháu sẽ không hề hấn thế nào cả.

Ông Toàn nhìn quanh, không thấy bóng dáng những người lính của mình.

Chúng bỏ chạy hết cả rồi. Thằng tuỳ viên của cháu nó đi theo đám bên kia, nó mang đơn vị xuống Thủ Ðức đó. Bác biết. Mà thôi, không sao đâu. Bác cháu ta cứ lên đường.

Ông Toàn đưa mắt nhìn ông già.

Còn nhìn bác làm sao nữa ? Bác không đi với cháu thì ai chỉ đường cho cháu ? Mà bác đi loạng choạng một mình, có mà bị bắt vào tù. Bác sợ tù. Sợ lắm. Còn như bây giờ, bác nằm vùng như thế này, không đi nhờ với cháu thì còn gì là mưu mô xảo quyệt?

Cụ già lại cầm hờ những sợi râu thưa thớt. Bác nói cho cháu nghe, cháu không đi ngay bây giờ, không khéo chính cả cháu cũng vào tù đấy. Thời buổi này khó mà lường được. Biết tin ai bây giờ. Ta cứ lên đường, bác đi với cháu. Sau này còn thưởng công cho cháu. Công lớn lắm đấy.

Ông Toàn lại thấy dường như mình không chủ động được trí óc của mình. Hết người này đến người kia nói năng đủ điều, khuyên bảo, sai khiến, nhờ vả. Mọi thứ ông đều làm theo, đúng là một thân phận nổi trôi. Ông thấy thể xác mình đứng lên, mở cửa ngồi vào xe. Cụ già cũng nhanh chân vòng sang phía bên kia, mở cửa, ngồi vào ghế phụ lái phía trước.

Chiếc Toyota từ từ tiến khỏi khu vực dinh thự đúng lúc từ trên bầu trời chói nắng, tiếng gầm rú của một chiếc phản lực cơ làm át tiếng máy xe, tiếng cười sang sảng của cụ già.

Chiếc phản lực cơ bay thật thấp. Rồi đùng một cái, chiếc máy bay lao xuống Dinh Gia Long, phóng một trái phi tiêu nổ ầm. Lửa phực cháy đỏ rực, gây ấn tượng thiêu đốt nóng bỏng.

Ông Toàn nhìn quanh, thấy những bóng người lúc nãy ngồi dưới những gốc cây. Tất cả đều vùng dậy, chạy tán loạn. Những ông sư. Những ông sư chạy tán loạn, những chiếc áo cà sa bay bổng như những cánh bướm.

Cụ già nói gì bên tai, ông Toàn nghe chữ được, chữ mất. Bác đã dặn… quyết tâm… chúng… việc gì… bỏ chạy… lập trường… tư cách… xin cháu… thuốc thơm…

Cụ già khều tay vào vai ông Toàn. Ông máy móc rút thuốc, trao cả bao cho cụ già. Lúc đó chiếc máy bay đã bay xa. Ông Toàn nghe lời cụ già rõ chữ. Sau này có đứa sẽ làm lớn trong đảng. Sao cái gì bác cũng biết cả nhỉ?

Ông Toàn chưa hiểu hết câu nói của cụ già, lại phải hốt hoảng vì con đường trước mặt bỗng dưng tràn đầy những người là người. Người ta chạy tứ phía. Xe đạp, xích lô rần rần.

Một chiếc xe thiết giáp đột ngột từ một ngõ đường quẹo vào ngay trước mũi xe Toyota. Người lính thiết giáp tiến gần cúi khom người và chĩa nòng súng vào mặt ông Toàn. Cụ già hốt hoảng cúi đầu, co hai đầu gối lên tận trán.

Ðột dưng người lính nói một lời gì rồi đưa tay lên chào ông Toàn. Người lính phất tay, ra hiệu mọi người tránh đường cho ông Toàn đi. Ông quay xe, vòng ra phía trước ngôi nhà thờ gạch đỏ.

Người lính lại cúi khom người nhìn vào trong xe, chợt nhận thấy cụ già. Người lính thổi còi, bắn một tràng đạn chỉ thiên.

Ông Toàn đạp ga, chiếc xe lao tới trước mặt, leo lên một bờ lề. Chạy như thế được một đoạn, ông Toàn lấy lại được bình tĩnh, tiếp tục hướng về một khu phố ông cảm thấy thân quen, nhưng bây giờ con đường này lại mang tên Catinat.

Ông Toàn buột miệng, Tây nó về hả bác?

Cụ già gật đầu. Ừ, thì nó thua nó phải rút về ngay ấy chứ. Nó bị Giáp nó đánh cho một trận nhừ tử. Có thế chú Ðồng mới ăn mới nói hùng hổ đến thế ở Giơ Neo. Cháu có hút một điếu với bác không?

Ông Toàn lắc đầu, cắm cúi lái xe. Những đoàn người rời rạc vẫn dắt nhau chạy ngược xuôi trên con phố.

Cụ già lại cười mỉm. Thế mà cú ấy, các anh em trong này chơi khăm đấy. Không ký hiệp định thì làm gì bác nói chuyện bầu cử, trưng cầu dân ý được. Lại phải đánh nhau tơi bời. Nhưng ấy là mưu lược hay. Bác thích ai mưu lược hay. Chú Giáp cũng thế. Mưu mô lắm đấy. Thế nhưng chú ấy không biết tề gia.

Chiếc Toyota bỏ khu phố, chạy đến bến Chương Dương. Vừa trông thấy dòng sông, ông Toàn đã giật thót mình.

Cụ già nói, này cháu có yêu nước không ? Bác yêu nước lắm. Bác lênh đênh trên chiếc thương thuyền ngày trước, sang đến tận bên Tây. Lúc nào bác cũng kiếm cớ ra đứng trên boong tàu, nhìn xuống dòng nước. Thích làm sao. Các anh em trong này sông ngòi nhiều, chắc cũng yêu nước như thế.

Ông Toàn giữ chặt tay lái chiếc Toyota, tránh những đám đông, tránh nhìn dòng nước. Ông quyết định không nghe thêm những lời vô bổ của người hành khách râu bạc.

Chiếc Toyota ra khỏi thành phố, chạy phăng phăng trên quốc lộ Một về hướng bắc.

Ðến ngày thứ ba thì hai người ra đến Quãng Ngãi. Họ không có ý dừng lại đây, nhưng đang chạy trên con đường hai bên là ruộng lúa, họ bỗng nghe súng ở đâu nổ vang trời. Ông Toàn dừng xe, và cụ già theo ông đi vào một ngôi làng.

Ở đó, họ thấy hàng trăm xác chết ngổn ngang. Xác nguời già. Xác con nít. Máu me be bét. Thi thể la liệt.

Ông Toàn nôn mửa. Cụ già lắc đầu. Ðây là Mỹ Lai đây. Rồi xem. Thằng Mỹ sẽ trả giá đắt về vụ này. Chết ngần ấy người thì không thấm vào đâu. Ngày trước bác cho cải cách ruộng đất, chết còn lắm người hơn thế này nhiều. Nhưng thằng Mỹ sẽ không ém nhẹm được vụ này. Nó sẽ là một đòn tâm lý nặng.

Ông Toàn sửng sốt nghe những lời nói lạnh như nhát dao của cụ già.

Ông quyết định lên xe, rời bỏ ngôi làng oan khiên, rời bỏ ông già.

Cụ già nói, thôi từ đây, bác lên đường mòn mà đi cũng được. Chỉ sợ bị trúng bom. Này, cho bác gởi ít tiền. Gọi là tiền xăng nhớt. Chứ cháu làm việc không công, đưa bác đi từ trong ấy ra đến đây như vậy lại bị đưa ra toà án quân sự đấy. Bác gởi ít tiền chứ chính sách không cho bác vay mượn công lao nhân dân đâu. Cháu không lấy, bác cứ bỏ vào xe như thế này nhé.

Ông già đặt lên ghế xe mấy đồng tiền lẻ, in hình Hồ Chí Minh.

Lúc đó là bốn giờ chiều. Trời đất nổi cơn giông bão. Mưa gió vụt lên ào ào, thổi bay những đồng tiền giấy.

Ông Toàn vừa lái đi được một đoạn thì gặp phải một khúc đường bùn lầy đất lở. Chiếc xe trượt bánh, lăn xuống một thửa ruộng, lật úp. Bốn bánh xe Toyota nằm chổng lên trời. Ông Toàn đập đầu vào tay lái, bất tỉnh.

Tiếng cuốc xẻng, hò reo càng lúc càng nghe rõ hơn. Chiếc xe lay động dưới những bàn tay của dân làng và binh lính.

Ông Toàn tỉnh dậy nhìn ra ngoài một lúc mới biết người ta đang cột những sợi dây thừng vào những bộ phận dưới gầm xe. Dường như không ai biết có ông nằm trong xe.

Ông Toàn vặn vẹo thân hình, nhìn quanh những cửa kính.

Voi. Một đàn voi. Vậy là dân làng đang dùng voi, kéo xe ông khỏi thửa ruộng.

Ðàn voi gầm lên những tiếng rú quái dị và kéo chiếc xe lăn lộn.

Ông Toàn nhào lộn trong xe, lại ngã ra bất tỉnh.

Lúc ông tỉnh dậy thì thấy mình đang nằm trên một chiếc chõng tre.

Một người đàn ông ăn mặc chiến bào như một vị quan võ trong phim bộ Hồng Kông nói lớn tiếng. A, nhà ngươi đã tỉnh dậy ! Ta chờ đã ba năm mà ngươi cứ li bì. Cơ thể thế nào?

Ông Toàn cố gắng trả lời nhưng cổ họng ông khô đét. Ông không nói lên được một lời nào.

Người đàn ông mặc áo quan ra lịnh cho một người nào đó đổ nước vào miệng ông Toàn. Rồi ông nói, mau mau đi. Ngươi tỉnh dậy đúng lúc. Ðúng là Trời đã thuận ý cho ta tiến quân. Chúng ta sẽ khởi hành đúng vào giờ Tý hôm nay. Bổn phận của nhà ngươi sẽ là chuyên chở hoàng đế ! Quản tượng, xà ích, ngươi muốn xưng danh thế nào thì xưng. Bắc tiến!

Chiếc Toyota hoá thành cỗ xe đưa hoàng đế Quang Trung ra Bắc trong cuộc viễn chinh đánh đuổi giặc Thanh. Tài xế của hoàng đế Quang Trung là cựu sĩ quan thiết giáp Trần Toàn. Xe khởi hành vào lúc nửa đêm ngày đầu tháng giêng năm Kỷ Dậu.

Ðêm hôm đó gần Tết, trời không có trăng. Ông Toàn bật đèn pha, phóng vùn vụt trên quốc lộ một, chỉ một ngày sau là đưa vị đại hoàng đế ra đến thành Thăng Long. Ngựa voi bám sát chiếc Toyota, đoàn quân đánh úp binh lính của giặc, chiến thắng vẻ vang.

Buồn thay cho ông Toàn. Người sĩ quan thiết giáp đầy kinh nghiệm chiến trường không được tham gia trận chiến lịch sử này. Ông cũng không chứng kiến được trận đánh đó.

Ông Toàn bị vua Quang Trung chém đứt đầu ngay phút đầu tiên khi chiếc xe Toyota vừa vào đến thành Thăng Long.

Khi đến nơi, ông Toàn ngẫm nghĩ trong đầu. Vậy mà lịch sử ghi công vị hoàng đế mở cuộc tiến quân chớp nhoáng và bất ngờ. Sự thật thì cái vận tốc Bắc tiến khốc thần này là nhờ ở chiếc xe Toyota.

Lúc đó, hoàng đế Quang Trung ngồi ở băng ghế sau, nhìn vào gáy ông Toàn. Vị hoàng đế đọc được ý nghĩ xúc phạm lịch sử của ông Toàn, mặc dù ông Toàn không nói nên lời.

Quang Trung rút kiếm, vung tay chém đứt đầu người tài xế về tội sai láo với lịch sử.

Thế nhưng lịch sử vẫn tốt lòng với người không thật sự có tà ý.

Sau khi trút hết cơn giận của mình, Quang Trung cho lính chôn cất ông Toàn với đầy đủ lễ nghi dành cho một vị quan có công lớn với triều đình.

Sau này khi cộng sản sụp đổ, người ta hay tưởng lầm bức tượng đồng của một người không có đầu là bức tượng của Lenin, bị dân chúng cột giây kéo sập.

Thật ra đó là bức tượng tưởng niệm nguời sĩ quan thiết giáp có công mà lại mất đầu với hoàng đế Quang Trung.

*
Hơn mười năm sau khi ông Toàn mất tích, bà Vân – Vanna Thi Nguyen – lúc này đã già, mang đàn con về thăm quê hương.

Thằng Dũng, hoặc là Don, thằng Cường, Cowen, con Loan, tức Lou-Ann và thằng Tuấn, Tony, nay đã là những người trung niên. Họ rủ nhau đưa mẹ, đưa vợ, chồng, con cái đi thăm chùa tháp, núi non, đền thờ, biển sông, hang động. Nói chung là họ thăm viếng rất nhiều danh lam thắng cảnh.

Riêng tại Hà Nội, thành Thăng Long ngày trước, họ có được đến xem một nơi rất đặc biệt, nhưng họ không biết đấy là một nơi có liên hệ mật thiết đến cuộc đời côi cút của họ, và đến cuộc đời nổi trôi của người bố trong gia đình.

Nơi họ đến xem là một phòng triển lãm, cửa kính rộng lớn bốn bề. Bên trong là những cỗ xe sáng loáng, mới tinh.

Bên ngoài là một bức tường đá đen, có hàng chữ bằng đồng : Toyota Central Dealership, Việt Nam.

Hàng ngày, một người công nhân vẫn dùng thuốc và giẻ sạch đánh bóng hàng chữ bằng đồng này.

Ở giữa sân, thằng Dũng đứng ngắm chiếc xe Toyota màu vàng gụ, quay tròn trên một bệ đá.

Chiếc xe đã cũ kỹ lắm, và thằng Dũng nay cũng đã là một người đàn ông trung niên. Ðôi mắt người đàn ông trung niên vẫn còn tốt, lơ đãng nhìn chiếc xe màu vàng gụ mà không nhận đấy chính là chiếc xe của mình thời trai trẻ ở Mỹ, chiếc xe đã mang người bố của mình trôi sông, mất tích vào quá khứ u uất của đất nước.

© 2006 talawas





Catégories
Prose

Bà Tùng Long

Đặng Tiến

& Châu Hoàn

.

Tin bà Tùng Long qua đời tại Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 26-04-2006, thọ 93 tuổi, đã nhắc lại với báo chí Việt Nam vai trò văn học của bà, mà giới phê bình nghiên cứu không mấy quan tâm.

Bà tên Lê thị Bạch Vân, sinh năm 1915 tại Đà Nẵng, vợ nhà báo Hồng Tiêu Nguyễn đức Huy. Bà nổi tiếng tại Miền Nam một thời, nhờ truyện dài đăng báo và mục « gỡ rối tơ lòng » trên báo Sài Gòn Mới, từ 1953. Độc giả của bà chủ yếu là phụ nữ trung lưu các thành phố, giới tiểu công chức, tiểu thương, nội trợ, những người có khả năng tài chánh, và thì giờ, mua báo hằng ngày để đọc tiểu thuyết.

Thời đó tiểu thuyết in thành sách không nhiều, bán không chạy. Các nhật báo, và nhà văn, sống nhờ vào feuilleton ; năm 1957, mỗi ngày, Bình Nguyên Lộc viết 11 truyện. Mỗi tờ báo có độc giả của mình : giới hâm mộ thể thao thì đọc Tiếng Dội, thích cải lương thì đọc Tiếng Chuông, và đọc những truyện từng ngày theo sở thích. Điều này khoanh vùng độc giả bà Tùng Long vào một lớp nữ lưu đọc Sài Gòn Mới, Phụ Nữ Diễn Đàn, Phụ Nữ Ngày Mai…

Bà Tùng Long để lại khoảng 100 tên sách, gồm có khoảng 60 tiểu thuyết, 40 tập truyện, như : Bóng Người Xưa, Người Xưa đã về, Giang sơn nhà chồng, Vợ lớn vợ bé, Mẹ chồng nàng dâu, Duyên tình lạc bến… Những tên sách cũng nói lên được phần nào đề tài và bút pháp. Những tình tiết từng đoạn, từng đoạn éo le, nhưng kết cuộc tốt đẹp. Tác giả đề cao tình yêu nam nữ, trên nền tảng đạo đức, như vậy, thời ấy, đã là một, nét tiến bộ. Dù sao bà cũng mang lại món ăn tinh thần lành mạnh cho một khối độc giả bị lãng quên – và bà phải trả giá : chính bà cũng bị lãng quên.

Ngày nay, các nhà văn Nguyễn đức Lập, Trạch Gầm Nguyễn đức Trạch, ở Mỹ và Nguyễn đông Thức ở Việt Nam là con bà Tùng Long.

.

Đặng Tiến
Orleans, 16-5-2006

.

°-°-°-°

Nghe tin Bà Tùng Long mất, không hiểu sao tôi giật mình cảm thấy ái náy trong lòng như có việc gì đó lâu nay muốn làm mà bây giờ thì đã lỡ dịp rồi…

Bà Tùng Long lớn hơn mẹ tôi chừng năm tuổi, thế mà mẹ tôi mất sớm hơn bà đã mấy năm rồi. Hai bà cùng là con gái đất Quảng Nam, viết văn và có quen biết nhau. Tôi sinh ra đời ngay sau thế chiến thứ hai và thuộc vào thế hệ, nếu không lấy chồng bên nầy thì cũng lấy chồng bên kia, nếu không thăm nuôi chồng tù Côn đảo thì cũng thăm nuôi chồng đi học tập.
Thuở chưa biết yêu, tôi đã nghe mẹ tôi kể về bà Tùng Long : Bà đẹp người, cao ráo, tóc búi gọn ra sau, đẻ một bầy con, có ông chồng làm báo nghiện hút. Đó là mấy lời ngắn gọn mà mẹ tôi thường nói về bà. Và tôi vẫn giữ trong đầu hình ảnh đó và có cảm tưởng như chính mình đã thấy bà thật một lần lúc nhỏ.
Thuở tôi bắt đầu biết yêu thì tiểu thuyết của bà Tùng Long đã được bày bán khắp nơi, trong tiệm sách, ngoài quầy báo và cả trên vĩa hè.
Trên các bìa sách của bà, tôi còn nhớ, thường có hình vẻ thiếu nữ đẹp, tân thời có, quê mùa có, có bộ ngực to và có eo. Cũng có lần tôi mon men mở đọc một cuốn, vài dòng và nhớ man mán là có nhân vật tên Thu Hương nhưng rồi vội vàng trả sách lại chỗ cũ, xấu hổ vì mình vừa làm một việc không nên : đọc tiểu thuyết của bà Tùng Long.
Tôi không hề nhớ người lớn trong nhà cấm tôi đọc tiểu thuyết của bà nhưng không hiểu sao, các sách của bà bày bán khắp nơi mà chúng vẫn nằm ngoài tầm tay của tôi.
Tuy không được đọc nhưng theo lời người lớn bàn bán với nhau, tôi vẫn in trí đây là loại tiểu thuyết về tình yêu trai gái éo le, trắc trở, hoặc là chuyện lộn xộn vợ chồng, ghen tuông hay chuyện xung đột gia đình, giữa mẹ chồng nàng dâu vv. Nói chung là các loại chuyện tình, không nên để con gái mới lớn đọc. Tôi còn nghe người lớn nói là bà viết dựa theo loại tiểu thuyết “Nous deux” của Pháp mà tôi thì lúc ấy không hiểu “Nous deux” có nghĩa là gì.
Mẹ tôi thường bênh vực bà Tùng Long khi có người nói mé về sức viết của bà : viết để nuôi chồng, nuôi con mà.
Riêng mẹ tôi, không hề cấm mà cũng không khuyến khích. Thật vậy, trong nhà không có quyển tiểu thuyết nào của bà. Không biết trong số bạn bè của tôi có đứa nào lén đọc không nhưng chẳng thấy đứa nào khai. Mà tình cảm của con gái ở tuổi dậy thì, lại toàn học trường dành cho nữ thì vô cùng sôi nỗi, đầy tò mò, thắc mắc, nhiều như lục bình trôi trên sông. Ấy vậy mà đến mục gỡ mối tơ lòng cũng không được đọc. Có lẽ nhờ vậy mà tôi và các bạn đồng lứa ngây thơ đi lấy chồng, không hề biết chút gì chờ đợi mình ở phía trước.

Thế thì đọc giả của bà là ai ?
Sao trong giới học sinh trung học thời tôi không thấy chuyền tay nhau các sách của bà trong khi lại chuyền tay nhau đọc Chu Tử ?
Trong nhà, các anh chị lớn hơn tôi ba tuổi có, tám tuổi có, mười tuổi có và cả các em tôi cũng không thấy đọc tiểu thuyết của bà Tùng Long.
Càng nhớ lại chuyện xưa, tôi lại càng thấy có cái gì không ổn trong lòng. Tôi liền gọi một chị bạn, học trước tôi nhiều năm, hỏi chị thì chị bảo có đọc vài cuốn do một chị họ buôn bán ngoài chợ cho mượn. Chưa vừa lòng, tôi gọi thêm một con bạn đồng lứa, lớn lên ở Huế, nó bảo cũng chưa bao giờ đọc song có nhớ là mấy bà dì bà cô trong nhà hay lén lút đọc. Tôi hỏi cả một anh ngày xưa học Pétrus Ký, học trên tôi ba lớp, anh bảo thế hệ anh cũng có người đọc nhưng người đọc là phụ nữ, tức là không có anh trong đó.
Trong nhà, mẹ tôi mua đều đặn tờ Nhân Loại và sau nầy tờ Văn hóa Ngày Nay và mỗi lần có số mới, chúng tôi tranh nhau đọc, đủ chứng tỏ nhu cầu đọc sách là rất lớn. Chúng tôi là học sinh thì đọc sách đã đành, thế còn người không biết đọc, người ít học thì đọc gì ? Như Bà Nội tôi, không biết đọc biết viết, chỉ viết được tên mình để ký giấy tờ thì con cháu đọc cho bà nghe : đọc truyện Tàu. Muớn sách, mỗi tối con cháu quây quần đọc cho bà Nội nghe, đọc chuyện Tàu thôi chứ không đọc tiểu thuyết.
Thời tôi có một tiệm cho mướn sách ở Tân định, đủ các loại sách, nhưng tôi chỉ để mắt vào chuyện Tàu. Sau nầy tôi có mướn đọc một số sách dịch từ các tiểu thuyết nổi tiếng phương Tây nhưng vẫn không hề bén mãn đến kệ sách tiểu thuyết của bà Tùng Long.
Sao ngày xưa mình lại có thể ngoan đến như thế nhỉ !

Trong những ngày sắp tới tôi sẽ đi tìm đọc một số tác phẩm của bà nhưng trước khi làm việc đó, tôi muốn ghi lại chút cảm tưởng của mình, tuy rời rạc, chấp vá nhưng xuất phát tự trong lòng.
Bà đẹp người, cao ráo, tóc búi gọn ra sau, đẻ một bầy con, có ông chồng làm báo nghiện hút. Chỉ bấy nhiêu thôi, tôi cũng đủ phục bà huống gì bà đã viết hàng trăm tác phẩm và còn đi dạy học.
Sao bà lại có thể làm bao nhiêu việc cùng lúc như thế ? Ít ra bà đã mang lại món ăn tinh thần cho đọc giả của bà, những đọc giả rất đông đảo, tôi tin như thế, những đọc giả bị bỏ quên và có thể là bị coi thường nữa.

Tôi bỗng luyến tiếc đã không đọc tác phẩm nào của bà hồi mình mới lớn.
Tuy chưa muộn nhưng nay đâu còn giống như ngày xưa nữa !

.

Catégories
Prose

My mother’s kitchen and Hue’s cuisine

Hồ Văn Hiền (BP65)


This might be a cliché, but thinking about the small, secondary kitchen on the ground level of my parents’ home leads me straight to my memories about my mother. There is a Chinese story about a man who cried whenever he was served sweet leek soup (canh hẹ), because it reminded him of his mother who used to cook that special soup for him.

In that small, secondary kitchen on the ground floor, we had breakfast, lunch, and dinner, all cooked from scratch by my mother. The main kitchen itself was in an annex building connected to the main residence by a covered, tiled corridor about 20 meters long. My mother did not have any electric or gas range. She had only a raised floor of concrete where two open fires were made, pots and pans were put over a three legged support made of iron or a set of three bricks. Her maid had to keep the flames alive by blowing air on them intermittently, through a hollowed segment of bamboo tree, or fanning them with a fan made from an areca palm frond (mo cau). Rice was our staple. There were many kinds of rice. Its taste, consistency and even its aroma depended on its provenance. In the fifties, we still bought paddy (unhusked rice, lúa) from local farmers and had it decorticate by our domestics using a small manual grinding mill (cối xay). In fact, that kind of organic rice, which still kept a vitamin B rich outer layer of bran, was much more healthy than industrially processed rice that later became more and more popular. Gạo nàng hương and Gạo nàng thơm were very sought-after domestic products, brought from the plains of the Mekong River, in the Southern part of the country. Gạo Mỹ, imported American rice, although cheaper, was less well liked because its blandness. We occasionally ate yams (khoai lang) and different tubercles like củ sắn (cassava) or khoai tía (“purple yam”) that we grew in our own field in the back of our house. We just boiled them and ate them without any added sugar but somehow, in their natural and fresh savor, they were so sweet and so appetizing. However, once in while, we also had a special treat of very sweet cassava or purple yam porridge (chè sắn, chè khoai tía).

For breakfast, we usually had bland rice porridge (cháo trắng) or rice noodle (bún) eaten with nước mắm (fish sauce) or cá nục kho (scad fish cooked in fish sauce) My father liked to eat his porridge when it was still steaming hot, with a lot of crushed red pepper fruit (ớt dằm nước mắm), to the surprise of his five-year-old grand son Hòa, who was able to notice it when we came to visit his grand father in 1978. Later, Hòa liked to recall this particular trait of my father’s eating habit, which was common in Hue area.

We raised our poultry (chicken and duck) in our yard. Turkey was unknown to us. We had one or two pigs in a pen, which my mother and her maid fed with chopped slices of banana tree trunks, spoiled or left over food like rice (cơm siu /thiu), and bran (cám heo) bought from the rice mills. Pork usually was a special treat reserved for special occasions like New Year (Tết) or the celebration of the death anniversary of one of our ancestors. Fish merchants carried their fare in baskets hanging on both extremities of a bamboo pole, which rhythmically balanced on their shoulder as they went from house to house. I only remember a few dishes of fish that my mother made.

Canh cá was a kind of soup made of fish and a few condiments like hành ngò (onion and parsley), and eaten mixed with rice ; most of the times it was cá giếc (crucian carp), a fresh water fish the size of a child’s hand. I was an art to eat those small carps because they had tiny bones, and we had to dissect their meat carefully with our chopsticks, lest we would choke on one of those bones.
When this type of accident did happen, a popular remedy was to have the victim swallow whole, without chewing, a bolus of rice or of rau muống (a kind of water morning glory, very popular in Vietnam), in the hope that it would carry away the impacted bone down your stomach. Running the fingernails of a child born in the year of the tiger along the throat of the victim would also help, because the child was believed to have the spirit of the tiger, which, like cats, is considered to be an antidote to fish bones. Recently, in an American movie (Prime), someone wonders why carps are never on the menu of restaurants in this country. My Vietnamese-born son Hiệp, who apparently has an answer for everything, explained to me that with a fork and a knife, westerners would not be able to deal with all the bones of a carp. Is it interesting how your eating instruments determine the food you eat?

Another dish was cá kho, fish stewed in nước mắm and brown sugar ; it might be cá kho khô (stewed until dried) or kho nước (still left with its delicious sauce) which I preferred. Most cá kho was made of cá nục, a kind of salt-water fish that lacked the delicate taste and texture of cá giếc, but was cheaper and easier to eat. Those dishes that my mother cooked were much simpler than restaurant food that, much later in life, I had the chance to taste in Saigon and later in America. Its simplicity and its lack of high-calorie components were characteristics of Hue’s cuisine.

Another dish that my mother prepared on special occasions was bún bò or Hue’s rice noodle soup. During my wife’s short visit in 1973, my mother managed to teach her how to cook that special treat of Vietnamese cuisine. My wife is from the South and I am delighted that she inherited something from my mother’s culinary heritage. Bún bò Huế later became a favorite among my children too. My youngest son, though born in America, is very fond of bún bò and eats it my father’s way, very hot. My wife also taught a young Amerasian how to make bún bò. Raised in penury after 1975 in the South of Vietnam after the arrival of the communists, she had never tasted bún bò (then a delicacy under a proletarian regime) before. She was so foreign to Huế culture that she fainted when exposed to a Huế dialect-speaking crowd. She is now the owner of a prosperous restaurant famous for its bún bò.

About my mother, I also remember the days preceding Tết, the Vietnamese New Year Festival, when I helped her make bánh tét, special foot long rice cakes, wrapped in banana leaves and containing green beans, pork and bacon at their core. They were tied tightly in thin ribbons of bamboo wood ( sợi lạt or bamboo tape). We had to boil them a whole day, in large tin cans that formerly were containers of petrol intended as fuel for cooking stoves (thùng dầu hỏa). We also made bánh in, cookies of sweetened, compressed glutinous rice powder, wrapped in colorful transparent wrapping paper (giấy dầu trong). They would be dedicated to our ancestors on their altar or served to our guests during the first three days of the New Year.


Hồ Văn Hiền
(excerpted from “Seas and Mulberry Fields : a Vietnamese Refugee’s Memoir”)
Catégories
Prose

Vũ Hữu Định, tình ca lỡ vận

Đặng Tiến

.

Văn thơ miền Nam 1954-1975 được gọi là nền văn học bất hạnh. Vì nó đã bị xuyên tạc, tuyên án, thiêu hủy và bôi xóa ; các tác giả đã bị tù đày, đọa đày và lưu đày. Trong số đó, có nhà thơ Vũ Hữu Định (1942-1981), từ 1972 đã xem mình như một người lỡ vận :

Ta đã hát khúc hát đời lỡ vận
Hát âm u trong đêm tối một mình
(tr. 65)

Vũ Hữu Định tên thật là Lê Quang Trung, sinh tại Thừa Thiên, sống nhiều nơi ở Tây Nguyên, lập gia đình tại Đà Nẵng và định cư tại đây. Làm thơ từ thập niên 1960, đăng báo rải rác. Năm 1975, đi học tập cải tạo một thời gian ngắn vì là cán bộ Xây dựng Nông thôn, rồi làm công nhân Nhà Đèn. Đầu năm 1981, tại làng An Hải, Đà Nẵng, anh qua đời vì say rượu té từ lầu một, cái chết còn gây nghi vấn. Sinh thời, anh không có tác phẩm xuất bản. Đến 1996 bạn bè mới đóng góp để nhà xuất bản Trẻ ấn hành thi tập Còn một chút gì để nhớ gồm 45 bài, lấy tên từ một bài thơ được Phạm Duy phổ nhạc và thịnh hành một thời :

Phố núi cao phố núi đầy sương,
Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn
(tr. 5)

Hiện nay, sau khi tái bản thơ Nguyễn Bắc Sơn, Linh Phương, truyện ngắn Y Uyên, nhóm Thư Ấn Quán của Trần Hoài Thư, Phạm Văn Nhàn đã sưu tầm và in lại thơ Vũ Hữu Định để tặng biếu, không bán, trong tinh thần bảo lưu và truyền bá di sản văn học miền Nam. Chúng tôi đã có lần đề cao thiện chí này ; nay một lần nữa, xin công nhiên ca ngợi một việc làm tâm huyết.

Thơ Vũ Hữu Định lần này gồm 80 bài – chắc là còn thiếu – là một tập thơ hay, tài hoa, trong sáng, đáp ứng được sở thích đông đảo người đọc ; một tác phẩm có giá trị cao về mặt tư tưởng, tình cảm, nghệ thuật, lưu lại tấm lòng của nhà thơ quá cố, ghi tạc niềm thủy chung của bằng hữu, trong một hoàn cảnh lịch sử, xã hội nghiệt ngã và bạc bẽo.

*

Thơ Vũ Hữu Định quay chung quanh các chủ đề : quê nhà, tình bạn, tình yêu trong khát vọng một không gian rộng rãi. Trước khi đi vào các đề tài này, chúng ta nên biết qua thân thế tác giả, qua những bài thơ tâm sự, chủ yếu là „Bài thơ năm bốn mươi“, làm dịp tết Tân Dậu, 1981, trước khi qua đời, thơ „kiểm điểm“ vô hình trung thành thơ tuyệt mệnh, như bài „Di chúc“ của Nguyễn Khuyến :

Bốn mươi tuổi rồi đây
vợ năm con không no không đói

bốn mươi tuổi rồi
hai lăm năm uống đắng
(giỏi nghề rượu từ thuở mười lăm)
học hành thì lăng nhăng
thân tự lập thân từ năm bảy tuổi
không nhớ hết nghề đã trải
bán báo, đánh giày, ở đợ
đánh trống phòng trà, dạy học, làm thơ
phó giám đốc nuôi trẻ bơ vơ
còn cả chục nghề thôi không kể
ham đọc sách chẳng phải vì ham học
thần thánh trăm ông chẳng phục ông nào
ông nào cũng tốt
ông nào cũng tào lao
có lắm thánh nhân thì đời chỉ rối mù
nhiều triết học thêm tối mù đa sự

bốn mươi năm khoảng dăm lần tù…
(tr. 86)

Trong bài „Ngựa hí đầu non“, ta còn biết thêm :

Sinh nhằm tuổi Ngọ, đêm vừa hết…
Mới hai tháng đã biết mùi bom đạn

1942, thời chiến tranh Nhật-Đồng minh. Lên bảy tuổi :

Đã theo mẹ đêm đêm qua xóm
xách đèn rao khoai sắn cầm hơi
(tr. 67)

Trong bài „Cảm ơn người vợ“, 1972, ta được biết anh cưới vợ khoảng 1965 :

Bảy năm tình chồng vợ
bảy năm em hẩm hiu
lần nào em sinh nở
ta cũng phải vắng nhà
đứa đầu lòng tù tội
đứa thứ hai, đi xa
(tr. 129)

Chúng ta không biết rõ anh tù tội vì việc gì, làm gì đến nỗi dăm lần tù. Theo chứng từ của bạn bè, Vũ Hữu Định là người cởi mở, vui chuyện, ưa rượu, ưa bạn, đàn giỏi hát hay, nhẹ trách nhiệm gia đình, vợ con đương nhiên là phải khó khăn. Và anh cũng thừa nhận điều đó :

Năm đứa con như năm hạt ngọc
Nếu không có em sao khỏi cát lầm
Còn anh thì cứ lông bông…
(tr. 88)

Tháng 3/1973, nhà thơ Tường Linh có bài „Gặp lại Vũ Hữu Định“, ghi nhận hoàn cảnh của anh :

Thì ra ngươi chửa hết gian nan
Thôi hãy cầm như lửa thử vàng…

Chúng ta đã chấm phá được đôi nét chân dung Vũ Hữu Định. Chân dung ấy sẽ rõ nét hơn khi quần tụ bạn bè, trên chiếu rượu :

Nợ nần chưa thoát nổi
càng nợ, càng hăng vay
thiếu cái danh, nhưng không thiếu bạn bè
đi đâu cũng có phần rượu tặng
. (tr. 85)

Trong mọi tình cảm, có lẽ tình bạn là mang nhiều âm sắc thời đại nhất. Đã xa rồi những „cố nhân“ trong thơ Đường, thơ Tống. Xa rồi giọng u hoài, trầm mặc của Nguyễn Trãi :

Bạn bè đất Việt ai thăm hỏi
nhờ nhắn : đời ta vẫn cỏ bồng

Hay giọng băn khoăn, xa xăm của Nguyễn Khuyến thăm hỏi bác Châu Cầu, lụt lội năm nay bác ở đâu, giọng nhẹ nhàng, thơ mộng của Huy Cận thương bạn chiều hôm sầu gối tay. Cũng đã xa rồi những „Tống biệt hành“, „Vọng nhân hành“ của Thâm Tâm. Tao loạn, thì đất nước đã trăm lần tao loạn. Nhưng chiến cuộc 1960-1975 mang một sắc thái đặc biệt, và tình bạn sinh tử thời này ngân vọng một âm hao riêng, trong chất bi phẫn nặng phần phi lý :

Trên non may có tình bằng hữu
tuổi trẻ đau chung một khúc ca
ôm nhau thức với vầng trăng lạnh
vượt lá tìm sao định hướng nhà.
Có những ngày đi trong núi thẳm
tuổi trẻ nhìn nhau, nhớ xóm thương làng
thở chung một tiếng nghe sầu cháy
tâm sự chuyền nhau điếu thuốc quan san

Cám ơn điêu đứng rừng sinh tử
cạm bẫy người giăng để giết người
tuổi trẻ gần nhau trong gió lửa
giữ dùm nhau những tiếng chim cười
(tr. 45)

Bài „Chuyện người tuổi trẻ“ này, Vũ Hữu Định làm tặng nhà thơ Trần Dzạ Lữ, cùng một bài khác, mang rõ nét thời sự :

Ngày Huế giải phóng
mày lang thang trong Nam

xa nhau càng nghĩ càng thương
thằng bạn thơ cuộc đời bầm dập
trốn lính, đi lính, rồi thì học tập
thương ơi câu nói „ở răng cho vừa đời“

nghe nói mày về quê đi bán bánh mì
vợ giặt mướn cho nhà thương đẻ
rồi nghe nói mày đi Nam trở lại
quê không dụng nổi đôi vợ chồng thơ
năm năm rồi mày sống xa quê
ôi cái làng quê Nam Phổ Hạ
thời chiến tranh mày quay quắt mong về
(tr. 42)

Hòa bình, thống nhất mà lại làm nhiều người xa quê – và xa nhau – hơn là chiến tranh, chia cắt. Bài thơ này làm khoảng 1980, bắt đầu bằng câu ca dao quen thuộc :

Gió đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu lời đắng cay

Ai hiểu sao thì hiểu.

Tình bạn, bao giờ cũng mang tính cách thời đại, xã hội. Tình yêu có không gian rộng rãi hơn : tiếng sét ái tình có thể giáng xuống bất cứ lúc nào và nơi nào. Tình bạn có thuở, có thì, có nơi, có chốn. Yêu nhau rồi mới ngồi vào chiếu ; ngồi vào chiếu rồi mới ra tình bạn. Bá Nha, Tử Kỳ cùng chiếu nhạc buổi Xuân Thu. Quản Trọng, Bảo Thúc cùng miếng đỉnh chung thời Chiến Quốc. Montaigne và La Boétie cùng phất áo giữa tòa án Bordeaux. Nguyễn Khuyến, Dương Khuê áo mão đồng khoa… Vũ Hữu Định, Trần Dzạ Lữ, Trần Hoài Thư, cùng nhiều bạn khác cùng gối đầu trên báng súng, tai nghe trực thăng, đại bác… Cơn binh lửa tạo ra và củng cố tình bạn. Cái quý là tình bạn còn lại sau cơn binh tàn, lửa tắt. Và quý hơn nữa, trong tình bạn ấy, sau khi chắt lọc tiếng trực thăng đại bác nhiễu nhương, còn lại tiếng đập cùng nhịp của những trái tim. Ấy là tình người. Tình yêu là định mệnh cá nhân ; tình bạn là cơ duyên thời đại. Cao quý thay lòng chung thủy giữa những tâm hồn tự nguyện, trong tình yêu cũng như tình bạn.

Vũ Hữu Định, người đã ra đi, tình còn ở lại.

*

Nói đến thời đại là nói đến quê hương. Vũ Hữu Định tha thiết với quê hương, dù anh sinh một nơi, sống một nơi và giữa hai nơi là những bước chân lang bạt kỳ hồ. Anh khẳng định :

Mùa lúa năm nay đòng đòng đã trổ
anh yêu mùa yêu đất yêu quê
(tr. 29)

Nhưng quê anh nơi nào ?

Những con lạch anh chèo ghe thăm lúa
thả lưới giăng câu, mười mấy năm ròng

Cau với bưởi bây giờ thơm hương trái
em bên vườn da thịt có thơm không ?
(tr. 28)

Vũ Hữu Định là „kẻ chợ“, dân thành phố ; ở đây anh thác lời „kẻ quê“, một nông dân mười mấy năm cày sâu cuốc bẫm, nhà mới thay tranh mong đón em về… Lời không thật nhưng tình thì thật.

Tình quê nơi Vũ Hữu Định, quyện với tình bạn và tình yêu là một khát vọng hạnh phúc trong nguồn cội. Quê hương của Vũ Hữu Định không chính xác như trong những „bức tranh quê“ mà ta đã gặp, những đồng chiêm trũng miền Vụ Bản, Nam Định của Nguyễn Bính, hoặc thôn làng sơn cước Hà Tĩnh trong thơ Huy Cận, hay làng Trung Phước dưới chân núi Quảng Nam trong thơ Bùi Giáng, Tạ Ký, Tường Linh. Nơi Vũ Hữu Định, quê hương làm tâm cảnh tượng trưng cho một giấc mơ. Giấc mơ Trở Về của đứa con biết mình lạc hướng, vì cơn lốc của lịch sử đã đành, nhưng cũng có phần cố tình lạc hướng. Phải hiểu như thế mới giải quyết được nhiều mâu thuẫn trong thơ anh.

Và hiểu rằng nỗi nhớ nhà thường xuyên ám ảnh anh, không giống với nỗi nhớ bất ngờ, bất chợt trong thơ Nguyễn Bắc Sơn đồng lứa :

Qua cầu Sông Lũy nhìn quanh quất
Nước đỏ cầu đen chợt nhớ nhà

Tình quê, đề tài cho nhiều bài thơ, có thể là nền thơ Vũ Hữu Định :

Mây còn bay nên đời còn mộng
tuổi trẻ ra đi sao lại nhớ nhà
ơi người tuổi trẻ sầu trong mắt
đêm trên rừng mộng gởi quê xa.

quê xa ta có em và mẹ,
nhớ ao bèo xanh bông tím thiết tha
nhớ người con gái bên hàng xóm
chiều thả thuyền vớt mộng nở hoa…
(tr. 44)

Cảnh mơ hồ nhưng tình tha thiết. Quê xa đây là mộng tưởng. Vũ Hữu Định không được hạnh phúc có một làng chính xác để ca ngợi như Huy Cận, Bùi Giáng. Nhưng anh chẳng quan tâm đến điều đó :

Nghĩ ra thì ở đâu cũng vậy
ta vẫn là ta khinh bạc đắng cay.
có lẽ ta là thằng bất sá
cớ sao ở đâu rồi cũng bằng lòng
thả trôi cái sống cho đời dạt
mẹ buồn ta tóc trắng lưng cong
(tr. 76)

Quê hương, nơi Vũ Hữu Định là niềm u hoài khôn nguôi, hướng về cõi hạnh phúc đã mất hay chưa đến, trong nghĩa „quê hương và lưu đày“ trong Kinh Thánh, hay Albert Camus.

U hoài bốc men cho những vần bay bướm :

Hoa dại ven đường gửi lại các em
Tiếng giã gạo gửi cho người mất ngủ
Trăng mười bốn gởi tâm hồn thiếu nữ
Trăng mười lăm gởi những kẻ yêu nhau

*

Tình sôi nổi, thiết tha nhất trong đời người có lẽ là tình yêu. Thơ tình yêu là lối thơ dễ làm và khó hay nhất. Một là vì đề tài lâu đời trở thành khuôn sáo, hai là người làm thơ tình khi thành thật thì chủ quan, đắc ý, tự nghĩ thơ mình là hay, hóa ra dễ dãi, trong khi người đọc bên ngoài, cho rằng lẩm cẩm. Thơ tình ngày nay, muốn thành công, phải giàu lượng trí tuệ và chất nghệ thuật ; nhưng thơ hoa mỹ lại mất nét thành thực đơn sơ. Mà tình yêu chính là cảm xúc đơn sơ.

Thơ tình Vũ Hữu Định gây cảm xúc vì chỗ tha thiết mà tự nhiên ấy :

Anh đang sống thiếu một phần thân thể
sống thiếu em nên anh thở không đều
thèm ngực trần, môi ngọt với tay yêu
đã trói chặt hồn trăm năm lãng tử

đã quen đau nên thấy được mặn mà
của tội lỗi mà anh kêu hạnh phúc
ôi vết chém đã qua thời đau nhức
đâm da non để thành sẹo muôn đời
anh thở đều để sống em ơi
(tr. 31)

Hơi thở rạo rực đã phả vào bài „Tiếng dội của sương chiều“, 5 chữ nhẹ nhàng nhưng da diết, trong sáng mà hàm súc – một bài lý tưởng để phổ nhạc (câu này viết nhắn gửi Phạm Duy) :

Anh nằm đâu, ngồi đây
ngó nước nguồn reo vỡ
nước nguồn chảy bao năm
đá núi mòn dấu nhớ
anh nằm đây, ngồi đây
một mình anh vẫn thở
mười năm trong trắc trở
anh thở khác ngày xưa
nghe dội tiếng rừng mưa
nghe vang lời suối nhớ

anh nằm nghe lay động
đau của những nhánh cành
anh ngồi trong lá xanh
trên những hồn lá chết
tay anh nắm tha thiết
những chiếc lá còn tươi
thả xuống suối mà chơi
trôi đi còn tiếng dội…
(tr. 33)

Nguồn thơ róc rách tuôn tuôn tự nhiên, u uẩn trong veo, thắm tươi đau đáu, trầm lặng ngân vang. Một bài thơ tình hiện đại, rõ nét nếu ta so sánh với „Tình quê“ đồng dạng của Hàn Mạc Tử, nửa thế kỷ trước. Đâu đó, trong Thân phận làm Người, André Malraux đã định nghĩa tình yêu là „cái phần mình thay đổi ở người kia“, nghe sâu sắc, nhưng trừu tượng. Vũ Hữu Định nói anh thở khác ngày xưa có cường điệu nhưng cụ thể, và xúc động. Thể ngũ ngôn ngắn hơi, ít để lại tác phẩm hay. Bài „Tiếng dội của sương chiều“ là một tác phẩm toàn bích.

Cùng một hơi thở – hơi thơ ấy còn có bài „Rừng hương mật“ đắm đuối. Cảm hứng tuôn tràn một mạch,ào ạt, sung mãn mà âm trầm, tao nhã. Thao thao tình cảm, thao thiết ưu tư :

Anh đang sống – đang thở đều rất lạ
Thở yêu em yêu đau đớn của đời
Anh cảm được phút của mùa đang đổi
Giây của sông dừng lại đợi chiều trôi
Ở đâu đó rừng của Thu ảm đạm
Uống chút hương hoa của suối mà say
Mây của nghìn năm mây vẫn là mây
Nhưng một buổi lạ như vừa mới có

Một ngày nào mặt trời kia rét lạnh
Máu đỏ trùng dương một lần chết cuối cùng
Giấc lạnh vang lời gió nhắn với rừng
Anh hối hả trở về mau cho kịp
(tr. 82)

Nhịp thơ dập dồn, hình ảnh điệp điệp, ý tứ trùng trùng, tuôn tuôn từ một hồn ứ chứa bao nhiêu tình rừng thẳm. Do đó mà thơ tình Vũ Hữu Định ngày nay còn gây hào hứng.

Thơ tình, chứ không huê tình kiểu „áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc“. Thơ tình xưa nay thường khệ nệ đèo thêm phần thuyết lý, dạy đời : thơ Pháp từ Ronsard đến Aragon, thơ Việt từ Nguyễn Trãi „đầm ấm thì thương kẻ lạnh lùng“ đến Xuân Diệu „vội vàng lên với chứ“. Thơ Vũ Hữu Định mang sắc phơi phới, hồn nhiên, đớn đau mà vẫn tin đời – có lẽ do niềm tin ở trời đất, mà anh diễn đạt rất mãnh liệt trong bài tứ tuyệt :

Sướng quá, nâng ly, khà một tiếng
Mừng rằng sắc núi vẫn màu xanh
Đám mây bay thấp ngang nhà cỏ
Hương rượu nồng hơn mọi thứ tình
(tr. 6)

Tâm giới hào sảng trước sắc giới ưu ái như trong đoạn thơ trên, được định hình trong một thi giới bao la, biển rộng trời cao. Thơ Vũ Hữu Định ít có giới hạn chật hẹp, nếu Pleiku phố xá không xa thì cũng được nấn rộng bằng sương mù, cây xanh, núi cao – và nhất là có em !

Nơi Vũ Hữu Định tình yêu, tình bạn, tình quê, quyện vào niềm nhớ đất thương trời mêng mang mênh mang mênh mang.

*

Hình ảnh tạo tính nhất quán cho tập thơ, xuyên suốt, tiếp dẫn các bài thơ, tự rừng núi đến thôn quê, ao bèo, thửa ruộng, lũy tre, mái nhà, là con chim.

Một mặt chim là tri âm, chia sẻ tâm sự và ước mơ :

Có lẽ con chim rừng bữa nọ
Hát với anh là chia sẻ ngọn nguồn
(tr. 74)

Chim là một ẩn dụ đa hiệu. Hình ảnh thị giác, nó là không gian gần mà xa, cảm nhận thính giác, tiếng chim là thời gian dội vào tim, có khi hẹn hò hoan lạc thủy chung :

Con chim bỏ đi có bận quay về
Cất tiếng hát chào niềm vui của gió
(tr. 108)

Có khi nhắc thân phận hiện thực chơ vơ :

Con chim lạ lùng năm nọ của tôi ơi
Hóa mấy kiếp mà sao tôi vẫn vậy
(tr. 110)

*

Thơ Vũ Hữu Định là điển hình cho thơ trữ tình hiện đại. Nó không gai góc, thách thức ; ngược lại, nó kết thân, đằm thắm, quen thuộc. Lay động người đọc bằng tình cảm trong sáng và thiết tha, bằng nét tài hoa vô tội.

Đây là đoạn cuối trong bài thơ „Kiểm điểm“, Vũ Hữu Định làm 1981, trước khi vĩnh biệt trần gian :

Ta đang nhớ thuở sông dài núi rộng
đường thênh thang của một gã giang hồ
ta đang thèm đi để học làm thơ
chờ ta đến xin nhớ phần rượu tặng
(tr. 89)

Câu thơ tuyệt mệnh thu gọn không gian, cuộc đời, tâm tình, hoài bão văn chương và những khát vọng chưa nguôi của Vũ Hữu Định.

Trên chiếu rượu vui ít buồn nhiều hôm nay, bạn bè, trong và ngoài nước, luôn luôn giữ phần rượu tặng, cho Định.

Định ơi,

Orléans, ngày 25/2/2006

Catégories
Prose

I went to school

Hồ Văn Hiền (BP65)

.
“An ơi, trường học ví như người mẹ, người mẹ đã rứt con ở tay ta khi con nói chưa sõi để trả lại cho ta một đứa con khỏe mạnh, tử tế và siêng năng. Lạy Thượng đế giáng phúc cho ngườI mẹ khoan từ ấy !… Mai sau con nên người,con sẽ du lịch trong thế giời, con sẽ trông thấy những thị thành hoa lệ, những đài các nguy nga, nhưng con phải nhớ luôn luôn đến nếp nhà trắng tầm thường kia vớI cửa chớp khép, với vườn cây xanh, vì đấy là nơi bônghoa trí tuệ đầu tiên của con đã nẳy nở”Edmondo de Amicis.
(Tâm Hồn Cao Thượng, Hà Mai Anh dịch).

Education in the Newly Independent Vietnam

The Vietnamese education system was based on the French model since the beginning of the 20th century. After elementary school, which lasted 5 years and ended with a final exam, students were awarded the primary studies diploma. In the French system, high school was either a college which had 6th to 11th grades, or lycée, which went as far as grade 12th, called also “ classe terminale” (equivalent to the American senior year).
Before 1945, there was a colonial instructional system devised specifically for the purpose of the production of a basically literate or moderately educated, mid-level class of government workers to serve the colonial government. It was supposed to replace the traditional, Confucian system of education that used Old Chinese (sinitic) characters (Chữ Hán) as its official language. In this system, in place since the 11th century, there were successive, selective examinations at multiple levels to recruit the best candidates for public office (Thi Hương, Thi HộI, Thi Đình).

Besides the colonial system, there was also a pathway identical to the one used in the “metropole” of French colonial empire, that is, in France itself. It went from the classe de douzieme (“12th class”, or first grade in the American system) up to the classe terminale and was available only in few metropolitan areas. The only University was located in Hanoi until 1947, when a second Medical School (Faculty of Medicine) was created in Saigon, in the South of the country. A lot of well to do students went abroad to study at French universities.
After 1954, when Vietnam was divided into two states, one, communist (Democratic Republic of Vietnam) in the North and the other, anticommunist (Republic of Vietnam) in the South, a large part of the faculty of the Hanoi University fled the new totalitarian regime in the North and joined the University of Saigon.
Until the late fifties, instruction at university level was done in French in Saigon. For another decade, the University of Paris still sent its professors to the Saigon Medical School as part of France’s educational assistance program to Vietnam. That program was terminated under the government of Premier Nguyen Cao Ky. In Hanoi, after 1954, it was the communist regime’s decision to immediately switch instruction at every level to Vietnamese, despite the lack of Vietnamese scientific terminology and faculty proficient in expressing scientific thought totally in Vietnamese.

My Elementary School

In that context, I grew up in Hue, in the northernmost part of South Vietnam. My elementary school was about a mile from home. I walked to school in the morning, came back home around noon for lunch and then walked to school again. It took about two hours of walking a day, quite a lot of regular exercise, six days a week. Thursdays and Saturdays, I had the afternoon off.
Thanh Long Elementary was formerly named after a French military colonist. It was located next to the city slaughterhouse, not an ideal location for a school. The new name, Thanh Long, meant Blue Dragon and was taken from the name of a small historic bridge nearby that I had to cross everyday on my way to school.
It had about 300 students. It had a main building consisting of about 5-6 classrooms. A smaller building parallel to the first one could better be described as a hangar, having a wall on only three of its four sides. We studied there half of the day, alternatively, in the morning or in the afternoon, because we lacked space in the main building. I do not remember if this interfered with our studying during rain or thunderstorms. Between the two structures, there was a small courtyard with a flagpole in the middle. In the back of the buildings, there was a large yard where children played during recesses.

A few things are still vivid in my memory. There was a recessed window of the building part of the slaughterhouse next door that opened on the yard ; we liked to climb there and sit on the sill. Once, someone from the other side poured a pail of dirty hot water through the slated window panel and it was all over me. I don’t think I got burned but it was quite an experience to remember. I also remember the outhouses, which were terribly dirty. In 1954, after the defeat of the French at Dien Bien Phu, and following the Geneva Agreements (7/20/1954), which marked the end of French military involvement in Vietnam, more than a million people fled the Communist controlled Northern part of Vietnam to be resettled in the South. Many of them found temporary shelter at my elementary school. For many months, it became a crowded refugee camp. My second grade year was delayed for a whole trimester. When we came back to class, most of the beautiful “antigone’ flower plants that used to climb above the class entrances were destroyed and furniture was damaged. Next to our school, behind a concrete wall, Trại Vinh Sơn, a camp of Northern refugees named after catholic Saint Vincent, still lingered for years afterwards. The new presence of refugees, mostly catholic and speaking with a very different accent, brought a new level of diversity in the life of the conservative and secular former imperial city of Hue.

Political climate : Ngo Dinh Diem, the new strong man

The state of South Vietnam was being created by then, so the government made a lot of effort to inculcate in us a sense of patriotism, of allegiance to the new state and to the new leader Ngô Đình Diệm. At the beginning of the school day, we had to stay in formations, dressed in our Boy Scout-like uniform of marine blue slacks and white shirts, with a yellow and blue scarf tied around our neck. We then sang in unison our national anthem, followed by our eulogy of the Prime Minister (later President) Ngô Đình Diệm.
The anthem started with the sentences :
“Này thanh niên ơi, đứng lên đáp lờI sông núi,
Đồng long cùng đi hy sinh tiếc gì than sống,
Vì tương lai quốc dân, cùng xông pha khói tên,
Làm sao cho nước Nam từ nay luôn vững bền”

(“Young people, let’s stand up and respond to the call of the land, let’s go and sacrifice our lives without hesitation.For the future of our people, let’s together defy arrows and gunpowder, so that our southern country stays even more solid from now on…”)

It ended like this :
Thanh niên ơi, mau hiến thân dưới cờ,
Mau làm cho cỏi bờ thoát cơn tàn phá, vẻ vang,
Ngàn năm xứng danh rằng ta là giống Lạc Hồng.

(”Young people, let’s immolate ourselves under the flag, let‘s bring glory to our borders so that for a thousand years we deserve our reputation as the descendants of the Fairy and the Dragon*”.)

*Vietnamese mythology says that we descended from the marriage of Låc Long Quân and Âu Cơ. Lac Long Quan was the son of Long Nữ, the Dragon Lady. Âu Cơ was from fairy ancestors. They had 100 children that later they divided among themselves. 50 followed their father to inhabit the mountains and 50 followed their mother to the sea, probably meaning the lowlands. Isn’t it tragic that our first family made in Heaven also ended up in divorce ?

Then there was the hymn to our leader Ngô Đình Diệm :
Ai bao năm từng lê gót nơi quê người ?
Cứu đất nước, thề tranh đấu cho tự do
Người cương quyết chống cọng, bài phong kiến bóc lột, diệt thực dân đang rắt reo tàn phá..
..Ngô Tổng Thống, Người về đây, đưa dân tộc lên vinh quang chiến thắng…

(“Who had for years wandered in foreign lands, searching for a means to save our country and dedicating himself to the cause of freedom ? He is committed to fighting communism, to banning feudalism, to struggling against colonialism…President Ngo, you come to bring our people to glory and victory…”)

We didn’t understand most of the lyrics, in particular we knew nothing about the historical contexts of the big words like freedom, communism, feudalism and colonialism. We had to sing those songs every day while saluting our colors. We were told that the flag’s three horizontal red stripes represented the three parts of our unified country, and that the yellow background was the color of ripe rice field, of our national flower hoa mai or bông mai (apricot flower) that bloomed around Tet. (I later learned that, in fact, the yellow background represented Vietnamese royalty. The three stripes were chosen by Prime Minister and historian Trần Trọng Kim during the short lived Japanese sponsored government of 1945. They were derived from the Book of Change’s trigram or guai Li [quẻ Li ] . Li designates the South but also means separation). To older generations who had lived through different regimes and political ideologies, from Confucian monarchy to French and Japanese colonialism, this might look like another ridiculous wave of political propaganda based on the cult of a strong man. We ourselves also might now see all this as mere hollow political indoctrination, particularly in the context of American style political life where administrations and individual leaders come and go as frequently as fashion fads. However, in retrospect I see a possible positive side in all this. It was a different context then. A political state was born with so much uncertainty in its future and where so many lives were at stake. Pride in our heritage and confidence in our leader were not mere talk for the purpose of feeling good ; it had an impact on our fight for survival in front of the multiple forces that tried to destroy our existence as a new nation.

The curriculum

We had Vietnamese, arithmetic, history, geography and khoa học thường thức (the basic sciences). Vietnamese stressed on calligraphy (tập viết) and orthography (chính tả). We spoke the Hue dialect with its characteristics like pronouncing the sound “nh” (as in piñata) as “y”( as in yak). For example we pronounced “nhà” (house) and “già” (old) the same way [ya]. We did not differentiate between the ending consonants t and c, so for example we pronounce “rát”(burning pain) and “rác”(trash) the same way. We had five tones for each sound instead of six as in Northern Vietnamese. For us, “nửa (half) and “nữa” (again) sounded the same. That’s why we had more difficulty with spelling than the northerners, standard spelling being mostly based on the northern dialect. We also had recitation where we had to memorize short poems or paragraphs by heart (học thuộc lòng). I still remember large parts of those poems, most of them popular folkloric songs (ca dao). During the summers, my older brothers and sisters gave me similar assignments. Familiar topics for essays were “Description of a rainy afternoon”, or at a higher level : “Explain the following saying : ‘As it flows, water erodes stones’ (Nước chảy đá mòn). What does it mean to you, give examples illustrating the idea contained in the saying.” Writing letters to my brothers in Saigon was another activity that helped improve my Vietnamese.
Those few years of basic Vietnamese gave me a foundation on which I later built up my knowledge and my love of the language. Recently, I have regularly published articles in different Vietnamese newspapers and magazines. Most readers were surprised to learn that I had spent most my school years learning French. Actually, my years studying French helped me improve my ability to express myself in my mother tongue. Likewise, most Vietnamese writers in the era preceding the war against the French (1945-1954) had their background in the French system. Modern Vietnamese had to liberate itself from the constraints of formal and antiquated Sinitic -Vietnamese (Văn chương Hán Việt) and had to learn a lot from French in its attempt to express new western concepts in a manner accessible to a larger part of the population.
Lessons in mathematics and sciences consisted mostly of drills and rote learning. We had very primitive textbooks written in Vietnamese by local teachers. We did not have a laboratory and audio-visual materials were of course non-existent. Around 1960, our old principal , Thầy Phất, retired and the new principal was much younger and more active. He organized a campaign where each of the students would bring to school a few bricks and a little cement with which a new aisle was built. Then he tried to create our own học cụ khố (bank of teaching instruments). Each of us tried to create something to contribute to that makeshift museum : a map, a statue, a clay reproduction of a fruit or an animal, a simple device to illustrate a physics principle. Geography was concentrated on the study of our local province and data on Vietnam that we had to memorize. In retrospect, I think that many of my teachers were poorly informed or motivated and much of the information was outdated. However, I still remember the fun of making a map of Vietnam with grains of rice dyed in different colors and glued on a piece of cardboard. I also remember one of the rare field trips that we had : our class accompanied other older schoolmates to visit people living in different neighborhoods near our school. We walked all day long. We taught people elementary principles of hygiene. With a small supply of first aid medical material, we helped people take care of minor health problems like scabies or infected cuts of the skin. We washed their wounds and applied the ubiquitous, red antiseptic tincture mercurochrome (thuốc đỏ). I got a sense of belonging to my city and my country as well as the feeling that we were their owners responsible of their fate.

End of primary school

Summer 1957, I graduated from Thanh Long Elementary. I was almost ten years old, a year younger than the average student. When I was in third grade, my teacher wrote in my report card that I was “a very hard working but slow student.” She was always dressed up and laid back, and was famous for spending most of her time filing her nails and remaining seated on the podium at her desk. Two years later, under a much more understanding and attentive teacher, Cô Hương, I was doing much better and was described in my report card as a “very intelligent, very good student” Perhaps, the change was due to Cô Hương, a dedicated, petite, typical “Hue” woman, who helped me overcome my shyness and believe in my ability to do well. At the graduation ceremony, I had an encouragement award (bằng tưởng lục) consisting of a dozen notebooks and a Vietnamese adaptation from the Italian classic novel “Great Hearts”*. I was proud to get something to show to my parents. I also received the Diploma of Primary Studies (Bằng tiểu học). My brothers teasingly gave me the title of “Anh Khóa”. “Khóa” was the form of address reserved for those who had that diploma decades before, at the beginning of colonial rule, when even basic literacy in French or modern Vietnamese conferred some academic prestige. However, it was just a joke.

Of course, I had to go further in my studies. That, unfortunately, also meant that I had to leave my family very early in my life. At the College Francais de Tourane in Danang, it would be a completely western, secular education, without political, nationalistic, ethnic or religious consciousness. For many years, I was taken out of my Hue and Vietnamese identity ; with each step I made in my education, the distance from home became greater and greater. After all these years, Thanh Long Elementary remains in me as my symbol of my roots, literally my nourishing mother, my alma mater.

Great Hearts* : It was an educational fiction by Italian author Edmondo De Amicis (1846-1908), under the form of a diary by a second grade school boy who related the memorable events of his school year, things he learned from his teachers, his parents and his friends. There were letters that his parents wrote to him to make certain points about his behavior, when a written message was felt to have more impact than an oral one. For example, the father noticed that his child went to school reluctantly that morning. His letter then explained to his son the importance of education, reminded him that he was “ a little soldier among the vast army of soldiers” around the world who are fighting ignorance, etc…He then exhorted him to more courage and hard work to his studies.
My father probably picked up from the book the habit of writing reminding letters to my brothers instead of talking to them face to face. “Great Hearts” was initially translated into French and became very popular in French schools under the title “Grands Coeurs”. In Vietnamese it was “ Tâm Hồn Cao Thượng” by Hà Mai Anh. Vietnamese writer and Aeronautics Professor Nguyễn Xuân Vinh called its Vietnamese version “the book that had the greatest influence “ on his generation.
The version that I received, “Dưới Mái Học Đường” (Under the School Roof) was a “Vietnamized” adaptation of “Tâm Hồn Cao Thượng” by Bùi văn Bảng.

Hồ Văn Hiền (1999, edited 02-24-06)

Catégories
Prose

Les thuyền thúng, bateaux-paniers en bambou tressé du centre Viet Nam

BUI THI Mai *
et Michel GIRARD *

.

Cette étude est dédiée aux enseignants, aux élèves et au personnel du Lycée Blaise Pascal de Ðà Nẵng, en particulier à ceux des deux dernières années d’activité de l’établissement. .

Il existe de par le monde de nombreux bateaux faits en matériau souple tels que les barques allongées en roseau du golfe persique ou d’Amérique andine, par exemple, ainsi que des embarcations circulaires telles que le « quffah » en palmier tressé de Mésopotamie (Connan, 2002), le « parisal » d’Inde du Sud (Mitchell, Arni, 1999) et le « thuyền thúng » en bambou tressé du Viêt Nam.

Les bateaux d’Extrême Orient, aux voilures et aux coques particulières, sont connus du monde occidental depuis le Moyen Age, mais leur étude précise n’a commencé qu’au XX° siècle. Dans son ouvrage « Bois et bateaux du Viet-Nam », F. Aubaile-Sallenave (1987) met en lumière les différentes particularités de ces constructions dont la principale originalité est leur grande souplesse. En effet, au bateau européen qui « résiste à la mer et aux divers chocs par la rigidité de sa coque, s’oppose l’asiatique qui réagit par la souplesse et l’élasticité de son armature ». Parmi ces bateaux « flexibles » figurent les bateaux-paniers construits en lattes de bambou tressées et dont les coques recouvertes d’un enduit d’oléorésines sont « comparables à la peau d’un poisson sur laquelle les ondulations des vagues passent sans provoquer de remous ».

Le travail présenté dans cette étude a pour origine les résultats d’analyses polliniques réalisées sur des résines provenant de l’épave de Brunei (XV-XVI° siècle). J. Connan (Laboratoire de Géochimie Bioorganique, ECPM-Université Louis Pasteur-Strasbourg) qui effectue l’étude de ces matériaux souhaitait, en effet, savoir s’il était également possible d’obtenir des informations sur la nature de ces substances à partir de leur contenu pollinique.

Les nombreux pollens de Diptérocarpacées découverts dans les échantillons, ont constitué une précieuse indication sur leur origine végétale, donnée qui nécessitait toutefois une plus ample recherche sur l’emploi de ces produits. Il importait, en effet, de savoir si les oléorésines réputées de ces arbres (Jacob de Cordemoy, 1911 ; Phạm Hoàng Hộ, 1999 ; Aubaile-Sallenave, 1987) amplement utilisées au Viêt Nam dans un passé proche, étaient toujours mises en oeuvre dans la batellerie actuelle. Les botanistes et ethnologues viêtnamiens ayant confirmé l’usage actuel de ces substances, plusieurs enquêtes furent entreprises :

La première qui a eu lieu dans la région de Tây Ninh, a permis de voir le déroulement de la récolte d’oléorésines et de savoir quels sont les arbres retenus pour le gemmage (Dipterocarpus div. sp., Shorea, etc.). A cette occasion, les inflorescences des différents arbres producteurs ainsi que des échantillons d’oléorésines ont été recueillis pour établir des référentiels palynologique et biochimique.

La seconde qui s’est déroulée sur un chantier naval traditionnel situé à An Khánh, dans le delta du Mékong, a permis d’observer le calfatage du bordé des jonques réalisé avec du bambou effiloché imprégné d’oléorésine.

La dernière nous a conduit dans la région de Ðà Nẵng, dans une fabrique artisanale de bateaux-paniers qui assure l’étanchéité des coques par ces produits naturels.

Les bateaux-paniers (thuyền thúng)

Largement utilisés par les marins (pêche côtière, pose et relevage des filets, annexe des bateaux de grands tonnages, transbordement des matériaux, etc..), ces bateaux se rencontrent tout au long des côtes du Viêt Nam de l’Ile de Cát Bà au Nord jusque dans l’Ile de Phú Quốc au Sud.

Grâce aux contacts établis par M. Phan Ngọc Minh de Ðà Nẵng, le responsable de l’entreprise de M. Phan Bá Phiến, facteur de bateaux-paniers, nous a accordé le privilège d’assister et d’enregistrer (images fixes et vidéo) les étapes de la construction de ses embarcations. Son fils qui fait partie de la fabrique familiale, a effectué les différentes phases du travail en intervenant sur plusieurs postes d’activité ; en effet, le suivi systématique des opérations sur un seul bateau aurait demandé certainement plus d’une semaine.

A notre connaissance, il ne semble pas exister dans la littérature francophone récente, une importante documentation sur la fabrication de ces bateaux. L’étude effectuée par J.-C. Amos en 1989, n’indique malheureusement pas le détail des différentes phases de construction de ces bateaux ronds ni l’étonnant savoir-faire des artisans qui les réalisent.

LE BAMBOU : MATERIAU DE BASE

Les bateaux-paniers sont construits exclusivement en lattes de bambou. Les bambous utilisés appartiennent à une seule espèce à paroi épaisse, qui présente des chaumes de 6 à 7 mètres de longueur et qui mesurent une dizaine de centimètres de diamètre à la base. Ils sont généralement coupés pendant la période sèche (janvier, février) pour éviter les attaques des insectes xylophages comme les termites. Cette période correspond également à celle du plus grand nombre de commandes, mais il y a toutefois des demandes de bateaux faites en dehors de cette saison.

Les chaumes sont laissés séchés à l’extérieur pendant 3 ou 4 jours et sont stockés au maximum pendant 3 mois. Ils sont utilisés verts pour bénéficier de leur souplesse ; les bambous secs sont en effet inexploitables car ils sont cassants. La cime est éliminée et seuls les 2/3 de la tige sont employés.

Pour un thuyền thúng rond de 2 m de diamètre et profond de 50 cm environ, il faut une dizaine de bambous ; pour un bateau moyen (khôi) de 3,5 m x 2,30 m (pour la pêche des sèches), il faut 20 bambous et pour un grand bateau long à moteur (thúng máy) de 7,5 m x 3 m environ, il faut 50 bambous.

La « pige » traditionnelle

Les dimensions des bateaux et celles des différents éléments qui les constituent sont déterminées à partir d’une règle graduée en bambou (sorte d’abaque) (voir § outils).

Il s’agit d’une latte de 304 cm de longueur, de 4 cm de largeur et d’un centimètre environ d’épaisseur. Elle porte 7 grandes divisions (m.c) espacées de 43,5 cm en moyenne et qui sont situées à 43 cm, 65 cm, 87 cm, 130 cm, 174 cm, 217,5 cm et 260,5 cm. A chacune des extrémités de la latte, la grande division (m.c) est subdivisée en 10 subdivisions (tấc mộc) (10 tấc = 1 thuớc mộc)

Les éclisses

Les éclisses sont obtenues par refente des chaumes préalablement coupés à la dimension donnée par l’abaque (3,04 m). Elles mesurent 2 cm de largeur en moyenne sur 2 mm d’épaisseur environ. Elles sont extraites de la partie extérieure du bambou à l’aide d’une sorte de grand couteau dont le manche est bloqué sous l’aisselle du pratiquant, la zone interne du chaume n’est pas utilisée.

La “natte”

Réalisé sur le sol plat de l’atelier, le tressage part du centre et progresse vers l’extérieur. L’artisan procède dans l’ordre suivant : 10 paires d’éclisses, 4 paires et demi, 4 paires puis 3 paires.

Les éclisses sont serrées les unes contre les autres à l’aide d’une sorte de « ciseau » ou « burin » en bambou ligaturé pour éviter l’éclatement, et d’un maillet en bois dur (Lim) (Erythrophleum fordii Oliv., Césalpinioidées).

Cette sorte de « natte » tressée présente un décor qui change au niveau de la future courbe en angle droit marquant la séparation entre fond et côtés. La durée de sa constitution est d’une journée environ à deux personnes.

Lorsque la natte est prête, elle est acheminée sur le chantier extérieur où la ceinture externe du thuyền thúng a été préparée.

La ceinture externe

Cette ceinture est faite à partir d’éclisses de bambous nettement plus épaisses (10 mm environ) et plus larges (5 cm environ) que celles de la “natte”.

Elles sont coupées à la longueur donnée par l’abaque et l’une des extrémités est effilée en sifflet. L’artisan évalue leur souplesse afin d’être assuré de la réussite de leur mise en forme. 12 piquets enfoncés solidement dans le sol et formant un cercle de 2 m de diamètre environ vont maintenir le premier élément de bambou de la ceinture extérieure.

Ce cercle est ployé et maintenu au niveau de chaque piquet et à différents endroits par des liens en bambou de 60 cm environ de longueur sur 3 à 4 mm de diamètre. Le lien est passé sous le cercle et les brins, ramenés vers le haut et sont accolés par torsion obtenue par 3 ou 4 rotations de la main. La ligature provisoire ainsi obtenue est étonnement efficace.

Trois autres ceintures (ou plus) sont emboîtées à l’intérieur du premier cercle et maintenus solidaires entre elles par les mêmes tiges fines refendues de bambou.

Lorsque cette multiple ceinture est terminée, l’artisan dispose, contre sa face extérieure, 6 piquets de 60 cm de longueur, au sommet desquels est aménagé un trou pour passer des liens de maintien. Le cercle est alors remonté au niveau de ces perforations et y est solidement amarré.

La coque

La natte sensiblement rectangulaire est alors déposée sur le cercle. Un enduit rouge (résine de Shorea) imperméabilisant est passé au pinceau sur une dizaine de centimètres de largeur, en suivant la forme circulaire de la ceinture. Cet enduit protecteur se trouvera ainsi disposé au niveau du contact tresse/ceinture, application impossible à faire par la suite, au contraire des opérations de calfatage de finition.

L’opérateur monte alors sur la natte et la fait descendre par son poids, à l’intérieur du cercle. La natte présente évidemment des plis qui seront peu à peu réduits par un martelage modéré du tressage à l’aide du maillet de bois utilisé antérieurement. Elle est ensuite fixée par des liens de bambous passés dans des trous réalisés au-dessus et au-dessous de la ceinture, à l’aide d’un fort poinçon métallique.

Une nouvelle couche d’enduit rouge est appliquée au niveau de la future ceinture interne. Cette dernière qui comporte également plusieurs épaisseurs est mise en place selon la technique employée pour la constitution de la ceinture externe.

LIENS

On employait autrefois des liens en Caryota (Palmacées/Arécacées), mais on utilise maintenant du fil en nylon de 3 mm de diamètre, beaucoup plus résistant.

Le bateau est apporté dans l’atelier. Il est calé sur des tiges en bambou qui le stabilisent horizontalement pour effectuer la fixation définitive de la nacelle tressée et des ceintures.

Pour assurer un serrage parfait, l’opérateur emploie deux fortes presses en acier qui vont lui permettre d’ôter, à l’aide d’un ciseau à bois, les ligatures provisoires et les fragments de natte qui dépassent, et de réaliser la ligature en fil de nylon.

CALFATAGE

Bouse de Vache

Son application se fait sur un bateau très sec. Elle est employée pour obturer efficacement les trous subsistant entre les éclisses.

La bouse est homogénéisée pour son emploi. Semi-liquide, elle est étalée à la main à l’aide d’un filet roulé en boule ; lors de cette opération, l’artisan porte nécessairement des gants.

Il faut compter 20 kg de bouse pour un petit bateau et 50 kg pour une grande embarcation. La coque ainsi traitée est mise à sécher plusieurs jours (calfatage parfaitement sec) avant l’application de l’oléorésine.

Oléorésines (dâ`u ra’i)

Le calfatage varie de nature en fonction des espèces végétales existant dans les régions de fabrication. Au nord, l’étanchéité est traditionnellement assurée par des extraits (écorce macérée et résine) d’Eugenia resinosa Gagn.(syn. : Syzygium polyanthum Walp., Myrtacées), tandis que dans le centre et dans le sud, ce sont des oléorésines tirées essentiellement de Dipterocarpus alatus Roxb., D. costatus Gaertn., D. turbinatus Gaertn. f., D. dyeri Pierre, etc. et de Shorea guiso Bl. (Diptérocarpacées) (Hoàng Việt, in litteris).

Dans l’atelier de Ðà Nẵng, il s’agit d’une oléorésine de Diptérocarpacées qui poussent à Quế Sơn Trà Mỷ (Quảng Nam), situées en montagne à 30 km environ de Ðà Nẵng, ou à Ðại Lộc, à 60 km à l’ouest de Ðà Nẵng. Cette dernière résine est gemmée par les Cà Tu minorité ethnique montagnarde de la région.

Conservée dans un grand sac en nylon, la résine qui a un aspect gris-beige présente une consistance mielleuse (elle est soluble dans le pétrole). Réchauffée avant usage pour la rendre plus liquide, elle est appliquée à l’aide d’un quartier d’enveloppe fibreuse de noix de coco fixé au bout d’une perche. L’oléo-résine est déposée d’abord à l’intérieur de la nacelle. 3 couches sont nécessaires pour réaliser un bon calfatage.

Chaque couche doit être parfaitement sèche avant le traitement suivant (le temps moyen de séchage entre chaque application est de 3 jours, s’il fait beau). Le même type de traitement est ensuite appliqué pour la partie extérieure.

LES OUTILS

ENTRETIEN

Le propriétaire doit entretenir régulièrement son bateau : tous les deux ans pour l’intérieur et tous les 3 mois pour l’extérieur s’il en fait un usage continu, la coque devant être soigneusement nettoyée avant ces traitements.

DUREE DE VIE

La durée moyenne de vie des thuyền thúng est de 6 ans.

COÛT

Un thuyền thúng rond de 2 m de diamètre coûte en 2 003 environ 800 000 đồng = 400 f = 61 euros.

TYPES DE BATEAUX

Dans la région de Ðà Nẵng, les thuyền thúng ronds de 2 m de diamètre environ, qui ont charge maximale de 1500 kg, peuvent emporter 5 personnes au maximum. Ils servent pour le transport de matériel de pêche ou comme annexe à bord des bateaux de commerce.

Les grands thuyền thúng qui mesurent 12 m de long ont une charge de 4 tonnes.

.

AUTRES TYPES DE BATEAU EN BAMBOU TRESSE

Dans le nord du Viêt Nam, il n’existe pas de Diptérocarpacées qui fournissent des oléo-résines comparables à celles utilisées dans le sud et le centre. Le calfatage est réalisé avec une macération dans de l’eau, durant deux mois, de l’écorce dilacérée de Eugenia resinosa Gagn.(Sắng, Sắn thuyền)

Lorsque l’enduit pâteux est parfaitement sec, l’étanchéité est assurée par le jus subsistant qui se comporte comme un vernis.

***

Si la confection traditionnelle des embarcations en lattes de bambou tressées et du calfatage aux résines naturelles existent encore largement à travers tout le Viêt Nam, une certaine évolution se fait jour : le plastique risque malheureusement de remplacer le bambou et le goudron d’origine pétrolière est de plus en plus utilisé pour l’étanchéité des thuyền thúng. Ainsi voit-on s’opposer sur le littoral la tradition et la modernité.

Bibliographie

AMOS, Jean-Claude, « Les bateaux paniers du Viêt-Nam », Neptunia, t.176, 1989, pp. 42-44.

AUBAILE-SALLENAVE, Françoise, Bois et Bateaux du Viêt-Nam. Ethnosciences n°3, Paris : Selaf, 1987, 184 pages.

CONNAN, Jacques, « Le calfatage des bateaux ». Pour la Science, n° 298, Août 2002, pp. 54-61.

JACOB DE CORDEMOY, H., Les plantes à gommes et à résines. Encyclopédie scientifique. O. Doin & fils, Paris, 1911, 412 pages.

Eternal Kaveri, George Mitchell and Clare Arni ed., Mumbai : Marg Publications,

1999.

PHA5M, Hoàng Hộ, Cây Cỏ Viêt Nam, an illustrated Flora of Vietnam. (en viêt namien), Nhà Xuất Bản Trẻ, 1999, vol.1, 991 pages ; vol. 2, 953 pages ; vol. 3, 1020 pages.

* Laboratoire de palynologie, CEPAM-CNRS / Université Nice-Sophia-Antipolis, 06560 Valbonne

e-mail = buithi@cepam.cnrs.fr

Remerciements

Nous remercions Mme Nguyễn Thị Cúc et Messieurs Phan Ngọc Minh, Nguyễn Ngọc Mỷ pour leur aide et les contacts qu’ils ont établis lors de cette mission.

Catégories
Prose

Tìm Đâu Suối Thương?

Hong Khac Kim Mai (BP65)

Nhã Nhạc

Đường nhỏ như thân rắn quanh co giữa hai bờ tre cao ngất. Đường nhỏ như con suối vắng ngoằn ngoèo giữa vùng lau lách cỏ sợi. Khách bước đi hoang mang dưới trưa hè nắng chói. Ở đây lá tre không kết cành, lá tre không che nổi mặt trời, và con đường thì như cứ dài ra …

Khách đến từ nơi thị thành. Hành lý mang theo là ta bà bụi đỏ và những vết xứa bầm dập năm tháng. Khách đi trên con đường không tên không tuổi. Con đường hun hút lạ lùng, ốm o, khô róm. Con đường nước khát rát bọng cổ da…
Nước non ơi !

Cuối cùng, khách cũng tìm ra được chỗ mình muốn đến. Ẩn dưới rặng dừa là bóng hiên nhà cất sơ sài. Đến nơi thì cổng trúc đã mở rộng tự bao giờ.

Có tiếng đàn tranh vọng ra đón khách. Tơ đàn láy tiếng quen thuộc. Quen thuộc đến độ khách mĩm cười mừng vui. A ! bài học nhập môn Xuân Phong, mà cố nhân đã dạy cho khách ở cái xứ Huế mưa dầm buồn hiu. Hơn năm chục năm ! Này, “Lòng dặn lòng
Ai mặc ai
Thương cứ thương
Nhớ cứ nhớ
Chuyện vui cười
Người ở đời
Đừng đem dạ, đem dạ từ chối
Ai mà thoát khỏi ra vòng nợ duyên ?…”

(tác giả : lời người xưa)

Lấy nhạc mà rải lối thay những cánh hồng thảm đỏ, thì chỉ có cố nhân mới làm được điều đó !
Quả nhiên cố nhân bước ra, tay cầm gậy trúc, gương mặt hồng hào nhân hậu. Miệng cố nhân nở rộng nụ cười khoe độc một cái răng cửa, nhưng không vì thế mà cố nhân xấu ra. Khách bước tới ôm chầm người đàn bà tuổi đã mấp mé cửu tuần , mừng mừng tủi tủi,
“Cô ! mấy chục năm rồi …”
“Ừ, cuối đời cô còn được gặp lại con, cô sướng quá “
“Cô lại tấu bài nhạc cũ ? ”
“Ừ, con là thi sĩ, gió lúc nào cũng xanh như xuân …”
Rồi cố nhân lại tiếp tục,
“Rứa cũng nên
Miễn cho bền
Mà lòng chớ ưu phiền…” (tác giả : lời người xưa)

Cố nhân là một danh cầm nhã nhạc của Huế rất xa xưa, và là một trong những vị thầy đã hướng dẫn khách đi vào thanh, nhã nhạc tự thuở còn bé thơ …

2-

Buổi cơm tối nhà nghèo chỉ có thế thôi. Một bát canh tần ô nấu với cua đồng, một đĩa thịt luộc, một đĩa rau xào. Cộng vào đó là tiếng thao thao bất tuyệt của mọi người có mặt. Nói sao cho vừa những kể lể dông dài về giòng họ người mất người còn. Nói sao cho hết những buồn vui cuộc đời sau cuộc biển dâu.
Cơm ngon không phải vì cơm có gạo ngon. Mà cơm ngon vì lòng vui quá độ. Khách ăn cầm chừng không phải vì khách phương xa chê của nhà nghèo, mà khách đang nghiền ngẫm những tình thâm.
Gia chủ, con trai của cố nhân, đứng lên mời khách,
“Này O ăn đi chứ, sao ngồi tủm tỉm hoài vậy ?”
“Tủm tỉm gì đâu ? đang ngó cái món rau xào chi kia kìa !”
Múc một nhúm rau bỏ vào chén khách, gia chủ giới thiệu,
“Sau nhà có giàn thiên lý, tụi này hái hoa xào với tỏi …”
“Hoa thiên lý xào tỏi !” khách gật gù
Và khách lại tủm tỉm,
“Cái món ni chưa từng ăn bao giờ, nhưng thấy thật hấp dẫn đó nghe ! …”
Hết miếng cơm này đến miếng cơm nọ, khách chỉ ăn Thiên Lý xào

Thiên Lý xào ?
Phải ! khách vượt bao nhiêu ngàn cây số mới ăn được đĩa rau xào đồng quê . Đường thiên lý khách đi chân đà thấm mệt, nhưng hương hoa Thiên Lý làm khách ngậm ngùi . Nhớ ngày nào mẹ đi chợ, mẹ hay mua vài nhúm hoa Thiên Lý xanh xanh, búp búp những cánh nhỏ, đem về cúng ông bà. Hương thơm nhẹ nhàng của hoa tỏa ra khắp nhà, và mẹ thì thầm rất kính cẩn,
“Này, bà ngoại đang về đó nghe tụi bay !”

Thiên Lý xào ?
Có lẽ nào khách chỉ đang ăn mùi hương trầm quế của tuổi ấu thơ ?
Không, mỗi miếng rau và vào miệng là và luôn cả quê hương vào lòng.
Để tự đó dấy lên những u hoài, những tình tự. Để từ đó văng vẳng tiếng ca dao đâu đây,

Hay lời thơ của ai đó trong nhân gian,
“Nhà tôi ở dưới chân đồi
Có giàn thiên lý, có người tôi thương…”

Và tiếng nhạc ru,
Xin cô xinh bước chân rằm
Môi thơm một đóa môi tình …….…..” (hkkm)

Mỗi một miếng rau xào và vào miệng thì thơ ai lại về, để khách được hưởng thêm hương hoa của miếng thơ,
“Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lý bóng xuân sang …”
(Hàn Mặc Tử)

Em muốn đôi ta mộng chốn nào
Còn lối bâng khuâng : ngõ trúc đào …”
(Đinh Hùng)
Cứ như thế, cùng với thơ với nhạc với ca dao, khách ngất ngây ăn hết đĩa rau xào

Hồn khách tơ lơ mơ say theo tinh hoa thiên lý…

3-

Trời chạng vạng tối. Cái nóng bức ban ngày đã đội nón ra đi, nhường cho một không khí an lành tĩnh mịch của vùng quê hẻo lánh.
Gia chủ mời khách vào căn nhà giữa. Đèn dầu được thắp sáng lên.
Nhà đơn sơ với vài cái ghế, một bàn viết, còn thì dưới đất la liệt đủ các loại nhạc khí. Vật sáng chói nhất trong gian nhà này là bức tranh họa hình gia chủ khi anh ta còn là một nhạc sĩ nhã nhạc, tài danh khét tiếng ở Huế. Thuở ấy, đêm đêm tiếng đàn tranh rất tình, rất lả lướt của anh chàng đã làm rung động không biết bao nhiêu trái tim trinh nữ Đồng Khánh.
“Ngân tranh cửu dạ ân tình lộng
Tâm khiếp cô phòng bất nhẫn qui” (Vương Duy) *

Ba đứa con của gia chủ, từ tám đến mười hai tuổi, lục tục ôm đàn bước vào và ngồi vào chỗ được chỉ định.
Bên tay mặt, đối diện khách, là chú bé tám tuổi tên Tì. Cậu ngồi xếp bàn, ôm cây đàn bầu vào lòng, gương mặt thật nghiêm trang. Trước mặt khách là cô bé Tần Tranh, với cây đàn tranh gác dài trên đôi chân nhỏ bé. Bên cạnh đó là Bảo, mười tuổi, với cây đàn nhị. Mẹ của các bé, Thúy, ngồi bên cạnh khách với cây đàn nguyệt. Gần đó, người cô ruột của khách, tuổi gần chín mươi, cầm song loan, một loại phách của nhạc truyền thống dân tộc.

Gia chủ lịch duyệt hỏi khách muốn sử dụng nhạc khí gì ? Khách thót tim chột dạ. Đã từ lâu quảy gánh đi ăn mày xứ lạ, đàn địch trở nên chuyện xa xỉ, và khách đã gửi lại vốn liếng phong lưu của mình cho quê nhà hết cả rồi. Bây giờ hỏi khách muốn sử dụng nhạc khí gì thì quả đã làm khó khách !

Tuy khách này không phải là dân cự phách, nhưng cũng thuộc loại dân điệu, dân liều mạng, nên xin gia chủ đưa đàn gì thì ta sẽ cầm đàn đó. Bèn đở cây đàn tì bà từ tay gia chủ…
Theo lệnh của cha, các tiểu nhạc sĩ sẽ biễu diễn chào mừng khách với bài “Ta là con cháu nhà Nguyễn”.

Bé Tì bắt đầu bằng những tiếng rung của đàn bầu. Tuy còn nhỏ nhưng tiếng đàn của chú nhạc sĩ bé tí ti này rất sắc, gọn, chứng tỏ đã được luyện tập rất kỹ.

Với Thập lục huyền cầm, bé Tần Tranh theo em đưa khách vào những luyến láy biến cung của Họ, Xự, Xàng, Xê, Cống… (ngũ cung, tương đương với Sol, La,Do,Ré, Mi).
Những biến nắn kỳ ảo của đàn tranh làm năm âm thanh chính biến thành thiên hình vạn trạng, nên ngũ cung không còn là ngũ cung nữa.
Khách không chỉ lắng tai mà còn phải lắng lòng mới cảm nhận được hết vẻ đẹp của cung đàn.
Khách rùng mình, biết mình sắp đi vào tinh hoa của nhã nhạc.

Sau những luyến láy nhạc dạo, đàn tranh tiếp tục ngân rung mở lối cho đàn Nguyệt và đàn nhị nhập cung.

Tiếng đàn nguyệt như mật óng lảy từng tiếng rồi thướt tha chuyển từng cung bậc, lúc nhặt, lúc khoan, lúc trầm lúc bổng.
Không chịu thua ai, đàn nhị vang tưng lên, giây đồng thả tiếng mười phương.
Khách nhắm mắt lại, hình dung cảnh vạc bay trong ánh chiều tà. Cánh vạc chao nghiêng trên nền trời cao rộng rồi vẫy cánh buông tiếng gọi đàn.
Nhưng ô kìa, đàn nhị đã chuyển hướng, khởi sắc hơn, rộn ràng hơn, tưng bừng hơn.

Trong đầu óc khách ẩn hiện rừng núi chập chùng, điệp điệp trùng trùng. Ở đó nhạc vươn những cánh tay dài rất thần diệu, rất kỳ tình. Những âm ba ngút ngàn mùa Xuân. Những vi điệu rung ngân, huyễn hoặc giữa cái Có cái Không. Thần trí khách chìm trong vùng mông lung ư ư vô tận …

Giữa lúc khách như đang mê mẩn lạc lối giữa rừng nhạc thì có tiếng ca cất lên.
Khách giật mình, nhận ra bây giờ bản nhạc mới bắt đầu đi vào giai điệu chính.
Gia chủ, cũng là người cha, hát lên lời ca, do chính anh biên soạn, theo tiếng đàn của vợ con và nhịp phách của mẹ già.
Khách thấy lòng rưng rưng xúc động. Trong sa cơ tiếng đàn lời ca vẫn hiên ngang xưng tên xưng tộc. Trong bần hàn vẫn không quên giòng giống cha ông…

Tì bà đã trao cho, dễ thường mình ôm đàn ngồi chầu rìa mãi sao ? Khách chợt nhớ hai câu thơ của Bạch Cư Dị,
“Đê mi thân thủ tục tục đàn
Thuyết tận tâm trung vô hạn sự”

Khi đàn tì bà thì nhíu lông mày lại mới diễn tả hết nổi lòng ?
Họ Bạch là người Trung Hoa, nên ông nói theo cách người Tàu .
Khách ta là người Việt, nhíu mày moi hết tim óc ra tìm bài trả lễ.

Khách ngồi trầm tư một giây, rồi ôm đàn khảy khảy vài tiếng để lấy thần.
Đằng kia, ánh đèn dầu rọi bóng khách xuống nền nhà. Bóng lung linh theo phím tơ rung, đưa hồn khách đi về cõi nhớ. Từ tiềm thức âm điệu tuôn ra mười ngón tay. Khách hát lên,

_ “Em như (ư’ ư), vạt nắng (ư ừ) vào (ạ), vào (a) Thu (u u ) _ Ươm (á à) ươm, (a`) trong khóe mắt, (a’ a a`) hoang vu (u` u), (ơi à ơi) nổi (a) buồn

Tình tang tích tịch à tình tang , á a ơ ờ ợ à tình tang tang !

”Em như sóng biển đại dương
Ru anh vô những thiên đường thật xa
Em làm võng bạc kiêu sa
Ru anh ru cả phong ba đời mình… “ hkkm

Em làm (a), võng bạc (a à ) kiêu sa (a á a)
Ru anh (á à) ru (u) ca ? (ạ à ơi à ơi) phong ba (á a) phong ba (a)đời mình

Phong ba đời mình ! Khách ngưng một vài giây như thổn thức, rồi lại tiếp tục,

Tích tích tình tang, a à tình ư., á a tình ư, tình à tang tang …

……….”

Cứ như thế, nhạc và người hòa lẫn vào trong nhau. Hương hoa thời gian chập chờn giữa ánh nhạt phai hồng trần. Giọt sầu vươn mắt cô phụ. Đoạn trường nhả nhạc nhã nhạc Nam Ai, điệu buồn muôn thuở !

Khi bài hát vừa dứt thì bà cụ đứng dậy vỗ tay. Không khen hay, mà bảo,
“Tiếng đàn lời ca sao nghe chi đứt ruột ! Từ Hải ở đâu, sao chưa đến để sa lệ vì Kiều ?”

………………..

Nhả Nhạc

4 –

Tiếng ve sầu kêu râng lên đâu đây làm khách giật mình tỉnh giấc. Nhìn qua mùng, trời đã sáng trưng tuy mới sáu giờ.
Khách lại nằm xuống lim dim đôi mắt tận hưởng Nhạc Ve . Đã từ lâu rồi, tiếng ve sầu tưởng như chỉ còn trong ký ức, nay lại đang tấu lên bản nhạc rừng. Âm vang ran ran, khô mà chói chan. Đôi lúc nó im bặt một phút, rồi rỉ rả như lấy hơi, rồi lại ran lên một tràng dài.
Khách thích thú miên man nghe mà lòng quá vui.
Hè đã về rồi ư ? Tiếng ve, phượng hồng, lưu bút ngày xanh ! Tuổi thanh xuân như đang đứng bên kia mùng. Khách vùng dậy, thấy lòng mình rất trẻ. Nhưng ô kìa, tiếng ve hình như đã tấu xong lời cuối, tự dưng ngưng bặt …

Khách rón rén bước ra vườn sau. Hình như cả gia đình nhà chủ vẫn còn đắm chìm trong giấc điệp. Gió buổi sáng mát nhẹ làm khách thấy vô cùng sảng khoái. Khách hát nho nhỏ, vừa đủ mình nghe, vừa tung tăng đây đó . Bước chân sáo dẫn khách vào đám cau trước mặt.
Thân cây cau lêu khêu. Ngước nhìn lên cao, từng chùm bông rất lớn, mầu phớt vàng trắng, đang nhả một mùi hương hăng hắc. Những bẹ cau mỏng mảnh đưa qua đưa lại theo cơn gió thổi tạo nên những âm thanh vui tai.
Khách ngửng cổ lên nhìn, tai lắng nghe nhạc cau.
Nhạc cau !
Nhạc cau rù rì, nhạc cau đong đưa tiếng thở. Thở rằng,
“Ầu ơ,
Hôm nao ai đem cau trầu chạm ngõ
Em vui mừng, hết vò võ năm canh
Đêm nay mình ngồi nhìn con sao tỏ
Em thành vợ, ở sao cho vừa
à ạ à ơi, vừa lòng anh ?” hkkm

Khách nhìn quanh xem có trầu không ? Có chứ. Những giây trầu xanh lá đang bám leo lên thân cau. Màu xanh, xanh biếc lòng thiếu phụ. Màu tươi, tươi rói hồn thi nhân .
Nào vôi đâu ? Vôi đâu ? Vôi đâu cho ta têm miếng trầu cau ấm nồng hơi thở tân nương !

Khách lại mon men đi lạc vô rừng phi lao. Có phải là phi lao không ? sao thính giác khách như ngửi mùi thơm của Ngự Bình năm cũ ?
Lá xạc xào, phất phơ rũ xuống y như tóc lụa Tây Thi. Nhạc rào rào như lời thì thầm của đám cung nữ khi nghe vó câu Phạm Lãi. Ố ồ đây là rừng tràm. Hóa ra là nhạc tràm. Nhạc tràm. Nhạc tràm !

Khách thơ thẩn đi sâu hơn. Và kia kìa, một rừng tre xanh ngát hiện ra. Thân tre có nhiều đốt, mảnh khảnh, màu vàng nhạt óng ả dưới ánh sáng mặt trời. Chúng không như đám tre khô cháy cao nghều nghệu mà khách đã nhìn thấy bên hai vệ đường khi đi tìm nhà cố nhân.
Tre ở đây mượt mà bóng bẩy, với những cành lá thon thả ôm đan vào nhau. Xuyên qua các khe hở, những tia nắng lấp lóa trên những cọng lá mầu xanh non ngọc bích. Sát vào thân cành, lá sẫm hơn, xanh mặn mà như người đàn bà đã qua một vài hương lửa…Trên vùng đất rộng, lá tre khô dòn bao phủ như một tấm thảm vàng úa. Mỗi bước chân khách đi qua, nghe vang lên tiếng động của lá vỡ vụn.
Cứ mỗi một cơn gió đi qua thì thân tre xô vào nhau kêu kĩu kịt như những chiếc võng đưa, lá tre cọ vào nhau làm thành âm điệu khô liu xiu, lít xít. Nhạc tre rào rào một lượt rồi ngưng, lại rào rào tiếp một lượt rồi ngưng, như một điệp khúc lạ lùng…

Tre yểu điệu thục nữ lại có chút lả lơi mời gọi. Ta bỗng động tình xuân…
Ta mở rộng vòng tay ôm nhạc Ve, ôm nhạc Cau, ôm nhạc Tràm, ôm nhạc Tre vào lòng. Ta ôm hết thảy nhân gian, ôm hết vũ trụ.
Ta ôm hết những mùa Thu chín hạt phong lưu, đỏ hồng môi ngọc lựu.
Hương hoa thiên lý. Văn thơ vạn kỷ.
Này nhạc cung đình, này sóng thu ba

Hơi thở ta nhả một hồn nhạc mới …

5-

Chòi lá được cất đơn sơn giữa một cái ao. Thoạt trông nó như cái nhà thủy tạ nhỏ, nhưng nơi đây không có bông sen bông súng, không có bóng thuyền câu, không có khách thập phương ngao du sơn thủy. Ở đây, vũng nước xanh lè rợp bóng lá rừng quanh năm. Ở đây đìu hiu hơi gió có tiếng chích chòe kéo nhau về rỉa lông làm tổ. Có bụi chuối vườn tre hiền hòa. Có sâu bọ bò lổm ngổm chờ ngày hóa bướm…

Gia chủ vén áo chùi sơ cây kèn clarinette đã cũ. Anh nâng nó lên kê vào miệng, rồi dồn hết tâm trí vào bài nhạc. Nhạc phẩm “Đêm Tàn Bến Ngự” của Dương Thiệu Tước trổi lên. Nghe buồn da diết. …Khách ngã đầu dựa vào lan can chòi thủy tạ, đôi mắt lim dim. Tiếng clarinette trầm bổng bay trong gió, đưa hồn người thưởng ngoạn về với Huế buồn hiu hắt đêm mưa. Về với Thượng Tứ. Về với Gia Hội. Về với Nội thành. Về với ngày cầu Trường Tiền sập, trăm con gái tóc thề vén tà áo trắng học trò, leo lên đò đi qua sông Hương. Buổi sáng sớm, mặt sông lãng đãng sương mù. Đẹp làm sao bóng những con đò không mui, nhỏ như lá tre giữa giòng, mờ ảo chèo qua chèo lại như con thoi. Bến Phú Văn Lâu bên nay đi qua bờ bên kia là trường Đồng Khánh, Quốc Học, Pellerin… Bến tôi, đò xưa có đó, suối thương đâu tìm ?

Tiếng kèn đã ngưng mà khách lòng những vấn vương.

Cô Thúy, vợ chủ nhà, lom khom bưng một lò than kê gần chiếc bàn tre đặt giữa chòi. Lại đặt trên lò một nồi nhỏ bằng đất nung. Trong ấy, cháo trắng sôi lỏng bỏng, trào bọt lên tận miệng nồi. Hình như gạo đã chín nát thành hồ. Mùi gạo mới thơm ngon làm khách cảm thấy đói bụng.
“Mình phải ăn một chút gì đi nhé”, gia chủ nói
“Mời chị dùng cháo đi anh” Thúy thỏ thẻ với chồng

Gia chủ với tay lấy cần câu gần đó. Không cần mồi, anh ta tung giây xuống ao. Nhanh như chớp, một chú cá cắn câu ngay. Con cá bống mập ú lớn bằng ngón tay cái. Trong lúc chú ta đang còn dẫy dụa thì gia chủ thả ngay chú vào nồi cháo đang sôi. Cá chìm xuống dưới nồi vài giây rồi nổi lên, nở bung ra. Từ màu xám tro, thân cá nở thành bông trắng, xòe cái bụng trứng vàng ối… Trong nước gạo sền sệt mầu hồ, những con hoa cá trắng phau điểm nhánh nhụy vàng trông thật đẹp. Đôi mắt khách say nhìn, mê đắm mê đắm…

Gia chủ rót thêm bia vào ly khách. Hai người lại cụng ly. Họ cười khúc khích. Gương mặt hồng lên, khách lè nhè hỏi, “Tui uống ly này là ly thứ mấy hè ?
Tên bợm nhậu kia đưa hai ngón tay. À, hai ly ! tợn nhỉ ! Bạn mấy ly rồi ? Hắn lại đưa sáu ngón tay. Ghê thế à ? _ Trời ! lâu lâu có chị về, Bá Nha gặp Tử Kỳ, say một bữa cho nghiêng trời sập đất…

Khách sớn sác đụng vào lon bia đang khui dở để gần đó. Nước bia đổ tung toé trên sàn tre. Khách cúi xuống phủi cái quần bị ướt. Ngay dưới chân khách có mảnh báo rất cũ, giấy vàng ố, rách một góc. Khách tò mò nhặt giấy lên.
Mảnh báo in một bài thơ đã nhòe với năm tháng, và tên tác giả không còn ở trên đó nữa. Khách gật gù, thích thú đọc. Rồi thích chí quá, khách lại theo thơ mà hát lên…

Nhà chủ châm thêm bia. Khách cầm nốc cạn nửa ly, đầu óc chập choạng. Hình như nguồn hứng khởi đang đi về. Hồn khách lơ lửng như mây trời. Lênh đênh trong tâm tư mùa thương biển nhớ. Sóng sánh trong lòng giọt ứa đầy, vơi … Không gian bỗng như quánh lại với những âm ba vang vọng từ cõi nào.
Ôm đàn Tây Ban Cầm, đôi mắt xa vời, người nghệ sĩ khách ta đi vào sáng tác…

“Mưa bay, tình khúc mưa bay…Con chim di đứng… loay hoay niểng… đầu…Mưa giành với nắng gian truân….” *

Trên cao, chị Hằng nhú đầu ra khỏi rặng cây lắng nghe giòng nhạc chảy buồn thê thiết.
Dưới ánh trăng vàng, bóng người nghệ sĩ với cây đàn in trên vũng ao. Sóng nước lăn tăn xô hình ai nhấp nhô trong đêm mờ ảo.
Tìm đâu suối thương ? Tìm đâu bến đổ tơ vương bụi trần.
Tìm đâu ?

Hồng Khắc Kim Mai
May 29, 2005 @ 2:59 AM

Chú thích :

Đàn bầu : chỉ có một giây, thường được gọi là độc huyền cầm .

Đàn tranh : có mười sáu giây, thường được gọi là Thập Lục huyền cầm

Đàn nguyệt : tròn và to bản, có hai giây, trông như cái banjo của ngoại quốc.

Đàn nhị : thoạt nhìn, từa tựa như cây vĩ cầm của nhạc Tây phương, nhưng nó chỉ có hai giây, và khi sử dụng thì cầm đàn đứng và kéo cò, chứ không kê trên vai và ép vào cằm như vĩ cầm. Tuy nhiên về kỹ thuật thì hai đàn nói trên như nhau

*Ban đêm nghe tiếng đàn tranh ngân nga, thì ân tình của người đàn bà trổi dậy, để lòng sợ hãi không dám trở về với sự cô quạnh của mình

*”Tình Khúc Mưa Bay”, nhạc Hồng Khắc Kim Mai
Lời : Thái Thụy Vy

Đàn Tỳ Bà của Trung Hoa có âm thanh sắc thái khác với nhạc truyền thống Việt Nam. Cách của Trung Quốc chủ yếu về rung theo lối Tây phương (trémolo) bằng tay mặt, cho nên họ cầm đàn dựng đứng. Trái lại với nhạc truyền thống Việt Nam , âm thanh được rung bằng tay trái. Do đó phải cầm ngang

Catégories
Prose

Au Vietnam, à la recherche d’un père disparu

L’anniversaire de la bataille de Diên Biên Phu remet la proche histoire vietnamienne à l’honneur. À Da Nang, Olivier Page a accompagné un jeune Vietnamien à la recherche de son père. Une enquête qui nous plonge dans l’histoire de Nguyen Van Hau, officier vietnamien porté disparu pendant la guerre.

© Nguyen Chi Dung

C’était il y a vingt-neuf ans

La chute de Da Nang : le chaos

Dans la débâcle

L’effet de panique

La disparition de Nguyen Van Hau

À la recherche du père disparu

On a retrouvé la tombe : info ou intox ?

La quête du Graal dans les rizières

 :: C’était il y a vingt-neuf ans

C’était le 30 mars 1975, c’était il y a vingt-neuf ans. C’était presque hier. La France vivait à l’heure du giscardisme libéral tandis que la guerre du Vietnam approchait inéluctablement de son dénouement tragique. Ce 30 mars était un dimanche de Pâques. Les troupes nord-vietnamiennes entraient dans Da Nang, la deuxième ville du pays après Saigon, qui était alors la capitale de la République du Sud Vietnam. Pour les officiers sud-vietnamiens et américains, pour les journalistes et les observateurs de ce conflit, pour les simples citoyens du Sud, l’impensable venait d’arriver : la ville de Da Nang était tombée aux mains de l’ennemi : les communistes du Nord. Un mois plus tard, le 30 avril 1975, Saigon tomba à son tour, marquant la victoire définitive du Nord sur le Sud, la fin de la République du Sud-Vietnam, la réunification d’un pays déchiré par trente ans de guerre, mais aussi la fin des libertés et le début d’une longue nuit totalitaire pour un des peuples les plus pauvres de la planète. Mais la chute de Saigon, aussi importante soit-elle dans le déroulement de la guerre, a occulté la chute de Da Nang. Pourtant des choses bien plus graves se passèrent à Da Nang : ce fut un drame humain sans précédent. Auteur de Cruel Avril (Éditions Robert Laffont), le journaliste Olivier Todd a suivi le conflit de près. Pour lui : « Aucune ville à travers toute l’Indochine, même pas Saigon, n’a été autant marquée par la guerre ».

 :: La chute de Da Nang : le chaos

Pendant la guerre du Vietnam, Da Nang fut une base stratégique essentielle pour l’armée américaine et ses alliés militaires de la République du Sud Vietnam. Située dans le centre géographique du pays, à près de 1 000 km au nord de Saigon, la ville est abritée au fond d’une vaste rade, et protégée des vents de la mer de Chine par la grosse montagne de Son Tra. Da Nang avait de quoi plaire aux stratèges. Appelée Tourane par les Français au XIXe siècle qui la bombardèrent sous le règne de Napoléon III, elle se développa et devint le grand port de l’Annam (ancien nom de cette région centrale). Da Nang, ce nom réjouissait les marines US qui étaient envoyés à China Beach pour des séjours de repos mérité (rest and recreation). Après avoir connu l’enfer des combats dans les jungles contre un ennemi invisible, les boys goûtaient à la douceur des grandes plages de sable, bordées de casuarinas (filaos).

En fait, tout avait commencé là. En 1965, la plage de My Ke, près de Da Nang, accueillit les premiers contingents de marines envoyés par le président américain Johnson pour combattre l’avancée du communisme en Indochine. De Da Nang, les Américains se lancèrent dans ce combat qui devint une guerre sans que celle-ci n’ait jamais été déclarée. Da Nang n’était pas très loin de la ligne de front et du 17e parallèle, qui marquait alors la frontière entre la République du Nord (communiste) et celle du Sud (capitaliste). Suite aux accords de Genève signés en 1954 après la bataille de Diên Biên Phu, les Français vaincus se retirèrent de la partie nord du Vietnam, et la partie sud devint une république indépendante, libre et alignée sur l’Occident. Au Nord, l’oncle Hô – pseudonyme pour Hô Chi Minh – créa une république socialiste alliée des Soviétiques, avec un des régimes les plus sévères qui soit. Au Sud, un Vietnam capitaliste et libre, plus riche que la Corée du Sud ne l’était à cette époque. La guerre continua.

 :: Dans la débâcle

Le 30 mars 1975, Da Nang fut prise de panique, après avoir été pilonnée par les canons de l’armée nord-vietnamienne pendant trois jours. Un obus tomba sur le central des communications. Le contact radio avec Saigon fut rompu. Des dizaines de milliers de réfugiés chassés par les combats s’entassaient dans la ville, campant dans les écoles, s’ajoutant aux 600 000 habitants qui y vivaient en situation normale. Devant le danger imminent qui se profilait, leur objectif était clair : fuir avant qu’il ne soit trop tard. Au large, une armada de navires sud-vietnamiens, coréens, taiwanais, attendait l’ordre d’évacuation. Le président Ford avait dépêché des navires américains. Les dépôts de munition et les réserves de carburant furent abandonnés un à un par leurs employés. La ville fut livrée au chaos, à l’anarchie. Des pillards et des hommes ivres erraient dans les rues. Les soldats, les sous-officiers, les officiers cherchaient leurs familles. La situation dramatique empira d’heure en heure. La route côtière qui longe le littoral du nord au sud étant coupée, il était devenu impossible de fuir Da Nang par voie terrestre. Une solution était de fuir par les airs.

 :: L’effet de panique

Sur l’aéroport civil de Da Nang, la foule des réfugiés grossissait d’heure en heure. On criait, on hurlait, on se piétinait. On empêchait les passagers d’embarquer dans les avions. Des femmes, des enfants, des soldats en déroute envahissaient les bâtiments et les pistes déjà encombrées de jeeps et de camions abandonnés. Les avions ne pouvaient décoller qu’avec difficulté. Et ceux qui parvenaient à le faire avaient du mal à fermer les portes, bloquées par les mains ou les bras de ceux qui tentaient en vain d’y embarquer. Il fallait se battre. Un homme, accroché au train d’atterrissage d’un avion, s’en détacha, puis tomba dans le vide, quelques secondes après le décollage de l’engin.

Pour les civils, il devint impossible de fuir Da Nang par les airs. Il ne restait que la mer. Là aussi, la situation était dramatique. Sur le port de Da Nang, les milliers de fuyards s’agglutinaient sur les quais dans le plus grand désordre. Ils se bousculaient pour monter à bord des barques, des péniches et des bateaux de pêche pour gagner le large. Certains radeaux confectionnés à la va-vite chaviraient, des embarcations de fortune furent touchées par les obus de l’artillerie nord-vietnamienne installée au col des Nuages. L’armée du Nord avait prévenu son ennemi : on tirera sur toutes les embarcations à la sortie de la rade, qu’il y ait des civils ou pas à bord. La surface de l’eau reflétait l’horreur de cette débâcle : morceaux de pneus, paquetages abandonnés, objets flottants, vêtements déchirés, et même des cadavres oubliés à la dérive. Sinistre ! L’étau se resserra encore. Et Olivier Todd de constater : « L’évacuation de Da Nang dépasse tout ce qu’on a décrit, photographié, télévisé jusque-là comme scènes atroces ».

 :: La disparition de Nguyen Van Hau

Le lieutenant-colonel Nguyen Van Hau faisait partie de ces nombreux sous-officiers et officiers de l’armée sud-vietnamienne qui cherchaient à s’enfuir par tous les moyens. L’ordre d’évacuation militaire de Da Nang ayant été donné, il souhaitait ardemment rejoindre au plus vite sa femme et ses enfants envoyés par sécurité à Saigon quelques années avant que la situation militaire ne s’aggrave. Il leur avait dit en les quittant : « Je resterai à Da Nang et dès que je le pourrai je vous rejoindrai à Saigon ». Né en 1926 au village de Nuoc Ngot (L’Eau Douce), Hau avait grandi au milieu des rizières, entre les montagnes et la mer, non loin du col des Nuages et de la ville de Hué. C’est dans l’ancienne cité impériale, sur les bancs de l’école Pellerin, qu’il apprit la langue française, à côté de son frère Nguyen Van Dzu, plus âgé que lui de quelques années. Avec Dzu, la complicité était très forte. Ces deux Vietnamiens francophones faisaient tout ensemble, partageaient tout. Jusqu’au jour où les deux adolescents choisirent des chemins différents. Brillant élève, aussi doué en maths qu’en littérature, Hau passa son bac et commença une licence de lettres qu’il ne put terminer, car il s’engagea dans l’armée du Sud. Son frère Dzu s’engagea dans les années cinquante dans le combat contre les Français et rejoignit les maquis du Nord-Vietnam où il devint un soldat modèle de Hô Chi Minh. Les deux frères s’adoraient, mais ils devinrent par la force des choses des frères ennemis sur le plan politique et militaire. Ils ne se revirent plus jamais.

Après des voyages en France (en bateau de Saigon à Marseille), au Maroc et un stage de formation à Washington, Hau fit carrière et obtint le grade de lieutenant-colonel dans l’aviation du Sud-Vietnam. Il fit la guerre dans les airs tout en partageant le même sentiment ambigu que ses collègues : la guerre ne se gagnerait pas dans les airs, mais sur terre, d’une manière classique. On lui proposa même de devenir général, mais il refusa ce poste, car au fond de lui-même il n’aimait pas le métier des armes. Il préférait de loin écrire des poèmes, ce qu’il fit dans sa jeunesse et tout au long de sa vie. Ses collègues ne l’avaient-ils pas surnommé « le poète de l’armée de l’air » ? Après tout, ne s’était-il pas engagé pour avoir la sécurité de l’emploi et nourrir sa famille ? Pour le lieutenant-colonel Hau, dans le chaos du 30 avril 1975, il était naturel de quitter Da Nang à bord d’un hélicoptère de l’armée. Il roula quelques kilomètres au volant de sa 2CV Citroën en direction d’un deuxième aéroport militaire situé près de la Montagne de Marbre, une éminence rocheuse couverte de végétation tropicale qui se dresse tel un pain de sucre face à la mer de Chine. Puis, on ne sait pourquoi, il abandonna son véhicule au bord de la route. Des témoins s’en souviennent. Ils ont vu la 2 CV. Passé ce moment, nous entrons dans le chapitre des conjectures et des hypothèses. Le lieutenant-colonel Nguyen Van Hau se serait donc embarqué dans un hélicoptère, avec d’autres soldats et officiers, plus tard l’hélicoptère se serait écrasé quelque part entre Da Nang et Saigon. Mais où ? En mer ? Pour son fils Nguyen Chi Dung (appelons-le Dung), qui a entrepris des recherches et que j’accompagne sur place, cette hypothèse de la chute en mer serait la plus plausible. Dans ce cas, autant chercher une aiguille dans un tas de foin. Et si l’hélicoptère de Hau s’était écrasé dans la forêt ? Aurait-il percuté une montagne en survolant la cordillère annamitique ? Aurait-il soudain manqué de carburant ? Aurait-il été abattu par un tir de canon ? Et si, et si, et si… Autant de suppositions, et de questions restées en suspens, qui hantent Dung, trente ans après la disparition inexpliquée de son père. Il n’a jamais obtenu de précisions sur cette fin tragique. Pas de témoignage exact et fiable. Le corps du lieutenant-colonel Hau n’a jamais été retrouvé. Il est donc classé parmi les soldats disparus au combat (MIA, abréviation pour Missing In Action). Le bon sens veut que Nguyen Van Hau soit mort, mais en réalité il a disparu. Par conséquent, la famille Nguyen n’a jamais pu faire le deuil de l’époux, et du père, ni lui donner une sépulture honorable. Un chagrin lourd pour tout Vietnamien attaché au culte des ancêtres, pivot de leur spiritualité.

 :: À la recherche du père disparu

Nguyen Van Hau disparu, sa femme et ses enfants passèrent des semaines à l’attendre en vain à Saigon. En mars 1975, son fils Nguyen Chi Dung était âgé de dix-neuf ans. Aujourd’hui, il a quarante-sept ans et n’a rien oublié du passé. L’absence de nouvelles de son père lui pèse toujours autant. Né à Da Nang en 1956, Dung a passé son enfance dans cette ville, où il habitait une maison dans un quartier résidentiel, située au 35, rue Than Son (de 1967 à 1973). Il fréquenta le lycée Blaise Pascal de Da Nang, jusqu’en 1973. Cette année-là, en raison de la guerre, l’établissement ferma ses portes. Avec sa mère et ses sœurs, il partit vivre à Saigon, poursuivant sa scolarité au lycée Marie Curie, l’établissement secondaire le plus réputé de la ville à cette époque. En mai 1974, il passa brillamment son bac. Le 30 mars 1975, il était étudiant à l’Université Polytechnique où il suivait des cours pour devenir ingénieur des Bâtiments et Travaux Publics. Chaque jour, il s’attendait à voir son père débarquer de son hélicoptère. Madame Nguyen et ses enfants vivaient dans l’angoisse. Dung vécut l’attente de son père comme une épreuve. « Pourquoi mon père n’arrive-il pas ? Que s’est-il passé ? Il est arrivé quelque chose de grave. Il n’est pas auprès de nous. »

Ainsi les journées se suivirent, avec l’espoir de le voir arriver qui diminuait au fur et à mesure que le temps s’écoulait. Puis ce fut la chute de Saigon le 30 avril 1975, qui marqua la fin de la guerre, et la mainmise du Nord communiste sur le Sud capitaliste. Le Vietnam privé de libertés, placé sous un régime de fer dans l’orbite du bloc soviétique, devint le pays le plus fermé de la planète. Dung et sa famille, comme des milliers (des millions !) de Vietnamiens, ne virent qu’une solution : quitter le pays. L’appel de la liberté fit de Dung un boat people, un candidat décidé à fuir coûte que coûte. Il tenta plusieurs fois de s’enfuir au péril de sa vie et de manière clandestine (la nuit, dans des conditions incroyables). Il fut capturé par la police, arrêté et enfermé pendant deux années dans un camp de travaux forcés, près de Ben Tre dans le delta du Mékong. Puis en 1990, il obtint des autorités françaises un visa d’accueil. En mars 1990, il débarqua à l’aéroport de Roissy avec le statut de réfugié politique et retrouva sa femme Trang et son jeune fils qu’il n’avait pas vu depuis un an et demi. Il était enfin sorti de ce cauchemar. Dung a refait sa vie en France. De 1990 à aujourd’hui, il ne s’est pas tourné les pouces. Ardent à la tâche, il est devenu ingénieur-informaticien. Il a trouvé du travail dans une entreprise privée. Il vit avec sa femme et ses deux enfants en région parisienne.

 :: On a retrouvé la tombe : info ou intox ?

Un jour de l’été 2003, une cousine de Dung installée aux États-Unis lui écrit : on a retrouvé la tombe de ton père Nguyen Van Hau. Aussitôt Dung lui téléphone pour avoir plus de détails. Et il décide d’aller à Da Nang pour retrouver la tombe paternelle et récupérer ses cendres afin de les rapatrier en France, où il souhaite les conserver dans une urne funéraire. C’est l’usage chez les bouddhistes. Je décide alors de l’accompagner au Vietnam. Nous arrivons à Hué en décembre, sous la pluie et les nuages de la mousson.

Commence alors une quête familiale et sentimentale qui ressemble à une enquête policière. Mais le mot « quête » n’est-il pas dans le mot enquête ? À Hué, Dung convoque un témoin qui aurait aperçu le premier la tombe paternelle. C’est un modeste chauffeur de xe om, un taxi-moto. Dung le questionne. Un jour, en cherchant la tombe de son propre père dans le petit cimetière de Son Tra, l’homme du taxi-moto nota l’inscription d’un nom sur l’une des sépultures : « Nguyen Van Hoi ». Ce nom ressemble à deux lettres près à celui de Nguyen Van Hau. Quelques semaines plus tard, le chauffeur prit une cliente sur sa moto. Au cours de la conversation, il lui raconta comment il avait retrouvé la tombe de son propre père et noté la présence de cette tombe voisine avec ce nom-là inscrit. Mais la cliente (une lointaine cousine de Dung) comprit mal le dernier mot du nom de famille. Elle avait entendu Hau alors qu’il s’agissait de Hoi ! Pour elle, il n’y eut aucun doute : c’était bel et bien quelqu’un de sa lignée. Mais avec le bruit du moteur et le vent qui cinglait son visage, la passagère avait confondu les noms. Résultat de cette méprise : l’information était faussée, et la piste de recherche n’aboutissait à rien. Le chauffeur de taxi-moto quitta Dung après une bonne heure de questionnement.

 :: La quête du Graal dans les rizières

Deux jours plus tard à Da Nang, Dung se rend à la mairie de la commune de Tho Quang pour y consulter les registres administratifs du cimetière de Son Tra. Il dépouille à la main plus de deux cents fiches, très bien tenues et complètes. Chaque fiche porte les noms, prénoms, date d’enterrement et date d’inhumation des corps, ainsi qu’une photo et le grade du défunt si celui-ci est un soldat de l’armée (du Sud ou du Nord). Une partie de ce cimetière ayant été déplacée en raison de la construction d’une nouvelle route, Dung craint que le corps de son père ait été inhumé par les autorités et déplacé sans qu’il en ait été informé. Faire des fouilles soi-même dans le cimetière ? Impossible, car à cette époque-ci de l’année, une partie des tombes étaient immergées dans l’eau débordante des rizières. Déception ! Aucun Nguyen Van Hau n’apparaît sur le registre. De retour à l’hôtel, un vieil ami de jeunesse lui rend visite. Il est à présent PDG d’une entreprise de fabrication de matériaux pour le bâtiment. Celui-ci, bien que vivant dans le monde rationnel, a gardé dans son esprit une poche de superstition. Il lui présente une astrologue : on ne sait jamais… Aucune piste ne doit être écartée. Même la plus fantaisiste. Rien de très concluant. L’enquête continue.

Il pleut des cordes sur Da Nang, mais la ville donne malgré ce temps maussade l’image d’une cité renaissante après des années de marasme et de misère : partout, ce ne sont que grues et chantiers, routes en construction, infrastructures en rénovation, maisons, immeubles et édifices publics repeints. Le phœnix Da Nang semble renaître de ses cendres. Au volant de son cyclomoteur de marque japonaise, Dung porte une cape imperméable qui le recouvre de la tête au pied, laissant juste apparaître le triangle de son visage. C’est ainsi qu’il affronte la tourmente. Pour atteindre la pagode Tam Thai accrochée au flanc de la Montagne de Marbre, il faut monter des escaliers en granit creusés dans le roc, et marcher sous le déluge. Enveloppé dans sa robe safran, le crâne rasé, la peau lisse des ascètes, un bonze attend. Il a le regard intemporel et sans âge des êtres détachés des aléas terrestres. Et pourtant, il se souvient bien de la guerre et de ces journées de chaos. Il était là quand Da Nang est tombée, en mars 1975. Il raconte avoir vu un hélicoptère s’écraser le 29 mars contre les parois de la montagne, après qu’un des passagers se soit jeté dans le vide. Huit cadavres furent retrouvés, et par ses soins ils furent enterrés dignement dans l’enceinte de la pagode. Certains portaient de l’or et de l’argent sur eux. Dung demande au bonze s’il se souvient de Nguyen Van Hau. Parmi les urnes et les stèles de la pagode, aucune ne porte ce nom. Le bonze est confus. Mais on le sent : il compatit. La compassion n’est-elle pas dans le bouddhisme un équivalent spirituel de l’amour du prochain chez les chrétiens ? Dehors, la pluie a cessé. Tout est encore sombre. Les parois de la grotte suintent d’humidité. Par une ouverture creusée dans la roche, la mer gris clair se dessine au loin comme une tache, au-dessus de la ligne verte des arbres. Dans la pénombre de la pagode nichée sous la cavité rocheuse, Dung examine les urnes, silencieusement. Une d’elles porte un nom qu’il connaît : Nguyen Van Thanh. C’était un voisin. Son père l’a bien connu. Il habitait dans la même rue que Nguyen Van Hau, à Da Nang. Quelle coïncidence ! Un voisin connu, mort au cours d’une chute d’hélicoptère, le même jour soit le 29 mars 1975 : autant d’éléments si proches des circonstances de la disparition de son père et qui semblent donner un peu de sens à cette quête sans fin. Mais ce n’est pas encore la bonne piste. L’essentiel est encore à découvrir, car Dung n’a toujours pas trouvé la clef du mystère qui le conduira au terme de sa recherche.

La nuit tombe. L’heure de rentrer. Nous retraversons Da Nang sur notre cyclomoteur. Dans un des bars de la ville, Dung recense les pistes de son enquête, compte les bonnes et les mauvaises informations, énumère les possibilités qui lui restent. Il ne veut pas céder à la déception, mais il considère le bon côté des choses : il a retrouvé sa ville de jeunesse et renoué avec quelques très bons amis qu’il n’avait pas vus depuis trente ans. Ils étaient si familiers, si proches, qu’ils ont repris la conversation comme s’ils s’étaient vus la semaine dernière. Des retrouvailles chaleureuses et poignantes. Tous se mettent maintenant en quatre pour aider leur ami dans ses recherches. C’est aussi cela la solidarité vietnamienne, une fraternité humaine au-delà des conflits du passé, au-delà du temps, et par-delà les frontières. Le temps désormais semble aboli face à l’essentiel. Cet essentiel qui reste invisible et qui se cache quelque part. Où ? Dans l’immensité de la mer ou dans la profondeur des montagnes et des jungles ?

Olivier Page
Mise en ligne le 29 avril 2004