Catégories
Prose

Con Chuột MẬU TÝ

Đặng Tiến (BP60)

.
Năm nảo năm nao, năm nào cũng vậy, ngày hết Tết đến, viết bài Tết, ký ức lại xôn xao nhiều hình ảnh quê xưa, nao nao vần điệu ca dao.

Năm Tý, nhớ câu :
Chuột kêu rúc rích trong rương
Anh đi nhè nhẹ, đụng giường má hay

Ngày nay, nhất là ở thành phố, thấy chuột chạy, nghe chuột kêu, sẽ có người hoảng hốt. Nhưng xưa kia, việc ấy bình thường, thậm chí câu lục bát nói trên, còn là một âm vang của hạnh phúc. Nó chứng tỏ trong nhà có cái ăn. Tiếng rúc rích canh khuya gợi lên khoảng thời gian thanh lắng, và không gian êm ả. Trong khí hậu yên lành đó có tiếng chân người, kín đáo, kiêng dè : hạnh phúc đang đi dần, đi dần lại, cùng bóng đêm đồng lõa. Chúng ta tưởng tượng đôi vợ chồng mới cưới, về thăm cha mẹ, có lẽ là cha mẹ vợ, vào một dịp giỗ tết. Cứ tưởng tượng tối mồng hai Tết : mồng một lễ cha, mồng hai lễ mẹ, mồng ba lễ thầy. Vợ chồng đã cưới hỏi, nhưng khi về nhà cha mẹ, vẫn phải giữ kẽ nằm riêng. Tại sao lại sợ « má hay », mà không sợ cha, sợ tía ? Có lẽ là thời ấy, đàn ông ngủ nhà trên, phụ nữ ngủ nhà dưới. Xưa. Hạnh phúc ngày xưa : dè dặt mà đằm thắm sâu xa, không như cái vồ vập, thường dễ phôi pha ngày nay.

Tình huống đêm hôm khuya khoắt này ắt là hư cấu, hoặc ít xảy ra. Nhưng tình cảm là thật và lễ nghi là thường. Lời người con gái – tôi dùng từ sai – nói ra lúc nào ? Phải chăng chỉ là giấc mơ hạnh phúc, thậm chí là hoang tưởng của người phụ nữ, đặt trên tình yêu, đồng cảm và lễ nghĩa, và trong chừng mực của kinh tế. Hạnh phúc trong không gian âm phái : người vợ, người mẹ, canh khuya, cái giường. Phải đặt tiếng chuột rúc rích trong không gian đó, chứng nhân, đồng lõa, rúc rúc chúc phúc. Một câu ca dao ngắn, ôi sao mà súc tích !

Tiếng chuột biểu hiện hạnh phúc, không phải tôi suy ra để tán tụng câu ca dao, mà do Tô Hoài kể lại, trong truyện O chuột, 1941, một thành công đầu tay của anh : « Người ta chỉ ưa cái tiếng kêu « chuúc… chuuúc.. ». Các cụ ta nói : ấy chuột chù bảo : « túc, túc » « đủ đủ ». Nhà ai mà chuột chù cứ túc túc luôn, ắt nhà ấy hẳn sắp có việc đại phát tài ».

Nửa thế kỷ sau, Tô Hoài nhắc lại ý cũ, và đế thêm vào câu ca dao minh họa :
Thứ nhất đom đóm vào nhà,
Thứ nhì chuột rúc, thứ ba hoa đèn.

Lại Chuyện chuột, trong Chuyện Cũ Hà Nội, ấn bản 2000, là một đoản văn hay, đầy đủ về loài chuột. Tác giả giải thích :
« Tôi viết bài lại kể về chuột này bởi xưa nay tôi có cơ duyên với chuột, đã viết nhiều về chuột. Những truyện ngắn O chuột, Chuyện gã Chuột bạch, Chuột đồng chuột nhà, và những Chuột thành phố, Đám cưới chuột… Tôi kiếm cơm nhờ chuột, vậy mà tôi vẫn chén thịt chuột… »

Trong các tác phẩm được nhắc lại, đặc sắc nhất là Chuyện gã chuột bạch, tinh vi và tinh quái, ý vị và thi vị :
« Cả hai vợ chồng cùng ưa đêm tối. Bởi ban ngày họ thường ngủ. Bốn cái chân trước sát vào nhau ; bốn con mắt cùng khép. Chiều đến đã đem bóng về dần dà trong cửa sổ, Bấy giờ vợ chồng chuột mới bừng mắt. Họ ngơ ngác nhìn hoàng hôn. Gã chuột đực mò mẫm tìm cái đĩa đựng gạo. Chị vợ cũng nhẹ nhàng đi theo. Họ gậm nhấm mấy hạt. Những tiếng răng nghiến trên hạt gạo, nghe ken két, sàn sạt như tiếng một con mọt cựa mình trong thớ gỗ ».

Không biết trong văn học thế giới, có nhiều những âm hao tinh tế như vậy chăng ?
Một hôm chuột vợ ngoạm được miếng mồi to, nuốt trửng một chú bọ ngựa : « Một mạng lớn, giết đi một mạng nhỏ, êm nhẹ như hơi chiều lặng lờ sang… »

Chuột ả chết vì mắc nghẹn, chuột chàng không mấy quan tâm : « Gã đã khỏi ốm. Không có đàn bà thì chừng như gã khỏe khoắn lắm lắm. Một mình đánh cả hai cái vòng, nghe rộn ràng, cũng vui… ».

Truyện đăng báo Tiểu Thuyết thứ bảy, 1941. Nhân cái Tết năm Tý này, đọc lại, ngoài niềm thích thú, ta còn tìm được đôi ba chìa khóa đưa vào triết lý Tô Hoài, hiểu thêm non 200 trước tác của anh, về sau.

Trong Lại Chuyện Chuột đã dẫn, Tô Hoài có nhắc đến truyện dân gian Trinh Thử ; chắc là anh đã nghe truyển khẩu và không kiểm soát văn bản nên đã kể… ngược, nhầm nhân vật chuột chồng ra chuột vợ.

Trinh Thử, con chuột trinh tiết là một truyện nôm bằng thơ, ra đời cuối thế kỷ 19. Vì các bản in xưa kia, ngoài bìa ghi tác giả là « Trần triều xử sĩ Hồ huyện Qui tiên sinh soạn » nên độc giả tưởng là tác phẩm thời Trần Hồ.

Ngày nay, giới biên khảo tìm ra nguồn gốc là truyện văn xuôi Trung Quốc xuất hiện nửa sau thế kỷ XIX, tên là Đông thành trinh thử truyện, chuyện con chuột trinh tiết thành phía đông. Bản in sớm nhất hiện nay là 1875, có người cho là của Nguyễn hàm Nghi, quê Quảng Bình.

Tác phẩm gồm 850 câu lục bát, kể chuyện con chuột Bạch góa bụa đi kiếm mồi nuôi con ; một hôm tránh chó, lỡ cơ sa vào ổ khác. Gặp lúc chuột Cái đi vắng, chuột Đực thừa cơ tán tỉnh, chuột Bạch một mực từ chối ; chuột Cái về, bắt gặp, nghi ngờ và ghen tuông. Cuối cùng là đả thông và hòa giải.
Chuyện răn đời, đề cao tiết hạnh, cảnh cáo thói trăng hoa và tính ghen tuông không cơ sở. Nhưng đặc sắc của Trinh Thử là đã đưa lời ăn tiếng nói dân gian vào tác phẩm, đôi khi bất ngờ. Ví dụ thành ngữ « râu quặp » chỉ người sợ vợ, qua lời chuột Đực :
Ta đây dễ nạt được nào
Chẳng như kẻ quặp râu vào rẻ roi.

Thành ngữ « no cơm rửng mỡ » tưởng là đã hiện thực, Trinh Thử lại còn táo tợn hơn : « no cơm thì rửng hồng mao ». Một câu nói đùa vui, không ngờ xuất hiện trong tác phẩm văn học :
Ruồi kia một phút bay qua
Biết là đực cái, lọ là sự ai.

Đây là lời chuột Cái trách chồng, rất thực tế và dân dã :
Chiếu chăn nào có hững hờ
Mà như voi đói thì vơ dong dài
Quen mùi bận khác ăn chơi
Có ngày cũng được như ai ghẻ tàu.

Ghẻ tàu là tên nôm na của bệnh dương mai, da liễu. Truyện Kiều lắm lầu xanh, từ Tú Bà sang đến Bạc Bà dập dìu lắm kẻ vào ra, mà không nghe những Thúc Sinh, Từ Hải bệnh hoạn gì.
Trinh Thử thật sự là một truyện dân gian.

Trên đây là những con chuột tượng trưng, tô điểm cho văn chương. Không phải là loài chuột thực tế, phá hoại mùa màng và đồ đạc trong nhà. Chưa kể phương Tây còn cho rằng chuột truyền nhiễm nạn dịch. Trong tiếng Pháp, từ thông dụng để nói hỏng việc là rater, nguồn gốc là từ rat, loài chuột đồng, chuột cống.

Vì nạn phá hoại mùa màng, từ thời Kinh Thi do Khổng Tử san định, đã có ba bài Thạc thử, Chuột lớn : chuột lớn chuột lớn…, đừng ăn nếp ta… Chớ ních gạo mạch… đừng cắn mạ ta…

Ngoài nghĩa đen, ở đây loài chuột còn ám chỉ tham quan, ô lại. Cùng nghĩa ấy trong thơ Việt Nam, Nguyễn Bỉnh Khiêm 1491-1585, có bài Tăng thử, Ghét chuột, dữ dội, với câu thơ cô đúc : thành xã ỷ vi gian. Con chuột, không những tàn phá đồng áng, mà còn ẩn nấp, dựa vào nơi tường thành, đàn xã (bàn thờ xã tắc) để làm điều gian xảo. Trích đoạn bản dịch của Ngô Lập Chi :
Chuột lớn kia bất nhân
Gậm khoét thật thâm độc
Đồng ruộng trơ lúa khô
Kho đụn hết gạo thóc
Nông phụ cùng nông phu,
Bụng đói miệng gào khóc
Mệnh người dám coi thường
Chuột mi sao tàn khốc ?
Ỷ thành xã làm càn
Thần, nhân đều hằn học.

Rõ ràng là Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ nhắm vào chuột-súc vật. Thơ Trạng Trình như là có tính cách sấm ký.

Gần ta hơn Nguyễn đình Chiểu, 1822-1888, có bài Thảo thử hịch, Hịch đánh chuột, hiện thực, chân xác và quyết liệt :

Gọi danh hiệu : chuột xạ, chuột lắt, chuột chù, chuột cống, anh em dòng họ nhiều tên, tra quán chỉ : ở nhà, ở ruộng, ở lạch, ở ngòi, bầu bạn non sông lắm lối…
Lớn nhỏ răng đều bốn cái, ăn của người thầm kín biết bao nhiêu, vắn dài râu mọc hai chia, vắng mặt chủ hung hăng đà lắm lúc…
(…) Sâu hiểm bấy tấm lòng nghiệt thử, cục cứt ra cũng nhọn hai đầu…
(…) Ngàn dòng nước khôn bề rửa sạch tội đa dâm …

Bị kết án đa dâm vì… mắn đẻ.

Trong bài, có câu nằm ngửa cắn đuôi tha trứng… nhắc tới thơ Trinh Thử : cắn đuôi tha trứng gần xa…. Con chuột muốn tha quả trứng, phải nằm ngửa, ôm trứng trên bụng, đợi một con chuột khác ngậm đuôi kéo đi. Tranh Trung quốc có minh họa cảnh này :

Loài chuột, do đó, được tiếng tinh khôn, có tài « ngũ kỹ » gồm năm cái khéo, theo sách Tuân Tử : bay, leo, bơi, đào, chạy. Lại có sách nói : thiên khai ư tý : trời mở ở cung Tý, vì theo lịch Trung Quốc, thiên can và địa chi khởi đầu ở cung Giáp Tý. Mỗi chu kỳ 12 hay 60 năm đều vậy.

Chuyện nọ bù chuyện kia, hình ảnh chuột, ngay ở phương Tây cũng không phải luôn luôn và hoàn toàn xấu. Bằng cớ là con chuột Mickey trong tranh và phim hoạt họa Walt Disney, có lẽ là chú chuột lừng danh nhất thế giới hiện đại. Hãng phim này trong năm 2007 đã sản xuất một phim hoạt họa lừng danh, đoạt nhiều giải thưởng quốc tế, « Ratatouille », một cách chơi chữ, lấy tên một món ăn bình dân, tương đương với món bung của ta, và bắt đầu bằng tiếng Rat (chuột).
Phim kể chuyện con chuột Rémy chạy lạc vào một tiệm ăn lớn ở Paris, lừng danh là nơi có nhiều tiệm ăn ngon. Tình thế đẩy đưa, chú chuột Rémy trở thành một đầu bếp xuất sắc, được làng chuột Paris bảo vệ và ủng hộ. Phim có tính cách ngụ ngôn, vui nhộn, truyền cảm, nhạc hay. Ý nhị, tinh tế.

Ngày nay, trong máy điện toán, con chuột là bộ phận thân thiết nhất với bàn tay, có lẽ dịch từ tiếng Anh Mouse, tiếng Pháp Souris, là chuột nhắt, chứ không phải là chuột cống, Rat, mang âm vang xấu hơn.

Trong ca dao, dường như cũng là chuột nhắt :

Con mèo mày trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà ?
Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo.

Tranh Đám cưới chuột, có tiêu đề Nghênh hôn, vẫn có người gọi là Chuột vinh quy, trong nghệ thuật dân gian, có lẽ nguyên ủy là hai bức tranh kết hợp, bổ sung cho nhau, không rõ là chuột gì ; có lẽ là chuột nhắt mới phải đấm mõm mèo, dù là trên đường vinh quy.

Dung hòa những nét đa dạng, có khi tương phản về loài chuột, Apollinaire, 1880-1919, có bài thơ La Souris, Con chuột, trong bộ Le Bestaire, Tranh cầm thú, gồm 30 bài được Raoul Dufy minh họa, 1911. Bài thơ ngắn, đơn giản, hiện thực và thi vị :

Belles journées, souris du temps
Vous rongez peu à peu ma vie.
Dieu ! je vais avoir vingt huit ans,
Et mal vécus, à mon envie.

Tạm dịch :

Bao nhiêu ngày đẹp, chuột thời gian
Gậm nhấm đời ta đã mẻ mòn.
Trời ơi ! mình sắp lên hăm tám
Sống vất vơ và mộng dở dang.

Nhạc sĩ Nguyễn Tư Triệt đã phỏng dịch và phổ nhạc :

Năm tươi tháng đẹp, ôi lũ chuột thời gian,
Đời ta từng chút gậm mòn…

Bài hát Chuột thời gian được in trong tập nhạc Khúc hát tiều phu, nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, 2003 và ghi vào đĩa hát CD.

Đây là cuộc giao duyên tươi đẹp của nghệ thuật, mà con chuột đã giăng đầu tơ mối nhợ.

*

Chuột gây tai hại, thì ai cũng biết. Nhưng tâm thức con người và qua văn thơ, nhất là ngôn ngữ dân gian, chuột là một hình ảnh thân thuộc và thân ái. Có lẽ vì vậy mà chuột đứng đầu trong hàng can chi, và nhiều người tin năm Tý là năm may mắn.

Ở đời, không có gì may mắn bằng Chuột sa chĩnh gạo.

Đón mừng xuân Mậu Tý, mình cứ chúc nhau dân dã như thế.

.

.

Đặng Tiến
Orléans, Tết Mậu Tý 2008

Catégories
Prose

“Miền Trung Lụt Lội” – My Memoir

Hong Yao Ming (BP73)

The Flooding Central

Preface

Watching Katrina unfolding and its aftermath on the 60-inch plasma television in the comfort of your own home would touch you somewhat. Being there on the scene where the eyes of the storm stare at you intensely with its ugliest intention and determination to ravage your life and personal belongings is something else. Assuming that you would survive the heat of the moment caused by Mother of Nature’s furor inflicting damages onto you, her departure only marks the beginning of a long, arduous ordeal and a journey burdened with pain and sufferings, despair, anguish, anger, desolation, uncertainty, helplessness and the unknown. The road to recovery and rebuild one’s life in the aftermath can only be possible with determination, hope for sure and of course assistance and help from those who are more fortunate and privileged than the cursed ones…

From the perspective of a young teen-aged boy, the memoir of my first encounter with the flood of Mien Trung in the late 60s’ depicts the brutal and destructive force of nature displacing untold helpless lives in just matter of days…

-°-°-

Geographically speaking, Vietnam is divided in to three regions, North, Central and South. Each of the regions is very different from the other. If one were to ask about the characteristics of the regions, it would be (if I still remember my high-school geography lesson):

North : conservative, civilized (pre-war time), land of mineral resources

South : abundance, prosperity, easy-going, land of agriculture (#1 or #2 rice producer in South East Asia in pre-war time)

Central : arid, poor soil (for agriculture), life-challenging, harsh, eternal struggle and of course, the notorious, perennial floods. Hence, it earned the nickname “Mien Trung Lut Loi” (The Flooding Central)

-°-°-

I grew up and lived in Danang through out my teen-age years until I left for college in another city. Danang is a small city more so a town, in my opinion. It is surrounded by many provinces and villages… I don’t remember the exact year. I’d guess that it was in the late 60s’ because I was in middle high school. That year, the storm must be a big one. I could tell because the local authority had to ask the high schools for a helping hand. They mobilized us volunteer-students to the rural countryside to deliver supply (foods, clothing, medicines, etc…) and provide manpower resources to the affected areas in the outskirts of the city.

I was thrilled that my parents let me sign up for volunteering. I was eager to go thinking that it would be fun and especially, I did not have to attend classes. Classrooms are for good students. Come to textbooks, I have never been a bookworm. Come to classroom, I try but I was never on the favorite student list of any teacher thru out my first twelve years of education (at least some consistency, no ?). I must have ADDS (Attention Deficit Disorder Syndrome) according to my own self-proclaimed diagnosis back then. Was I on any list in college later ? I can’t remember now ! By the way, do you know that my worse subject in high school was Physics and Chemistry ? I failed miserably thru out the last four years of high school. My P/C teacher must have giving up on me then. I remember that he always raised his arms, rolled his eyes every time he handed me my test papers back with the big red you-know-what year after year for four years. I asked the guy seated next to me in the back of the classroom (front rows are for girls and good students only) if the red circle on my test papers is French abbreviated way for “Ok” without the letter K. He said yes. I believed him…

Jean Claude Bressieux, Hong Yao Minh (Geneva 2003)  

Lo and behold, I met my P/C teacher again for the first time in 2002, after 28 years, in Geneva, Switzerland where my wife and I attended my first ever high school reunion. He was at the airport welcoming us, his old and old students. When we saw one another, we embraced and I saw he had tears in his eyes. I said to myself – “Does he still feel sorry for me after all these years ?”… Seriously, he was one the few most caring and kindest teachers I have had then and even to this date, more than a third of a century later.

My parents signed the permission slip for me to go on the field trip. I don’t remember if the school had them signed the waiver form agreeing not to sue the school if anything would happen to me. The trip was just for the day. We didn’t have to stay overnight away from home. It would have been better and more fun because no cool teenagers would want to be home-bound. Many students from my class and from others were on the trip. Most of us are guys and a several gals who were most likely tomboys or brave or kind-hearted wanting to help or just simply did not want to attend class like me. The excursion was on a weekday, no class for the volunteer-students (yes !!!). We assembled on the school ground very early that day to help loading the trucks with supplies like bags of rice, bales of old clothing donated by people, medical supplies, drinking water containers, etc… Transportation was provided by the local authority in coordination with the military. Other schools in Danang also participated in the relief mission. There was a convoy of trucks, some with supplies and others transporting us students.

We left the school ground rather early in the morning because it would take a couple of hours to get to the destination. I don’t recall where they were taking us to except for the fact that it was about two-hour drive to certain province in the outskirt of Danang. The ride was bumpy sitting in the back of the truck but it was not too bad because we were young and energetic. It was raining that day from the start, a typical misty rain with occasional down-pouring torrential rain which would cause flash floods in no time at all… We arrived at the destination two hours later. Even though it was called province, to me, it looked more like a typical village with single level thatched roof houses, patches of rice fields here and there, banana trees, coconut trees, green and yellow bamboo trees and bitternut trees reaching high above… The only noticeable difference between a normal typical village and this place was that it covered with flood water everywhere. So much water covering everything even the road we were on ! The landscape was quite depressing to look at. The scenery in front of me looking out from the back of the truck was basically three colors, brown, gray and black. The ground was a giant brown carpet of flood waters as far as my eyes can see and extending to the horizon. The sky was gray with a blanket of misty rain continuously coming down and patches of black clouds here and there threatening and promising a lot more torrential rain thru out the day… If one were to look for a perfect (not necessarily beautiful) drawing of sad, depressing and pessimistic scenery, what I saw that day was it…

Thôn Huỳnh Giản (Bình Định) trong mênh mang mùa nước lũ (11-2007)

The convoy stopped at the final destination. We had to get off to unload the supplies from the truck. I jumped off the truck and landed right onto ankle-deep flood water covering the road or pavement. I started cursing rather loud because my spanking white sport shoes were soaking wet and quickly changing to brown color. Also, my nicely pressed blue jean also got wet because of the splash from the jump. The nice image of a clean and cool young teen-aged boy especially of a city boy was ruined, I mumbled to myself. In some spots, I saw people were in knee-deep water. Most areas were in shin-deep water. I could easily go from ankle-deep water to knee-deep or shin-deep water in matters of a few steps because I could not see where and what I was walking to. I could easily heading to the edge of the river and accidentally fall off right into the flowing river bed. Water was everywhere. Miền Trung lũ lụt (2007)  

Tall trees were bent from the strong hurricane winds passing by the area a few days earlier. Several houses were being flooded half way to the roof. A few houses had water at roof level. The residents stored personal belongings on the top of the roofs hoping it could be spared if and only if the rain would stop. On the river, one could see clothing and personal belongings were parading by and heading to unknown destination… Some villagers were salvaging what was left of their stuffs and moved them to higher and dry ground if they could find it, hoping and, praying that the rain would stop and the water would soon recede … From the distance, my eyes caught a large object floating on the river. When it was close enough, I recognized that it was a drowned black water buffalo. It’s very common to use water buffalo for tilling the rice paddies after the harvest and before the seeding season starts. A farmer had just lost his precious and valuable tool of the trade in order to earn a living. It would cost him a fortune to buy another one, hopefully in time for the next growing season…

By noon, we finished unloading the trucks. We worked very hard. Physically, I had never worked that hard up until that time but in good spirit because of what went on around me that day. So did my classmates. We also built strong camaraderie out of this experience because we had witnessed the loss and sufferings of the unfortunate souls. We had a lunch break. After we ate, most of us sat around chatting or resting so we can resume the task of distributing the supplies to the villagers in the afternoon. I decided to take a walk and looking around. I heard someone was crying and lamenting behind me then a hand grabbed hold of my arm gently. I turned around and saw an old frail woman in her 70s’ or perhaps younger than her appearance but harsh life can make one aged prematurely. She was sobbing, wiping her tears and said…
“Ca^.u o+i, con cha’u ga’i ba ?y tuo^ ?i cu ?a tui di da^u ma^’t ro^`i. Tui kie^’m no’ hai ho^m ra`y ma` kho^ng ra. Ma’ no’ ma^’t hai na(m tru+o+’c, chi ? co`n hai ba` cha’u…” (“Young man, my 7-year old grand daughter is missing. I’ve been looking for her for two days. Her mother passed away two years ago, only two of us left…”.

I was caught by surprise and was stunned at what she told me. I just looked at her speechless for a few seconds and just mumbled “Da., Da.” (Yes… Yes). Then, gently I removed her hand from my arm and walked away, not knowing what to say or how to comfort her in such a moment of despair. When I was out of her sight and all alone by myself, I tried to hold myself back from crying and just wiped away a few teardrops… “Boys are not supposed to cry” I told myself.

Being a young city boy who had been living in my own nice and comfort cocoon of the city life up until that time, I had not had a chance to deal with tragedy at such a young age. I did not know how harsh life can be until that day…

Yes, when facing tragedy, the city boy ran away as fast as France’s La TGV (bullet-speed train) or not any slower than the Narita-Tokyo Express (Japan’s bullet-speed train)… Tragedy gave him a valuable about-life experience at a very early stage. It’s the fact that in the face of tragedy, he fled the scene. However, from it, he received a precious and priceless gift – Compassion.

It was then, some forty years ago. The present time – Whenever Mother of Nature brings her fist of fury to that corner of the world, the image of that old frail woman emerges.


. Hong Yao Ming
San Jose, December 2007

. Photos : Báo Bình Định Online
Catégories
Prose

Thơ văn và lũ lụt

Đặng Tiến (BP60)
.

Từ thượng tuần tháng mười một dương lịch năm nay 2007, cũng như năm 1999, nhiều trận lũ lụt nghiêm trọng nhất chưa từng thấy từ một thế kỷ nay đã đổ ập xuống miền Trung Việt Nam, đặc biệt đã tàn phá vùng Thừa Thiên-Huế. Nhiều tỉnh khác, cũng bị thiệt hại nặng nề về nhân mạng cũng như tài sản.
Việt Nam từ xa xưa đã có câu ca dao tang tóc :

Ông tha mà bà chẳng tha
Vẫn làm cơn lụt mồng ba tháng mười.

Tháng mười âm lịch, vẫn còn ứng đúng vào thời kỳ lũ lụt ngày nay, cũng như trận lụt năm Giáp Thìn 1964, chồng thiên tai lên chiến tranh, vào một giai đoạn ác liệt nhất, đã phá hại miền Trung thân yêu của nhà thơ Tường Linh ( 1933- 2005), qua những hình ảnh bi thảm :

Biết thủa nào quên
Một tối nước lên, nước tràn lên khủng khiếp
Cả trăm người cả ngàn người không chạy kịp
Nước réo ầm ầm, át tiếng kêu la
Chới với, ngửa nghiêng, người cuốn theo nhà,
Nhà theo sóng, người không thấy nữa

Những kẻ sống không nhà không cửa
Không áo cơm, không cả lệ thông thường
Cắn vành môi nhìn lại một quê hương
Bỗng run sợ, tưởng đây là địa ngục
Thảm nạn quê hương

Ngọ Môn ngập chìm
(lũ lụt tháng 10 Đinh Hợi 2007)

Lũ lụt là một tai họa thường xuyên ám ảnh tâm thức Việt Nam, từ bộ tộc Văn Lang thời kỳ Hùng Vương dựng nước, mà truyền thuyết Sơn Tinh Thuỷ Tinh là một biểu tượng.

Núi cao sông hãy còn dài
Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen

Thuỷ Tinh hàng năm dâng nước lên đánh nhau với Sơn Tinh là hình ảnh những trận lũ lụt thường niên tàn phá đồng bằng sông Hồng, cái nôi của bộ tộc Âu Lạc tự ngàn xưa. Chiến thắng của Sơn Tinh là hy vọng của một dân tộc thường xuyên chiến đấu với thiên nhiên.

Về sau, khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, đã giải thích là chọn địa điểm cao ráo để dân cư không còn sợ nạn lũ lụt, trong Chiếu dời Đô (1010).

Như vậy bão lụt đã là mối đe doạ đời đời, phản ánh qua truyền thuyết cũng như văn học thành văn. Phòng vệ lũ lụt, xây dựng và bảo vệ đê điều là nhiệm vụ hàng đầu của quốc gia, là nhiệm vụ sống còn của dân tộc. Từ ngàn xưa, văn thơ đã đánh dấu những thiên tai như bài thơ của Nguyễn Húc thời Lê Thái Tổ, năm 1429 :

Gió thu nổi trận ào ào
Phập phồng mái lá, rào rào mặt sông,
… Trận mưa ập xuống, hãi hùng
Tràn khe ngập suối, mịt mùng trời mây
Phong Vũ Thán, (1429)
, ĐT phỏng dịch

Không cứ gì châu thổ sông Hồng là vùng đất trũng, cả miền Trung từ thời xa xưa đã là nạn nhân của Thuỷ Tinh, như trận lụt ở phủ Triệu Phong (Thừa Thiên ngày nay) giữa thế kỷ 18 đã được nhà thơ Nguyễn Cư Trinh ghi lại :

Triệu Phong đợt đợt sóng dồi
Nát lòng Châu Định, cuốn trôi nghìn nhà
Nghìn nhà dạt tận châu xa
Sông sâu sấu doạ, rừng già rắn hăm
Đại Phong Kỷ Hoài (1751)
, ĐT phỏng dịch

Phố cổ Hội An đắm chìm trong nước lũ (Đinh Hợi 2007)

Khi chữ Nôm phát triển, nhà thơ Nguyễn Khuyến gắn bó với nông thôn, đã để lại nhiều bài thơ lụt xuất sắc, mô tả nhiều trận lũ tàn phá đất Hà Nam nhiều năm liên tiếp từ năm Canh Dần (1890) sang Quý Tị (1893) đến Ất Tị (1905).

Năm Canh Dần, mưa lớn vùng Nam Định đã phá vỡ con đê quai làng Mễ Tràng, huyện Thanh Liêm, và nước sông Đáy đã tràn ngập quê hương Nguyễn Khuyến.

Nước lụt Hà Nam
Quai Mễ Thanh Liêm đã lở rồi,
Vùng ta thôi cũng lụt mà thôi.
Gạo dăm ba bát cơ còn kém,
Thuế một vài nguyên dáng vẫn đòi.
Tiếng sáo vo ve chiều nước vọng,
Chiếc thuyền len lỏi bóng trăng trôi,
Đi đâu cũng thấy người ta nói.
Mười chín năm nay lại cát bồi.

Bốn bài thơ lụt của Nguyễn Khuyến có giá trị nghệ thuật cao, nhưng cho dù hôm nay, ở đây, không phải là chỗ để chúng ta phân tích hay thảo luận về nghệ thuật thi ca, cũng xin nhắc lại những vần thơ đằm thắm và tài hoa trong cơn lụt lội :

Ai lên nhắn hỏi bác Châu Cầu,
Lụt lội năm nay bác ở đâu ?
Mấy ổ lợn con rày lớn bé,
Vài gian nếp cái ngập nông sâu ?

Đồng bằng sông Cửu Long không tránh khỏi tai trời ách nước :

Trời mưa từng trận, gió từng hồi,
Bốn mặt giang sơn ngập cả rồi,
Lũ kiến bất tài muôn khóm dạt,
Giống bèo vô dụng một bè trôi.
Liu riu rừng quạnh nghe chim hót,
Lổm xổm giường cao thấy chó ngồi.
Nở để dân đen chìm đắm mãi,
Này ông Hạ Vũ ở đâu rồi ?
Nước lụt,
Nguyễn Đình Chiểu

Trong bất cứ đề tài nào, văn thơ Nam Bộ vẫn một giọng nghĩa khí, “trung hiếu làm đầu”

Đầu thế kỷ 20, Phan Bội Châu đã có bài Văn Tế đồng bào Nghệ Tĩnh đồng hương chết vì bão lụt, giọng văn bi tráng :

Sông vàng máu đỏ, chết đã quá oan ;
Nước mặn đồng chua, sống càng thêm cực.
Chật làng xóm chứa đầy là oan quỷ, tha hồ khóc khóc rên rên ;
Thây trâu bò cũng sạch với Diêm vương, vắng ngắt rì rì tắc tắc,
Thương những kẻ mất vợ mất chồng, mất anh em cha mẹ,
bới đất tìm nhưng sợ ngục nhiều tầng ;
Xót vì ai không cơm không cháo, không nhà cửa ruộng vườn,
kêu trời hỏi biềt chồng thang mấy bậc !

Nhà văn Ngô Đức Kế trên báo Hữu Thanh, năm 1924, có lời kêu gọi cứu lụt hôm nay vẫn còn thời sự :

Đến hôm nay mà nói cứu nước lụt thì chẳng chậm lắm ru ? Phải, vẫn khi chậm thiệt, song đã là một việc tai nạn trời làm, mà lại nghĩa anh em đồng chủng, không thể khoanh tay ngồi nhìn mà không cứu, vậy thì dù chậm cũng còn cứu được, mà đã cho là chậm rồi thì trong lúc cứu này, lại phải làm sao cho chóng, cho mau, nghiã là làm sao cho có tiền có gạo ngay, bây giờ, chứ nếu để lại chậm hơn nữa thì thương thay ! Cứu dân nước lụt ! Dân nước lụt nghĩa phải cứu, mà cứu thì phải cứu cho mau, đã có món tiền để cứu rồi thì phải làm sao cho trong mười đồng phát đến dân không sót tay ai đồng nào, lại làm sao cho dân được lĩnh món tiền cứu tế ấy chỉ là những kẻ chân bùn tay lấm, áo manh khố một mà thôi, đó là điều chúng ta rất nên chú ý.

Lũ về, gieo khổ cho ai ….

Nhà thơ Tản Đà cũng có lời kêu gọi tương tợ :

Này những ai, này những ai
Ai có nghe rằng việc thuỷ tai
Tỉnh Bắc, tỉnh Đông, cùng tỉnh Thái,
ruộng ngập nhà chìm, thây chết trôi

Các nhà văn quốc ngữ đã đặc biệt quan tâm đến cảnh lũ lụt và những lầm than của con người.

Một trong những thành tựu đầu tiên của văn chương quốc ngữ là truyện ngắn “Vỡ Đê” của Phạm Duy Tốn, 1917. Truyện ngắn đầu tay của Tô Hoài là “Nước Lên”, 1938, tả cảnh hộ đê, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố và nhiều nhà văn khác đã để lại những trang văn xuôi xuất sắc về cảnh lũ lụt.

Thơ văn thời chống Pháp đã có bài thơ mưa lụt thật hay của Hồ Vi ( ?- ?), hồn nhiên và tài hoa, mà các tuyển tập thi ca chính thức sau này đã bôi xóa :

Mấy bữa ni rồi trời thiếu nắng,
Chừng chưa bưa lụt, nước còn cao,
Khi hôm bộ đội hành quân tới,
Trấn thủ dầm phơi chật cả sào.
Lời Quê, 1950

Trong thơ văn hiện đại, bão lụt vẫn còn là một đề tài lớn lao, bài thơ “Thảm nạn quê hương” của Tường Linh nói trên, tả cảnh lụt năm Giáp Thìn 1964 tại Quảng Nam là một ví dụ. Ví dụ khác là tiểu thuyết “Mẫn và Tôi” của Phan Tứ (1972) đã nhập đề bằng một chương tả cảnh lụt tại Quảng Nam – Quảng Ngãi trong thời kỳ chiến tranh. Tiểu thuyết “Thời Xa Vắng” (1980) của Lê Lựu được cấu trúc trên một chuyện tình xảy ra một đêm trăng lũ lụt, khoảng 1956, tại Hà Nam quê hương Nguyễn Khuyến.

Ở một miền văn học khác, tùy bút “Thư Nhà” (1961) một trong những thành công đầu tay của Võ Phiến đã nhập đề bằng một cảnh lụt ở Quy Nhơn. Nhà thơ Tô Thùy Yên, nổi tiếng với bài thơ “Qua Sông” (1971) tả cuộc hành quân trong cảnh trời nước mênh mông của đồng bằng sông Cửu Long :

… Giặc đánh lớn, mùa mưa đã tới
Mùa mưa như một trận mưa liền
Châu thổ mang mang trời nước sát
Hồn chừng hiu hắt nỗi không tên
… Người chết mấy ngày không lấy xác
Thây sình, mặt nát, lạch mương tanh

Bài này, viết về đề tài lũ lụt, là một thâm tình, đặc biệt hướng về đồng bào, và bè bạn, nạn nhân của tai trời ách nước, vừa mới ập xuống trên quê hương. Để chứng tỏ rằng văn chương, dù ở xa tổ quốc, vẫn gắn bó với số phận điêu linh của đồng bào trong nước. Và để kêu gọi tinh thần lá lành đùm lá rách của mỗi độc giả đối với bà con ruột thịt nạn nhân của thiên tai, vọng lại lời kêu gọi trước đây của Tản Đà :

Hỡi ai ai ! Là những người
Ông ở trong nước, bà ngoài nước
Có nhiều cho nhiều, ít cho ít,
Cứu kẻ bần dân lúc thuỷ tai.

.

Đặng Tiến,
Orleans 12-13.11.2007
.

Hình : báo Tuổi Trẻ

Catégories
Prose

Tiếng Việt Huyền Diệu XXX

Nguyễn Xuân Quang (BP62)
. LTG : sau đây là bài thuyết trình tại Đại Hội Y Sĩ Việt Nam tại Hoa Kỳ ở Atlanta, Georgia tổ chức vào November 1-4, 2007. GIẢI PHẪU TIẾNG VIỆT Một sinh viên y khoa muốn hiểu rõ về cơ thể con người cần phải mổ xẻ xác người. Muốn hiểu rõ ngôn ngữ Việt ta cũng cần phải mổ xẻ các từ Việt ra để nghiên cứu. Xin đưa tiếng Việt lên bàn mổ xem có thể học hỏi được điều gì chăng ? Trong Tiếng Việt Huyền Diệu tôi đã viết một chương về Giải Phẫu Tiếng Việt với tính cách bao quát, ở đây xin khai triển thêm. Muốn nghiên cứu một từ chưa hiểu rõ nghĩa nhất là những từ dùng trong truyền thuyết, cổ sử, triết thuyết, tín ngưỡng, ta cần phải dùng tới dao kéo.
Trước hết xin có vài dòng để “soạn mổ”. Chữ viết chỉ là ký tự chuyên chở âm và nghĩa ngữ. Dù dựa vào chữ quốc ngữ hiện nay hay chữ nôm hay một thứ chữ cổ nào đó (có thể là chữ nòng nọc còn ghi khắc trên trống đồng âm dương Đông Sơn của người cổ Việt đã dùng) để truy tìm các âm và nghĩa của tiếng Việt cũng không thành vấn đề. Vì thế ta có thể dùng chữ quốc ngữ để nghiên cứu tiếng Việt. Nhưng phải nhớ là ta phải chú trọng tới âm, thanh, để tìm nghĩa gốc hay nghĩa gần nguyên gốc của một từ không nên gò bó, trói mình vào các qui luật ngữ pháp của chữ viết abc hiện nay một cách quá “mô phạm” và máy móc, mù quáng. Các qui luật về ngữ pháp của chữ quốc ngữ abc hiện nay đã đóng khung âm và nghĩa của tiếng Việt trong khi đó người cổ Việt dùng âm và nghĩa biến dịch linh động theo âm dương của Dịch nòng nọc. Từ có thể là một hay do nhiều chữ ghép lại. Do đó ta có thể giải phẫu một từ ra làm nhiều phần, nhiều chữ để truy tìm nguồn gốc của âm, truy tìm tầm nguyên nghĩa ngữ. Mỗi chữ cái dù là nguyên âm hay phụ âm cũng là một ký hiệu chuyên chở âm, thanh, tiếng nói đã có ý nghĩa. Các chữ viết từ ngày xưa tới nay của loài người dù là loại chữ viết nào đi nữa, từ linh tự (hieroglyph) Ai Cập cổ, chữ thánh hiền Trung Hoa, chữ thượng đế Phạn ngữ cho tới chữ quốc ngữ abc đều là di duệ của chữ nòng nọc thái cổ. Chữ nòng nọc là chữ cổ nhất của loài người gồm có hai chữ cái nòngvòng tròn (O) và nọchình que (I) (Chữ Nòng Nọc Trên Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á). Nghiên cứu tiếng Việt phải dựa vào nòng nọc, âm dương nền tảng của Dịch lý (Tiếng Việt Huyền Diệu). Nếu nhìn dưới diện chữ quốc ngữ không thôi thì giản dị là giải phẫu chữ quốc ngữ abc ta có thể học và nghiên cứu chữ quốc ngữ abc tức tiếng Việt hiện kim.
. . . . . . Sau phần “soạn mổ” vừa trình bầy, bây giờ xin rửa ta, đeo găng tay, cầm dao kéo và “nhúng tay vào máu”. Vì phạm vi của bài viết chỉ xin mổ xẻ vài ba từ làm ví dụ. -KHÔNG a. Cắt bỏ một chữ.
-  Cắt bỏ chữ K đầu chữ còn lại HÔNG. Hông, hổng, hỏng cũng có nghĩa là không như đi mau mà về nghe hông, hông biết, hỏng biết, hổng thèm, hỏng có… Hỏng, hổng là rỗng, trống không như lỗ hổng, Hán Việt khổng là lỗ. Ta có hỏng, hổng, hông = khổng, không.
-  Cắt bỏ chữ H còn lại KÔNG. Kông, cong có một nghĩa là tròn, vòng tròn O ruột thịt với không có nghĩa là số không O như thấy qua từ ghép cong vòng tức cong = vòng, cái cong, cái cóng (gạo) hình tròn vo, cái còng = cái vòng (đeo tay) có hình vòng tròn O. Kông, công cũng có một nghĩa là cóc, là không (xem dưới) như thấy qua từ đôi công cóc nghĩa là công = cóc. Công cóc là công không. Cần phân biệt công cóc với công cốc. Công cốc có nghĩa là công của con cốc, có làm đi nữa thì cũng công cốc mà thôi có nghĩa là làm giống như con cốc ra công bắt cá mà chẳng được ăn (vùng Nam Trung Hoa như ở Quế Lâm người đánh cá dùng con cốc bắt cá, cho cốc đeo một cái vòng ở cổ cho chúng không nuốt được cá). Công cóc và công cốc có nghĩa giống nhau nên hai từ công cóc và công cốc thường dùng lẫn lộn với nhau.
-  Cắt bỏ chữ N còn lại KHÔG. Khog = khoc, với h câ m, khoc = cóc. Cóc có một nghĩa là không như cóc cần, cóc biết, cóc thèm ăn. Với nghĩa cóc là không ta thấy rất rõ tại sao con cóc lại liên hệ với trống, tại sao trên trống đồng có những hình tượng cóc. Theo qui luật từ đôi trống không ta có trống = không. Trống có một khuôn mặt biểu tượng cho hư không, trống là tiếng nói của hư không (tiếng trống thu không). Con cóc có một nghĩa là không nên liên hệ với trống, với hư không. Việt ngữ cóc soi sáng sự tranh luận của các nhà khảo cứu trống đồng âm dương về các tượng loài lưỡng thê trên trống đồng âm dương là cóc hay ếch ? Qua nghĩa con cóc là con không ta thấy các tượng ngồi ở biên trống đồng âm dương nghiêng nhiều về cóc, cóc có một khuôn mặt mang tính chủ (Giải Đọc Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á).
-  Cắt bỏ chữ G cuối cùng còn lại KHÔN có một nghĩa là không như khôn lường, khôn dò, khôn nguôi. Từ Khôn này chính ta từ Khôn dùng trong Dịch nòng nọc. Quẻ Khôn viết bằng ba hào âm, viết theo chữ nòng nọc là ba vòng tròn nòng O tức OOO. Khôn là không, hư không. Khôn cũng có âm dương, Khôn O thái dương II là gió, Tốn OII. Khôn O thái âm OO là Khôn nước vũ trụ. Các tác giả Việt Nam viết về Dịch thường theo Dịch Trung Hoa cho rằng Khôn là Đất. Càn Khôn là Trời Đất. Khởi đầu vũ trụ tạo sinh bắt nguồn từ âm dương (lửa nước) chưa có đất. Hiểu Khôn là đất là hiểu theo Dịch Trung Hoa là thứ Dịch rất muộn màng, một thứ Dịch thế gian duy tục. b. Cắt bỏ nhiều chữ -  Cắt bỏ hai chữ đầu KH còn lại ÔNG. Ông, ống là vật tròn dài trống rỗng, trống không có một nghĩa là rỗng, không. Hán Việt gọi rau muống là ông xôi với ông có nghĩa là rỗng, rau muống là rau trống rỗng.
-  Cắt bỏ hai chữ sau cùng NG còn lại KHÔ. Qua từ đôi cóc khô (nó biết cái cóc khô gì đâu mà hỏi nó), ta có cóc = khô. Cóc có một nghĩa là không thì khô bắt buộc cũng phải có nghĩa là không.
-  Cắt bỏ ba chữ .Cắt bỏ K, N, G còn lại HÔ. Mường ngữ hó là không. .Cắt bỏ H, N, G còn lại KÔ. K ô = phương ngữ Huế O là cô. O, có một nghĩa là không. Cô, O thuộc dòng Nòng, Khôn (âm, nữ, mẹ).
-  Cắt bỏ hết bốn phụ âm Cắt bỏ hết bốn phụ âm còn lại Ô. Hiển nhiên Ô có gốc O, có một khuôn mặt là chữ nòng O, ruột thịt với số zero 0. Ô, O, 0 có một nghĩa là không. -CHẠNG, CHÁNG Từ cháng, chạng chỉ chỗ ngã ba cành hay thân cây. -  Cắt bỏ C, còn lại HÁNG, chỗ ngã ba thân người trông giống cháng, chạng cây. Háng là chỗ ngã ba thân người, chỗ cháng, chạng thân người. Anh Ngữ crotch, chạc, chạng, cháng cây, háng, bẹn ; crotch itch là chứng ngứa ở háng hay bẹn tức bị hăm vì bị vi nấm mọc. Với r câm, c(r)ot- = cột, cọc. Ta thấy háng crotch có gốc từ cây, từ chạc cây giống hệt Việt ngữ háng. Háng và croth là chỗ ngã ba thân người giống như chạc, cháng, chạng cây.
-  Cắt bỏ H, còn lại CÁNG. Người cổ dùng cáng bằng cành cây để tải thú, thức ăn, ngày nay ta dùng cáng để chở người, tải thương. Cáng nguyên thủy là cành cây chẻ hai hay cháng cây. Để hai nhánh chẻ xuống mặt đất dùng như hai chân rồi đặt dồ lên trên và kéo phần cán, phần thân. Cáng là cháng cây còn thấy rõ qua Pháp ngữ brancard, cáng, ruột thịt với branche, Anh ngữ branch, cành cây. Cáng là cháng, chạng cây đẻ hai dùng tải đồ. Về sau con người làm hai cái bánh xe móc vào hai nhánh đặt xuống đất phát minh ra được chiếc xe như xe kéo, xe cút-kít, xe ba gác để chuyên chở, tải đồ. Cáng biến âm với Càng. Càng cua, càng tôm mang hình ảnh của cháng cây chẻ hai.
-  Cắt bỏ N, còn lại CHẠG = chạc (cháng, chạng cây). Người Bắc hay dùng từ chạc này.
-  Cắt bỏ G, còn lại CHẠN. Chạn nguyên thủy là chiếc giá cây làm bằng cháng cây để gác, cất hay phơi thức ăn. Ngày nay chạn là chỗ cất giữ thức ăn.
-  Cắt bỏ H và G, còn lại CÁN, tay cầm. Cán biến âm với cần (cây, que như cần câu), Hán Việt can, gậy, với cành có nghĩa liên hệ với cháng, chạng. Theo biến âm c=h, ta có cán = handle. Handle có gốc hand là tay. Tay người tương đương với cành cây như thấy qua Hán Việt chi là tay chân và cũng có nghĩa là cành cây. Rõ ràng cán, cần, can = cành = hanle. Ở đây ta cũng thấy rõ cán ruột thịt với cáng đã nói ở trên liên hệ với cành cây. Ta cũng thấy càng cua, càng tôm là một thứ tay rõ ràng liên hệ với chi, cành, cháng, chạng và với nghĩa là “tay cầm”, cán ruột thịt với càng là một thứ tay để cầm, kẹp.
-  Cắt bỏ NG, còn lại CHẠ, CHÁ. Chá, chà là chạc, gạc (c=ch= g) như nai chà l à nai chạc, nai gạc, nai có sừng trông như chạc cây. Chà là nhánh, cành cây như chổi chà là chổi làm bằng nhánh cây nhỏ. Chá, chà liên hệ với Hán Việt chi, cành nhánh. -CHẾT Chết là khuôn mặt đối nghịch của sự sống, là khuôn mặt hủy diệt ngược với khuôn mặt sinh tạo.
-  Cắt bỏ chữ C đầu, còn lại HẾT. Chết là hết.
-  Cắt bỏ chữ H, còn lại CẾT = KẾT. Chết là kết thúc, là chấm dứt, như kết liễu cuộc đời. Cết, kết liên hệ với hậu tố -cide, giết, làm cho chết như homicide, giết người, sát nhân.
-  Cắt bỏ chữ T cuối, còn lại CHẾ. Tang chế liên hệ tới chết.
-  Cắt bỏ hai chữ CH đầu, còn lại ẾT. Ết biến âm với út là chót, cuối cùng, hàm nghĩa kết. Từ ết cũng có thể coi như từ hết với h câm.
-  Cắt bỏ cả ba phụ âm C, H, T một lúc, còn lại Ế. Ế có nghĩa là không như ế chồng là không có chồng, ế khách là không có khách. Không, không còn có một nghĩa là mất. Mất là chết như ông ta mất tối hôm qua rồi. Chết là trở về cõi không. Những từ kể trên ta biết nghĩa khá rõ, nên tương đối dễ, trong nhiều trường hợp, nghĩa g ốc của từ ta không biết. Đây là những trường hợp giải phẫu rất hữu ích. Ví dụ như từ Sống. -SỐNG SỐNG là gì ? Tôi nghĩ, không ai trong chúng ta biết chắc nghĩa gốc của sống là gì. Bây giờ ta hãy giải phẫu từ SỐNG xem sao. -  Cắt bỏ S còn lại ỐNG, thân cây tròn thẳng, rỗng như cây cột ví dụ như ống tre.
-  Cắt bỏ N còn lại SỐG = sóc, một loại cây đòn nhọn đầu như đòn sóc (xóc), đòn càn, theo biến âm s=c, sốg, sóc biến âm với cọc.
-  Cắt bỏ G còn lại SỐN, biến âm với Hán Việt CỐN, CÔN. Cốn là can (gan) liên hệ với can (gậy), theo Đông Y cốn, can, gan thuộc về mộc (cây). Hán Việt côn là gậy. Như thế ta thấy SỐNG có gốc nghĩa là CÂY, CỘT, GẬY. Thật vậy ta cũng thấy SỐNG có một nghĩa là cột, cây qua tên xương SỐNG lưng hay còn gọi là CỘT SỐNG. Theo qui luật của từ ghép, từ đôi ta có CỘT = SỐNG. Xương sống hình cây cột, là xương cột trụ của thân người, ta cũng thấy rất rõ qua từ Anh ngữ là vertebral column. Xương SỐNG là xương CỘT. Từ SỐNG có gốc nghĩa là cột, cây, cọc vì thế mà từ SỐNG còn có một nghĩa nữa nghĩa là TRỐNG như gà sống = gà trống. Trống là đực là nọc, là cọc, là cây, là cột… Ta cũng gọi phần cột trụ phía lưng của con dao tức gọng dao là sống dao.
Tại sao Sống lại có gốc nghĩa là cột, là cây ? Xin thưa SỐNG có nghĩa là Cây là dựa theo Vũ Trụ Tạo Sinh. Sự SỐNG do CÂY ĐỜI SỐNG sinh ra. Thật vắn tắn xin nhắc lại Vũ Trụ Tạo Sinh khởi đầu là Hư Không sau đó cực hóa thành Trứng Vũ Trụ (thái cực), rồi phân cực thành Lưỡng Nghi cực âm và cực đương. Hai cực âm dương liên tác sinh ra Tứ Tượng. Tứ tượng vận hành sinh ra Tam Thế muôn loài biểu tượng bằng một cây gọi là Cây Vũ Trụ, Cây Tam Thế, Cây Đời Sống.
Cây Đời Sống sinh ra muôn sinh trong đó có con người. Do đó từ SỐNG mới có nghĩa gốc là CÂY.
Con người là tiểu vũ trụ (microcosm) con của đại vũ trụ (macrocosm). Đại vũ trụ được biểu tượng bởi Cây Vũ Trụ, con người do Cây Vũ Trụ sinh ra nên con người đầu tiên, con người nguyên khởi (primordial being) hay thần tổ loài người (Supreme Being) nói riêng và con người nói chung được biểu tượng bằng hình người giống hình cây. Tôi gọi là “người-cây vũ trụ” hay người vũ trụ. Con người có chốc (đầu) tròn ứng với chòm cây, chóp cây (chốc biến âm với chóp, chòm, chỏm), hai tay ứng với cành (vì thế Hán Việt chi là tay chân cũng có nghĩa là cành cây), mình thẳng đứng ứng với thân cây, theo biến âm th = tr (như một tháng = một trăng), ta có Anh ngữ trunk = thân và rễ cây ứng với chân. Điều này thấy rõ qua truyền thuyết cổ Việt-Mường là Dạ Dần, Mẹ Người (Dạ là mẹ, Dần biến âm với dân, nhân là người) là Mẹ tổ của Mường Việt nói riêng và nói chung là của cả loài người do cây si sinh ra. Cây si thuộc họ cây đa, biểu tượng cho Cây Vũ Trụ, Cây Đời Sống (người Thái ở Nghệ An có cây đa là Cây Vũ Trụ) (xem Cây Đa Rụng Lá Sân Đình trong Ca Dao Tục Ngữ, Tinh Hoa Dân Việt). Ta cũng thấy theo biến âm s=c=k, si=ki, kì, kẻ, cây. Cây si có nghĩa cổ là “cây”, tức cây si là cây thần tổ của tất cả loài cây nên mới có tên là si, ki, cây và vì vậy cây si mới đẻ ra thần tổ loài người. Tín đồ Thiên Chúa tôn thờ chiêm ngưỡng cây giáng sinh vào ngày sinh của Chúa, một vị Thần Tổ của loài người. Các tín đồ Thiên Chúa giáo có thể hiểu nghĩa cây Noel theo một ý nghĩa nào đó nhưng hiển nhiên cây giáng sinh mang hình ảnh của Cây Đời, Cây Vũ Trụ sinh ra Thần Tổ loài người nên mới được chiêm ngưỡng tôn thờ trong ngày sinh của Chúa. Phật Tổ giác ngộ, thành đạo dưới gốc cây Bồ Đề là Phật nhập vào Cây Vũ Trụ, Cây Tam Thế, Cây Đời Sống, Phật hóa thân thành Vũ Trụ, Tam Thế.
Ở đây ta cũng thấy Mường Việt cổ (và ngày nay cũng còn thấy ở một số sắc dân ở Việt Nam) có tục chôn người chết trong một thân cây khoét rỗng. Chiếc quan tài, tiếng Việt Mường cổ gọi là săng có nghĩa là cây. Săng biến âm với khăng (đánh khăng là trò chơi đánh bằng hai khúc cây). Con người sinh ra từ Cây Đời Sống khi chết đem chôn trong Cây để lại trở về với nguồn sinh tạo để trở về với nguồn cội, để được tái sinh. Con người là Tiểu Vũ Trụ sinh ra từ Cây Vũ Trụ, Cây Tam Thế khi chết đem chôn trong Cây để trở về với Đại Vũ Trụ… Đã hiểu rõ nghĩa của từ SỐNG có gốc nghĩa là CÂY và mang trọn ý nghĩa của CÂY ĐỜI SỐNG bây giờ ta quay trở lại xem từ SỐNG có quả thực có mang ý nghĩa của CÂY ĐỜI SỐNG trong Vũ Trụ Tạo Sinh không ? Âm dương Theo duy dương sống với nghĩa là trống, là đực, là nọc và sống là cột là nọc, là dương. Theo duy âm, sống biến âm với sóng là nước chuyển động, sinh tạo, biến âm với sông, dòng nước chẩy, liên hệ vơi nước là cái, là âm. Nước là mẹ của sự sống. Sống có hai khuôn mặt nước lửa, nòng nọc, âm dương. Tứ Tượng -  Cắt bỏ S còn lại ỐNG, ống biểu tượng cho Trục Thế Giới hình ống nằm trong Núi Trụ Thế Gian. Trục Thế Giới hình ống là siêu xa lộ thông thương Tam Thế. Phần thân hình ống của trống đồng âm dương Đông Sơn biểu tượng cho Trục Thế Giới.
-  Cắt bỏ N còn lại SỐG = sóc, ta có cây đòn sóc là cây cọc nhọn hai đầu, theo s=c (sắt = cắt), sóc biến âm với cọc. Cọc biểu tượng cho Tượng Lửa.
-  Cắt bỏ G còn lại SỐN biến âm vối cốn, côn là cây, gậy. Cây, gậy mang hình ảnh núi Trụ Chống Trời biểu tượng cho Tượng Đất dương.
-  Cắt bỏ NG còn lại SỐ, biến âm với sối (đổ nước) như sối nước gội đầu, mưa sối sả và số, sối biến âm với gốc sa- sả là nước như cỏ sả là cỏ nước là thứ cỏ dùng đun nước để tắm gội, làm nước uống (trà sả) và làm gia vị nấu ăn, lúa sạ là lúa nước mọc ngoi theo mực nước dâng lên ; sa- sả liên hệ với Phạn ngữ saras, nước. Số-, sa, sả, nước biểu tượng cho Tượng Nước.
-  Cắt bỏ S, N, G còn lại Ố, biến âm với Ô. Dưới lăng kính Tứ Tượng, Ố, Ô, O có một khuôn mặt là không, không khí, gió biểu tượng cho Tượng Gió. Tam Thế Nếu nhìn dưới lăng kính Vũ Trụ Tạo Sinh toàn diện thì Ô (dù) biểu tượng cho Cây Tam Thế, Cây Vũ Trụ, Cây Đời Sống. Người Ngaju, Borneo có cây dù Payong biểu tượng cho Cây Đời Sống, Cây Tam Thế. Núi Tản Viên hình tán, hình lọng, hình ô dù biểu tượng cho Cây Tam Thế vì thế còn có tên là Núi Tam Từng (Ba Tầng tức Tam Thế), núi Ba Vì (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt). Như thế từ SỐNG đem giải phẫu ra ta thấy bao gồm đủ nghĩa âm dương, tứ tượng Lửa, Đất Nước, Gió, Cây Tam Thế, Trục Thế Giới, Cây Đời Sống nghĩa là mang trọn vẹn ý nghĩa của Vũ Trụ Tạo Sinh. Chắc còn có những người theo chủ nghĩa hoài nghi vẫn chưa tin. Để thuyết phục những người này, tôi xin đối chiếu Sống với Hán ngữ Sinh(sống). Vì Hán ngữ Sinh là một thứ chữ tượng hình còn mang dấu tích của chữ viết nòng nọc nên ta có thể “thấy” nghĩa bằng mắt. Từ sinh được người Trung Hoa và các vị khoa bảng ngày nay giải tự theo kiểu “thầy đồ” theo một tầm nguyên nghĩa ngữ nào đó, nhưng tôi nghĩ cách giải tự dựa vào các chữ ruột thịt với chữ nòng nọc còn ghi khắc lại trên giáp cốt (trên mu rùa và trên xương) đáng tin cậy nhất. Giáp cốt văn cho thấy từ Shèng (Sinh) có gốc nghĩa là grow (mọc, trồng) vẽ hình một chiếc cây mọc trên mặt đất. Từ Sinh trên giáp cốt có nghĩa là grow (mọc, trồng) diễn tả bằng hình cây mọc trên mặt đất (Wang Hongyuan). Ta thấy rõ từ sinh có nguồn gốc từ một biểu tượng nguyên thủy là một chiếc cây. Ta cũng thấy rất rõ Việt ngữ sống ruột thịt với trống (nọc, đực), chông (cọc nhọn), chống (cây chống đỡ) và với trồng (grow). Tất cả đều liên hệ với cây. Vì thế tôi xin giải tự từ Sinh bằng chữ viết nòng nọc theo Vũ Trụ thuyết. Giải tự Hán ngữ Sinh. Ta thấy rất rõ từ Sinh gồm có ba nét ngang là chữ tam là Ba Cõi, Tam Thế, có nét thẳng đứng như cây cột cắm trên mặt đế bằng (nét ngang lớn dưới cùng) mang hình ảnh một cây cột trụ chống, xuyên qua chữ Tam Ba Cõi là Trục Thế Giới. Chữ tam Ba Cõi và nét thẳng đứng Trục Vũ Trụ biểu tượng Cây Tam Thế, Cây Đời Sống sinh ra sự sống trong đó có con người. Vì con Người là tiêu biểu của sự Sống nên mới có thêm một nét phẩy bên trái ở nét ngang trên cùng của chữ tam. Nét ngang có thêm dấu phẩy này chính là chữ nhân có nghĩa là người. Rõ ràng chữ Sinh có gốc từ Cây Đời Sống sinh ra. Con người là tiêu biểu của sự sống nên trong chữ Sinh có chữ Nhân. Ở đây ta thấy chữ nhân nằm ở nét ngang cao nhất tức Cõi Trên cho thấy con Người ở một đẳng cấp cao trong muôn sinh, con người đứng đầu trong muôn sinh, con Người bình đẳng với Thượng Đế. Chữ Nhân nằm trên Trục Thế Giới cũng cho biết con người là Trung Tâm của Vũ Trụ… . . . . . . NHỮNG ĐIỀU TA CÓ THỂ RÚT TỈA RA ĐƯỢC QUA PHẪU THUẬT, MỔ XẺ TIẾNG VIỆT. Chỉ xin tóm gọn ở đây. .Mổ xẻ Việt ngữ giúp ta truy tìm nguồn gốc, gốc chữ, tầm nguyên nghĩa ngữ của một từ, ví dụ như từ Sống ở trên.
.Một từ do nhiều âm ghép lại. Chúng ta thường cho rằng Việt ngữ là đơn âm, ở đây cho thấy Việt ngữ cũng có thể có một khuôn mặt đa âm.
.Một từ có nhiều âm trong đó có những âm, những từ mang cùng một nghĩa, có thể coi như là những từ con, từ cháu.
.Một từ do nhiều từ ghép lại và khi những từ ghép vào có khác nghĩa với từ đem mổ thì ta có hiện tượng lồng âm, lồng từ trong tiếng Việt.
.Khi cắt bỏ một chữ hay nhiều chữ của một từ, phần còn lại cũng là một từ có cùng một nghĩa, tức là nghĩa không thay đổi thì ta có hiện tượng chữ câm ví dụ cắt bỏ k của kềnh (nằm kềnh ra đó) còn lại ềnh (nằm chềnh ềnh ra đó) (Tiếng Việt Huyền Diệu).
.Khi cắt bỏ một chữ hay nhiều chữ của một từ Việt, phần còn lại cũng là một từ Việt hay là một từ thuộc một ngôn ngữ khác nhưng vẫn có cùng một nghĩa hay nghĩa lệch, nghĩa hoán chuyển thì ta có hiện tượng chuyển âm hay biến âm lịch sử trong tiếng Việt hay từ ngôn ngữ Việt qua ngôn ngữ khác. Ví dụ từ chết cắt bỏ h còn cết tức Hán Việt kết liên hệ với hậu tố -cide. Xin lưu tâm là qua giải phẫu cho thấy sự biến âm lịch sử và hiện tượng chữ câm có khi đi chung trong một từ, hai hiện tượng này nằm chồng lên nhau (Tiếng Việt Huyền Diệu).
.Giải phẫu cho thấy có thể có hai trường hợp : trường hợp thứ nhất các phần còn lại sau khi cắt bỏ đều có cùng gốc nghĩa với từ đem giải phẫu, trường hợp thứ hai những từ này có thể mang nghĩa biểu tượng theo các biến âm với từ gốc như trong trường hợp từ Sống.
.Một điểm hết sức huyền diệu nữa là ta có thể dùng phương pháp giải phẫu Việt ngữ học và hiểu ngôn ngữ cổ của loài người như trường hợp chữ cổ Trung Hoa (như đã thấy qua từ Sinh ở trên), các linh tự Ai Cập cổ. Hãy lấy một ví dụ linh tự Kh. Theo các nhà Ai Cập học, kh được diễn tả bằng hình lá nhau (placenta). Theo tôi, không hẳn vậy. Như đã thấy cho tới giờ ta giải phẫu cắt bỏ đầu đuôi, tay chân, thân mình, ruột gan của từ Không mà phần còn lại vẫn có nghĩa là không hay liên hệ với không như thế ta suy ra nếu ta cắt bỏ Ô, N, G của từ KHÔNG, còn lại KH thì KH cũng phải có nghĩa là không (người cổ Việt phát âm KH là gì đó ta không rõ, biết đâu người Ai Cập cổ phát âm KH giống như người cổ Việt hay ít ra cổ Việt và Ai Cập cổ phát âm KH theo những biến âm của nhau). Bắt buộc. Hình vòng tròn có những sọc song song nằm ngang trong hình ngữ Ai Cập cổ Kh phải hiểu đây là biểu tượng cho hư không nước mà người cổ Ai Cập gọi là Nun, Biển Vũ Trụ (hàng ngày mặt trời đi từ đông sang tây qua Biển Vũ Trụ bằng thuyền trời solar barque). Vòng tròn có sọc Kh là biểu tượng của hư không âm, nguồn cội, cái nôi, cái nhau của sự sinh tạo ra muôn loài. Nên nhớ là các mẫu tự Ai Cập là những linh tự (hieroglyph) là chữ Trời, chữ Thánh Hiền mang ý nghĩa tín ngưỡng. Dấu tích chữ nòng nọc, chữ của Vũ Trụ giáo của Dịch thấy rất nhiều trong các hình ngữ Ai Cập (xem Chữ Nòng Nọc Trên Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á). Vì thế vòng tròn nước Kh phải hiểu theo nghĩa chính thống của duy thần là Không, hư không âm, còn hiểu theo “lá nhau” là hiểu theo duy tục. Kh phải hiểu theo Việt ngữ là Không, hư không, là một mẫu tự con đẻ của chữ nòng O, hư không, không gian của chữ nòng nọc. Ta có thể kiểm chứng lại qua linh tự kher có nghĩa là trên, bên trên, trên cao. Linh tự Ai Cập cổ kher có nghĩa là above, over. Ta thấy rất rõ vòng tròn có những sọc ngang song song Kh biểu tượng cho nước tức hư không, không gian âm đi cặp đôi với hình ngữ chữ R (hình quả trám mà các nhà Ai Cập học hiện nay gọi là cái miệng) có nghĩa là mặt trời sinh tạo, Tạo Hóa Ra, mặt trời vũ trụ, hư không. Kh với nghĩa là hư không, vũ trụ âm nên kher mới có nghĩa là above, over. Nhưng rõ nhất và không còn gì để tranh luận, không còn chối cãi nữa là KH thấy trong từ cổ có gốc từ chữ nòng nọc là KHAN (có một nghĩa theo Dịch là K’an tức Khảm, nước). Rõ như “con cua tám cẳng hai càng, Một mai hai mắt rõ ràng con cua” là KH được diễn tả bằng hình vòm (vòm vũ trụ, vòm trời) tức không (hư không, không gian, không khí). Ta cũng thấy Khan gồm co Kh là vòm không gian tức hào Khôn O dương, gió và N là sóng nước tức hào Khôn O âm. Hiển nhiên nọc mũi mác ở giữa là hào dương. Ta có KHAN = OIO, quẻ Khảm. Ở đây một lần nữa ta thấy các học giả thế giới ngày nay không dựa vào chữ nòng nọc nên đã diễn giải cổ sử thế giới lệch lạc hay theo những nghĩa duy tục ngày nay. Tóm lại mẫu tự Kh là cái vòng tròn có nước là Không (gian), nguồn cội, “lá nhau” của vạn vật. Kh là Không (gian) (Tiếng Việt Huyền Diệu). . . . . . . Tóm lại Việt ngữ là ngôn ngữ có thể giải phẫu được. Giải phẫu tiếng Việt cho thấy rõ được “ruột gan” của một từ. Mổ xẻ Việt ngữ cho biết nguồn gốc, gốc nghĩa, gốc chữ của một từ, cho biết hiện tượng chữ câm, biến âm lịch sử, lồng chữ, lồng âm, tính đa âm và giúp nghiên cứu cổ ngữ Việt và cổ ngữ thế giới cũng như giúp truy tìm nguồn gốc ngôn ngữ loài người. Giải phẫu tiếng Việt giúp thấu hiểu tường tận tiếng Việt. Giải phẫu tiếng Việt dựa trên chữ quốc ngữ abc giúp thấu hiểu tường tận chữ quốc ng ữ. Hãy dùng thuật mổ xẻ trong việc nghiên cứu, học và dậy tiếng Việt. Tài Liệu Tham Khảo..Nguyễn Xuân Quang :
-Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt (Y Học Thường Thức, 1999).
-Ca Dao Tục Ngữ, Tinh Hoa Dân Việt (Y Học Thường Thức, 2002).
-Tiếng Việt Huyền Diệu (Hừng Việt, 2004).
-Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc (Y Học Thường Thức, 2006).
-Giải Đọc Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á (đang in).
.Wang Hongyuan, The Origine of Chinese Characters, Sinolingua Beijing, 2004.
Catégories
Prose

Một Sồ Ý Kiến Về Việc Giúp Cho Trẻ Em Việt Có Khả Năng Song Ngữ

Hồ văn Hiền (BP65)

.

Chúng tôi bắt đầu hành nghề bác sĩ nhi khoa trong cộng đồng Việt nam vùng Washington từ năm 1986. Mười mấy năm qua cho chúng tôi được cơ hội quan sát một số đông trẻ con tăng trưởng nhanh hơn thế hệ cha mẹ chúng và trở thành những thanh niên bước vào ngưỡng cửa của đại học hoặc hôn nhân.

Ðối với cha mẹ các cháu, phần đông chúng ta thỏa mãn với đứa con được sinh trưởng trong một xã hội trù phú, đầy đủ về vật chất cũng như về phương tiện học vấn. Nổi thất vọng cũng không phải là hiếm. Một số không nhỏ trong chúng ta, sau bao năm hy sinh dồn hết sinh lực và tài chánh nuôi dưỡng cho đứa con, bỗng nhiên thấy mình phải đối diện với một kẻ xa lạ khi chúng lớn lên, ly khai và đòi quyền tự trị của nó. Hố sâu ngăn cách cha mẹ và con cái ở hải ngoại, ngoài hố sâu giữa các thế hệ, quan trọng hơn hết vẫn là khoảng cách văn hóa. Trong lãnh vực này có thể xem ngôn ngữ có vai trò quyết định nhất.

Tiên học lễ hậu học văn.

Khả năng dùng tiếng Việt ảnh hưởng lớn đến thái độ, phong thái của trẻ con gốc Việt và cũng do đó đứa trẻ cũng được đánh giá hoàn toàn khác dưới mắt người lớn.

Những yếu tố sau đây có thể giải thích phần nào sự khác biệt này. Có thể những trẻ nói được tiếng mẹ đẻ được cha mẹ, ông bà, anh chị dành nhiều thì giờ sinh hoạt với chúng hơn những trẻ khác chỉ nói được tiếng Anh nhờ đi nhà trẻ và xem truyền hình. “Thì giờ có chất lượng” đó (quality time) không bắt buộc phải là lúc cháu phải ngồi yên nghe cha mẹ dạy đánh vần hoặc giảng bài luân lý, lịch sử Việt nam. Thì giờ quí báu đó cũng có thể là lúc mẹ hát một câu ca dao ngàn đời để dỗ em ngủ, có thể là một mẫu chuyện nhỏ trên bàn ăn, bàn về một thái độ cư xử nào đó, nặng về tình nhẹ về lý theo lối sống nhiều tình cảm của người Việt. Hoặc có thể lúc ông bà la rầy cháu nhỏ về một lỗi lầm trong xưng hô, thưa gởi với người lớn. Hoặc lúc cậu bé có cơ hội thực tập tiếng Việt và khả năng song ngữ của mình, đồng thời hấp thụ phần nào “túi khôn” của thế hệ trước lúc cháu dịch cho bà ngoại nghe những gì xảy ra trên màn ảnh truyền hình Mỹ.

Song ngữ có làm trẻ dốt tiếng Mỹ ( tiếng Anh) không ?

Một số thầy giáo hoặc cô giáo Mỹ cho rằng trẻ không giỏi tiếng Mỹ vì ở nhà nói tiếng Việt. Sự thật về vấn đề nay không giản dị như nhiều người tưởng. Ðành rằng nếu trẻ nói tiếng Việt hoặc một thứ tiếng mẹ đẻ nào đó ở nhà, thời gian mà cháu dùng tiếng Anh tất nhiên ít hơn những trẻ hoàn toàn dùng tiếng Mỹ, trong một gia đình mà tiếng Mỹ là tiếng mẹ đẻ. Chúng ta nên để ý điểm này, vì dù chúng ta bắt buộc hoặc cố gắng dùng tiếng Mỹ hoàn toàn trong gia đình Việt nam chúng ta, môi trường ngôn ngữ về tiếng Mỹ này khó mà so sánh được với môi trường tiếng Mỹ trong gia đình người Mỹ. Tại sao ?

Vì chúng ta là thế hệ đầu tiên định cư ở xứ này, hầu hết chúng ta đều gặp khó khăn với tiếng Mỹ. Phần đông chúng ta suy nghĩ bằng tiếng Việt rồi tìm chữ dịch ra tiếng Mỹ. Từ những chuyện sơ đẳng hằng ngày như biết tên các món ăn, mô tả các triệu chứng (như nóng lạnh, ê mình, bón..) lúc đi khám bác sĩ, những bài hát trẻ con, những tiếng con nít thường dùng, lắm khi chúng ta phải học từ đầu, học từ thực tế hàng ngày, vì ít có sách nào dạy những thứ ngôn ngữ bình dân nhưng rất cần thiết này. Ðôi khi chúng ta gặp khó khăn với những chữ, lối nói rất thường mà trẻ con dùng một cách hồn nhiên vì chúng đã là người bản xứ. Về phát âm, tiếng Việt mang những âm hưởng khác xa tiếng Mỹ, ảnh nhiều đến giọng nói, đệu nói tiếng Mỹ của chúng ta. Trừ một số trường hợp ngoại lệ, đối với phần đông chúng ta, nói tiếng Mỹ tới mức lưu loát được cũng thật khó thực hiện.

Cho nên, đối với phần đông cha mẹ Việt nam, có lẽ dùng tiếng Mỹ để giảng dạy cho con về những vấn đề phức tạp hơn như văn hóa, luân lý và truyền thống gia đình e khó lòng thực hiện được. Về phần đứa trẻ chắc cũng khó thuyết phục được đứa bé vì cha mẹ đang dùng tới cái sở đoản là cái tiếng Mỹ của mình mà bỏ qua sở trường là tiếng Việt..

Vậy có cần phải nói tiếng Mỹ với con cái không ?

Một tài liệu do ban học vụ quận Fairfax phổ biến trích dẫn K. Hakuta như sau : “Phụ huynh nên nói thứ tiếng mà mình cảm thấy thoải mái nhất để tạo một môi trường ngôn ngữ dồi dào ở nhà. Theo các cuộc nghiên cứu mới đây về hậu quả của thuyết song ngữ về sự tiến bộ học tập của học sinh kết luận là khi học sinh duy trì khả năng nói ngôn ngữ thứ nhất (tiếng mẹ đẻ) của các em, các em chuyển kỹ năng này sang việc học ngôn ngữ thứ hai ; thực vậy, sự thông thạo về tiếng mẹ đẻ là một yếu tố tiên đoán mạnh mẽ sự phát triển nhanh chóng của ngôn ngữ thứ hai.”

Ðược cơ hội quan sát tận mắt sự tiến triển của các em sau nhiều năm, chúng tôi lại càng đồng ý với lời khuyến cáo trên. Ngay những đứa trẻ gia đình Việt đến ba bốn tuổi mới ra khỏi nhà và bắt đầu học tiếng Mỹ ở trường, dù là phải học ESL( English as a second language) lúc đầu, nếu chúng nói giỏi tiếng Việt, sau này chúng vẫn giỏi tiếng Mỹ như thường, có khi còn hơn các trẻ Mỹ.

Thuyết cho rằng đầu óc đứa trẻ chỉ bấy nhiêu chỗ, học nhiều thứ tiếng làm thứ tiếng này lấn chỗ thứ tiếng kia là một thuyết quá đơn giản chưa được chứng minh là đúng. Khả năng của bộ óc chúng ta quá rộng lớn để có thể bị ảnh hưởng bởi sự học hỏi thêm một ngôn ngữ.

Bộ óc song ngữ làm việc như thế nào ?

Có những khảo cứu cho rằng ngôn ngữ mẹ đẻ được một trung tâm riêng biệt trong bán cầu não trái là bán cầu trội (dominant hemisphere) điều khiển. Các ngôn ngữ khác do một hay nhiều trung tâm biệt lập ở bán cầu não bộ bên phải phụ trách. Thuyết này là thuyết lưỡng hệ thống (dual system hypothesis).

Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây lại cho thấy thực tế không giản dị như vậy, đúng hơn các phần não phụ trách các ngôn ngữ khác nhau có thể đều ở bên óc trái (là bán cầu não trội-dominant hemisphere), trong đó một nhóm tế bào thần kinh (neuron) có thể chuyên về một ngôn ngữ nào đó, một số các tế bào thần kinh khác có thể làm việc chung cho cả hai ngôn ngữ mà một người song ngữ dùng được… Ðây là thuyết subset hypothesis của Paradis.

Nói chung, cho đến nay những khảo cứu cho thấy người có khả năng dùng nhiều thứ tiếng phát triển thêm được những vùng trong óc mà người dùng một thứ tiếng không có.

Trẻ con ở xứ khác có cần phải song ngữ không ?

Trước đây ở Việt nam, ông cha chúng ta vẫn đọc và viết chữ Hán cùng với nói tiếng Việt và đọc chữ Nôm. Sau đó chúng ta vẫn dùng tiếng Pháp song song với tiếng Việt trong nhiều năm. Nhiều xứ khác như Ấn độ, Canada, Thụy sĩ, Bỉ vẫn dùng nhiều thứ tiếng hoặc nhiều thứ tiếng địa phương (dialect) khác nhau song song với ngôn ngữ chính thức mà con cái họ vẫn giỏi như thường. Phải công nhận có chia rẽ và nhiều sự đối chọi gây ra giữa những người gốc gác khác nhau. Như người Canada gốc Pháp thì muốn giữ tiếng Pháp làm ngôn ngữ chính tại Quebec, hạn chế ảnh hưởng tiếng Anh. Trường hợp chúng ta không giống như vậy, chúng ta chỉ muốn thế hệ trẻ biết thêm tiếng Việt ngoài tiếng Mỹ là tiếng chính (dominant language) trong xã hội, chúng ta chắc chắn không ai có tham vọng tạo một thế hệ dùng tiếng Việt là ngôn ngữ chính ở Hoa kỳ.

Lịch sử cho thấy rồi ra tất cả các nhóm di cư đều bị đồng hóa nói tiếng Mỹ hết, một hoặc nhiều thế hệ, làm chi cho mệt ?

Thật vậy, do thói quen và do áp lực văn hóa kinh tế, không bao nhiêu dân thiểu số giữ được sinh hoạt văn hóa đáng kể tại Mỹ. Ví dụ, người gốc Ðức định cư đông đảo ở Pennsylvania và có sinh hoạt văn hóa Ðức rất cao trước thế chiến thứ nhất. Tuy nhiên với chiến tranh giữa Mỹ và Ðức, họ phải thu mình lại vì bị kỳ thị nên báo chí Ðức càng ngày càng đóng cửa và trẻ con không dám nói tiếng Ðức công khai ngoài đường.

Với cục diện thế giới hiện nay, nhất là với điện thoại viễn liên, vệ tinh truyền thông, Internet, có lẽ chúng ta sẽ thoát khỏi những gò bó các giống dân khác đã phải chịu và hy vọng tiếng Việt ở hải ngoại sẽ phát triển mạnh.

Tại sao không học tiếng Tàu, tiếng Nhật được nhiều người dùng mà cũng giúp ta hiểu văn hóa Á Ðông ?

Tiếng Trung hoa và tiếng Nhật chắc chắn có tầm quan trọng trên thế giới ngày nay. Tuy nhiên do lối chữ viết không theo mẫu tự La mã (vần abc), khó học hơn tiếng Việt nhiều và không dùng dễ dàng trong các phương tiện tin học mớI như computer, Internet như tiếng Việt. Có một số học giả cho rằng, lần hồi các ngôn ngữ này sẽ từ bỏ các lối viết theo Hán tự để dùng chữ alphabet như chúng ta. Họ cũng cho rằng chữ quốc ngữ của chúng ta là một thành công rất lớn về ngữ học mà ít người để ý tới, mặc dù chúng ta còn trở ngại trên Internet nhiều vì có quá nhiều dấu (sắc, huyền, nặng, hỏi, ngã).
Tóm lại, học tiếng Việt dễ hơn nhiều, và hơn nữa vì đây là tiếng của chúng ta.

Song ngữ và song văn hóa (biculturalism)

Ðối với trẻ con Việt ở Mỹ học thêm tiếng Việt, ngoài việc nói được hai thứ tiếng, chúng còn quen thuộc với hai nền văn hóa khác nhau. Chúng biết thưa gởi, biết lúc nào là dạ, lúc nào là ừ, ai là bác, ai là chú, chị em, chứ không phải cứ “you, me” được thì “mày, tao “. Chúng biết khoảng cách các vai vế trong xưng hô, có thể góp phần nào tránh những rốI loạn về tương quan xã hội giữa cha con, anh em, thầy trò… dễ xảy ra ở xứ này nếu cha con, mẹ con, thầy trò, trẻ già đều quá thân mật gọi nhau bằng first name.

Ở trình độ cao hơn, nếu người thiếu niên hấp thụ được những ý niệm phức tạp hơn về thuật xử thế hay về nhân sinh quan như nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, hay công dung ngôn hạnh… thì lại càng tốt cho sức khỏe tinh thần của chúng. Chúng ta ai cũng biết rằng trường học Mỹ không có nhiệm vụ rao giảng luân lý vì nhóm này không muốn đụng chạm tự do tín ngưỡng nhóm kia và gia đình phải chủ động trong vấn đề này.

Việt nam xa xôi, có cần học tiếng Việt để biết về Việt nam không ?

Cho đến những năm gần đây, người Mỹ hầu như không bao giờ phải nói tiếng nước khác. Có người còn diễu cợt rằng người nào nói nhiều thứ tiếng thì chỉ giỏi đi làm bồi bàn. Họ có khuynh hướng coi thường người song ngữ vì phần đông không nói tiếng Mỹ đúng tiêu chuẩn và vì họ mới qua Mỹ định cư, địa vị xã hội và kinh tế còn khiêm nhường.

Người Mỹ chỉ thường trọng tiếng Pháp và nói được một vài chữ tiếng Pháp, đọc theo giọng Mỹ. Nếu chúng ta không hướng dẫn con cái, chúng cũng sẽ có thái độ thiển cận, sai lạc trên đối với tầm quan trọng của các ngôn ngữ không phải tiếng Mỹ..

Hiện nay, do việc thế giới bị thu nhỏ lại qua các phương tiện truyền thông và chuyên chỡ hiện đại, người Mỹ đã thức tĩnh và rất chú ý học hỏi các nền văn hóa khác. Trong vùng Washington, những lớp trong chương trình “immersion program” dạy trẻ con da trắng Mỹ học tiếng Nhật lúc ở tiểu học, ngay trước khi chúng học tiếng Mỹ, suốt ngày “đắm mình” trong văn hóa Nhật. Cũng như Nhật, Việt nam là một trong những nước có đông dân và văn hiến lâu đời ở Á châu. Vậy thì chúng ta, nếu có phương tiện, cho đứa bé con của mình,với dòng máu Việt, đắm mình trong ngôn ngữ của cha ông, trong cách suy nghĩ Việt nam, trong lề lối phong tục Việt nam thì chắc hẳn không có gì mà phải e dè lo sợ mất cơ hội hội nhập hoặc ” sợ Mỹ nó cười”. Còn hơn thế nữa, những đứa trẻ này còn có được cung cách lễ phép, ăn nói mực thước hơn các trẻ đồng lứa và được ngay những phụ huynh Mỹ tán thưởng vì nêu gương tốt cho con cái chính họ. Ngoài ra, chúng có thể là nguồn hãnh diện cho cha mẹ dạy dỗ chúng, mối hãnh diện này ngược lại cũng giúp chúng biết tự trọng, tin tưởng nhiều hơn ở giá trị của chính mình, gia đình và nguồn gốc của mình.

Sinh hoạt văn hóa trong gia đình.

Một số nghiên cứu xã hội học gần đây cho thấy con cái thế hệ đầu tiên của người di dân thành công hơn những thế hệ kế tiếp. Một trong những lý do có thể là thế hệ đầu tiên thừa hưởng những đức tính như phấn đấu, cần cù chăm chỉ của cha mẹ họ, những người đã trải qua bao tranh đấu, bon chen trì chí mới đến được xứ này. Một khảo cứu y học khác ở California cũng cho thấy con cái của những ngươi mẹ di cư, tuy mẹ ít học so với đàn bà Mỹ bản xứ, con của họ lúc sanh ra mạnh giỏi hơn, ít vấn đề hơn. Lý do là người đàn bà di cư chúng ta ít có những thói xấu như uống rượu, hút thuốc lá, ít vận động, xài drugs như một số ngươi mẹ từng sinh trưởng và giáo dục ở Mỹ. Những điều này chứng tỏ chúng ta cũng mang trong hành lý từ Việt nam những giá trị tinh thần, một số tập quán đáng bảo vệ và giữ gìn cho con cái chúng ta và luôn những thế hệ sau.

Dạy dỗ con cái bằng tiếng Việt và dạy chúng dùng tiếng Việt nên được coi như là một trong những khía cạnh của sinh hoạt gia đình theo truyền thống văn hóa của chúng ta. Ðối với gia đình ở Mỹ càng ngày càng bị đe dọa tan rã do ly dị, cha mẹ bận bịu đi làm, mất thì giờ cho TV, sinh hoạt văn hóa trong gia đình lại càng quan trọng hơn nữa.

Như trên đã nói, khả năng tiếng Mỹ của phần đông chúng ta thường giới hạn. Chúng ta thường chỉ lo học đàm thoại, tiếng Mỹ căn bản hàng ngày như để xem TV, đọc báo. Ða số chúng ta, cũng như đa số quần chúng Mỹ, không có thì giờ hoặc không có ý chí để đọc những đề tài phức tạp hơn, trừ ra bị bắt buộc như lúc phải đi học hoặc do nghề nghiệp. Đối với một số người, đọc sách tiếng Việt để nhanh chóng cập nhật hóa kiến thưc văn hóa, nhất là những đề tài về văn hóa Á châu, qua bao năm bị cô lập hoặc đày đọa trong xứ là một việc có thể làm được do số lượng sách báo Việt ngữ, cũ được in lại, hoặc mới trước tác, phổ biến càng ngày càng nhiều ở quốc ngoại. Từ đó chúng ta có thể nâng cao trình độ và nội dung đối thoại bằng tiếng Việt trong gia đình, tạo một môi trường tốt đẹp cho các cháu “gìn vàng giữ ngọc” văn hóa truyền thống, đồng thời tích cực tham gia vào việc giáo dục các cháu.

Hai thứ tiếng cho hai dòng văn hóa.

Ðối với những kẻ “nửa chừng xuân” như chúng ta, vừa phải học tiếng Mỹ, vừa cải thiện trình độ văn hóa bằng sách vở tiếng Việt, chúng ta phải đứng trước một lựa chọn. Hoặc chúng ta giao toàn bộ sự giáo dục con cái chúng ta cho học đường Mỹ, hoặc chúng ta cố gắng góp phần chủ động dùng tiếng Việt để dạy dỗ chúng theo triết lý, quan niệm sống của chúng ta và ông cha chúng ta, áp dụng vào cuộc sống mới ở xứ này. Chắc chắn chúng ta không nên tự cao tự đại, tự ái không đúng chỗ đề cao bất cứ cái gì của Việt nam. Làm như thế là tự dối lòng và đánh giá quá thấp óc phê phán và trí thông minh của chính con cái chúng ta. Ngược lại, có lẽ đã đến lúc chúng ta đủ sức dẹp tính tự ti quá mức và thôi nhìn xứ sở, văn hóa chúng ta qua cái nhìn thiển cận và lỗi thời của một số người ngoại quốc, kể cả một số học giả không biết tiếng Việt. Những gì người ngoại quốc viết về Việt nam cần được con cái chúng ta đọc với một thái độ phê phán và muốn được như vậy, con cái chúng ta cần biết đủ tiếng Việt để trực tiếp nghe hay đọc những điều cần thiết, tận nguồn tận gốc, từ những nhân vật liên hệ trong đó có cha mẹ chúng.

Kết luận.

Chúng ta đang ở trong một xã hội mà tiếng Mỹ (tiếng Anh) có trở thành ngôn ngữ chung cho cả thế giới trên nhiều lãnh vực. Nhưng vậy không có nghĩa là tiếng Mỹ là ngôn ngữ duy nhất, thỏa mãn mọi nhu cầu, cho mọi người, trong mọi lãnh vực.

Thực tế khác không thay đổi một sớm một chiều được là chúng ta còn suy nghĩ, nói và sống với tiếng Việt. Con cái của chúng ta cũng không thể một sớm một chiều cắt đứt mọi liên hệ với tiếng nói, truyền thống văn tự, nếp sống của cha mẹ chúng được. Xứ Mỹ này đã từ bỏ giấc mơ làm “melting pot” pha trộn hòa lẫn mọi sắc dân với nhau. Thực tế phải chấp nhận là một bức tranh muôn màu muôn vẻ đua sắc với nhau (mosaic). Nếu không có văn hóa Việt, tiếng Việt thì chúng ta là màu gì, sắc gì để có thể tự hào đóng góp vào cái mosaic đó ?

Một số dân tộc từ Châu Phi đến trong cùm gông nô lệ, lịch sử, văn hóa ngàn đời bị xóa bỏ mà nay còn ra công rán sức tìm lại cội nguồn, viết lại những trang sử đã mất. Người Do thái làm sống lại tiếng Hebrew qua bao ngàn năm lưu lạc nói tiếng xứ người. Lịch sử chúng ta có ghi sẵn, văn tự chúng ta rõ ràng, tiếng Việt lại là ngôn ngữ Á đông duy nhất thành công trong việc dùng mẫu tự La mã nên rất dễ truyền bá và dễ học, nếu chúng ta đem bỏ đi chắc chắn thật uổng. Hơn nữa, chúng ta lại là những kẻ tự do duy nhất thừa hưởng và kế tục nền văn hóa và nguồn lịch sử đó, thì trách nhiệm chúng ta lại càng lớn lao hơn.

Bác sĩ Hồ Văn Hiền.
Ngày 11 tháng 6, năm 1999

Catégories
Prose

Con Heo Đinh Hợi

Đặng Tiến (BP60)

.

Lợn, heo, là gia súc thân cận và thân thiết với người, nhất là con người thôn dã Việt Nam, từ vài ba ngàn năm nay, nhưng ít xuất hiện trong văn thơ, nghệ thuật. Nó tham dự thường xuyên vào văn hóa loài người, nhưng không đi vào biểu tượng, có lẽ vì hình dáng và lối sống lè tè, « không nghệ thuật », không thuận theo những quy ước trong tâm thức cộng đồng. Cảnh Lợn Đàn hay Lợn ăn cây Dáy trong nghệ thuật dân gian Việt nam, tranh Đông Hồ, là một biệt lệ.

Tranh Đông Hồ : Lợn đàn

Trong trí nhớ của tôi, câu thơ về lợn, hay và tha thiết nhất có lẽ là của Nguyễn Khuyến trong thơ gửi bạn :

Ai lên nhắn hỏi bác Châu Cầu
Lụt lội năm nay bác ở đâu ?
Mấy ổ lợn con rày lớn bé,
Vài gian nếp cái ngập nông sâu ?

Lời thơ ân cần, đằm thắm, chân thật và chân tình. Thật ở những lo lắng cho nhau, thiết thân trong sinh hoạt bấp bênh ở nông thôn trước thiên tai. Và tình ở niềm tưởng nhớ, vừa thực tế vừa vu vơ. Hỏi « bác ở đâu » là vì vắng nhau, nhớ nhau chứ không phải vì không biết. Hỏi « lớn bé, nông sâu » không phải là thắc mắc thật sự, mà chỉ bày tỏ không gian và thời gian nhung nhớ. Về mặt đối ngẫu : đem « con » đối « cái » là tuyệt vời. (Cũng có người cho rằng Nguyễn Khuyến chế giễu bạn Bùi văn Quế, người Châu Cầu, huyện Thanh Liêm, Hà Nam, là địa phương chuyên nuôi lợn sề, bán lợn con, và nấu rượu, trữ nếp cái. Nhưng chắc không đúng).

Trong thơ Nguyễn Khuyến còn có thịt lợn ngày ông Lên Lão :

Anh em hàng xóm xin mời cả
Xôi bánh trâu heo cũng gọi là

Và đặc biệt ngày Tết :

Trong nhà rộn rịp gói bánh chưng
Ngoài cửa bi bô rủ chung thịt

Ở thôn quê ngày áp tết nhiều nhà chung tiền mua, rồi chia nhau một con lợn ; hàng xóm nghèo cũng được một phần nhỏ, có khi là phần mỡ bạc nhạc. Nhưng nhà nào ngày Tết cũng có chút thịt để thực hiện câu ca dao :

Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Nêu cao pháo nổ bánh chưng xanh

Đoàn văn Cừ ( 1913-2004) tả mâm giỗ ngày Tết :

Thịt lợn đầy mâm thái miếng to

Tục chia thịt ở nông thôn ta chỉ là một công việc thực dụng, không nghe nói đến nội dung tượng trưng nào, như tục giết lợn ở Âu châu, mùa đông chung quanh ngày Tết dương lịch ; phong tục này có tính cách tế sinh, vừa nghi thức vừa cuồng bạo, một truyền thống mang nhiều ý nghĩa tiềm ẩn mà giới phân tâm học đang quan tâm.

Nguyễn Khuyến còn có câu đối nổi tiếng, làm cho một hàng thịt lợn :

Tứ thời bát tiết canh chung thủy
Ngạn liễu đôi bồ dục điểm trang

Dịch nôm :

Bốn mùa tám tiết lòng chung thủy
Bờ liễu non bồ dục điểm trang.

Bồ và liễu là tên cây, họ dương, tượng trưng cho người phụ nữ thướt tha, yểu điệu. Đặc sắc là câu đối chữ Hán mà lại có được « bát tiết canh » đối với « đôi bầu dục » áp dụng cho hàng thịt lợn. Câu dịch nôm như trên chỉ làm lếu láo chiếu lệ, dù cố « vớt vát » cũng không sánh được với cách chơi chữ tài tình của Nguyễn Khuyến

Trong phong tục ngày Tết, con lợn đóng vai trò thiết yếu, như qua câu đố về cái bánh chưng :

Ruộng xanh mà trồng đỗ xanh
Trồng nếp trồng hành, rồi thả lợn vô

Hay nhất trong câu là từ « ruộng », chữ Hán là « điền », hình vuông vắn và chia tư như cái bánh chưng xanh mướt.

Thịt mỡ đi với dưa hành, vì hành làm tiêu chất mỡ ; do đó dân gian có câu :

Con gà tục tác lá chanh
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi
Con chó khóc đứng khóc ngồi
Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng riềng

Lợn sống gần gũi với người, chuồng lợn thường tiếp giáp với chái bếp, để tiện bề chăn sóc. Lợn là nguồn lợi của gia đình, là nhiệm vụ của người phụ nữ, nên có câu ca dao đùa vui dí dỏm :

Đương khi lửa tắt cơm sôi
Lợn kêu con khóc, chồng đòi tòm tem !
Bây giờ lửa đã nhóm lên,
Lợn no con ngủ tòm tem thì tòm.

Và có tục ngữ :

Gái không biết nuôi heo là gái nhác
Trai không biết nuộc lạt là trai hư

Lại còn ca dao :

Nuôi lợn thì phải vớt bèo,
Cưới vợ thì phải nộp cheo cho làng.

Nữ sĩ Anh Thơ (1921-2005) trong Bức tranh Quê (1941) khi tả cảnh sáng sớm trong một gia đình nông thôn, đã kết hợp lợn với bèo :

Người dậy cả, bà già lần thổi bếp,
Thằng cu con dụi mắt quét quàng sân.
Cùng trong lúc gà lồng kêu chiếp chiếp
Và lợn chuồng ủn ỉn dục cho ăn

Bên ao nước, bèo chen rau muống nổi,
Mẹ và con xắn váy cúi khom, và
Người vớt bèo, người khều rau, hái vội,
Vì trên đường lên chợ đã người qua.

*

Con lợn khi sống, thì gần gũi với người phụ nữ, khi chết còn đóng góp vào hạnh phúc lứa đôi, qua hôn lễ :

… Mai mốt lấy chồng, anh sẽ giúp cho :
Giúp em một thúng xôi vò
Một con lợn béo, một vò rượu tăm,
Giúp em đôi chiếu em nằm
Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo…

Do đó không cứ gì ở Việt Nam mà còn trên nhiều nền văn hóa khác, lợn cũng đóng vai trò quan trọng.
Từ điển Robert Văn Hóa, 2005, đánh giá : vai trò này là quan trọng hàng đầu trong đời sống xã hội, trước khi nông nghiệp được cơ giới hóa tại Âu châu.

Tại Trung Quốc, chữ « gia » là nhà, hội ý từ chữ « thỉ » là heo, đội một mái ngang, là bộ « miên ». Không nên hiểu đơn giản, là người Tàu ngày xưa đồng hóa ngôi nhà với chuồng lợn ; nhưng nhất định là có tương quan giữa con lợn và văn hóa loài người, trong thực tế và trong tâm thức.

Nhưng dường ngày xưa lợn được thả rong. Phùng khắc Khoan (1528-1613), đã ghi lại trong Đào Nguyên Hành làm giữa thế kỷ 16 :

Trâu, bò, gà, lợn, dê, ngan,
Đầy lũ đầy đàn rong thả khắp nơi

Các nơi khác cũng vậy thôi. Trong Quốc văn giáo khoa thư, 1926, tôi vẫn nhớ bài tập đọc lớp Tư mang tên Truyện ngươi Thừa Cung, chăn lợn và hiếu học, cứ mỗi khi lùa lợn qua tràng, có tiếng giảng sách, thì đứng lại nghe. Về sau được thầy cho học, trở nên học trò giỏi và nổi tiếng.

La charette
(Les Frères Le Nain – Le Louvre)
 

Ở Pháp, lợn được thả rong tại ngay thủ đô Paris, cho đến năm 1131, gây tai nạn lưu thông, làm thiệt mạng con vua Louis le Gros mới bị cấm. Ở Hy Lạp thời thượng cổ, theo trường ca Odyssée của Homère, lợn được nuôi đại tràng và thả rong. Nhà thơ Nhất Uyên đã diễn ca trọn bộ 12110 câu :

Mười hai dãy trại cao nền
(…) Năm mươi lợn nái nằm dài chờ sinh
Lợn nọc chăn dắt ra đồng
Ba trăm sáu chục lợn con chạy cùng
Trong sân năm sáu chó săn
Dăm người phụ trại lo ăn, quét chuồng

Đoạn thơ nhắc lại truyền thuyết nàng Circé, phù thủy tóc vàng, có bùa phép biến hóa người thành lợn. Truyền thuyết chứng tỏ người và lợn thời đó sống thân cận nhau.

*

Tuy nhiên, ngay thật mà nói thì con lợn, con heo, không phải là một hình tượng văn học thông thường ; nếu muốn tìm ắt phải có, nhưng phải cố công, chứ tự nhiên thì ít ai nhớ.

Con lợn đã xuất hiện rất sớm, từ những bài thơ quốc âm đầu tiên, như của Nguyễn Trãi :

Dài hàm, nhọn mũi, cứng lông,
Được dưỡng vì chưng có thửa dùng

Ý nói : nuôi chẳng qua chỉ để ăn thịt

Tiện chẳng hay bề biến hóa

Đào Duy Anh giải thích : con lợn là giống bần tiện, chỉ nằm mà ăn, không biết biến hóa. Ưng hay oan ? Nguyễn Trãi có ý ấy không ?

Trương hai con mắt, lại xem rồng.

Vẫn một lối giải thích : tuy lợn không biết biến hóa, nhưng người ta dùng thủ lợn luộc để cúng thần, thì nó lại trương hai con mắt, « thao láo như mắt lợn luộc » mà nhìn rồng trên bàn thờ thần, là loại giỏi biến hóa.

Đây là một bài thơ bát cú nhưng thiếu câu sáu nên chúng tôi không trích toàn văn. Cặp 3, 4 cầu kỳ :

Lỗi hòa đàn, tinh Bắc Đẩu
Lang một điểm, thụy Liêu đông

Trần văn Giáp giải thích : theo sách Tạp trở, đời Đường có vị thiền sư Nhất Hàng giỏi thuật số, muốn cứu một can phạm, đã bầy mưu : xem vườn nào có nuôi giống vật gì có bảy con thì bắt cả về. Người tù bắt được một ổ lợn mang đến. Nhất Hàng nhốt cả bảy con vào một cái ống rồi bịt lại. Thế là chòm sao Bắc Đẩu không mọc. Vua lo sợ vời đến vấn kế. Nhất Hàng khuyên nên làm đại xá. Vua nghe theo và người tù được tha. Nhất Hàng thả lợn ra, Bắc đẩu lại mọc.
Câu sau có nghĩa : ở Liêu Đông hiếm có lợn lang đầu, nên được xem là « thụy », nghĩa là điềm lành, có người mang lên dâng vua. Đi đến Hà Đông, thấy đầy cả lợn lang đầu, bèn thẹn và lui về.

Điển cố cầu kỳ như vậy, tác giả dù uyên bác như Nguyễn Trãi, e cũng phải vắt óc mới tìm ra chứ không phải đến tự nhiên như khi tả cây chuối, lá chuối :

Tình thư một bức phong còn kín
Gió nơi đâu gượng mở xem

Nói khác đi và nôm na : tả con lợn thì dù cho đến Ức Trai có khi cũng phải bí ! Ngoài việc tả lợn ăn ngủ, đẻ đái, khó còn chuyện gì khác để làm thơ. Vì như vậy, trong thơ văn ít thấy lợn.
Nhà thơ Ngô văn Phú, bậc chánh tổng trong làng thơ thôn dã, trong ba bốn trăm bài thơ tả làng mạc, chỉ một lần tả con « lợn ủn ỉn » nhưng là ở một «  chợ ven đê » (1984). Huy Cận — hay cả Phùng Cung — tả rất kỹ cảnh thôn dã với nhiều gia súc mà không hề đụng đến con heo. Có lẽ do thành kiến ăn sâu vào tiềm thức, như Đào Duy Anh đã giải thích : « Lợn là giống bần tiện, chỉ nằm mà ăn không biết biến hóa », không lao động, không săn bắt như mèo chó, không bươi chải như gà vịt. Chưa kể lợn còn vô kỷ luật qua câu tục ngữ « lợn ở trong chuồng, thả ra mà đuổi » ; lợn sổng chuồng thì khó mà bắt lại. Đã vậy, ngày nay lợn còn chịu thêm tiếng thị phi, là diễn phim kích dâm, hủ hóa.

Chợ lợn (1930)

Lợn có đóng góp thân xác cho đời, âu cũng là việc tiêu cực ngoài ý chí.
Tóm lại lợn là con vật phi Khổng phi Mao, phi Lê phi Mác. Nó ủn ỉn bên ngoài sử quan, và tiếng ủn ỉn không hy vọng gì trở thành biện chứng.

*

Đối chiếu như vậy để biết trân trọng tấc lòng của dân gian Việt Nam đã tôn vinh con lợn qua tranh Gà Lợn bằng nghệ thuật Đông Hồ, hay còn rải rác trong tranh Kim Hoàng, Nam Đàn hoặc vài nơi khác. Thơ Hoàng Cầm :

Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong,
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp.

Tranh dân gian, trong tính cách bình dị của nó, khó nói được là cao siêu. Riêng tranh Lợn Đàn, Lợn ăn cây dáy, có nét đặc sắc. Những nghệ nhân vô danh đã thấu hiểu triệt để và sâu sắc đề tài, tính chất con lợn, địa vị của nó trong đời sống người dân tầm thường, lam lũ. Lợn lên tranh là giống lợn ỷ, mặt ngắn, có nhiều nếp nhăn, lưng võng, chân thấp. Sống lưng lợn mẹ được tô đậm màu đỏ da cam, lún phún lông mọc nghiêng. Theo kinh nghiệm nông dân con lợn nào có lông « đai » như vậy là tốt giống, mạnh ăn, béo khỏe, mắn đẻ và đông con. Lũ lợn lúc nào cũng đang ăn, no căng, bụ bẫm, dáng dấp phủ phê, mặt mày phè phỡn, nụ cười tủm tỉm đầy nhân tính, có khi ranh mãnh, lẳng lơ. Vẽ ra con lợn, nghệ nhân phác họa thế giới của mình, tâm cảnh lồng vào ngoại cảnh, từ những lam lũ gieo neo vươn tới giấc mơ no ấm, sum vầy đông đúc. Trên thân hình mập mạp, lợn mẹ lợn con đều mang hai vòng tròn xoáy âm dương. Công dụng là trang trí cho thân hình đơn điệu, nhưng đồng thời cũng tượng trưng cho khoáy lông, tướng l�%A

Catégories
Prose

Vị Chua Của …. Khế

Áo Vàng (BP70)

.

Ngồi với Paula trong quán nước, Hoa cười cười, châm chọc : Ta có dè đâu tên bà “đậm mùi quê hương” vậy ! Lục Thị Sáu ! Nghe cũng kêu lắm chứ ! Bà mà chơi đổ xí ngầu chắc lúc nào cũng hên !
– Thôi, thôi, sorry bà. Tui có nỗi khổ riêng. Đừng trách tôi tội nghiệp. Đâu phải ai cũng có được cái tên đẹp như bà. Hoàng Hoa ! Nếu bà già tôi mà hay chữ, đặt tên đẹp như tên bà thì tôi mang lộng kiếng từ lâu rồi !
– Nhưng mà… thiệt hết chổ nói ! Mình quen biết nhau đã mấy năm rồi, bà coi tôi là người gì ? Còn muốn rủ tôi làm ăn chung nữa, mà mỗi cái tên cúng cơm của bà tôi còn không biết ! Rõ chán !
Những cú “choc” như vậy xảy đến rất thường từ ngày Hoa quen biết và làm bạn với Paula.
Nói rằng Hoa dễ tính và chơi với ai cũng được thì không đúng, vì Hoa rất ít bạn, tánh tình lại khép kín. Paula làm nghề nails và Hoa chỉ là một khách hàng thường xuyên từ vài năm nay.
Chồng say sưa tối ngày, Paula tống cổ ra khỏi nhà. Nghề nails mang về cho Paula khá nhiều lợi nhuận nên một mình nuôi con không mấy khó khăn. Hoa thì bị chồng bỏ. Mặc dầu trước đó, Hoa chẳng thấy dấu hiệu gì đe dọa hạnh phúc gia đình cả. Đùng một ngày đẹp trời, Dũng tuyên bố ra đi không hẹn ngày về. Thì ra anh chàng đã có người khác. Tự ái bị tổn thương, thoạt đầu Hoa tìm đủ mọi cách để lôi kéo chồng về, nhưng sau nhiều phen thất bại, nàng tự nghĩ thôi thì giữ kẽ ở lại chứ ai mà ngăn cản người muốn ra đi. Hoa ký giấy trả tự do cho chồng.
Sau biến cố đó, Hoa và Paula bỗng nhiên trở thành hai người độc thân bất đắc dĩ và tìm đến với nhau…

Hoa không ngờ Paula giao thiệp rộng đến thế. Cô nàng làm việc hùng hục cả tuần nhưng đến chiều thứ sáu vẫn hăng hái đóng bộ đi chơi. Nào Karaoke, nào party sinh nhật, nào vũ trường…
Góp mặt vài lần, Hoa tự nhận thấy không hạp với nhóm bạn đó nên rút lui, chỉ thỉnh thoảng hẹn riêng với Paula và hai đứa nhiều lúc tâm sự rất tương đắc.
Có lẽ Paula tìm thấy ở Hoa một sự tin tưởng nào đó nên đã có lần bắt cóc Hoa đến văn phòng luật sư để tham vấn chuyện hùn hạp nữa cửa tiệm nails với Hoa mà không thèm hỏi ý kiến nàng trước. Dĩ nhiên Hoa không chịu nhưng trong lòng cũng có đôi chút cảm động và kiêu mãn vì có người tin tưởng mình.

Sáng nay Paula phone Hoa báo tin giá vé về Việt Nam đang sale. Cô nàng đi VN như đi chợ, nhưng vì thấy Hoa chưa về thăm quê hương nên cứ rủ rê hoài. Gặp lúc đang thất nghiệp lại chẵng có gì vướng bận nên Hoa hưởng ứng ngay. Rồi vì book vé dùm Paula mới lòi ra vụ tên thật tên giã. ..
– Khai báo thành thật đi ! Vậy còn ngoài cái tên Paula rồi bây giờ tên Sáu, bà còn tên gì nữa ? Lỡ về bên đó, người ta gọi tên bà mà tôi không nhận ra thì còn ngố hơn Mán về Kinh !
Cô nàng tủm tỉm cười, – Chuyến này tui sẽ giới thiệu bà thằng kép nhí qua Net của tui, bà nhớ là tui tên Paula Vi nghe.
– Nhiều chuyện ! Bà thật lộn xộn ! Sao lại có thêm Paula Vi là thế nào ?
– Thì lên Mạng, phải chế tên cho nó *nổ* chứ ! Thật ra Vi, nếu viết xuống là số sáu La Mã đó mà ! Xài vậy để dễ nhớ.
Hoa tròn mắt. Thiệt hết ý ! Vậy mà cũng nghĩ ra được. Cô này ngộ lắm chứ. Thông minh ! Và tếu nữa. Bởi thế, chơi với Paula, Hoa đi từ ngạc nhiên này đến thích thú khác. Nhiều khi ngẩm nghĩ, Paula là một người bạn tốt, nhưng không biết, nếu còn chồng bên cạnh, Hoa có nên quan hệ với những người như vậy không ?

Hai tuần ở VN, Hoa sống như một du khách đến nghỉ mát xứ Cuba. Paula về thường nên chuyến này không ghé thăm gia đình. Cô nàng cho Hoa ở lại Saigon một tuần rồi mua tour đi Mũi Né.
Đâu đâu cũng yến tiệc linh đình. Toàn những phòng trà và chốn ăn chơi. Thành phố Saigon nhộn nhịp thật nhưng Hoa không còn người thân nào ở đây nên chẳng có mảy may cảm xúc. Ghé ngang trường Luật cũng chả bồi hồi…. Người xưa, cùng nhau vượt biên, thề sống thề chết, yêu nhau đến hơi thở cuối cùng nhưng rồi vẫn chia tay….

Hoa rời VN, trở lại Montréal không chút vấn vương. Paula đã đổi vé để ở lại tận hưởng với người tình mới thêm vài tuần nữa. Cô nàng còn nhờ Hoa trông coi tiệm nails dùm. Có người bạn tin tưởng được, nhiều khi cũng ỷ lại….
À quên, phải nói còn một chút vướng bận, có lẽ Hoa phải giải quyết…

Tiễn người khách cuối cùng ra cửa, Hoa hối nhân viên dọn dẹp để về sớm hơn. Suốt ngày hôm nay Hoa cố gắng giữ bình tĩnh làm việc để không lộ cho nhân viên thấy mình đang bối rối khác thường.

Giờ đây ngồi một mình trong bóng tối, Hoa lật từng tấm ảnh trong xấp hình của người bạn trẻ, chưa phải là người tình, từ bên nhà vừa gửi qua, làm Hoa suy nghĩ…

Tiến là người bạn mới quen qua trung gian của Paula. Suốt tuần lễ ở Phan Thiết, Tiến tháp tùng Hoa đi mọi nơi. Nói nôm na, Paula sợ Hoa buồn nên sắp xếp đem theo một *escort* để *hầu hạ* cô bạn gái. Tuy nhỏ tuổi nhưng chàng ta thật sành điệu với đàn bà. Anh chàng rất tế nhị, không hề hỏi đến tuổi tác của Hoa và luôn gọi nàng bằng tên. Lúc đầu Hoa cũng rất ngượng nghịu xưng hô vì trông Tiến chỉ bằng tuổi em Út của mình, chừng 35 là cùng trong lúc nàng thì đã 50. Tay chàng không bao giờ rời chiếc máy hình mà Hoa mua tặng, trong gian hàng dành riêng cho Việt kiều, coi như món quà tao ngộ. Tiến bấm máy liên miên và luôn mồm khen Hoa thật ăn ảnh, vẫn còn mặn mà…
Nắng đẹp, biển xanh và cát trắng làm Hoa như đang sống lại tuổi hoa niên phơi phới…. Hoa thả lõng tâm tình với nước mây…. Giờ đây Hoa chỉ còn nhớ lơ mơ… một tuần đầy ảo mộng ….
Mấy hàng chữ nhắc nhở những kỷ niệm bên nhau, Tiến còn kèm theo vài lời hỏi mượn Hoa 5 ngàn đô để lo cho Mẹ già vừa vào bệnh viện bất ngờ, và hẹn hò ngày tái ngộ. Còn nữa, Tiến xin phép Hoa cho chàng post vài hình rất nghệ thuật của Hoa lên mạng cho các bạn chàng cùng thưởng thức !
Trưóc tiên Hoa hình dung đến phản ứng con gái và rễ, chắc chúng nó sẽ nhìn Hoa như người từ hành tinh nào đó trở về nếu chúng nó bắt gặp tấm hình một anh chàng trẻ măng đang kề má, quàng tay qua đôi vai trần của Hoa trên bãi biển… Vừa giận mình mà vừa muốn cười ra nước mắt….. Rắc rối lớn !

Nhớ lại trong một vỡ kịch hài, người ta nóí : Quê hương là chùm khế ngọt, sao các ông về, cứ toàn tìm cam với bưởi ?
Hoa chỉ mới cắn vào trái khế quê hương, ngọt đâu không thấy mà nếm phải vị chua…..làm buốt cả răng !

.

Áo Vàng
2007

Catégories
Prose

Như Chẳng Có Ai

Hồng Khắc Kim Mai (BP63)

You are to be what you are to be …
(hkkm)

.

1.

Chiếc xe van rỗng ruột nằm đó thật cô đơn. Mọi người ai đi qua cũng hờ hững lướt nhìn rồi bỏ đi. Họ không đoái hoài tới nó vì chiếc xe thiếu mất một cánh cửa lớn ngang bụng. Đã rỗng ruột mà lại toang hoang thế kia, ai thèm rước của nợ này về ?

Chỉ có mình tôi xem xét nó thật lâu. Chẳng qua tôi tò mò và có sở thích ngược đời : thích những cái gì ít ai thích, và khám phá cái đẹp nào đó nơi những gì người khác thoạt nhìn không thấy đẹp. Tôi thường lượm những gì ai chê ai bỏ, múa may biến những rác thành hoa, nên gian truân khởi điểm từ đấy.

Chiếc xe van rất dài với hình dáng hơi cổ lỗ sĩ. Bề gì thì năm tuổi của nó cũng đã dật dờ với gió sương, ai mà thèm dây dưa với cái xe bà già đời 1975 ? Đã thế, đó là xe loại tám máy, uống xăng ăn nhớt như hũ chìm. Có mà điên, lãnh nó về để trả “biu”(bill) chết bỏ !

Xe sơn mầu vàng đậm đặc, cái mầu rất đặc biệt dành cho xe cộ cửa công quyền nhà nước Mỹ. Nước sơn đã tróc vỏ ở một vài nơi, lòi ra mớ sắt đen sì, ứa những vệt rỉ dài xuống hai bên lườn xe ; không khác chi lớp mồ hôi cáu ghét của người dày dạn phong trần.

Vất vả lắm tôi mới mở được cánh cửa xe. Ghế ngồi đóng đầy bụi bạc phếch, và da ghế khô róm. Người ngồi lên nó có cảm tưởng như đang ngồi trên gai góc cuộc đời, hay mộng mơ huyền hoặc hơn, như ngồi trên ghế phi thuyền bị rớt ở một nơi lạ lẫm nào đó từ ngàn năm.

Chủ để sẵn chìa khóa lủng lẳng nơi ổ đề xe. Tôi rồ máy. Xe kêu eng éc, cà giựt cà giựt nổ rồi tắt, nổ rồi tắt. Tôi nhấn bàn đạp bơm xăng. A ! máy lẹc khẹc vài tiếng như tiếng ho cụ già. Một lát sau toàn thân xe rung lên, nổ ầm ĩ, nhả khói đen thui. Khói mù mịt tám hướng và có mùi đắng nghét. Chắc là xe đã nằm ụ từ lâu. Chắc là xe bị bỏ hoang phế vì một dự án dở dang nào đó.

Tôi kiên nhẫn ngồi chơi với xe, đạp ga đạp thắng, táy máy mở hết nút này nút nọ. Cũng may radio còn chơi được, máy nóng còn phát ra hơi ấm, máy lạnh còn phát ra hơi gió, và quạt nước còn gạt bên này quay bên kia. Đèn pha một ngọn bật cháy, ngọn kia tắt ngúm từ khuya…

Sau chục phút, máy bỗng trở mình chạy, êm như ru.

.

2.

Chiếc xe van được đưa vào sân bán đấu giá buổi chiều hôm ấy. Hội trường cả ngàn người, nhưng chẳng ai thèm lên tiếng khi đấu giá viên oang oang mời gọi. Giá xe bắt đầu bằng mười ngàn đô, tụt dài xuống còn năm trăm. Tiếng hô lớn, dội vào tai mọi người,
“Five hundred.” Chỉ chờ có thế, tôi bật người đứng dậy đưa bàn tay lên cao khỏi đầu, có nghĩa chịu giá. Ngay tức khắc, trên bục gỗ cao, miệng tên rao hàng leo lẻo nâng con số cao thêm năm chục. Giọng lưỡi của hắn thật nhịp nhàng, dẻo như kẹo, khi lên khi xuống, khi trầm khi bổng như hát,
“Five hundred fifty… Five hundred fifty… Five hundred fifty…”
Hắn không ngớt lập lui lập tới ba chữ “năm-trăm-rưởi,” đầu phắt qua phía này ngoẹo qua phía kia, đôi mắt láo liên nhìn mọi người trong hội trường. Phía dưới đất, đám cò mồi chạy lăng xăng cố mời nhiều khách nhập cuộc.
Da mặt săn lại, đôi mắt tôi cũng láo liên nhìn quanh.
Vài phút trôi qua. Kia rồi, có bàn tay ai khác đưa lên. Chộp ngay cơ hội, tên đấu giá viên đưa ngón tay chỉ ngay tôi, miệng lại múa liên hồi,
“Six hundred, six hundred, six hundred, six…”
Tôi lắc đầu. Hắn vẫn kiên trì không buông tha. Đám cò mồi lại vây quanh tôi, mời mọc. Có đứa dụ dỗ,
“Rẻ quá mà, cái xe chỉ có hơn hai chục ngàn miles. Rẻ quá mà ! Rẻ quá mà !…”
Bùi tai, tôi chần chừ giây lát rồi gật đầu. Thế là cả đám ong vò vẽ kia lập tức chạy qua phía đối thủ của tôi, chúng tấn công hắn tới tấp,
“Six fifty, six fifty, six fifty…”
Mọi con mắt đổ dồn vào hắn. Cứng cựa hơn tôi, hắn đứng yên không nhúc nhích. Tiếng rao giá càng lúc cày gay gắt thêm. Đám bung xung không ngừng chạy lui chạy tới khắp hội trường, mời mọc người này, níu kéo người kia. Vẫn không có ai ngã lòng tranh giành với tôi.
Cuối cùng, biết không lôi cuốn được ai thêm, đấu giá viên dịu giọng xuống, nhấn từng chữ,
“Six hundred fifty, one time…”
“Six hundred fifty, two times…”
Và,
“Final time : S…I…X… H…U…N…D…R…E…D… FIFTY.”

Đám khách mua không ai nhúc nhích. Lập tức có tiếng búa gỗ phạng xuống mặt bàn chát chúa. Ngón tay trỏ chỉ về hướng tôi, tên đấu giá viên đứng trên bục gỗ la lớn vào máy phóng thanh,
“SOLD ! Six hundred dollars.”
Tôi bàng hoàng, nửa mừng vui, nửa lo ngại.
Con trâu già này tôi mua về, không biết nó có thuần cho tôi cỡi, để tôi nghêu ngao bài ca trong tiếng tiêu chiều tà,
“Ai bảo chăn trâu là khổ
Chăn trâu sướng lắm chứ”
(Em bé quê/Phạm Duy)

Hay là nó sẽ vật tôi tới tận trời xanh ?

.

3.

Người thợ quen biết trong xóm ra nghĩa địa xe, nơi bãi chứa hằng ngàn chiếc ô tô phế thải, hư hao méo mó vì tai nạn hay vì hư hỏng gì đó, được kéo về đây. Anh ta hí hửng khoe rằng đã tìm thấy một cánh cửa, có kích thước lấp được lỗ hổng lớn của chiếc xe van tôi vừa mới tậu tuần trước.

Tôi theo chân người thợ vào nghĩa địa. Chỉ cần trả tiền lệ phí vào cửa năm mươi đô cho mỗi người, chúng tôi tha hồ săn lùng những phụ tùng hay bộ phận cần có.

Đi quanh co một hồi, người thợ đồng hành chỉ cho tôi thấy một cánh cửa mầu đỏ chói của một chiếc xe vận tải bị húc móp đầu đang nằm bẹp bên cạnh đống rác thật lớn. Gớm, cái mầu đỏ như máu trông thật khiếp ! Lấy thước đo tới đo lui, chiếc cửa này hơi nhỏ một chút, so với khoảng trống của chiếc van, nhưng người thợ bảo đảm sẽ xoay sở để lắp ráp nó vào, khả dĩ sử dụng được.

Từ sáng sớm đến chiều tối, chúng tôi bận rộn gỡ nơi này một cái tên hiệu ngộ nghĩnh, tháo đàng kia một dàn kẽm viền xe, lục lọi góc xó nọ bốn vỏ bánh xe còn khá tốt.

Chúng tôi gom góp mọi thứ thành một núi, không biết cơ man nào là phụ tùng. Khi sắp sửa rời nơi đây, tôi chợt thấy hai tảng sắt đồ sộ với dây nhợ lòng thòng nằm ụ bên hông cửa ra vào nghĩa địa. Người thợ giải thích đó là hệ thống cất hàng bằng hơi, hydrolift. Tôi quyết định lấy thêm món này về nhà.

.

Sau bao tháng ròng rã cắt xén hàn xì, chiếc xe đã có cái mã mới, cửa đỏ chói chang bật nổi trên thân nền vàng như nghệ. Tôi rùng mình. Vội vàng đem thổi xe lại thành mầu xanh rêu đậm. Khi sơn hãy còn ướt, những vệt đen trắng được chấm phá đây đó. Có những chỗ, ba mầu rêu, đen và trắng quyện vào nhau, tạo nên nét linh động của bốn vó chân một con vật đang phi ; và tận đuôi xe mơ hồ như có cái đuôi phất lên cao. Ngay trên hai nắp đèn pha, tôi lại cho hàn thêm hai ống sắt nhọn quặp ngược lên, như hai cái sừng. Quả chiếc xe, với chút mắm muối tưởng tượng, trông rất giống con trâu nước ở làng quê tôi ngày rất xa xưa. Nhìn nó, thiệt rất… lãng tử phiêu bồng !

Miếng sắt dày có hai phần xếp chồng lên nhau, được hàn ngay dưới chân cửa. Khi công-tắc điện bấm mở, lập tức tảng sắt đẩy một phần cơ thể nó ra phía trước rồi từ từ hạ xuống sát đất. Nó có khả năng nhấc một vật nặng nghìn cân lên hoặc xuống xe dễ dàng.

Chẳng dấu gì, tôi có chiếc dương cầm cũ kỹ, cũng mua đấu giá từ đời năm tèo năm tẹo, khi mới đến định cư ở Mỹ được một vài năm. Tuy nó xấu vỏ nhưng rất tốt lòng. Âm thanh của cây đàn thật ấm, gỗ chưa hề bị mọt ăn, hệ thống dây đồng và tất cả các phím đều hoàn hảo. Nó nặng quá chừng, nhưng nhờ có bốn bánh và với cái hệ thống nhấc bổng dã chiến này, việc đưa dương cầm vào xe trở nên dễ như trở bàn tay.

Trên nóc xe, người thợ gắn một cái máy truyền hình nhỏ được điều khiển bởi một thẻ điện tử. Bên cạnh đó là hệ thống truyền tin, có khả năng bắt đài liên lạc với cảnh sát hay dân địa phương trong vòng trăm dặm. Nếu chẳng may xe bị tai nạn mà người lái bất lực không điều động được mọi thứ, chỉ cần một va chạm mạnh với áp độ XX, hệ thống còi báo động tự phát ra tiếng hụ inh ỏi cho đến khi được tắt.

Hệ thống âm thanh quá tuyệt, có thể nghe được làn sóng ba chiều từ mọi phía. Hệ thống phòng cắp rất bén nhạy. Hễ ai léng phéng toan cướp xe, máy sẽ tự tắt nếu người lái không bấm mật mã trước khi xe lăn bánh trở lại.

Hệ thống cứu hỏa cũng nhất. Chỉ cần có chút hơi bốc khói đâu đó, dàn xịt thuốc lập tức phun chất hóa học dập tan được ngay.

Tôi hoan hỉ khánh thành chiếc xe vào một buổi sáng chủ nhật đẹp trời. Bọn con nít trong xóm ầm ĩ kéo tới đông như kiến. Chúng túa lại tíu tít trầm trồ, táy máy sờ cái này cái nọ, nghịch phá hai cái sừng. Thích quá, thích quá. Cụ già hàng xóm cứ thắc mắc tại sao chiếc xe lại biến thành con gì gì thế kia. Tôi cười xòa khai lai lịch mình, rồi lại lang bang kể chuyện tích cũ. À chẳng là ngày xưa ấy, khi tất cả chưa được máy móc hóa, ruộng đồng nhờ trâu cày dân tôi mới có gạo ăn. Tôi huyên thuyên tả cảnh ngày lúa chín nơi quê cha đất tổ, và hình ảnh chú mục đồng ngất ngưởng trên mình trâu đi bên hai bờ ruộng…

Bob, tên người Mỹ già, gật gù,
“You chắc là đang rất nhớ nhà ?”
Tiếng tôi tắt trong cổ họng “Vâng”
Và nghẹn lời.

.

4.

Những buổi ăn trưa tôi thường bỏ sở làm để sống với xe. Thương xe như người ta mê tình nhân. Vâng, chiếc xe van này là cơ ngơi của tôi, là nơi tôi dựa lưng, là nơi tôi gửi gắm nỗi lòng. Có nỗi lòng nào mà không sầu bi ?

Vì thế, cách sở làm không bao xa, giữa bãi parking rộng và vắng vẻ, trong lòng chiếc xe van, tôi tỉ tê làm bạn với chiếc dương cầm. Những âm thanh rưng rưng trong không gian nhỏ bé chỉ để riêng cho tôi nghe, mà ngoài khung cửa kia là thế giới khác, thế giới của tạp nhạp, bon chen, phiền toái.

Đó là lúc khoảng cách giữa đời và mộng rất gần, hai chục thước.
Như con thoi, tôi chạy lui chạy tới giữa cơm áo và mộng ảo.

.

Tháng Mười. Gió lộng phăng phăng qua ngàn thông xanh. Trời chùng xuống thấp và mưa, mưa mãi không thôi. Mưa ngoài đời nhiều đến nỗi mưa sũng cả ruột gan.

Khi nắp đàn mở lên, tôi cúi đầu xuống, hai bàn tay từ tốn đặt nhẹ lên dương cầm. Và tiếp theo tiếng sấm vừa nổ dòn đâu đó như một hiệu lịnh, tay tôi chạy trên phím, nhả những âm giai réo rắt của trường tấu khúc bất tận Symphonie Inachevée của Schubert.

Ô, nhạc reo như thần chú, nhạc át hết mưa gió trần ai, đưa hồn tôi bay bổng lên tận đâu ?

.

Không phải lúc nào cũng thế.
Không phải lúc nào ở bãi đậu thành phố, tôi cũng đắm đuối với Waltz of the Flowers của Tchaikowsky, lơ lửng với Sonate Au Clair De Lune của Bethoveen, hay não nùng sầu muộn với Tristesse của Chopin.

Có những lúc ngồi ngắm nhìn những giọt mưa rơi ngoài kia, nhạc tự đáy lòng bỗng vươn dậy. Nguồn sáng tác về tự lúc nào không hay. Tay phải của tôi sột soạt những đơn thể có âm vang rời rạc. Chúng từ từ quyện vào nhau thành chuỗi, thành mạch nhạc linh động. Trong tiết tấu nhịp nhàng, tay trái chơi hợp âm Đô Trưởng, âm điệu hòa thanh với ngón đàn tay phải, nghe rất ngọt.

Cùng chảy theo tiếng đàn, thơ tuôn trào, và tiếng hát mê sảng cất lên,
“Lá nào gội nước trời Thu… Nhạc nào réo rắt đường tơ… Ơi đây này câu hát rừng mơ…”
(lời và nhạc hkkm)

Vô hình chung, theo ngọn trào dâng của lòng, nhạc chuyển cung qua điệu thức La Thứ. Lời trở nên tha thiết,

“Ta về
Dãy núi ngàn xưa
Có quê hương
Sau lớp bụi mờ
Nghe lòng…
…Nhỏ giọt…
…Thương đau…
Nghe đời…
…Ngấm những…
…Vũng sầu”
(lời và nhạc hkkm) .

Tháng Mười Một. Gió heo may rít qua những hàng cây. Khắp nơi lá đều chín đỏ. Tôi ngồi trong lòng xe, lặng lẽ nhìn thời gian đi, từng giờ khắc được ghi dấu qua mầu lá biến chuyển. Từ sắc đỏ lá trở mình qua mầu cam. Như nấc thang, lá lại xuống cung vàng, …cho đến khi lá úa, lìa cành.

Dưới bầu trời nhạt nhòa nắng phai, lá bay theo cơn lốc gió bụi…
Âm điệu Rumba lại vang lên,
“Lá bay chiều nay… như lòng tôi say… đong đưa hư ảo… Ngõ nào trong tim… đưa tôi về đâu… trên con đường nhỏ
Ô ngôi trường cũ… Nhặt lá bàng rơi… chiều hanh hao nắng…
Nhớ thuở trăng thề… môi ai sóng sánh… lời ca tiểu thơ…”
(lời và nhạc hkkm)

Cứ thế, tiếng đàn nâng lời hát lên cao, để lời trở nên tráng lệ.

.

Khách bộ hành nào đi ngang qua bãi đậu xe cũng đều dừng chân lại. Họ tò mò ngắm nghía cái xe van có hình thù lạ kỳ kia, rồi nhíu mày khi nghe tiếng nhạc có nhiều mầu sắc vang vọng trong cái lồng sắt ngộ nghĩnh. Họ à lên một tiếng, tên nghệ sĩ ngông cuồng nào đây ?

Có rất nhiều người đứng im lặng nghe. Và khi đến giờ phải trở về với đời sống thực tế, tôi mở cánh cửa nhỏ bước ra trên sỏi đá cuộc đời. Họ tràn đến bắt tay thân thiện. Họ ngả mũ chào.

Tôi mỉm cười, cúi đầu lầm lũi đi, âm thanh của bài ca còn quyện theo vết chân,
“Trong chiều sương…
Ai đi
Nhạc vương sắc áo
Đời cắm cúi mê say”
(hkkm)

.

5.

_“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta”
(Ca dao)

Con trâu với kẻ mục đồng luôn sát cánh bên nhau. Gặp tên mục đồng lãng tử, trâu ắt mệt nhừ. Tôi xách trâu đi lang bang, vì ruộng của tôi là ruộng bốn bể, không ranh giới không bến bờ. Trâu ngọ ngoẹ đi theo, lao đao cùng chủ.

Kể từ ngày có chiếc xe van này, định mệnh đã đưa đẩy tôi thành người một người khác. Tôi không còn làm việc một chỗ nhất định như trước. Vốn đa nghệ, nơi nào có việc làm cần người, tôi tấp bến ít lâu để kiếm cơm. Khi rủng rỉnh có tí tiền độ nhật trong túi, tôi lên đường lang bạt kỳ hồ.

Cũng may chiếc xe van rất ngoan, chưa hề đình công nằm vạ dọc đường.

.

Có những ngày chiếc xe van không khác chi lò nướng thịt hầm hơi. Tôi chạy xe ra ven đô, tìm đến phi trường nằm sát bên dòng sông lớn. Mùa hè xứ Mỹ nắng như thiêu.

Trời cao, sông rộng và gió thổi lồng lộng. Thỉnh thoảng vẳng lại từ phi đạo tiếng quạt gió ầm ĩ của máy bay nào đó đang chuyển động để lấy đà cất cánh.

Trên trời cao bay lơ lửng nhiều trái cầu hơi to tướng bằng ni-lông xanh đỏ tím vàng. Chúng di động theo hướng gió, trông rất đẹp mắt. Dưới sông xuôi ngược những chiếc thuyền con với cánh buồm sặc sỡ. Gần hơn là đám nam nữ đua nhau trượt nước.

Chạy dọc theo bờ sông một lúc để tận hưởng những luồng gió mát rượi, tôi ngừng lại trước một đám đông đang tụ họp quanh một chiếc xe buýt. Hỏi ra, a ! họ đang chuẩn bị cho một cuộc chơi kỳ thú. Đa số đều là thanh niên thiếu nữ sung sức đầy nhiệt huyết. Trang bị với bộ đồ nhái xanh xanh đỏ đỏ, một chiếc mũ cao su ôm sát đầu, và đôi giày mỏng đế dán chặt vào chân, các cô cậu bận rộn làm những cử động hô hấp, chờ tới phiên được chở đến địa điểm Z…

Z – như ‘Zebra’, như ‘Zodiac’ .

Hai chiếc phi cơ trực thăng có sơn hai chữ Z1 và Z2 to tướng, bay vù vù trên cao thật cao. Mọi người đứng bên sông háo hức nhìn lên. Phi cơ đảo qua đảo lại ít vòng rồi bay song song nhau. Ít phút sau, hai chiếc thang dây được thả thòng xuống. Từ lòng trực thăng hai người nhái bước ra, bám vào nấc thang thấp nhất. Phi cơ như hai con chuồn chuồn lại bay vút lên cao, nhả những sợi khói trắng, quần lui quần tới để vệt khói viết thành vần Z trên nền trời xanh lơ, trông rất ngoạn mục. Bám theo thang dây là hai hình nhân lủng lẳng trên không trung, đong đưa trong trời mây.

Chờ cho hai phi cơ sắp bay sát vào nhau, họ buông tay tung mình lên cao. Tuyệt vời thay, trong nháy mắt, họ đã đổi chỗ. Nhân sự áo đỏ của Z1 bám được thang dây của Z2. Anh ta loay hoay trèo lên nấc cao và ngạo nghễ đưa tay vẫy chào mọi người dưới đất. Nhân sự áo xanh của Z2 bây giờ đang làm chủ thang dây Z1. Cô đưa hai ngón tay mở rộng dạng chữ V, dấu hiệu của chiến thắng, trước những hò hét cổ võ của chúng tôi.

Trực thăng bay cao hơn để hai hình nhân chuyển thế. Bây giờ họ bám thang ngược đầu. Toàn thân họ được dính cứng vào thang dây bằng hai móc chân. Tôi nín thở theo dõi khi con chuồn chuồn Zebra 1 vụt lên cao. Xem kia, áo xanh đã buông chân, và nhanh như chớp, áo đỏ lượn tới bắt hai tay người áo xanh. Hú hồn, họ đã chụp được nhau ! Bốn cánh tay như đan cứng không rời và hai thân thể lửng lơ bay tòn ten trong mây.

Z1 bay là là xuống kề bên Z2. Lập tức áo xanh tung mình về với trụ cũ. Không chần chờ giây phút nào, áo đỏ phóng mình qua bám chặt vào hai chân của cô nàng áo xanh. Thật không thể tưởng tượng được sự nhanh nhẹn của họ.

Cứ thế họ liên tục chơi trò nhào lộn trong không trung, cho đến khi một ai đó bị vuột tay rơi tòm xuống nước.

.

Cảnh sống động của ngày hè làm lòng tôi vui, vui không thể tưởng. Đậu xe thu mình trong bóng mát tàng cây, tôi hứng chí lục lọi tìm giá vẽ.

Trong chiếc xe van, tôi giam mình vào cõi riêng, miên man với thế giới của sơn và cọ. Tiêu đề của tranh hôm nay được dàn trải trên vải bố —
“Tôi bơi thuyền trên dòng sông trẩy nắng
Có dải mây hồng vắt qua ngang vai
Có gió xôn xao lùa vui tóc rối
Có lửa trong tim nung nấu hình hài”

Từ dạng phác họa cho đến khi khung bố biến thành tranh, thời gian cũng theo đó trôi mau.
Trời đã nửa khuya. Ngoài kia không một bóng người lai vãng. Chỉ còn nghe tiếng sóng nước vỗ tấp vào bờ, càng lúc càng lớn. Trên cao, trời tối đen như mực, thỉnh thoảng nhấp nhóa bóng đèn của một vài phi cơ làm tín hiệu chuẩn bị hạ cánh.

Trong xe, ngọn đèn nê-ông hai tấc chạy bằng pin tỏa ánh sáng dịu mềm. Tôi khóa cửa cẩn thận rồi ngồi ngã người trên ghế. Tôi vừa nhai cơm tối với mẩu bánh mì chấm cá hộp, vừa ngắm nhìn bức tranh mới vẽ xong. Có chút chưa vừa ý với người trong tranh. Hình như tóc nàng bay chưa lả lướt bằng gió bằng mây. Hình như nụ cười còn rất gượng gạo. Tôi đứng dậy điểm thêm vệt nắng trên mắt để cái nhìn của người đàn bà trong tranh thêm sống động. Thêm một chấm nắng nữa vào môi để nụ cười trở nên hấp dẫn, mời đón, gợi thương.

Khi tôi thực thụ buông cọ để nằm nhoài trên chiếc ghế bố, trời đã sáng lúc nào không hay…

.

6.

Ai đó có nói, đi một ngày đàng học một sàng khôn. Điều đó quả thật rất đúng. Rày đây mai đó với chiếc xe van, tôi làm tên du tử tha hồ dong ruổi đường trường. Đương nhiên tôi đã thu nhận rất nhiều sàng khôn, trong đó quí báu nhất là rèn luyện được đức tính nhẫn nhục để vượt qua tất cả những thử thách khốn cùng. Trong nhẫn nhục có sức chịu đựng gan lì và khiêm cung. Thế nhẫn nhục là thiền tại tâm, là tim óc bất động trước những tàn ác của tha nhân và nghịch cảnh.

Nơi đồng bằng, nơi biển rộng, nơi trời cao, tôi cảm thấy tấm lòng như được mở trói.

.

Mùa Xuân về, khí trời ấm áp, dễ chịu. Có nhẽ tại đầu năm, như con sơn dương, như con gấu rừng mới ngóc đầu thức dậy sau mùa Đông tuyết giá, các chủ hãng còn vươn vai khệnh khạng sắp xếp công việc, nên người thất nghiệp hơi nhiều nơi thành phố tôi ở. Vì thế, khi may mắn được một công ty giao cho trách nhiệm về một thị trấn xa xôi hẻo lánh để giải quyết một vài công việc có tính cách khẩn và ngắn hạn, tôi không nề hà. Tôi quyết định lên đường ngay.

Sáng sớm, mây mù dày đặc sa xuống thấp, chiếc xe van chạy chậm như rùa bò vì người lái không thấy được con đường trước mặt. Xe đi trong sương khói, xe cứ chạy miết, chạy mãi…

Càng lúc, nhà cửa càng thưa vắng, và hai bên đường san sát những hàng thông xanh cao ngất.

Tôi lật bản đồ ra xem. Hình như tôi đi quá xa với lộ trình đã định…

Tôi loay hoay quay đầu xe, trở lại đường cũ. Đèn đồng hồ xăng báo cho biết là nguồn nhiên liệu sắp cạn. Cũng may, tôi luôn luôn thủ theo một bình xăng xơ-cua, nên xe có thể chạy thêm ít nhất thêm mười dặm nữa. Cẩn thận hơn, tôi vói tay nhấn nút vào máy liên lạc cấp báo, xin cho biết địa điểm trạm nhiên liệu hay xóm làng gần nhất.

Không ai trả lời. Như vậy có nghĩa tôi đã vượt quá tầm ra-đa của cảnh sát ?

Chẳng hiểu như thế nào, xe loanh quanh rồi lạc lối vào giữa lòng một cánh rừng bát ngát. Rừng được xẻ làm đôi bằng con đường mòn quanh co, gồ ghề và dài hun hút. Thỉnh thoảng đây đó có những ụ cây chất thành đống cao, thân cây thẳng tắp, nhẵn nhụi lá cành. Chắc là gỗ ai đó đã đốn rừng nằm chờ được tải về thành phố ? Tôi thấy hơi an tâm, hy vọng có bóng người lui tới nơi này.

Tôi có cảm tưởng đôi lúc xe như đang lên dốc vì con trâu bò rất nặng nhọc, thở phì phì những luồng khói đặc. Bánh xe bị kềm giữa gọng siết của bộ phận thắng, bốc ra mùi khét lẹt. Có lúc tôi như chúc đầu xuống núi vì trâu đâm đầu chạy phăng phăng như bay…

Cứ lên cứ xuống, xe chạy hơn mười dặm vẫn chưa đưa tôi đi về đâu. Đồi núi trùng trùng điệp điệp. Trước mặt vẫn là rừng thông ngút ngàn, vẫn là mầu xanh có mùi hăng hắc, ngai ngái tạt vào xe muốn ngộp thở, lại có hơi nước phủ đầy kiếng xe.

Thần trí lao đao, tôi tấp trâu vào bên lề nghỉ mệt và để xe nguội máy. Quay kiếng xuống, tai nghe rõ tiếng nước chảy ầm ĩ. Hóa ra nơi tôi đang đứng là điểm cao chót vót, có thác nước ồ ạt đổ ào xuống thế gian.

Như linh khí, mây bao quanh mỏm núi. Mặt trời rọi ánh sáng vào tia nước từ thác hắt lên, trông giống những đốm pháo bông ngày hội. Ở đây cao quá và chắc là xa lắm, tôi không nhìn được bóng dáng thành phố, không còn nhìn được thấy ai. Cuộc đời trần tục như lui vào dĩ vãng. Con trâu và tôi, hai thể chất khác nhau, có cùng chung một thể hồn nhẹ phây phây như hơi gió thoảng trên đỉnh thượng ngàn ?

Từ muôn hoa nở bên hóc đá, hương thơm — thơm quá là thơm — bay thoảng trong không gian tinh khiết. Hoa trắng có cánh mỏng dính lung linh những phấn mầu vàng anh, thật vô cùng diễm tuyệt. Tôi đưa tay hái một nhánh. Ngay tức khắc, cánh hoa rụng tơi tả bay mất hút trong gió. Tôi đặt tên hoa là hoa Hoa-Phong-Dao.

Tôi vốc những đám mây đang cuộn tròn dưới chân, quanh thân.
Khi tay chạm mây, mây tan. Tôi đặt tên mây là Mây-Biên-Ảo.

Hôm nay, lạc loài nơi chốn NHƯ-CHẲNG-CÓ-AI, tôi quì xuống khắc tên mình trên đỉnh núi.

Trên trời xanh, dương cầm cùng ta nhả những hoan ca…

***

Núi cao lên dễ, xuống khó.

Để đỡ hao xăng, tôi tắt máy xe, nhấc cần lái vào vị trí thả lỏng.
Sẵn đà dốc, trâu chúc đầu, bò từng bước rất chậm xuống sườn núi. Tên mục đồng kềm chặt thắng, nhả chân từng chốc chỉ đủ để trâu lê từng bước đi ngược đầu. Địa ngục thấp thoáng trước mặt. Chuyến tìm đường về này là một thử thách quá khiếp đảm mà mạng sống của chủ tớ như chỉ treo mành. Thỉnh thoảng tôi nói với trâu như nói với chính tôi “cứ thế mà tiến”. Vâng, cứ thế mà tiến, rất chậm, rất vững, rất tự tin. Quả là một chuyến phiêu lưu tối ư nguy hiểm.

Tôi thở phào khi vượt qua được khúc quanh hiểm nghèo nhất.

Nhưng không, Tử Thần đang chơi trò cút bắt một cách thần sầu. Khi xe đi thêm một đoạn, mặt trời bỗng chiếu thẳng vào cửa kiếng những tia nắng quái ác, mắt tôi chói lòa không còn thấy gì nữa. Tôi đưa tay mặt lên che ánh nắng, chân đạp mạnh bàn thắng. Xe dộng về phía trước, và nhanh như chớp xe xoay quanh một vòng ba trăm sáu mươi độ. Tôi hoảng hốt cố ghìm xe bằng thắng tay nhưng đã trễ, con trâu của tôi húc vào một thân cây rồi trợt giò bay xuống vực sâu…

Tất cả xảy ra quá nhanh. Chỉ còn biết tôi như một mũi tên được bắn ra, bay vèo trong không gian…

.

7.

… Mũi tên cắm ngay chóc vào một cành cây ; hay nói đúng hơn, một cành cây ở đâu đã vươn cánh tay dài ngoằng ra đâm xuyên qua vạt áo sau, móc tôi lơ lửng giữa tầng trời.

Tôi không biết mình đã nằm như thế này trong bao lâu. Tứ chi quơ quào tứ phía, tôi khác chi con nhện hỏng giò bị rơi bên ngoài máng lưới. Trời sinh miệng nhện nhả tơ để tự cứu, còn tôi làm thể nào để thoát ra khỏi cảnh này ? thôi, đành chờ cho cái đói cái khát giết mình dần mòn…

Thần trí tôi chập choạng giữa mê và tỉnh. Mơ hồ nghe tiếng vọng của trâu rống từ nơi nao. Có phải là tiếng kêu gào của con vật bị thương, hay chính cõi lòng tôi đang tuôn niềm thống khổ ?

Nước mắt ứa trào, không có sự chọn lựa, tôi chấp nhận chết nơi rừng thiêng xó núi, biệt tông tích. Tôi lắp bắp khấn lời xin Trời Đất cứu rỗi, cho tôi được đi về cõi kia không đớn đau, ước cầu cho linh hồn sẽ được yên nghỉ. Nói trong lòng những lời từ biệt với những ai thân thương. Tha tội cho những ai đã đem đến phiền não cho đời mình. Còn gì để nói nữa không. Còn gì nữa không. Còn gì nữa không ? Còn chứ. Thôi xin giã từ văn chương thơ phú cung đàn. Thôi vĩnh biệt tranh hoa phim ảnh. Tất cả đều phù phiếm, như chính bản thân tôi, không có gì phải xót thương nuối tiếc…

Ngay trong giờ tuyệt vọng nhất, có tiếng kêu lắc cắc của cành cây đang cưu mang tôi. Nhánh cây càng lúc càng trĩu xuống dưới sức nặng của người.

Tiếng động của cành lá muốn gẫy mỗi lúc mỗi gia tăng, như tiếng rung báo tử, như tiếng vỗ tay đắc thắng của Tử Thần.

Tôi vụt mở mắt nhìn quanh. Ô kia, không xa lắm, có vài nhánh cây khác chìa ra, chằng chịt những dây xanh nâu lòng thòng. Một tia hy vọng bật sáng. Đầu óc tôi bỗng linh hoạt lạ thường. Nhanh như điện, hình ảnh đôi nam nữ nhào lộn trên không trung hôm nào hiện rõ mồn một. Trong tâm não, khúc phim đó được chiếu đi chiếu lại từng cử động của họ. Cho đến khi, cho đến khi, cho đến khi nhánh cây đứt lìa, hất tôi ra ngoài.

Sức mạnh nào làm tôi quật người lên, vung chân phóng mình bám được sợi dây leo bên kia thế nhỉ ? Quả là một phép lạ, hay vì ý chí chiến đấu cho Sống Còn mà con người có thể vượt qua tất cả những hiểm nguy khi phải đối mặt ?…

****

Muốn trèo xuống cây không phải là một điều dễ làm, nhất là ngực tôi đã bị chấn thương từ lúc nào không hay. Có lẽ là lúc xe đâm vào thân cây trước khi lao xuống vực. Hình như miếng xương sụn nối liền hai buồng sườn đã bị gẫy.

An toàn là việc phải làm trước nhất. Tôi nghe thân thể đau nhừ mỗi khi với tay kéo những sợi dây luộc dài ngoằn dài ngoèo lên quấn chặt quanh bụng. Dù đau cách mấy cũng ráng buộc thêm vài sợi vào hai cổ chân. Lại thắt ít sợi vào hai cổ tay. Nếu chẳng may tôi có ngủ gật, sẽ chẳng rơi xuống hố. Ít nhất, tôi phải sống cho qua được đêm nay.

Phải đó, màn đêm đã bao trùm không gian. Gió hú qua ngàn cây nghe thật khủng khiếp. Như loài vượn hoang, tôi bây giờ đang ngồi cú rũ dưới tàng lá, cheo leo trên ngọn cây cao, không biết giờ phút sau số mạng đưa mình về đâu. Mỗi phút khắc trôi qua như một thế kỷ…

Quá mệt mỏi, tôi gục xuống, đầu kê lên chòm lá, hai tay vòng xuống ôm chặt cành, hai chân quắp vào nhau.

Làm thế nào tôi có thể chợp mắt được trong một hoàn cảnh bi đát như thế này ? Để trốn sự sợ hãi, để đầu óc luôn bận rộn, để biết mình vẫn còn sống, đầu óc tôi miên man đi về quá khứ…

Đã nhiều năm rồi, hình ảnh trong đêm giữa Rừng Lá vẫn chưa phai,

Cha tôi bị lột cởi trần, mặc quần xà lỏn. Hai tay chắp trên đầu, dưới ánh trăng xuyên qua kẽ lá, tóc cha — trông bạc hơn ngày hôm trước — rủ xuống trán, ông quì gối trước họng súng của hai tên bộ đội choàng khăn rằn. Tuổi chúng chỉ khoảng mười bảy mười tám. Chúng hung hăng lấy chân đạp vào ngực cha, đòi ông phải cung khai địa điểm dấu vàng, nơi đậu của tàu vượt biên, cùng với tên tuổi người tổ chức. Cha tôi im lìm không nói. Chúng đập báng súng lên đầu cha. Ông gục xuống, bất động… Tôi ngồi núp trong bụi rậm, nước mắt đầm đìa…

Tôi rờ rẫm soát lại coi các dây có còn cột chắc vào thân không rồi lại nhắm mắt, miệng lâm râm khấn cầu Cha mình.

Bóng tối dày đặc làm tôi sợ quá.

Sợ quá ? Lẽ tất nhiên ! Sợ có thua đêm nào :

Khi nghe những tiếng súng nổ chát chúa đây đó và tiếng chân chạy sầm sập rất gần, tôi phóng mình xuống cái đầm nước ẩn núp. Một con ễnh ương nhảy ngang qua mặt và đậu trên vai tôi, tôi hất nó qua một bên. Dưới ánh trăng thấp thoáng bóng một tên bộ đội ôm súng chạy qua chạy lại trên bờ mương. Hắn hét lớn, bắt lấy nó, bắt lấy nó, giọng đằng đằng sát khí, giọng the thé của một người nữ miền Bắc. Quá hoảng sợ, tôi thụp đầu lặn dưới những cánh bèo… Trên kia, tiếng súng nổ càng lúc càng nhiều, và người qua lại hình như đông hơn, vì tôi nghe họ nói năng rổn rảng, chửi tục om sòm. Giọng của một đám đàn ông. Chúng báo cáo đã bắn được hai người.

Thỉnh thoảng tôi vén bèo trồi lên mặt nước để thở rồi lại hụp sâu. Tôi nằm trong nước như thế suốt đêm.

Khi bọn bộ đội đã kéo nhau đi hết, tôi lú đầu lên, hú hồn mình đã thoát nạn.

Trong đêm vắng thỉnh thoảng nghe có tiếng chó tru ma, tiếng ếch nhái kêu ồm ộp. Lúc này tôi mới cảm thấy lạnh cóng. Lết lên bờ, tôi cuốn lá chuối khô vào mình rồi bò vào ổ rơm gần đó để trốn tiếp.

Trời hừng sáng, tôi vội vã ra đường cái đón xe Lam… Xe chạy về chợ Bà Rịa…

Ngồi bên gánh hàng quà ăn tô bún dằn bụng, tôi nghe nhiều tiếng xầm xì bên cạnh. Có tật giật mình, tôi bỏ đi ngay, chui vào lồng chợ mua cái nón lá, mua đôi dép nhựa và vào cầu tiêu công cộng thay bộ đồ bà ba mới, vì áo quần tôi mang trong người vẫn còn dính đầy vết đất bùn.

Tiếng phèn la đánh ỏm tỏi của bọn ba mươi mang băng đỏ, cùng với tiếng loa phóng thanh của đám công an khu chợ gióng lên rêu rao cho biết quân ta đã bắt được hai tên phản động ngụy đêm hôm qua. Tôi chen chúc trong đám đông để xem chúng bày xác hai người nằm dài trên cái bàn dơ bẩn giữa chợ. Đầu và mặt của hai người quá cố được đậy lại bằng một vuông khăn xám nhàu nát.

Ẩn mặt dưới cái nón lá rộng vành, tôi cúi đầu đứng mặc niệm, nước mắt chảy như suối, vì hai người chết chẳng ai khác hơn là các anh N. T. Linh, anh T. N. Thủy, những chiến sĩ đồng nhóm, đầy nhiệt huyết, gan dạ, đấu tranh cho lý tưởng quốc gia trong một hoàn cảnh rất khó khăn. Chúng tôi về họp nhau ở một địa điểm bí mật để phân chia công tác chống lại chính quyền đương thời, thì bị phá tán, xảy ra cớ sự…

Dưới trời nóng chang chang, một tên đầu sỏ đứng đọc bản án kết tội hai kẻ phản động. Cuối cùng để dằn mặt dân chúng, hắn đưa súng dí vào màng tang của anh Linh. Mọi người nín thở bưng tai chờ đợi. Nhưng hắn chỉ dọa thế thôi rồi gọi thuộc cấp mang hai tử thi đi…

Trong lòng tôi vết thương này chẳng bao giờ lành. Xin anh em hãy tha thứ cho tôi chưa hoàn thành được nhiệm vụ ngày xưa, chưa làm được những điều muốn làm.

Cái đau xé thịt phát ra từ ngực lôi tôi về với hiện tại. Mồ hôi toát ra ướt đẫm áo. Hai hàm răng tôi đánh lập cập. Tay chân tôi run lẩy bẩy. Hơi thở phát ra từng luồng nóng hổi. Lạnh quá. Lạnh quá. Lạnh chết được !

Tôi biết mình đang bị cơn sốt hành. Có lẽ vết thương ở ngực đang làm độc, hay tôi đã nhiễm phong hàn ? Đôi lúc tôi muốn chồm dậy giật tung hết những dây nhợ ra, lao mình xuống hố kết liễu cuộc đời. Nhưng tay chân tôi quá bải hoải không thể nào nhấc lên nổi…

.

8.

Ngày lại về.

Tôi cựa mình thức dậy, hé mắt thấy nắng đang nhảy múa trên những ngọn lá. Chưa bao giờ tôi thấy ghét nắng thậm tệ như lúc này. Chính ánh mặt trời đã đưa tôi vào cảnh khốn cùng hôm nay.

Một giòng nước dãi chảy ra khoé miệng. Tôi quệt môi. Bàn tay xanh lè chất nước sền sệt. Nhớ lại đêm qua tôi sốt quá. Trong cơn điên cuồng tôi đã túm lá nhét đầy miệng, nhai ngồm ngoàm. Có lẽ vì đau, vì đói, vì khát quá độ. Cũng may, không phải là lá độc.

Tôi ôm ngực từ từ ngồi dậy, dáo dác nhìn tứ phía. Đám chim rừng vô tư líu lo chuyền cành nghe thật rộn tai. Và xa hơn chút nữa, có vài chú khỉ nhỏ ngồi chồm hổm nhe răng nhìn khách lạ. Chắc chúng đang kháo nhau, sao hôm nay rừng có con đười ươi bự chi bự ??? Với ý nghĩ này, tôi thấy lòng gợn lên chút vui. Tôi lấy tay làm dấu chỉ vào miệng mình, rồi ngửa tay như xin thức ăn. Bầy khỉ trơ mắt ngó tôi một lúc, rồi khọt khẹt chạy đi mất dạng.

Dưới xa, không thấy gì hết ngoài mầu lục mông mênh của cây lá. Giờ đây tôi cũng ghét cay ghét đắng cái mầu này. Nó ngăn tôi với thế giới đồng loại, nó cô lập tôi với mọi thứ.

Dẫu muốn, với tình trạng bị thương và đau ốm như hiện nay, tôi không thể tụt xuống cây. Mỗi cái nhúc nhích đều làm cho ngực tôi như có muôn ngàn kim đâm nhói. Cũng may khi trườn ra xa một chút, tôi bắt gặp hai tổ chim. Một tổ có năm cái trứng vỏ mầu xanh dương. Tổ kia có một bầy chim non mới ra ràng. Không chần chờ, tôi vớ ngay tất cả, dấu vào túi áo.

Tôi bỏ quả trứng vào mồm, nhai luôn vỏ. Chất béo của trứng làm mắt tôi sáng rỡ ra, tôi có cảm tưởng như mình mạnh hẳn lên.

Tôi bốc những chim con ra khỏi túi, ngắm nghía nhìn. Trong lòng bàn tay tôi, mình chúng đỏ hỏn, lơ thơ một đám lông tơ. Đôi mắt chúng nhắm lại nhưng mỏ thì cứ há chìa ra, quơ bên này quơ bên kia tìm ăn. Tội nghiệp quá, chúng đâu biết chúng đang là miếng mồi cứu tôi trong lúc thập tử nhất sinh này. Mới ít giờ trước đây thôi, khi bụng đói quay quắt, tôi đã có ý nghĩ cắn ngay thịt mình để ăn, rồi ra sao thì ra. Hóa ra khi bị dồn đến con đường cùng, bất cứ điều gì cũng có thể làm

Buổi trưa, có tiếng máy bay vù vù đâu đây. Quên cả đau, tôi đứng phắt dậy. Quả thật đàng xa kia thấp thoáng một chiếc phi cơ nhỏ đang bay về hướng tôi. Thật không có gì vui mừng hơn.

Nước mắt chan hòa, soát lại các dây chung quanh mình, tôi lần mò bò ra khỏi vòm lá, nhưng rồi lại thất vọng não nề. Mặc cho tôi hét lên cầu cứu khản cổ, phi cơ đảo qua đảo lại vài lần rồi mất biến sau dãy núi. Họ không thấy tôi. Họ không nghe được tôi.

.

Nắng đã tắt và bóng tối ngự trị vùng không gian rộng lớn. Tôi run rẩy trùm cái áo lủng lưng lên đầu. Cũng như đêm trước, tôi rúc trốn trong vòm lá rậm.

Càng lúc núi rừng càng thâm u bí hiểm. Khi trăng lên, tiếng sói tru và tiếng con gì gầm nghe rợn người, sởn tóc gáy. Tôi dán chặt mình vào thân cây, đầu óc cố nghĩ đến một kỷ niệm nào đó để lấp cơn sợ.

Tình hình ở Sàigòn lúc đó rất găng. Nhiều người thân thích và bạn bè đã dần dần bị bắt. Tay bồng tay bế các con, tôi tìm đường thoát thân và có lúc đã bị tóm cổ. Các con còn quá nhỏ không kham nổi đời sống thiếu thốn của cảnh tù tội, nên khóc la suốt ngày. Nhờ thế sau hai tháng bị bắt giam ở Vũng Tàu, tôi và các con được phóng thích. Sau ngày được thả, tôi phải đương đầu với chính quyền địa phương, bị đưa ra tòa án nhân dân với tội danh phản quốc.

Màn đấu tố thời 1954 lại được tái diễn. Hơn trăm người tề tựu ở một sân trường đường Kỳ Đồng. Tên công an phường đập bàn, hết lời thóa mạ, yêu cầu nhân dân lên án tôi để làm gương cho những kẻ khác,
-Chị kia, hãy xưng tội với nhân dân.
Tôi ấp úng,
-Thưa vâng, tôi tên là…, có chồng ngụy quân đang học tập cải tạo. Tôi và các con hiện cư ngụ tại 126 C đường Nguyễn Văn Trỗi… hộ khẩu thuộc phường năm quận ba thành phố Hồ Chí Minh… xin nhận tội với bà con cô bác và xin bà con cô bác tha thứ. Tội của tôi là tội ích kỷ, tham sống sợ chết, hèn nhát không ở lại cùng bà con cô bác để chia sẻ những đói ăn, khổ cực. Tội của tôi là tội của bọn trí thức tiểu tư sản ti tiện, chỉ biết lợi lộc cá nhân, chạy trốn đi tìm sung sướng cho riêng gia đình mình…
Tên công an ngắt lời,
-À chị này láo nhé, nói xóc nói mánh cái gì thế, tội chị đáng xử tử để làm gương cho kẻ khác…
Hắn tiếp lời,
-Theo báo cáo nhận được, chị trước kia đã cùng sinh viên Sàigòn xuống đường chống Thiệu Kỳ. Như vậy chị đã có công với Cách Mạng. Sao bây giờ lại quay đầu bỏ trốn ? Hừm, bác và đảng đã giải phóng cho dân miền Nam được thoát khỏi sự đè đầu thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, chị phải hãnh diện ngửng đầu lên. Hắn đưa tay lên hô to,
-Không gì quí hơn Độc Lập Tự Do. Hồ Chí Minh muôn năm ! Hồ Chí Minh muôn năm !
Dưới kia, nhiều cánh tay cũng đưa lên phụ họa. Nhưng tiếng “muôn năm” đáp lại nghe rất yếu.
Đương nhiên tôi ngửng đầu lên, tâm tình,
-Dạ trước kia tôi như Lục Vân Tiên, thấy chính phủ miền Nam tham ô nên bất bình. Khi Cách Mạng thành công, tôi chọn con đường ở lại để tiếp tay xây dựng đất nước sau bao nhiêu năm chiến tranh. Nhưng tôi thất vọng thấy Cách Mạng cũng tham ô quan lại hơn xưa, nên tôi buồn tôi đi…
Hội trường nín khe. Không ai có can đảm đứng lên sỉ vả tôi, vì qua tôi họ nhìn thấy hình ảnh rất gần của chính họ.

Cuộc đấu tố không thành công như cán bộ phường mong muốn, vì người dân thành phố Sàigòn cứng đầu hơn dân Bắc xưa kia. Vả lại sự giàu có của miền Nam đã làm cho những người mới tới thèm thuồng. Mầm mống chống đối cũng nẩy nở trong thâm tâm rất nhiều người dân cả hai miền, Nam và Bắc.

Nửa khuya, trăng thật tròn. Nhìn quanh đâu cũng thấy ánh sáng xanh lè. Bóng lá trên đầu tôi chập chờn tạo thành những hình ảnh kỳ lạ. Có lẽ tôi đang ở trong hoàn cảnh không bình thường nên đã trông gà hóa cuốc, tưởng tượng vớ vẩn chăng ? Chẳng lẽ có con ma rừng nào đang trêu ghẹo tôi, mà sao có tiếng con gì hí, con gì rít, dễ sợ thế kia ? Ôi chao con rắn, con rắn với đôi mắt như hai ngọn đèn nhỏ và cái lưỡi thè ra thụt vào mới khiếp. Nó đang trườn về hướng tôi. Tôi nằm sát nhành cây không nhúc nhích, người như đông đá. Nằm như thế, nín thở. Rất may, rắn bò đi chỗ khác…

Đêm ơi đêm, sao đêm dài vô tận thế kia ?

.

9.

Đã bốn ngày bốn đêm trôi qua.

Ngày nào tôi cũng nghĩ nát óc để tìm cách làm tín hiệu liên lạc với máy bay. Có lúc, tôi cởi phăng cái áo, cột nó vào một cọng cây thật dài rồi đưa cây đưa áo lên cao. Gió thổi làm áo bay như cờ. Được ít lâu áo tuột bị gió cuốn đi mất, trước khi máy bay đến. Thế mới cơ khổ !

Cả đêm nằm dầm mình trần trong sương, tôi bị nhiễm lạnh sưng phổi. Tôi ho sù sụ, ho thốc cả ruột gan. Tôi không phải là Tarzan, nên không thể chịu đựng được khí độc của núi rừng, xin thần rừng phải hiểu như thế. Xin đừng đày đọa tôi nữa.

Tôi khóc rấm rứt. Những ngày năm cũ lại về.

Cõng đứa con trai lên ba trên lưng, tay bế đứa một tuổi trước ngực, tôi gập mình lê từng bước nhỏ ra hướng mé biển, luôn né tránh ngọn hải đăng đang quẹt qua quẹt lại trên đầu. Hai đứa con gái tám và sáu tuổi đã bị thất lạc nơi nao. Chỉ còn con đường trước mặt phải tiến tới, cho nên dẫu chông gai có vướng vào chân cũng phải dẫm lên đi.

Đây là lần vượt biên thứ sáu, bằng mọi giá phải đi tới bến. Tôi nhủ thầm trong lòng như thế để vượt qua tất cả những hiểm nghèo đang rình rập.

Ra tới địa điểm ghe đậu là một kỳ công vì hai trẻ đeo trên mình quá nặng. Khi nghe được tiếng hai con gái kêu ơi ới, me ơi me ơi, tôi mừng quá mừng. Dưới trời lộng gió biển và sóng vỗ chập chùng, năm mẹ con ôm nhau, cùng sống chết.

Chiếc ghe con THR 8753, với máy ba mã lực, rời bờ Vũng Tàu trong đêm trời tối như mực, đưa bảy mươi lăm người chúng tôi ra đại dương, năm 1977.

Không buồm, không khoang, như chiếc lá mong manh, ghe vượt qua bao nhiêu sóng gió hãi hùng, có lúc tưởng như mọi người sẽ phơi thây trên biển cả hay làm mồi cho cá mập. Nhất là khi máy hỏng, nước biển tràn vào vì ghe bị lủng đáy…

Cách mấy giờ một lần, mỗi người được phát cho nắp ken nước uống. Riêng phần tôi chẳng có giọt nào vào bụng, vì đã nhường hết cho các con. Sau ba ngày chịu thiếu nước, tôi ngã gục. Giọt cam lồ nào đã tưới lên môi tôi thế kia để tôi được hồi sinh ?

Hỡi người lèo lái chiếc ghe năm xưa, xin tạ ơn người đã nhường ngụm cà phê hiếm quí để cứu tôi trên biển cả.

Cuộc vượt biên nào cũng trăm nghìn gian nan, và sự sống chết cách nhau trong gang tấc. Vậy mà tôi đã đứng dậy, đi trong phong ba bão táp của đại dương, cầm đuốc thắp sáng con đường tương lai cho các con. Vậy hà cớ gì hôm nay tôi phải chôn thây nơi rừng cao núi thẳm ?

.

Hôm nay là ngày thứ năm.

Năm ngày nhai lá đắng nghét, ăn chim sống, tôi như điên khùng. Sáng nào trưa nào máy bay cũng lượn lui lượn tới quanh đây rồi đi mất, tôi khóc muốn lòi con ngươi. Cha ơi mẹ ơi ! Thánh ơi thần ơi !

Quấn mình trong những dây leo và lá rừng, tôi đứng sật sừ trên ngọn cây, tóc tai bù loa. Tôi như con mụ đồng bóng rẻ tiền, đọc thần chú chưa thông, ê a câu kinh trật lất, nên lời cầu xin không linh. Tôi lảm nhảm, khi khóc khi cười. Chán quá, tôi bứt hết lá trên mình xuống.

Ai ngực trần đứng đó, khỉ không giống khỉ, người không giống người. A, bà chỉ còn có cái quần, cho nó đi luôn. Bèn cởi quần jin ra, cột thật chắc vào cành đưa lên trêu trời.

Hai ống quần đong đưa bay qua phất lại phong phanh như hình giả nhân đuổi chim ngoài ruộng.

Môi tôi sưng vù, tím ngắt. Hình như thịt chim độc làm thân thể tôi nổi ngứa khắp nơi. OK, OK, tôi chết cửa tứ rồi, tôi hết đường chạy rồi. Tôi đã đến gõ cửa thần phù.

Lão Thần Chết kia đâu, đưa lưỡi hái ra hóa kiếp cho ta…
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………….
…………………………………………..

Ai vỗ vào má làm tôi tỉnh dậy. Có phải là tôi đã tỉnh dậy thật không, hay đây chỉ là một giấc mơ ?

Cây lá chung quanh tôi chuyển động mạnh vì quạt gió của máy bay trực thăng đang vù vù trên kia. Có người thòng qua người tôi một sợi dây nịt thật lớn. Thêm một nịt nữa còng qua cổ, một nịt khác cột vào hai chân. Ít phút sau, toàn thân tôi được nhấc bổng, rút lên cao…

.

10.

Tôi bao xe từ thành phố Portland đi về hướng Đông. Xe băng qua nhiều tỉnh lộ nhỏ rồi vào vùng trung nguyên tiểu bang Oregon. Xe trực chỉ về Bend, xứ của thông xanh ngút ngàn. Theo bản chỉ dẫn của cảnh sát, chúng tôi tìm đến một nghĩa địa xe hơi nằm sát bên vài hãng mua sắt vụn, cách Bend ba mươi dặm.

Chúng tôi đến nơi quá sớm, nghĩa địa chưa mở cửa. Đành ngồi chờ hơn hai mươi phút.

Người tài xế taxi mồi thuốc, ngập ngừng khơi chuyện. Anh hỏi tôi về tình trạng thương tích, vì trên người tôi vẫn còn mang băng bột quanh ngực.

“Bà bị tông xe à ?”

“Không. Xe tôi bị rơi xuống vực hai tuần trước.”

Anh ta quăng mẩu thuốc xuống đất, à lên,

“Ô, hóa ra người bị nạn là bà ? Tôi nhớ ra rồi. Báo chí và truyền thanh truyền hình liên tục tường thuật về sự mất tích của…”

“Vâng của tôi. Tôi có đọc lại các bài báo lúc còn nằm ở nhà thương. Tôi rất xúc động khi biết có vài trăm người đã tình nguyện đi vào rừng tìm cứu người bị nạn…”

“Chuyện sống sót của bà quả là một phép lạ.”

Tôi ứa nước mắt gật đầu.

Ngước mắt lên cao, bầu trời thật quang đãng, không gợn chút mây. Tôi thì thầm kể cho người ngồi bên cạnh nghe chuyện chiếc xe van của tôi. Ôi chiếc xe với bao nhiêu kỷ niệm thật đẹp thật buồn.

Có những ngày hết tiền chưa kiếm được việc làm, tôi đem tranh đi bán ở các chợ phiên vùng ngoại ô. Tôi treo tranh xung quanh thân xe rồi mở cửa đẩy cái đàn piano ra. Như người sơn đông mãi võ trong truyện Tầu, tôi ngồi đàn cho khách đi qua người đi lại nghe. Thiên hạ bu lại tò mò xem tranh nghe nhạc. Thế cũng kiếm được bộn xu. Buổi tối lái xe về.

Có lúc đường đi xa quá, lúc tấp lại quán khuya bên đường, mới khám phá xe đã kéo theo một cột đèn khi tạt vào đổ xăng. Hú hồn là trạm xăng không phát nổ và cũng chẳng có cảnh sát công lộ bám đuôi.

Tôi mỉm cười,

“Thế là hì hục tháo gỡ cái cột đèn ra, xong lên xe phóng chạy ngay, khỏi phải ăn uống gì cả.”

Tôi lại say mê kể những ngày lái xe lên núi tuyết Mt Hood, ngồi hằng giờ để săn ảnh. Chờ lúc mặt trời chênh chếch bên ngọn núi, ánh nắng chảy xuống lườn núi tuyết một vệt vàng cam tuyệt kỹ. Thu một cuộn phim đầy đủ góc cạnh về cái ánh sáng nhiệm mầu ấy. Về nhà rửa ảnh ra không vừa ý, lại trở lên núi tuyết nằm chờ. Chờ mãi, làm mãi, cho đến khi ảnh được như ý muốn, mới thôi.

.

Mặc dù được chỉ dẫn rất rành mạch, chúng tôi đi loanh quanh một lúc mới tìm được chiếc xe van ngày nào đang nằm trong một hóc xa không ai thèm ngó ngàng đến. Sở dĩ thế, vì nó hoàn toàn bị nát, không còn gì đáng giá để cho người dùng lại được. Nó hoàn toàn trở thành một khối sắt vô dụng.

Trước mắt tôi, nó nằm đó, nằm buồn hiu. Chiếc đầu tông quá mạnh vào gốc cây làm hai cái sừng không còn nữa. Đèn vỡ và kiếng trước cũng vỡ tan tành. Có lẽ tôi đã bị hất ra ngoài từ cái lỗ hổng đó.

Cửa bị bẻ quặp ngược ra phía sau, để tất cả đồ đạc vật dụng văng tung ra hết. Người ta đã tìm được xác cây đàn piano bên một bờ suối.

Chiếc xe van bây giờ trở lại với hình dạng nguyên thủy, rỗng ruột, toang hoang. Có nhiều nơi mầu xanh rêu bị lột lòi ra mầu vàng nghệ, và có một vài mảng đỏ lòi ra ở cửa xe.

Vàng và đỏ ! Tôi cúi đầu, nước mắt cay xè. Hai mầu sắc này, dù ở dưới thể chế nào, cũng vẫn là mầu sắc của lá cờ nước Việt Nam, nơi tôi đã được sinh ra và khôn lớn.

Tôi quì xuống ôm xe tấm tức khóc. Người tài xế taxi cũng ngồi xuống, có vẻ ngạc nhiên về tình cảm của người Á Đông.

Ông nói, “Chắc hãng bảo hiểm sẽ đền cho bà cái xe khác tốt hơn.”

Tôi lắc đầu,

“Không có gì đền được những gì quí thuộc. Nó là con trâu của tôi, nó là quá khứ của tôi, ông hiểu chưa ?”

Lẽ dĩ nhiên làm sao ông hiểu được ?

.

HKKM
Dec 18, 2006

Catégories
Prose

Chant de la femme du combattant

Dang Tien (BP60)

.

Chinh phụ ngâm (Chant de la femme du combattant) est un long poème vietnamien, composé par Dang Tran Côn (1715-1745) en sino-vietnamien, c’est-à-dire en langue chinoise prononcée à la vietnamienne. Dans mon intervention, je dirai « chinois » pour simplifier le discours. Il a était traduit vers la fin du XVIII siècle en vietnamien, langue parlée populaire, qui s’écrivait en nôm, idéogrammes inspirés de l’écriture chinoise.

Nous disons « traduit » (dich). Mais à l’époque, on n’employait pas ce mot, sans doute on en ignorait le concept. On disait « diên ca » = exposer en vers, « diên nghia » = exposer en prose, « diên nôm » = exposer en écriture populaire… Ceci accordait plus de libertés au traducteur et privilégiait le texte obtenu en langue d’arrivée.

Le texte original en chinois, composé vers 1741-1742, était souvent traduit ; la version la plus connue est celle de Phan Huy Ich (1750-1822) longtemps attribuée à Madame Doan thi Diem (1705-1748) auteur d’une autre version, plus fidèle et moins élégante.

Le poème original comporte 477 vers ; la traduction de Phan Huy Ich le réduit à 408 et Mme Doan thi Diem le prolonge en 496 vers ; leur méthode diffère : Mme Diem reprend toutes les idées et arrive parfois à 2 vers en vietnamien pour un vers en chinois, tout en supprimant quand même quelques unités. En revanche Phan Huy Ich a éludé certaines idées et supprimé franchement des vers. Par exemple le distique 467-468 présent dans la version française de Véronique Alexandre Journeau, qui a traduit des extraits fondés sur l’original en chinois, est absent dans celle de Le Thanh Khôi, fondée sur le texte en vietnamien de Phan Huy Ich. D’ailleurs, ces deux vers négatifs lourds, pédants, offrent peu d’intérêt.

Phan Huy Ich a simplifié les deux vers 216-217, puis 218-219 en un seul, suivi par Le Thanh Khôi. Véronique Alexandre Journeau a respecté le corpus, devant gardé le rythme musical d’un poème destiné à être chanté.

Les traducteurs ont choisi la forme poétique song thât luc bat, des quatrains : 7-7-6-8 syllabes, très riche en mélodie, d’une « variété souveraine » d’après Le Thanh Khôi. Cette métrique spécifiquement vietnamienne alterne le rythme pair et impair, des rimes étales et défléchies, finales et dorsales, joue sur la métrique et la symétrie, offre un cadre phonique idéal pour accueillir une adaptation. Aussi servait-elle souvent aux traductions, jadis du chinois, plus récemment du français en vietnamien. Les poètes français les plus traduits au débuts du XX siècle, Lamartine, Verlaine, Hugo l’étaient souvent en song thât luc bat : 7-7-6-8.

Cette forme, rigide dans sa richesse phonétique, qui se prête à merveille aux traductions, par ces mêmes qualités, constitue néanmoins un obstacle à la création poétique, brisant tout élan de spontanéité.

Restent toujours les difficultés de la traduction. Traduisant le Chant de la femme du combattant du chinois en vietnamien, une langue assez proche, dans la même sphère culturelle, Phan Huy Ich nous a pourtant confié ses soucis :
« Par rimes et versification, comment rendre toute l’essence poétique ?
Par chapitres et stances, alors, je recherche une musique appropriée ».

Rendre le texte en français sera encore plus difficile ; Le Thanh Khôi nous a fait part, dans l’introduction de sa traduction :
« Comment traduire ? Tout langage s’est chargé d’un climat sentimental que nul autre ne connaît, la résonance d’un nom célèbre ou d’un signe familier, n’a point d’écho ailleurs. La fidélité dans ces conditions ne peut consister à rendre le sens et rien que le sens, au risque de laisser perdre les nuances impondérables, il faut aussi chercher à restituer l’atmosphère, le mouvement et le rythme.
Le vers blanc est l’instrument le moins imparfait pour cette tentative ».

La traduction poétique est difficile, certains le disent impossible. Et ce, non seulement pour des raisons linguistiques, comme souvent on le pense. A l’intérieur même d’une langue, toute trans-formation d’un poème est déformante : mettez Le Cimetière marin en alexandrins et Valéry en serait fâché.

Le poème est un texte comme un autre ; mais au départ, dans une vie, dans la vie, il est un moment poétique unique, lequel n’est pas retrouvable, renouvelable. Traduire un poème est vivre un instant poétique sur un poème, et le ressusciter.
Traduire, c’est défaire et refaire un poème.
Toute traduction poétique appelle une poétique de traduction, à laquelle elle s’identifie.

Dang Tiên
Orléans-Paris, 19 Juin 2006

-°-°-°-

397
Dở khăn lệ, Chàng trông từng tấm,
Đọc thơ sầu, Chàng thẩm từng câu.
Câu vui đổi với câu sầu,
Rượu khà, cùng kể trước sau mọi lời.

401
Sẽ rót vơi lần lần đòi chén.
Sẽ ca dần rén rén đòi liên.
Liên ngâm, đối ẩm từng phen,
Cùng Chàng lại kết mối duyên tận già.

177
Trải mấy xuân, tin đi, tin lại :
Tới xuân nầy, tin hãy vắng không.
Thấy nhàn, luống tưởng thu phong.
Nghe sương, luống sắm áo bông sẵn sàng.

181
Gió may nổi, không đường hồng tiện :
Xót cỗi ngoài tuyết quẹn, mưa sa.
Màn mưa, trướng tuyết xông pha.
Nghĩ thêm lạnh lẽo kẻ ra cõi ngoài.

397
J’ouvrirai mes mouchoirs de larmes, vous les regarderez un à un ;
Je lirai mes poèmes de souffrance, vous l’entendrez vers après vers.
Alors des stances joyeuses remplaceront les stances mélancoliques ;
Légèrement grisés, nous nous raconterons toutes nos épreuves.

401
Je remplirai à demi nos coupes successives,
Je modulerai doucement de lentes strophes ;
Tour à tour, nous murmurerons des vers ; face à face, nous boirons du vin.
Avec vous je renouerai le lien d’amour jusqu’à la vieillesse.

177
Les printemps passés, des nouvelles partaient, d’autres venaient.
Mais ce printemps-ci, vos nouvelles sont absentes.
La vue d’une oie sauvage me fait espérer une lettre ;
Devant la rosée, je prépare en vain des robes ouatées.

181
La bise s’élève et barre la route à l’oie sauvage.
Hélas ! là-bas, la neige s’amoncelle et la pluie tombe :
Avec une tente, il faut braver la pluie et la neige.
Quel froid pour le combattant des marches extérieures !

Référence :
-  Hoang Xuân Han, Chinh phu ngâm, Minh Tân, 1952, Paris.
-  Dang Trân Côn et Phan Huy Ich, Chant de la femme du combattant, traduction et notes de Lê Thanh Khôi, Gallimard, 1968, Paris.