Catégories
Prose

Le Dragon

Dang Tien (BP60)

.

Le Nouvel An lunaire débarque cette année assez tôt dans le calendrier occidental : le 23 janvier. L’année 2012 est placée sous l’emblème du Dragon, le cinquième signe parmi les douze animaux du zodiaque de l’Asie orientale.


Fig. 1, Dragon ravisseur – Peinture de Vink
 

Dragon rime avec Rồng, qui, en vietnamien, désigne aussi un animal fantastique ; or l’assonance est un hasard linguistique, les deux vocables sont d’origine différente et évoquent deux êtres imaginaires différents, aussi bien dans leur fonction mythologique que dans leur représentation graphique. Le dragon dans les légendes occidentales est souvent maléfique, ravisseur, ravageur, représenté par un grand lézard ailé et volant. Fig. 1

Le dragon oriental est plutôt bienfaiteur, dispensant pluie et soleil aux sociétés rizicoles ; il devient par suite symbole de fertilité, richesse et même de pouvoir impérial, et se présente sous la forme serpentine, volante, dont la tête combine les traits de nombreux animaux : chameau, bélier, tigre, crocodile…

Ces deux animaux ont le plus souvent la gueule grande ouverte, l’une crachant du feu, l’autre attrapant une boule représentant les astres lunaire ou solaire, ou bien le roulement du tonnerre annonçant la pluie. Fig.2


Fig 3. Corée – Bronze doré, VIIe
 

L’ethnologue russe Vladimir Propp (1) a consacré à ce thème une recherche approfondie, comparant le mythe du dragon à travers des cultures diverses dans le monde, sans pour autant prétendre en fournir une explication unique : « le dragon est un phénomène extrêmement complexe. Toutes les tentatives pour le ramener à une explication unique sont vouées à l’échec… » (p. 368). Fig. 3

Il présente néanmoins une vue de synthèse qui nous semble probante, que nous reproduisons sans tarder : le dragon est l’expression de l’angoisse humaine face à la mort.


Fig.4. France – Combat avec dragon, Bois peint, XVIe
 

« De l’aspect extérieur du dragon, essentiellement composé d’un serpent et d’un oiseau, nous parvenons à la conclusion que le dragon est justement composé de deux animaux qui figurent le plus généralement l’âme. Primitivement, à sa mort, l’être humain pouvait se transformer en un animal quelconque. Mais lorsque apparaît la conception du pays de la mort, ce pays se localise, ou bien haut dans les airs, ou bien au contraire, sous la terre […] Pour les royaumes lointains sont créés les oiseaux, pour le royaume souterrain, les serpents. L’oiseau et le serpent sont les animaux les plus habituels, les plus répandus pour représenter l’âme […] ceci explique aussi bien les ailes que les griffes du dragon, ses écailles, sa queue munie d’un dard, etc. Nous verrons bientôt que ceci explique aussi une de ses fonctions essentielles, le rapt des femmes » (p. 326). Fig. 4.

Cette étude comparative qui présente le dragon comme un « mythe international » (p. 340) exclut ipso facto toute « légende d’un animal préhistorique vivant bien après l’époque admise pour sa disparition et dont la tradition nous aurait conservé le souvenir (2) », comme l’a suggéré le capitaine P. Albrecht, dans une communication lue à Huê, en 1914.

 
Fig.5. Russie – St Georges terrassant le Dragon, Bois sculpté, XVIIe

Son article sur le dragon en tant que motif décoratif au Viêt Nam au début du XXe siècle apporte néanmoins un témoignage précis, bien illustré, d’un grand intérêt. Pour Propp, l’hypothèse « préhistorique » est « erronée » et « absurde » parce que anachronique (p. 293). À propos du dragon en Égypte, il rappelle que dans la Bible, Moïse a cherché à « protéger le peuple Juif contre les dragons » (p. 365). Ce qui nous conduit à d’autres documents, dans la théologie chrétienne, où le dragon est l’ancêtre du serpent, l’incarnation du mystère de la Tentation, et par suite, est souvent synonyme de Diable ou Satan : Fig. 5.
Le Dragon, le grand, le serpent antique
Celui qui est appelé Diable et Satan
Celui qui égare toute la terre habitée
Apocalypse, XII, 9
[3]

Ces diverses conceptions aboutissent, dans l’imaginaire occidental, à une connotation négative du terme dragon, alors que son image dans les légendes asiatiques est, à l’opposé, créée par des sociétés déjà sédentaires et agricoles à une date précoce.

Dans les chants du Veda de l’Inde antique vers le XVe siècle avant J.-C., le dragon Vritra est à avaleur de soleil, il détient l’eau des fleuves et celle du ciel ; le dieu Indra l’a tué (4), libérant le soleil et les eaux sans lesquels toute agriculture est impossible (p. 338 et 353). La même mythologie se trouve en Chine antique, pour laquelle Propp parait moins bien documenté. Nous nous référons aux travaux de Marcel Granet (5), spécialiste de cette civilisation.

La première dynastie chinoise entrée dans la légende est celle des Hia, fondée par Yu le Grand (2205-2198 av. J.-C.) dont la grande œuvre fut la maîtrise des eaux, par drainage des Marais Sacrés, menant à la mer les fleuves « comme des seigneurs qui se rendent aux tenues de la cour » (cité par Granet, p. 27). Ses travaux furent favorisés par l’aide du dragon, dont la queue aurait tracé le lit des ces fleuves. L’animal fabuleux serait associé à la famille royale des Hia, dont il devint l’emblème (d’après la légende, car, historiquement, le dragon ne servirait d’emblème impérial officiel que plus tard, au début des Han). « Deux dragons ancêtres procurèrent une naissance aux descendants de Hia » qui « se nourrissaient de dragon, qui avaient le privilège d’élever des dragons… »


Fig. 6 – Chine – Bronze de Shang, XIIe av.J-C.
 

Sous la dynastie suivante nommée Shang, ou Yin, historique (XV-XIe siècle av. J.-C.), apparaissaient sur les bronzes les premiers dessins stylisés, appelés tao tie, (Fig. 6) des animaux mythiques, dont le plus célèbre fut le dragon. « Leur nature composite trahit un travail de l’imagination, qui relève de l’art du blason et dont la danse fut le point de départ » (p.204). Il s’agissait des danses magiques, « joutes entre dragons, mâle et femelle [qui] signalaient les pluies et avaient pour théâtre les marécages que forment deux rivières débordées. On disait aussi, en ce cas, que les rivières joutaient ensemble, et c’étaient là sans doute, des joutes sexuelles […]. Les confluents étaient, en effet, des lieux consacrés aux joutes amoureuses… » (p. 205).

Les travaux de Granet sont incontournables à qui souhaite comprendre le monde sinisé. Pourtant, son explication du mythe du dragon est peu connue, alors qu’elle est d’un grand intérêt : elle explique la fonction symbolique de la fécondité – et par suite de la prospérité et du pouvoir. Elle justifie la représentation graphique : le motif héraldique des tao tie sur les bronzes chinois antiques, et les mouvements de danse du corps de l’animal fabuleux dans les décorations, telles qu’on les voit encore de nos jours.

Peu connue, parce que l’explication de Granet est complexe, savante. Aussi lui préfère-t-on une interprétation plus simple, logique : le dragon est l’image idéalisée du crocodile. Le texte le plus souvent cité en référence est un article en 1901 de Chavannes :
Le crocodile, animal aquatique, est naturellement associé à l’idée des eaux, il se cache en hiver, mais au printemps et au commencement de l’été, au moment où tombent les grandes pluies, il apparaît pour se livrer à ses ébats. Les Chinois ont pris l’effet pour la cause et ils ont dit que les nuages accompagnent le dragon. Voilà comment l’alligator est devenu un être surnaturel, assembleur de nuages, comment la fantaisie des artistes en a fait un animal fantastique, comment le souvenir du rôle qu’on lui attribuait dans les orages est marqué dans le disque du tonnerre et dans les nuages au milieu desquels il se joue, comment enfin l’idée de la fertilité provoquée par les pluies a fait du dragon le symbole de l’excellence (6). »

Cette hypothèse a l’avantage d’être concrète. Louis Bezacier soutient la même idée, mais sur la base d’un dessin sur une hallebarde de l’époque Đông Sơn (IVe siècle av. J.-C.) trouvée au Viêt Nam, à Núi Voi, province de Kiến An, en 1922, sans affirmer que le dessin représente forcément un crocodile :


Fig. 7. Bronze de Nui Voi
 

« Toutefois, il est possible que nous nous trouvions et présence d’une étape de la stylisation du crocodile duquel est issu le dragon dont la représentation est si fréquente dans les arts chinois et vietnamien (7). » Fig. 7.

Qu’apporte la documentation des Vietnamiens aux connaissances concernant le dragon, dont ils se disent descendants ? Leur légende remonte aux contes populaires, datant semble-t-il de l’époque des Lý (XIe-XIIe siècles) et transcrits dans un recueil, les Contes étranges des Montagnes du Sud (Lĩnh Nam Chích Quái), en 1492. En résumé : le roi Lạc Long Quân qui régna sur les Montagnes du Sud, descendit de la race des dragons, s’éprit de la princesse Âu Cơ descendant des Immortelles. Il la séduisit par stratagème, l’enferma dans son palais Océanique sous la protection de son armée aquatique aguerrie. De cette union naquit une gaine de cent œufs d’où sortirent cent garçons de grande beauté et d’intelligence, ancêtres des Vietnamiens. À un certain âge, ils se divisèrent, la moitié suivit leur père vers la mer, les cinquante autres accompagnèrent leur mère vers les Hauts Plateaux où ils fondèrent la première dynastie des Viêt, celle des Rois Hùng, sur le territoire Văn Lang, du Nord Viêt Nam jusqu’à Huê actuellement.

Une telle légende sous sa forme littérale actuelle, parue tardivement, a été mainte fois remaniée par des lettrés confucéens au gré de leur idéologie ; elle présente par suite peu d’intérêt anthropologique. Mais un mythologue attentif peut y récupérer des éléments de base, que Lévi Strauss appelle « mythèmes » :

Le Dragon, d’origine aquatique ou souterraine, et son épouse, l’Immortelle, résidant dans les hauteurs, correspondent aux serpent et oiseau dont parlait Propp.

Le Dragon, de nature complexe, manifeste toujours sa dualité : roi bienfaiteur, protégeant son peuple, il a été aussi capable de mauvaise action en enlevant par stratagème sa bien-aimée, qu’il abandonna par la suite.

Dans une autre légende où le Génie de la Montagne (Sơn Tinh) obtint la main de la princesse en mariage officiel, il l’aurait néanmoins « ravie » à son adversaire et rival, le Génie des Eaux (Thủy Tinh) qui immédiatement lança sa vengeance par des inondations catastrophiques.

Dans la légende du Poisson-Démon (Ngư Tinh), le Roi-Dragon, dans son rôle bienfaiteur, extermina son homologue maléfique…

Sans être clerc, on peut relever d’autres éléments – des œufs donnant naissance aux hommes par exemple – communs aux mythes d’autres cultures, au risque d’être blasphématoire : ceci implique que les Vietnamiens, descendants des Dragons, ne seraient les seuls…


Fig. 8 – Estampe de Nguyên Tu Nghiêm, 1988
 

Des recherches archéologiques effectuées au Nord Viêt Nam vers la fin des années soixante du siècle dernier, associées à l’étude philologique des documents anciens en chinois et aux progrès en ethnologie et en linguistique, ont abouti à des connaissances plus fraîches, publiées dans les recueils Les rois Hung et la constitution de l’état (8). Certains auteurs avancent des remarques qui, involontaires, rappellent l’hypothèse de Propp sur l’origine universelle du dragon : le serpent combiné à l’oiseau qui « peu à peu ne sont plus des animaux sous l’aspect sacré, mais deviennent des figures anthropomorphiques, des personnages légendaires, historiques, le couple Âu Cơ (Immortelle-Oiseau-Montagne-Terre) et Lạc Long Quân (Dragon-Eau-Fleuve-Mer) et inspirent d’autres légendes : le Génie des montagnes (Sơn Tinh) et les rois Hùng » (tome III, p. 244). Fig. 8.

Ces textes sont peu connus, ce pourquoi nous les signalons. Plus répandus sont les écrits sur la figure picturale du dragon, son intérêt décoratif, son évolution à travers les époques, la spécificité du dragon vietnamien au XIe siècle sous les Lý Fig. 9 par rapport au dragon chinois.

 
Fig. 9 – couvercle céramique de Ly, Vietnam XIe

La revue Études Vietnamiennes, parue en Anglais et Français dans un numéro spécial sur les arts du Viêt Nam, a consacré un long article au « Dragon dans l’art Viet » dont les auteurs Trần Lâm Biền et Đào Hùng ont surtout le mérite de montrer l’influence du Makara indien et Cham sur la figure du dragon vietnamien (9).

Certains voient dans les ondulations du dragon asiatique les mouvements des grands fleuves : sans doute n’ont-ils pas tort. Or, tout fleuve, pour donner son image se doit de quitter sa source, comme le dragon quittant son origine.
Il la retrouve en partie, de nos jours, dans le symbole de la prospérité économique qu’il représente.

L’objectif de cet article est de replacer cette origine dans le contexte international, parmi les cultures différentes, dans l’espoir d’une paix, communion et prospérité communes à tous les peuples, au seuil de l’année du Dragon Nhâm Thìn.

.

Peintures de Thanh Tri, huile, 2011


Descendants du Dragon
 
 Au Co et ses enfants

Dang Tiên
Janvier 2012

Notes

(1) Propp Vladimir, Les Racines historiques du conte merveilleux russe, [Léningrad, 1946], Paris, Gallimard, 1983.
(2) Albrecht P., « Les motifs de l’art ornemental annamite à Huê : le dragon », Bulletin des Amis du Vieux Huê, 1-3, 1915.
(3) Guillet Jacques, Thèmes bibliques, Paris, Aubier, 1950, p. 139.
(4) Hymnes spéculatifs du Veda, Paris, Gallimard, 1956, p. 26.
(5) Granet Marcel, La Civilisation chinoise, [1929] Paris, Albin Michel, 1968.
(6) Chavannes Ed., « De l’expression des vœux dans l’art populaire chinois » (Journal asiatique, septembre-octobre 1901, p.193) cité par Marcel Bernanose, Les Arts décoratifs du Tonkin, Paris, Laurens éd., 1922, p. 30.
(7) Bezacier Louis, Manuel d’archéologie, Asie du Sud Est, tome 2, Le Vietnam, Paris, Éd. Picard, 1972, p. 98.
(8) Hùng Vương dựng nước, Hanoi, Khoa học xã hội (Éd. des Sciences sociales), 4 vol, 1970-1972-1973-1974.
(9) Études Vietnamiennes, Hanoi, n° 10-1985, p. 41-66.

.

Catégories
Prose

Truyền thuyết Ông Táo

Nguyễn Xuân Quang (BP63)

.

Thế gian một vợ, một chồng,
không như vua bếp, hai ông một bà

Thần Bếp hay còn gọi là ông Táo, Táo quân, ông Công, ông vua Bếp. Ông Táo có nhiệm vụ ghi chép tất cả những hành vi và lời nói của những người ở trong gia đình thần trông nom. Hàng năm cứ vào ngày hai mươi ba tháng chạp ông Táo, cưỡi cá chép về trời tâu với Ngọc Hoàng thượng đế trong một bản tường trình gọi là Sớ Táo quân nói về những chuyện đã xẩy ra trong năm qua của gia chủ và những việc thiện ác của nhân gian. Tùy theo lời ông Táo tâu trong sớ mà gia đình ông Táo đang ở trong năm tới sẽ gặp được sự lành hay dữ.

Ðể đưa tiễn ông Táo về chầu trời, người ta làm lễ cúng tiễn gọi là Chạp ông Công. Ðồ cúng thường là hoa quả, xôi gà hay chân giò heo. Ðể hối lộ, đấm mồm, đấm mép Thần Táo, trong các món đồ cúng, người Trung Hoa có món mật mía, hầu mong ông Táo nói toàn những chuyện ngọt như đường như mật cho Ngọc Hoàng nghe. Thần Táo là một bộ ba hai ông một bà. Chúng ta thường được kể chuyện về bộ ba ông bà thần bếp như sau : Ngày xưa có hai vợ chồng chú tiều phu rất nghèo khổ nọ sống ở ven rừng, không có con cái. Người chồng hay rượu chè tối ngày bỏ bê công ăn việc làm :
Tẩn mẩn tê mê vì cô bán rượu,
Liệt chiếu liệt giường vì chị bán nem.

Người vợ đã nhiều lần can gián. Nhưng người chồng vẫn chứng nào tật nấy, tối ngày ngâm nga :
Còn trời, còn nước, còn non,
Còn cô bán rượu, anh còn say sưa

Càng say sưa rượu chè, không những bỏ bê việc làm ăn mà người chồng lại càng hành hạ, đánh đập vợ. Người vợ vì thương chồng nhẫn nhục chịu đựng nhưng một ngày kia người chồng say bí tỉ “thượng cẳng tay, hạ cẳng chân”, đánh đập vợ tàn nhẫn rồi đuổi vợ đi. Người đàn bà đi lang thang vào mãi tận sâu trong rừng. Ðến tối đêm thì thấy một ánh lửa ở một căn nhà giữa rừng. Chị gõ cửa vào xin tá túc. Chủ căn nhà là một người thợ săn sống một mình. Chị kể lể sự tình, người thợ săn thương tình chấp thuận cho chị ở lại. Sau đó hai người sống với nhau như vợ chồng. Người thợ săn rất yêu vợ. Người tiều phu chồng cũ thấy vợ bỏ đi đâm ăn năn hối hận rồi một sáng nọ quyết định đi vào rừng tìm vợ. Ðến xẩm tối, người này cũng đến căn nhà giữa rừng. Gõ cửa xin vào tá túc. Một người đàn bà ra mở cửa. Anh nhận ra chính là vợ mình. Hai người mừng tủi gặp lại nhau. Người tiều phu năn nỉ người vợ trở về sống với mình. Hai người đang chuyện trò thắm thiết với nhau bỗng người thợ săn về nhà. Người đàn bà sợ hãi vội dấu người chồng cũ vào đống lá. Người thợ săn đem con thú mới săn được bỏ vào đống lá để thui. Người thợ rừng, chồng cũ của người đàn bà không dám xuất đầu lộ diện sợ mang tai họa làm đổ vỡ hạnh phúc của người vợ, đành cam chịu chết cháy. Thấy người tiều phu chồng cũ bị chết cháy, người đàn bà vẫn còn yêu người chồng cũ tự cho rằng mình đã giết người chồng cũ vì dại dột dấu anh ta trong đống lá. Bà liền nhẩy vào đống lửa chết theo. Người thợ săn thấy vợ mình tự thiêu, thương vợ tưởng mình đã làm điều gì trái nghĩa khiến nàng phải tự tử nên cũng nhẩy vào đống lửa chết theo.

Một truyền thuyết khác tương tự ở vùng đồng ruộng lại kể rằng : Ngày xưa có hai vợ chồng rất yêu nhau nhưng vì quá nghèo phải bỏ nhau. Sau người vợ lấy được một người chồng giầu có. Một hôm tình cờ người chồng cũ đi ăn xin đến nhà người vợ cũ. Người vợ đem tiền của ra giúp chồng. Nhân lúc đó người chồng mới về. Người đàn bà dấu chồng cũ trong đống rơm. Người chồng mới đốt rơm lấy tro bón ruộng. Người chồng cũ chịu chết cháy để giữ hạnh phúc cho vợ. Người vợ cảm kích nhẩy vào lửa chết theo. Ông chồng mới thương vợ cũng nhẩy vào đống lửa chết cháy. Ngọc Hoàng động lòng thương thấy ba người đều chết cháy vì tình vì nghĩa nên phong cho họ thành bộ ba ông bà Táo chụm đầu vào nhau trong bếp lửa. Thần bếp của chúng ta vì thế có một bà hai ông và gọi là Thần Táo.

Hàng năm chỉ ông Táo về trời trình thượng đế còn bà Táo ở lại nên nếu ông Táo mách chuyện gì không tốt với Thượng đế thì bà Táo ở lại sẽ chịu những lời đắng cay của người đời :
Gió đưa ông Bếp về trời,
Bà Bếp ở lại chịu lời đắng cay.

Táo là gì ? Trước khi đi tìm nguồn cơn, khúc nhôi của câu chuyện này, ta hãy tìm hiểu xem tại sao lại gọi thần bếp là Táo. Táo là gì ? Từ Táo có nghĩa là ông thần Bếp. Táo có gốc Tá – có nghĩa là Lửa. Mặt Trời. Ta thấy từ “” đi đôi với từ “hỏa” như trong những từ ghép “tá hỏa”, “tá hỏa tam tinh”. Cổ ngữ Mường Việt gọi các vị thần tổ phái nam thuộc dòng mặt trời, dòng lửa là Tá ví dụ Tá Cần, Tá Cài. Theo bài hát tế Ðẻ Ðất Ðẻ Nước tức Mẹ Ðất Mẹ Nước ở Thanh Hóa thì vua Hùng Vương Dịt Dàng và Tá Cài cùng sinh ra từ trăm cái trứng của bà Ngu Cơ, tức bà Âu Cơ :
Trứng một đẻ ra ông Dịt Dàng,
Trứng hai đẻ ra ông Lang Tá Cài,
Trứng ba nở ra ông Lang Tá Cần . . .

Ba Tư ngữ “Tarr” là thần lửa. Ai Cập ngữ Ptah, Tatom, Tatum là thần mặt trời. Tá là tổ, là tỏ, là mặt trời, là lửa. Ông Táo là ông Tá, ông Lửa, tức ông Thần Bếp Lửa. Từ táo liên hệ tới lửa nên còn có các nghĩa phụ khác là khô, cứng như bị “táo bón”, cây “táo”. Cây táo là loại cây chịu đựng được khô hạn. Quả táo cũng được phơi khô dùng để hầm thức ăn và làm vị thuốc. Quả táo là quả khô có dương tính. Ông Táo là Thần Bếp lửa.

Bếp là gì ? Bếp là nơi có lửa nấu thức ăn nước uống. Bếp có gốc bế – ruột thịt với “bễ” có nghĩa là ống thổi lửa như ống bễ thợ rèn, kéo bễ thổi lửa như thường ví hai cái lỗ mũi như hai cái ống bễ. Bếp liên hệ với “bật” là làm sáng lên như bật đèn, bật lửa, bật diêm quẹt…. Bễ, bếp, bật… liên hệ với Phạn “bhà-”, sáng, làm sáng lên. Vậy bếp liên hệ với lửa. Tóm lại ông Táo là ông Lửa, ông Thần Bếp Lửa.

Tại sao thần táo lại cỡi cá chép về chầu trời ?
Theo truyền thuyết, thần Táo cỡi cá chép về chầu Ngọc Hoàng. Trong các món đồ cúng ông Táo có món cá chép còn sống bơi trong chậu nước để ông Táo dùng làm phương tiện di chuyển về trời. Tại sao Thần Táo lại cưỡi cá chép ? Ông Táo có thể cỡi cá chép bay về trời được vì cá chép có thể hóa ra rồng bay lên mây, lên trời được. Cá chép “hóa rồng” thấy qua câu ca dao sau này :
Bao giờ cá chép hóa rồng,
Bõ công cha mẹ bế bồng ngày xưa.

Theo truyền thuyết thì :
Mồng bốn cá đi ăn thề,
Mồng tám cá về, cá vượt Vũ-môn.

Vũ-môn là một chỗ có nhiều ghềnh thác trên Trường Giang tức sông Dương Tử thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày nay. Cứ đến ngày mồng tám tháng tư thì cá chép ở các nơi qui tụ về chỗ ghềnh thác này để thi nhẩy. Con nào nhẩy vượt qua được ba bậc của ghềnh thì hóa thành rồng. Cá chép hóa rồng nên cá chép cũng được dùng làm biểu tượng cho vua Rồng Lạc Long Quân. Người Mường thờ cá chép coi như là Lạc Long Quân và con nai sao là Âu Cơ. Chúng ta cũng coi cá chép là biểu tượng cho Lạc Long Quân. Chứng tích cá chép liên hệ đến Lạc Long Quân thấy qua câu sử miệng ca dao cổ ở làng Lệ Mật, Gia Lâm ngoại ô Hà Nội :
Ðến ngày 23 tháng ba,
Dân trại ta vượt Nhị Hà thăm quê,
Kinh Quản, Kinh Cự đề huề,
Hồ Tây cá nhảy đi về trong mây.

Cứ đến ngày 23 tháng 3 âm lịch, dân làng Lệ Mật đánh cá ở giếng đình để lấy “cá đóng dấu đem dâng thánh ăn gỏi. Ðó là những con cá chép có dấu son đỏ trên vẩy. Dân làng bảo đó chính là Hồ Tây cá nhẩy đi về trong mây” (Ðặng Văn Lung, Nguyễn Thị Huế, Trần Gia Linh, Văn Hóa Luy Lâu và Kinh Dương Vương, NXB Hội Nhà Văn, 1998 tr.61).

Hồ Tây là hồ Thầy, hồ Mặt trời lặn, hồ Lạc Long Quân. Cá nhẩy đi về trong mây tức là cá hóa long chính là cá chép, cá biểu của Lạc Long Quân. Câu cá chép hóa rồng, cá vượt Vũ Môn cũng chỉ về sự học hành đỗ đạt, làm nên danh phận. Ngày xưa chỉ phái nam mới học hành thi cử làm nên công danh vì thế cá chép vượt Vũ môn đã được người Nhật đem vào ngày lễ Con Trai vào tháng 5. Tại sao lại chọn tháng 5 ? Xin thưa số 5 theo Dịch là Li, lửa, mặt trời, dương. Trong ngày lễ Con Trai, nhà nhà người Nhật đều treo phướn cá Koi, một loại cá chép màu rất đẹp với niềm mơ ước là con trai mình sau này như cá chép hóa long. Cũng chính vì cá chép dùng làm phương tiện về trời của thần bếp lửa vào tháng cuối tháng chạp mà chúng ta gọi nó là cá “chép”. “Chép” biến âm với “chạp”. Cá chép là cá tháng chạp. Chép và chạp đều có nghĩa là “hai”. Thật vậy với h câm, ta có chạp = cạp, cặp. Tháng chạp là tháng cặp, tháng hai. Theo biến âm ch=k như chênh=kênh, ta có chép=kép, có nghĩa hai : “rộng làm kép, hẹp làm đơn”. Người Việt chúng ta gọi là tháng 11 ta là tháng một và tháng 12 ta là tháng chạp, tháng cặp, tháng hai và tháng một ta gọi là tháng giêng :
Tháng giêng ăn tết ở nhà,
Tháng hai trồng đậu, tháng ba trồng cà.
…. .. .. .. .. ..
Tháng một, tháng chạp nên công hoàn toàn.

Rõ ràng cá chép là cá kép, cá cặp, cá chạp. Cá chép là cá tháng chạp. Do đó cá chép được dùng làm phương tiện về trời của ông Táo vào ngày hai mươi ba tháng chạp ta. Ngoài ra cá chép có râu mang nam tính, dương, lửa, môi mép, vẩy vi viền đỏ là con cá lửa. Cá chép còn gọi là cá gáy. Nếu hiểu gáy là tiếng hót thì gáy là biểu tượng cho đực, hùng tính. Con chim, con gà chỉ con đực mới gáy. Gáy biến âm với gay là đỏ. Ðỏ gay. Ðỏ là tỏ là mặt trời, lửa. Hán ngữ cá chép là lí ngư. Lí biến âm với li là lửa. Lí ngư là cá lửa. Như thế cá chép liên hệ tới lửa điều này giải thích tại sao ông Táo Thần Bếp lửa cỡi cá chép về trời.

Ông táo không mặc quần
Cũng theo truyền thuyết ông Táo chỉ đội mũ, đi hia không mặc quần như thấy qua câu thơ của một nhà văn :
Ðội mũ đi hia, chẳng mặc quần.
Ðồ mã cúng ông Táo không bao giờ có quần. Câu ca dao dưới đây cho thấy ông Táo ở trong bếp lửa ấm cúng nên không cần nhiều đồ mặc, không cần quần và ở trong bếp nên cũng không phải lo về vấn đề ăn uống ; ông Táo không phải lo ăn, lo mặc nên chẳng phải lo gì nhiều so với ông Cả :
Ông Cả ngồi trên sập vàng,
Cả ăn, cả mặc, lại càng cả lo.
Ông Bếp ngồi trong đống tro,
ít ăn, ít mặc, ít lo, ít làm
.

Tại sao thần táo lại hai ông một bà ?
Bây giờ ta hãy tìm xem tại sao bộ ba vị thần này lại hai ông một bà ? Câu chuyện Thần Bếp hai ông một bà này đã đi sâu vào đời sống dân dã Việt Nam. ở thôn quê Việt Nam cái bếp thường được làm bằng cách nặn ba cục đất sét gọi là ba ông đầu rau. Cục ở giữa có cái lỗ ấn lõm vào chỗ ngang người. Cái lỗ đó thường cho là cái lỗ rốn. Cục có rốn để ở giữa là bà Táo. Hai cục hai bên không có rốn là hai ông táo (x. phụ bản Nhà Bếp). Có một điều rất lấy làm lạ là tại sao chỉ có bà Táo mới có rốn còn hai ông Táo đàn ông lại không có rốn ? Chắc chắn cái rốn của bà Táo phải có một ý nghĩa gì bí ẩn đây ? Chúng ta sẽ thấy rõ ở dưới.
Cái thắc mắc nữa là tại sao lại gọi bộ ba ông bà Táo là ba ông đầu rau ? Xin thưa ’rau’ là biến âm với ’nhau’ như ta thấy qua từ lá nhau hay lá rau (placenta) của bà đẻ. Ba cái đầu rau là ba cái đầu nhau. Với h câm, ta có nhau là nau, là nấu. Ðầu rau là đầu nấu. Ba cái đầu rau là ba cái đầu để nấu.

Tại sao thần Táo lại hai ông một bà ? Mọi người đều tin như vậy, mà lại tin vào một chuyện tréo cẳng ngỗng là “hai ông một bà”. Xã hội của chúng ta trước đây là một xã hội đa thê chứ không chấp nhận đa phu :
Ðàn ông năm thê, bảy thiếp,
Gái chính chuyên chỉ có một chồng.

Luân lý xã hội thường thường khuyên chỉ nên có một vợ một chồng, không nên bắt chước vua Bếp hai ông một bà :
Thế gian một vợ một chồng,
Không như vua Bếp hai ông một bà
.

Câu chuyện này phải hợp với cương thường đạo lý thì mới phổ biến rộng rãi và tồn tại từ đời này qua đời nọ. Bắt buộc phải dựa vào một cái gì mà mọi người nhất là các nhà khoa bảng, quan quyền đồng ý như vậy. Ði tìm ’cái gì đó’, tôi đã tìm cách bắt mạch để chẩn đoán ba vị thần bếp hai ông một bà này. Úi da ! Chút nữa phỏng cả tay. Bộ ba thần bếp lửa có mạch Hỏa ! Mạch nóng bỏng cả tay. Hỏa là lửa. Lửa là Li. Li vi hỏa. Eureka ! Ðây chính là quẻ Li trong Dịch kinh. Quẻ Li gồm hai hào dương hình hai cái que, hai cái nọc kẹp ở giữa một hào âm tức cái que đứt đoạn. Nếu viết theo Việt Dịch Nòng Nọc thì hai hào dương là hai cái que và hào âm ở giữa là cái vòng tròn : (IOI), Li. Hai hào dương, hai cái nọc hai bên là hai ông Táo đực rựa. Còn hào âm ở giữa nếu viết theo Chu Dịch là cái que đứt đoạn là cái khe, cái kẽ, còn viết theo Việt Dịch Nòng Nọc là vòng tròn, là cái lỗ biểu tượng cho phái nữ tức bà Táo. Cái rốn ở cái đầu rau Táo bà chính là cái hào âm vòng tròn Nòng. Ðiều này giải thích tại sao bà Táo đầu rau có cái lỗ rốn. Ðây là cái rốn mang âm tính và dĩ nhiên hai ông Táo đầu rau không có cái rốn loại này. Như thế chuyện thần bếp hai ông một bà nguồn từ quẻ Li là lửa trong Kinh Dịch. Thần Li, Thần Lửa là Thần Bếp.
Quẻ Li viết theo Dịch Nòng nọc.
Hai hào dương hai bên là hai ông
Táo và hào âm ở giữa là bà Táo
Quẻ Li viết theo Chu Dịch

Tóm lại truyện bộ ba hai ông một bà Táo, Thần Bếp Lửa dựa trên quẻ Li (IOI), tức quẻ Lửa của Dịch kinh có mặt trong truyền thuyết Việt. Một lần nữa qua cái lỗ rốn tròn là hào âm nòng cho thấy Dịch Nòng Nọc âm dương đề huề là loại Dịch nòng cốt của đại tộc Việt coi âm dương đề huề hay hơn nữa coi mẹ hơn cha.

.

.

Tài Liệu Tham Khảo :
  Phan Kế Bính, Phong Tục Việt Nam
  Nhất Thanh, Vũ Văn Khiếu, Ðất Lề Quê Thói.
  Toan ánh, Phong Tục Việt Nam.
  Nguyễn Xuân Quang, KHAI QUẬT KHO TÀNG CỔ SỬ HỪNG VIỆT, YHTT

.

Catégories
Prose

Bước Đầu Suy Nghĩ Về Văn Học Thời Mạc

GS Nguyễn Huệ Chi

.

Vấn đề đánh giá Triều đại Mạc đã được đặt ra từ cách đây hơn hai thập kỷ rưỡi, chính thức vào dịp kỷ niệm danh nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm vào năm 1985 mà GS Nguyễn Huệ Chi là một trong những người đại diện Viện Văn học chủ trì cùng UBND thành phố Hải Phòng và Hội Sử học Hải Phòng. Nhưng việc đánh giá tổng quát văn học Triều đại Mạc có nét gì đặc sắc thì mới đặt ra vài năm gần đây, trong dịp con cháu nhà Mạc làm bộ phim “Tiếng kèn nhà Mạc” do ông Thái Kế Toại là Đạo diễn. Dưới đây xin gửi đến bạn đọc xa gần bài viết của GS Nguyễn Huệ Chi, bổ sung hoàn thiện những gì ông phát biểu trong bộ phim ấy, do phía con cháu họ Mạc bóc băng ghi lại.
Bauxite Việt Nam

.

Nói về văn học Mạc, về mặt khái niệm theo tôi phải giới thuyết xem văn học thời Mạc là cái gì ? Tôi nghĩ, có thể tạm vạch ra mấy giới thuyết sau đây.

Trước hết về thời gian, nhà Mạc bắt đầu từ năm 1527 kéo dài đến mãi 1677 thì mới chấm dứt, thế nhưng lại có hai giai đoạn : Giai đoạn 1527 – 1592 nhà Mạc đóng đô ở Thăng Long và sau đó họ Trịnh đem binh ra, họ Mạc phải rút lên Cao Bằng. Ta nên khuôn lại trong giai đoạn thứ nhất, lúc bấy giờ sĩ tử quy tụ về Thăng Long rất nhiều và đó là điều kiện “nhân lực” chủ yếu làm nên văn học Mạc.

Xét về không gian, hãy để ý, thời đại này không phải chỉ có một trung tâm Thăng Long nữa mà đã có Nguyễn Hoàng chạy vào Nam, định cư ở Phú Xuân, có Nguyễn Kim và Trịnh Kiểm tìm đường trung hưng nhà Lê ở Thanh Hóa. Cho nên thực tế, đất nước đã chia làm mấy trung tâm. Thế thì nói đến văn học thời đại Mạc là nói đến nền văn học trong phạm vi không gian do nhà Mạc quản lý với trung tâm Thăng Long, còn các không gian khác không những văn học Mạc không với tới đã đành, ngay những người như Phùng Khắc Khoan, mặc dù là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm nhưng sau đó lại vào Thanh Hóa thi với nhà Lê và sáng tác dưới sự chỉ đạo của Triều đình Lê, ví thử đặt ông vào nội hàm văn học Mạc cũng sẽ là khiên cưỡng.

Xét về lực lượng sáng tác, có mấy hiện tượng đáng quan tâm.

Hiện tượng thứ nhất là khi Mạc Đăng Dung 莫 登 庸 lên ngôi (1527), quyền uy cả nước thu về tay ông. Sức hút của Mạc Đăng Dung rất lớn, “Bấy giờ thần dân trong nước đều theo Mạc Đăng Dung, đều đón [ông] vào Kinh sư. Ngày 15 [tháng Sáu] các quan đã đứng vào ban chầu, chưa có tờ chiếu nhường ngôi, các quan bảo Lại bộ Thượng thư Trương Phu Duyệt thảo ra” (1) ; vì thế trừ một số ít, gần như quan lại của nhà Lê đều quay sang thần phục Mạc và sáng tác dưới ảnh hưởng của nhà Mạc. Những người như Nguyễn Giản Thanh là Trạng nguyên nhà Lê cũng trở thành vị quan lớn trong Triều đình Mạc. Không thể không coi họ là lực lượng sáng tác song hành, trước của Lê và sau của Mạc. Cũng thế, về cuối thời nhà Mạc lại có những ông quan chức vị khá lớn, thờ Mạc hết lòng, như Hoàng Sĩ Khải, nhưng khi Mạc chạy lên Cao Bằng bèn quay sang thờ Lê. Tất nhiên ta không thể xếp họ Hoàng sang hàng ngũ nhà văn Lê Trung hưng một cách giản đơn mà phải căn cứ trên tác phẩm cụ thể để coi đấy là nhà văn của Mạc hay của Lê, vì sách của Hoàng Sĩ Khải hiện còn hầu như đều là sách viết dưới triều đại Mạc.

Sau khi thanh toán xong hai loại người “xôi đỗ” ấy rồi, lực lượng chính làm nên văn học triều đại Mạc, theo tôi là những Nho sĩ đã thi đỗ ngay dưới triều nhà Mạc, và lực lượng này không phải ít. Từ năm 1527 đến 1592 Mạc đã mở 21 khoa thi Hội, lấy đỗ 468 Tiến sĩ và 11 Trạng nguyên. Nếu như so sánh với thời Lê sơ thì ngoại trừ nửa đầu thế kỷ XV là thời kỳ chống Minh xâm lược không thể tính, nửa cuối thế kỷ, dưới triều Hồng Đức (1460 – 1497), trong vòng 38 năm có 12 kỳ thi chọn được 501 Tiến sĩ và 9 Trạng nguyên (2). Trong tương quan 65 năm của nhà Mạc và ngót 40 năm của triều Lê Thánh Tông, Mạc không thua kém Lê nhiều lắm trong việc đào tạo một đội ngũ trí thức cho Triều đình và xã hội. Chỉ có khác là ở chỗ, dưới triều đại Mạc, trong hàng ngũ trí thức thi đỗ thường phân ra làm hai. Một bộ phận sau khi đỗ, nhập cuộc, làm quan ở Kinh đô và các trấn. Một bộ phận khác không tham gia triều chính mà về làng quê làm ẩn sĩ. Họ cũng là lớp người cầm bút, nhiều người nổi tiếng. Cho nên có thể nói, có hai thành phần làm nên văn học Mạc là thành phần Nho sĩ quan liêu và thành phần Nho sĩ ẩn dật (3). Lực lượng sáng tác tạo nên nền văn học Mạc chủ yếu tập trung vào hai thành phần ấy. Có đối chiếu cặn kẽ thế ta mới có ít nhiều cứ liệu để nhìn nhận bước tiếp nối của văn học Mạc kế sau văn học Lê sơ. Tất nhiên, văn học Lê sơ hơn văn học Mạc ở chỗ thời đại Lê sơ không chỉ có sáng tác, nó còn ý thức được nhiệm vụ “phục hưng” văn hoá dân tộc. Trong vòng năm mươi năm, nhiều tuyển tập đủ các thể loại đã liên tiếp xuất hiện, tổng kết được thành tựu của 500 năm trước. Mạc không có điều kiện làm được việc này, trừ một tập Ứng đáp bang giao của Giáp Hải.

Điều thiệt thòi cho nhà Mạc là giai đoạn thật sự bình ổn không được lâu. Do không thẳng tay với dòng dõi nhà Lê như Trần Thủ Độ đã làm với nhà Lý, nên chỉ sau khi dựng nghiệp ít năm, đám triều thần thủ cựu của nhà Lê liền âm thầm nhen nhóm lại thế lực, giương ngọn cờ phục hưng Lê và đánh lại Mạc để giành lại quyền chấp chính, gây nên tình trạng hỗn loạn, nơm nớp không yên, không ai đủ bình tâm để tìm cảm hứng cho ngòi bút sáng tạo, mặc dù về kinh tế và xã hội, Mạc đã tạo ra được một không khí thịnh trị từ thành thị đến thôn quê, chính sử gia nhà Lê cũng phải thừa nhận : “Mạc có lệnh cấm trong ngoài người ta không được cầm giáo mác và binh khí hoành hành ở đường sá, ai trái thì cho pháp ty bắt. Từ đấy, người buôn bán và người đi đường đều đi tay không, ban đêm không có trộm cướp, trâu bò thả chăn không phải đem về, chỉ mỗi tháng điểm soát một lần, hoặc có sinh đẻ cũng không thể biết là vật của nhà mình. Trong khoảng vài năm, đường sá không nhặt của rơi, cổng ngoài không đóng, thường được mùa to, trong cõi tạm yên” (4).

Những lực lượng làm nên cuộc “phục tích” quyết không coi Mạc là triều đại chính thống, họ cố tình xoá bỏ mọi thành tựu của nhà Mạc để lại, kể cả thành tựu văn học. Và các sử quan của nhà Lê Trung hưng viết về nhà Mạc cũng viết với thái độ thành kiến có sẵn, nên không thể viết đến nơi đến chốn. Thơ văn, học giả, tác gia của triều đại Mạc còn lại trong sử sách không nhiều như con số dưới thời Lê sơ một phần cũng vì lẽ ấy. Dầu sao, cứ nhìn cho kỹ, triều đại Lê sơ cũng không còn lại bao nhiêu. Có Lý Tử Tấn (李 子 晉, 1378 – 1457), Nguyễn Mộng Tuân (阮 夢 荀, ? – ?), Vũ Mộng Nguyên (武 夢 原, 1380 – ?), Phan Phu Tiên ( ? – ?), Nguyễn Bảo (阮 保, 1452 – ?), Thái Thuận (蔡 順, 1441 – ?), Đặng Minh Khiêm (鄧 鳴 謙, ? – ?), Vũ Quỳnh (武 瓊, 1452 – 1516), Hoàng Đức Lương (黃 德 良, ? – ?)… một tập thơ của Tao đàn nhị thập bát tú. Nhưng nhìn chung, để có thể thấy rõ được giá trị thì nổi bật lên có ba người. Đó là một Nguyễn Trãi (阮 廌, 1380 – 1442) như đỉnh cao của nửa đầu thế kỷ XV. Một Lê Thánh Tông (黎 聖 宗, 1442 – 1497) như đỉnh cao của nửa cuối thế kỷ XV. Một Thái Thuận (蔡 順, 1441 – ?) như người vắt ngang giữa hai đầu thế kỷ. Triều Lê sơ nói cho cùng cũng chỉ có thế.

Triều Mạc cũng lưu lại được một số văn nhân nổi tiếng như Nguyễn Giản Thanh (阮 簡 清, 1481 – ?) với bài Phụng thành xuân sắc phú, mặc dù sáng tác cuối triều Lê sơ nhưng tác phẩm ấy thực ra ca ngợi thành Phụng trong bước chuyển đổi cung cách sinh hoạt từ Lê − nặng tiểu nông − sang Mạc − công thương nẩy nở. Ông lại còn có Thương côn châu ngọc tập mà bây giờ không còn nữa. Bùi Vịnh (裴 , 1498 – 1545) đỗ Bảng nhãn năm 1532 có Đế đô hình thắng phú (chữ Hán), Cung Trung bảo huấn phú (chữ Nôm). Lê Quang Bí (黎 光 賁, 1506 – ?) đỗ Hoàng giáp năm 1526, ra làm quan với nhà Mạc rồi đi sứ Trung Quốc, bị lưu đày ở Trung Quốc 18 năm. Trong suốt thời gian ở Trung Quốc ngồi ngẫm nghĩ lại tất cả những nhân vật lịch sử nước nhà, ông viết được một tập thơ ghi nhớ công ơn các danh nhân đất nước và bày tỏ tình cảm đối với quê hương, hiện vẫn còn (5). Lại có người nổi danh về văn học ngoại giao như Giáp Hải (甲 海, 1515 ? – 1585 ?), Trạng nguyên làng Dĩnh Kế. Thành tích lớn của ông là vận dụng thơ văn vào công việc bang giao giữa nước ta và Trung Quốc. Theo truyền thuyết, ông đã lên tận ải Nam Quan đối đáp với tướng nhà Minh Mao Bá Ôn (毛 伯 溫, 1487 – 1544). Bằng bài thơ Vịnh bèo, Mao Bá Ôn muốn đưa ra một thông điệp thách thức. Nhưng Giáp Hải đã kịp hoá giải những lời đe doạ ngầm của y bằng bài hoạ, nói lên cái thế “ken khít với nhau” của cả dân tộc Việt Nam như một mặt bèo phủ kín ao nước. Mao Bá Ôn cảm nhận được nhân tài nước Nam còn nhiều, cuối cùng đành lui binh (6). Giáp Hải còn có tập Ứng đáp bang giao, một tập hợp văn, thư, biểu trong các cuộc bang giao giữa Việt Nam và Trung Quốc nhiều đời, một tác phẩm đáng quý, tiếc chưa thể tìm lại được. Nguyễn Hãng (阮 沆, 1488 – ?), đỗ Bảng nhãn năm 1529, làm quan cho Mạc đến chức Thị lang, Hàn lâm học sĩ rồi nhất quyết lui về xứ Tuyên Quang làm một danh sĩ làng quê. Tuy nhiên, ông cũng không đi theo những kẻ chống Mạc, cho dù họ cố nài. Từ chỗ ở ẩn ông lập thành một tao đàn sáng tác phú Nôm và trở thành ông tổ của phú Nôm thời Mạc với nhiều bài phú rất hay, chuyển ngôn ngữ khoa trương ngả sang trào tiếu, như : Tịch cư ninh thể phú, Đại Đồng phong cảnh phú, Tam ngung động phú … Cũng thế, Nguyễn Thế Nghi (阮 世 儀, ? – ?) là người rất “sở trường về văn chương quốc âm”, có bài phú Nôm Huyền Quang tiễn đưa cung nữ, lại có truyện Nôm Lạc Xương phân kính, đặc biệt, ông là người đầu tiên dám thể nghiệm dịch áng văn xuôi chữ Hán nổi tiếng đương thời Truyền kỳ mạn lục ra văn xuôi Nôm, và bản dịch của ông được in đi in lại nhiều lần, hiện còn lưu truyền (7). Hoàng Sỹ Khải (黃 士 愷, ? – ?) đậu Tiến sĩ 1544, có đến mấy tập thơ như Sứ Bắc quốc ngữ tập, Sứ trình khúc, Tứ thời khúc vịnh và bài phú Tiểu độc lạc. Hoàng Sỹ Khải là người mở đầu cho việc làm thơ Nôm khi đi sứ. Hà Nhậm Đại (何 任 大, 1526 – ?) đậu Tiến sĩ 1574, người để lại tập thơ vịnh sử Khiếu vịnh thi tập (8). Ngoài ra còn có thể kể đến Phạm Thiệu (范 紹, 1512 – ?), đỗ Hoàng giáp năm 1553, có Thi vận tập yếu, Vũ Cận (武 瑾, 1527 – ?), đỗ Tiến sĩ năm 1556, có tập thơ đi sứ Tinh thiều kỷ hành, đều được ghi lại trong “Nghệ văn chí” của Lê Quý Đôn,… Nếu so sánh những nhà văn hạng trung của Lê sơ với những nhà văn hạng trung của Mạc thì sự cách biệt giữa hai bên chưa hẳn đã nhiều. Văn học thời Mạc từ một cái nền như vậy đã kết tinh được hai đỉnh kiệt xuất.

Đỉnh thứ nhất là Nguyễn Bỉnh Khiêm (阮 秉 謙, 1491 – 1585). Ông là một nhà văn hóa, và riêng ở bình diện văn hóa mà nói thì tầm vóc không thua kém Nguyễn Trãi là mấy, phần nào đấy còn khai phá vào một vài lĩnh vực sâu hơn. Bởi ông chuyên về dịch học. Chính ông xây dựng nền tảng của tư tưởng biện chứng trong Kinh Dịch, góp vào lịch sử tư tưởng Việt Nam một số kiến giải mới mẻ. Là một nhà Dịch học nên ông nổi tiếng là bậc tiên tri, nhưng ông cũng lại là một nhà thơ lớn. Ông viết đến một nghìn bài thơ chữ Hán. Đây là con số mà từ thời đại Mạc trở về trước hoàn toàn chưa có. Đến như Nguyễn Trãi cũng chỉ có 105 bài (không nói về tầm vóc, thơ Nguyễn Trãi kết tinh những tư tưởng nghệ thuật đột xuất, thể hiện một cái “tôi” thao thức trước những vấn đề có thể nói là vấn nạn lịch sử, chắc chắn về số lượng thơ ông đã bị mất mát nhiều nhưng không rõ nếu còn thì có đến 1.000 bài hay không). Lê Thánh Tông tuy tỏ rõ tài năng hùng hậu về thơ, đề tài lại đa dạng, song đứng về số lượng, so với Nguyễn Bỉnh Khiêm hẳn vẫn không bằng. Bên cạnh thơ chữ Hán, thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng rất dồi dào. Thơ Nôm ông có mặt không thể sánh với thơ Nôm Nguyễn Trãi, lại có mặt đánh dấu một chặng phát triển mới so với thơ Nguyễn Trãi. Rất may mắn cho chúng ta, hiện nay đã tìm được khoảng 800 bài thơ chữ Hán, 180 bài thơ Nôm của ông. Đây là một đỉnh cao của văn học triều đại Mạc.

Đỉnh thứ hai là Nguyễn Dữ (阮 嶼, ? – ?). Ông là một người không ra làm quan mặc dù thi đỗ Hương cống và là học trò Nguyễn Bỉnh Khiêm (9). Trong thời kỳ ở ẩn ông đã viết được một tập truyện xuất sắc. Đó là Truyền kỳ mạn lục được đời sau gọi là thiên cổ kỳ bút − ngọn bút kỳ tài nghìn thu không có. Tập truyện này mở ra một thể loại văn xuôi nghệ thuật dân tộc là truyện ngắn truyền kỳ. Ở Việt Nam, văn xuôi, nhất là văn xuôi nghệ thuật, vốn định hình muộn hơn thơ, nhưng đến Nguyễn Dữ không hiểu vì lẽ gì đã tạo được một sự đột phá khiến văn giới sửng sốt ngạc nhiên mà mãi nhiều thế kỷ sau cũng không theo kịp.

Như vậy Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Dữ là hai nhà văn tầm cỡ của văn học thế kỷ XVI, của văn học Mạc, không thua kém bất kỳ đỉnh nào từ trước cho đến đấy và từ đấy về sau. Đứng về mặt khái quát chung, văn học triều đại Mạc là một nền văn học không nhỏ, nó xứng đáng đóng một vai trò đáng kể trong lịch sử văn học Việt Nam.

Nói về đặc điểm của văn học Mạc thì cần có một vài giới thuyết trước khi bàn vào các biểu hiện cụ thể của nó. Ở đây chỉ nhấn mạnh đến những đặc điểm mà văn học Mạc góp vào tiến trình văn học chung như là những nhân tố mới, còn tất cả mọi đặc điểm vốn đã có trong văn học truyền thống, thời Mạc vẫn kế tục, như phát huy tinh thần yêu nước, hoặc hoàn thiện thể thơ thất ngôn xen lục ngôn, v.v. thì không cần đề cập quá sâu, vì sự tiếp nối là một quy luật chung cho nhiều thời đại. Đối với đề tài văn học yêu nước, văn học thời Mạc không những không để cho tàn lụi mà lại biết mở rộng phạm vi từ thơ sang truyện, áp dụng thủ pháp nghệ thuật truyền kỳ làm cho nó có thêm sức sống. Chỉ lấy hai dẫn chứng từ Nguyễn Dữ : truyện Chức Phán sự đền Tản Viên là cuộc đấu tranh kiên cường của một Nho sinh nhằm giành lại vị trí chủ nhân cho ông Phán sự người Việt trụ trì ở ngôi đền Tản Viên, vạch trần trò ma mãnh hiếp đáp của con quỷ đến chiếm đền vốn là một bộ tướng của Mộc Thạnh bị chết trận tại nước ta, cuối cùng giành phần thắng về cho ông Phán hiền lành. Hay như truyện Lệ Nương khắc hoạ số phận một cặp tình nhân bị chia lìa, vai nữ chịu nhiều oan khổ, cuối cùng chết trong tay bọn giặc Minh sang xâm lược, về sau người yêu Lệ Nương đã tìm đến đầu quân cho Lê Lợi lập nên nhiều chiến công trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Rõ ràng tinh thần chủ nghĩa yêu nước đã được ngòi bút Nguyễn Dữ hoá thân vào nghệ thuật tiểu thuyết. Và dòng văn học yêu nước như một đặc điểm xuyên suốt lịch sử văn học dân tộc, đến Mạc vẫn không mất đi. Không chỉ thế, văn học Mạc còn có thêm những đóng góp khác, phát triển được các thể loại mang cảm hứng hồi cố (Lê quang Bí), hay âm hưởng sử thi (Hà Nhậm Đại), để tiếp nối dòng văn học này.

Thế nhưng chúng ta cần cân nhắc kỹ hơn mấy đặc điểm có thể gọi là mới của văn học triều Mạc sau đây.

Thứ nhất, nhìn trong xu thế chung, văn học Việt Nam có một yêu cầu nội tại để tạo nên bước nhảy vọt thật sự kể từ thế kỷ XVI trở đi, dấu mốc nhảy vọt ấy rơi đúng vào văn học triều đại Mạc. Đây là cái ngẫu nhiên mà cũng là cái tất yếu của lịch sử. Thời đại Lê sơ là đỉnh cao của độc tôn Nho giáo và thể chế quân chủ tập trung, phải chọn một vị vua làm biểu tượng để cho dân tôn thờ, thần thánh hoá, đặc điểm chung của văn học bởi vậy là hướng thượng. Phải quay nhìn lên ông vua và lấy ông vua làm hình mẫu, đem cảm hứng “vua sáng tôi hiền” kết nối thành động lực sáng tác. Đến triều đại Mạc, sau bao nhiêu chặng “vua quỷ”, “vua lợn” của triều Lê sơ làm người ta chán nản, tự nhiên hình tượng cao quý là ông vua bị lu mờ, bị hạ thấp từ trong tiềm thức. Và cảm hứng “thần thánh hoá” đấng minh quân mất dần chỗ đứng. Người ta không còn hào hứng ngẩng lên, “hướng thượng”, trong sáng tác của mình. Tình trạng này gây ra một phản ứng trái ngược trong vô thức : người sáng tác bắt đầu từ chỗ nhìn lên nay quay nhìn trở xuống. Và khi nhìn xuống hạ dân thì một thế giới khác chợt hiện rõ trong tầm mắt. Họ bỗng nhìn thấy con người với bao nhiêu sự phức tạp, thánh thiện có mà tầm thường càng có, ở chính đối tượng gần gũi nhất với mình ấy. Con người được phơi bày với những dục vọng, toan tính, những nét thấp hèn và cao cả, những tình cảm riêng tư, cá nhân. Đó chính là một phát hiện lớn của văn học thời Mạc, mở đầu cho một dòng văn học chạm chân vào hiện thực. Văn học thay đổi chức năng mà không tự biết : nó mô tả xã hội dưới góc nhìn đời tư và đời thường. Trước đây, thông qua tiêu chí “cái cao cả”, nhà văn nhìn xã hội dầu không muốn cũng như được đánh bóng lên, được ước lệ hoá, công thức hoá, mỹ hoá thành một xã hội vàng son song trừu tượng, đâu cũng như nhau. Nhưng bây giờ nhìn vào khía cạnh đời tư đời thường thì cũng xã hội ấy lại hiện ra dưới muôn hình vạn trạng, nó đưa lại cho nhận thức thẩm mỹ rất nhiều giá trị, rõ nhất là trong tập truyện ngắn Truyền kỳ mạn lục. Truyện Người nghĩa phụ ở Khoái Châu cho thấy Trọng Quỳ là con nhà danh giá nhưng bị tha hoá trở thành một anh phá gia chi tử, nướng gia tài vào cuộc đỏ đen. Anh ta đánh bạc đến nỗi phải gán vợ khiến vợ phải tự tử để giữ tròn chữ tiết của mình. Truyện Người con gái đất Nam Xương thì nói đến một anh chàng ghen tuông. Đi lính xa trở về nổi cơn ghen, dò hỏi con, làm tình làm tội khiến vợ phải trẫm mình. Truyện Nghiệp oan của Đào Thị là câu chuyện trả thù đầy oan nghiệt của một người cung nữ nhan sắc, thông tuệ, khi vua chết bị thải ra khỏi cung cấm, đến chơi nhà ông quan Hành khiển là người quen biết cũ bị bà vợ của quan đánh một trận thừa sống thiếu chết vì ngờ vực nàng tư tình với chồng. Từ đấy nàng tìm mọi cách trả thù, nhưng trước thế lực của kẻ giàu sang quyền thế, mưu kế của nàng chỉ mua lấy thất bại, đến nỗi tan nát tấm thân,… Hóa ra, dưới góc độ đời tưđời thường, cả một thế giới phơi bày, trong đó không phải là những hình mẫu bất động, chỉ biết tuân theo các công thức “quân thần, phụ tử, phu phụ… ” của đạo Nho cho sẵn, mà là một thế giới chuyển động rất sống động với nhiều tấn bi hài kịch của con người khó lòng dò đoán trước. Ngòi bút nhà văn giờ đây khám phá ra vô số chân lý sống xưa kia chưa hề nhìn thấy.

Đương nhiên nói con người là trung tâm của thế giới mà văn học thời này phát hiện thì cũng chính là nói đến cái xã hôi hạ dân được văn học vén màn, bởi con người nói trong văn học Mạc là biểu trưng cho xã hội ấy. Đó là cả một xã hội phức tạp. Nó không thuần nhất là xã hội nông nghiệp nữa mà bắt đầu có buôn bán, có thủ công, có làm giàu, và có đủ thứ lục đục xoay quanh nó, có cuộc đấu tranh giữa quyền lực và không có quyền lực, giữa ham muốn và bất lực. Không loại trừ cuộc đấu tranh muôn thuở về đạo đức giữa cái thiện và cái ác. Một xã hội phong phú hơn nhiều so với bức tranh xã hội thời Lê sơ mà văn học để lại.

Tính quy định vẻ đẹp tức là cái sắc màu sống thực của thời đại này phản chiếu trong văn học, thể hiện tiêu biểu ở tập truyện Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ cũng chuyển cả sang thơ, làm cho thơ ca mang một phương thức tư duy mới. Trước đây thơ là thơ trữ tình. Thơ bây giờ cũng là thơ trữ tình nhưng là trữ tình− lý trí. Nó rời bỏ tư duy cảm tính bước sang địa hạt tư duy lý tính. Và hướng cái nhìn vào xã hội, ấy là tư duy thế sự. Thơ trở nên có tính phát hiện hiện thực rất sắc mà cây bút tiêu biểu là Nguyễn Bỉnh Khiêm :

Ở thế làm chi cười lẫn nhau,
Giàu chê khó, khó chê giàu.
Người hàng thịt nguýt người hàng cá,
Đứa bán bò dèm đứa bán trâu.
Bé vú thở than người cả vú,
ít râu ánh ỏi kẻ nhiều râu.

(Thơ Nôm, bài 112) (10) Chúng ta thấy phong cách tư duy nghệ thuật của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khác Nguyễn Trãi. Nguyễn Bỉnh Khiêm nhìn sâu vào các ngóc ngách của xã hội để nhận diện bức tranh phức tạp của xã hội. Bức tranh ấy diễn ra một cách tự nhiên bởi nó là bức tranh xã hội có thực.

Vì tư duy thế sự nên nhìn được vào tâm lý con người rất sâu :

Giàu trọng, sang yêu, khó chẳng vì.
Nhị kết hoa thơm, ong đến đỗ,
Mỡ bùi mật ngọt, kiến nào đi.
Thanh tao, của có, thanh tao bấy,
Náo nức, tay không, náo nức gì ?
Mặc rủi, mặc may, khi gặp dịp,
Khen chi, chê bấy, ghét mà chi
.
(Thơ Nôm, bài 82)

Người ta bằng mặt chẳng bằng lòng,
Đo hay sự sá phòng.
Lưỡi thế gẫm xem, mềm tựa lạt,
Miệng người toan lại, sắc như chông.

(Thơ Nôm, bài 127)

Đặc điểm thứ ba là do cái nhìn thế sự, cái nhìn khám phá tâm lý sâu sắc, do xã hội phức tạp, có công, có thương, buôn bán phát triển, nên văn học nhìn thấy tiếng va xiết của đồng tiền. Đây chính là giai đoạn bắt đầu nói đến vai trò của đồng tiền. Cũng chính Nguyễn Bỉnh Khiêm xác nhận vai trò đồng tiền như một tiếng động lạ, vang lên cái âm thanh đáng sợ của nó :

Nghe thôi thinh thỉnh lại đồng tiền
(Thơ Nôm, bài 5) Đồng tiền hiện ra với tất cả vẻ quỷ quyệt khinh người. Nó có đủ sức mạnh làm tha hóa xã hội. Nhưng bên cạnh đó nó cũng có mặt tích cực mà Nguyễn Bỉnh Khiêm có nói đến : “Kẻ khó nhờ ơn, có kẻ giàu” (Thơ Nôm, bài 59). Trong Nguyễn Dữ, Trọng Quỳ vì đánh bạc mà phải gán vợ chứng tỏ vai trò của đồng tiền đã tác động đến nhiều mặt đời sống, chi phối hạnh phúc con người. Một đặc điểm nữa của văn học thời Mạc không thể không đề cập là nó đa thanh, không chỉ một giọng. Phải ở thời kỳ một bậc thánh minh ở tận trên cao, còn mọi người đều nem nép ngưỡng lên nhìn thì mới là văn học một giọng. Còn bây giờ bậc thánh minh đã được hạ xuống rồi và con người nhìn cuộc đời bằng cái nhìn bình đẳng, tự chủ, nhìn thẳng vào nó thì không còn văn học một giọng nữa mà phải là giọng của đối thoại. Tính đối thoại xác lập màu sắc dân chủ của văn học, và chính triều đại Mạc mang lại cho văn học. Trong Truyền kỳ mạn lục, Hồ Tông Thốc khi đi sứ sang Trung Quốc ghé đền Hạng Vũ trên hồ Động Đình làm một bài thơ có ý chê trách Hạng Vương 5 năm ngang dọc cuối cùng phải chết. Đêm đó bộ hạ của Hạng Vũ nổi lên triệu ông này xuống nước. Thế nhưng không phải triệu xuống để trừng phạt như các truyện dân gian khác, mà là triệuxuống để tổ chức cuộc đối thoại giữa Hạng Vũ với HồTôngThốc.TrongkhiHạng Vũ ca ngợi mình, khẳng định mình đã làm nên nhiều công nghiệp lớn không kém gì nhà Hán thì Hồ Tông Thốc chỉ nhấn có một điểm thôi. Ông làm được rất nhiều chuyện thật, nhưng chuyện chữ nhân thì ông thiếu. Chính đó là cái thiếu lớn nhất và làm cho ông sụp đổ. Hạng Vũ nghe đến đâu mặt tái đi đến đấy. Nhưng có một người bộ hạ của Hạng ở bên cạnh, muốn cãi cho chủ bèn bàn góp vào, rằng : nói như Hồ thực ra cũng chưa thật thoả đáng, bởi Hán Cao Tổ chữ nhân cũng đâu có − Hán Cao Tổ đã giết rất nhiều nhân mạng và tàn bạo còn bằng mấy, chứ Hạng Vương vẫn được Ngu Cơ tuẫn tiết theo mình, nghĩa là còn có người yêu mình đến cùng. Cuối cùng Hồ Tông Thốc cũng thừa nhận điểm khả thủ đó của họ Hạng. Phải nhìn Hạng Vũ như thế mới thật công bằng. Quả tình ở đây đã diễn ra một cuộc đối thoại dân chủ và nhà văn để cho người đọc từ trong đối thoại mà tự mình tìm ra chân lý. Không thể nói khác rằng đây chính là một cống hiến đáng kể của văn học thời Mạc. Một đặc điểm cuối cùng góp thêm sức nặng cho văn học Mạc là thời đại này đã bước đầu xây dựng nên hình tượng con người tự do. Ở thời đại Lê sơ vì lực hút của Triều đình phong kiến, Nho giáo độc tôn mạnh, nên gần như hút về tâm là quỹ đạo chủ đạo. Đến một Nguyễn Trãi vĩ đại là thế mà khi bị ruồng rẫy về Côn Sơn bao giờ lòng cũng đau đáu nghĩ đến vương triều, hễ được vời ra thì ra lại ngay. Đến thế kỷ XVIII lại có một hiện tượng ngược lại là người ta bỏ chạy khỏi Triều đình, bỏ chạy để về sống ẩn, chỉ có mình với mình. Đây là thời đại ly tâm. Vào thời đại Mạc thế kỷ XVI thì khác, người ta không bị hút về tâm nữa nhưng cũng không hẳn ly tâm, nhờ đó tạo nên chính sự tự chủ cho người thức giả. Mình muốn ra thì ra, muốn về thì về, biểu trưng rõ nhất là Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nguyễn Bỉnh Khiêm ra thi với Mạc rồi sau 7 năm, thấy cần phải xuất thế ông bèn chủ động rút lui, bấy giờ Mạc vẫn chưa suy thoái. Về một thời gian ông lại ra giúp. Chính phong thái thung dung chủ động kia đã tạo nên tiếng nói tự do, tự tại trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và thơ văn của rất nhiều người như Nguyễn Hãng, Nguyễn Dữ … Dòng mạch tư duy tự do tự tại quy tụ nên hình tượng con người không bị lệ thuộc trăm phần trăm vào quyền lực nữa mà ít hay nhiều đã là con người giải thoát. Cần phải thừa nhận rằng trong cái nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm có một phương diện gọi là tự tại. Nhàn ở đây không là ẩn, chưa phải xã hội thối nát đến mức mình không thể chấp nhận nổi mà trở về chăm nom vài luống cúc, hoặc lẩn trốn vào cửa Thiền, hoặc tìm quên trong thú vui cần câu, chén rượu. Nhàn, bởi mình cảm thấy phải làm chủ cuộc sống của mình, cho nên tự mình trở về an nhàn nghỉ ngơi. Nhưng khi nhà Mạc kêu gọi đi đánh bọn phản loạn thì Nguyễn lại hăng hái ra giúp. Nhàn trong trường hợp này là nhàn tự tại. Nhàn tự tại chính là nét khác với nhàn ở nhiều thời đại khác là thứ nhàn chỉ muốn lánh đục, lánh Triều đình, “dũng thoái”. Nhàn tự tại không cố chấp mà hồn nhiên hơn. Trở lên là mấy đặc điểm về mặt nội dung của văn học triều đại Mạc. Còn nói đến đặc điểm về mặt nghệ thuật, thì văn học thời này cũng có một số hiện tượng mới, không thể bỏ qua. Thơ Nôm đến Nguyễn Bỉnh Khiêm là sự thừa kế Nguyễn Trãi và về một mặt nào đấy còn được nâng lên. Thơ Hán có những thể tài mà Nguyễn Bỉnh Khiêm phải làm một bài dài đến 300 câu mới diễn đạt hết ý, như bài Thương loạn. Thơ chữ Hán do đó cũng ít nhiều có biến chuyển khác trước. Quan trọng hơn cả là thể truyện được thể nghiệm từ những tập truyện buổi đầu vào thời Lý – Trần, lượm lặt từng mẩu thần tích và truyền thuyết dân gian, rồi đến thời Lê sơ, tập Thánh Tông di thảo đã nhanh chóng thoát khỏi cái vỏ thần tích, trở thành một tập truyện có kết cấu chặt chẽ, cốt truyện nhiều tình tiết gắn bó móc xích, vẫn là truyện kể nhưng cá biệt có nút thắt đưa đến cao trào. Và sang thời Mạc thì bỗng kết tinh được một tập truyện cổ điển là Truyền kỳ mạn lục, về hình thức có thể so sánh với bất kỳ tập truyện truyền kỳ xuất sắc nào ở phương Đông. Ngoài ra, phú Nôm cũng là một thể loại nở rộ và mang một sắc thái khác trước. Phú Nôm hầu như không còn giọng khoa trương, trang trọng, ca ngợi đấng chí tôn, trái lại chuyển xuống cung bậc bình dân, giọng trào lộng len lỏi dần vào ngôn từ mực thước, lời lẽ thông tục được bác học hoá. Có thể nói phú Nôm thời Mạc đánh dấu bước đặt nền móng khá căn bản của ngôn từ tiếng Việt trong thể phú Việt Nam. Ngoài phú Nôm, còn có những tập truyện dài, truyện Nôm đã bắt đầu xuất hiện mà Tô công phụng sứ là một trong những tác phẩm có khả năng ra đời vào thời Mạc, bởi nó gắn bó với câu chuyện Lê Quang Bí đi sứ đến 18 năm. Tập truyện Nôm này kể về một nhân vật Trung Hoa đời Hán cũng đi sứ đến 19 năm dưới hình thức những bài thơ độc thoại nội tâm, dễ ngờ rằng chính Lê Quang Bí là tác giả. Dù sao, đây vẫn là dạng truyện Nôm tập hợp các bài thơ Đường luật chứ chưa có truyện Nôm lục bát − hay nếu có như Lạc Xương phân kính cũng đã mất − tuy rằng lục bát và song thất lục bát đã có mặt, bởi vì Hoàng Sĩ Khải đã viết cả một bài Tứ thời khúc vịnh bằng song thất lục bát … Vậy xét về thể loại, thời Mạc có những bước tiến, có những đóng góp cụ thể. Nói chung, với những nguồn tư liệu mới được phát hiện từ mấy chục năm nay, với các phương pháp tiếp cận hiện đại giúp cho ta có một cái nhìn nhiều chiều cạnh so với trước, với không ít đổi mới trong cách đánh giá Vương triều Mạc trong lịch sử, văn học thời Mạc cũng cần được xem xét lại thật thích đáng, là một thời đại văn học đáng kể cả về số lượng cũng như thành tựu nội dung và nghệ thuật. Điều rất có ý nghĩa là văn học dưới thời đại Mạc đã xuất lộ một số yếu tố đánh dấu sự chuyển biến đúng hướng của văn học dân tộc ngày càng tiến gần đến hai khuynh hướng bình dân và hiện thực. Tuy nhiên, do biến động của thời đại, do sự đối xử hẹp hòi của nhà Lê Trung hưng sau đó, do sự nghèo nàn về tư liệu, sự thụ động của nhiều nhà nghiên cứu hiện đại, văn học Mạc đã bị đối xử không công bằng, chưa được xếp đúng vị trí của nó trong các giáo trình, sách giáo khoa, công trình khảo cứu văn học… Cùng với chiều hướng đang thay đổi trong cách nhận thức lại nhà Mạc của giới sử học nước nhà, giới nghiên cứu văn học còn có nhiều việc phải làm để khôi phục diện mạo cho văn học thời Mạc và xem xét các giá trị của nó đối với tiến trình phát triển của văn học dân tộc. Tháng 6-2009 − Tháng 8-2011 . (1) Đại Việt sử ký toàn thư, Tập IV, Cao Huy Giu dịch, NXB Khoa học xã hội in lần thứ hai, H., 1973 ; tr. 118.
(2) Theo Bùi Duy Tân trong Văn học Việt Nam − Thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVIII, Tập II, 1979, Sđd ; tr. 24 thì còn một lực lượng sáng tác phải kể đến là Nho sĩ bình dân.
(3) Đại Việt sử ký toàn thư, Tập IV, Cao Huy Giu dịch, NXB Khoa học xã hội in lần thứ hai, H., 1973 ; tr. 126
(4) Đại Việt sử ký toàn thư, Tập IV, Cao Huy Giu dịch, NXB Khoa học xã hội in lần thứ hai, H., 1973 ; tr. 126.
(5) Nay còn lại 66 bài, được người đời sau chép chung trong tập sách mang tiêu đề Tư hương vận lục 思 鄉 韻 錄›. A. 699.)
(6) Những điều nói ở trên chỉ là truyền thuyết, chính sử không ghi. Nếu tính niên đại thì năm Giáp Ngọ (1534) là năm Mao Bá Ôn đem quân áp át biên giới, Giáp Hải vẫn chưa đi thi. Bốn năm sau ông mới đỗ Trạng nguyên. Nhưng Mao Bá Ôn vẫn còn ở bên kia biên giới, mãi đến 1541 mới dâng biểu về Yên Kinh phong chức cho Mạc Đăng Dung, vậy nên rất có thể Giáp Hải sau khi thi đỗ đã được sung vào công việc ngoại giao vất vả của Triều đình Mạc thuở bấy giờ và có giao thiệp với Mao Bá Ôn. Hai bài thơ xướng hoạ như sau.
Xướng : Tuỳ điền trục thuỷ mạc ương châm – Đáo xứ khan lai thực bất thâm – Không hữu căn miêu không hữu diệp – Cảm sinh chi tiết, cảm sinh tâm – Đồ chi tụ xứ ninh chi tán – Đãn thức phù thời ná thức trầm – Đại để trung thiên phong khí ác – Tảo quy hồ hải tiện nan tầm (Mọc theo ruộng nước hóp như kim – Trôi dạt lênh đênh chẳng đứng im – Nào có gốc sâu, nào có lá – Dám sinh cành nhánh, dám sinh tim – Tụ rồi đã chắc không tan tác – Nổi đó nào hay chẳng đắm chìm – Đến lúc trời cao bùng gió dữ – Quét về hồ bể hẳn khôn tìm).
Hoạ : Cẩm lâm mật mật bất dung châm – Đái diệp liên căn khởi kế thâm – Thường dữ bạch vân tranh thuỷ diện – Khẳng giao hồng nhật truỵ ba tâm – Thiên trùng lãng đả thành nan phá – Vạn trận phong xuy vĩnh bất trầm – Đa thiểu ngư long tàng giá lý – Thái công vô kế hạ câu tầm (Ken dày vải gấm khó luồn kim – Rễ lá liền nhau, động vẫn im – Tranh với bóng mây che mặt nước – Chẳng cho tia nắng rọi xuyên tim – Sóng dồi muôn lớp thường không vỡ – Gió táp ngàn cơn cũng chẳng chìm – Nào cá nào rồng trong ấy ẩn – Cần câu Lã Vọng biết đâu tìm) (Theo Vĩ nhân Online : Giáp Hải − Bài thơ Vịnh bèo).
(7) Dựa theo ghi chép trong Công dư tiệp ký, phần Tục biên của Trần Quý Nha 陳 季 衙, A. 44. Bản dịch Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Thế Nghi hiện còn lưu dưới tên Tân biên Truyền kỳ mạn lục tăng bổ giải âm tập chú 新 編 傳 奇 漫 錄 增 補 解 音 集註, Xã trưởng xã Liễu Chàng khắc bản vào năm Cảnh Hưng 35 (1774). ).
(8) Hiện còn tập thơ mang tên Lê triều khiếu vịnh thi tập. A. 315, gồm 88 bài. Hai chữ “Lê triều” là do người sau đặt thêm, cũng phản ánh tâm lý bài Mạc, bởi Hà Nhậm Đại chỉ vịnh các nhân vật lịch sử thời Lê sơ.
(9) Nhưng cũng có thuyết cho ông là người cùng thế hệ chứ không phải học trò.
(10) Các bài thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm trích trong bài này đều được đánh số thứ tự theo sách Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, NXB Văn học, H., 1983. . .

Catégories
Prose

École De Mon Âme, Demain Je Serai Séparé De Toi!

Bỏ Trường Mà Đi par CHẾ LAN VIÊN
Traduit du vietnamien par TRÚC HUY

.

Les rayons ardents du soleil, peu à peu, se condensent. Et le vent du Sud, avec ses tourbillons de poussière, nous revient et embarrasse nos belles pensées. Chaque matin, les fleurs de flamboyant s’épanouissent et brillent au soleil. Sur son matelas rouge et sa couverture bleue, le jour fait paisiblement sa sieste. Dans le silence du midi, quelques cigales accordent la tranquillité du pays de leur chant monotone. Au moment où l’espace brûle d’envie de revoir les rayons dorés du soleil couchant, l’après-midi s’écoule péniblement.

Sans doute, s’abandonne-t-elle à ses rêveries, tout en marchant.

Hélas ! Le Ciel et la Terre emportent tout d’un coup l’âme d’un juif errant. L’odeur salée des mers du Sud caresse aimablement son cœur du souffle d’un vent qui passe : c’est l’odeur envoyée par l’Océan indien. Et si nous jetons un coup d’œil sur le nuage de poussière qui tourbillonne dans l’air, nous pouvons deviner qu’il a sans aucun doute séjourné au désert de Sahara.

Cependant, discrètes sont les intentions des flamboyants. Écoutons la sève de la vie qui en sort et qui nous mène vers la tristesse ! À chaque instant s’accroît la vieillesse : en un seul jour, les fleurs de flamboyant seront fanées, abandonnées. Hélas ! Vous qui êtes nées dans les buissons parfumés, vous mourez dans la poussière ! Et les cigales aussi, une fois l’été passé, on balaie et les pauvres cigales mortes et les fleurs fanées.

Ces écoles-là, ivres sous le soleil brûlant, pour quelle raison, elles aussi, pâles d’une tristesse sans nom, sont-elles devenues des juives errantes ? Leurs portes grandes ouvertes, je les ai entendues appeler leurs enfants ingénus pour leur dire :

“Mes enfants ! L’automne et l’hiver sont passés, nous ne devons pas demeurer ainsi ensemble pour toujours. Eh bien ! Maintenant qu’il fait beau temps, c’est le moment favorable pour quitter votre école et partir loin. Oui, il faut que vous partiez, mes enfants. Et, sans aucun regret, vous pouvez m’abandonner ici, pour toujours ! Ô mon Dieu ! Mes toits frémissent d’entendre les appels d’En haut, pourquoi me semblez-vous tous insensibles aux charmes extérieurs qui nous attirent sans cesse ?”

Au printemps, quand les fleurs abondent et que leurs parfums s’exhalent, nulle invitation n’est plus claire que celle-là. Et, à présent, le soleil devenant de plus en plus ardent et le vent de plus en plus fort, c’est pour nous l’heure de la séparation sur le chemin épineux où peinent bien des jeunes gens.

ooOoo

Ces élèves qui, ces années-ci, vivaient paisiblement au milieu des tables et des bancs d’école, sont devenus des juifs errants ! Je les ai vus, pendant les heures de classe, s’asseoir nonchalamment devant leurs livres, les yeux vagues, charmés par je ne sais quels points lumineux qui errent dans l’espace.

Oui, certains rêvent sans doute à une jolie maison au penchant de quelque agréable colline, où ils pourront vivre grâce à quelques hectares de terre, avec l’aide d’un bœuf ou d’un buffle. D’autres désirent s’enchaîner à un salaire, se faire employés dans certaines entreprises, esclaves jour après jour de la montre du directeur. Mais, la majorité songe à abandonner leur chère école pour partir loin. La longueur même du chemin excitera leur goût de l’aventure (car la passion doit expirer avec la fin de la jeunesse).

Juifs errants, ils ne pensent pas qu’un jour, ils retourneront à leur terre natale ! Ô pauvres cœurs ingénus ! Vous qui êtes des colombes blanches, ne sortez pas de vos pigeonniers ! La boue ne tardera pas à souiller vos cœurs, jusqu’à ce que vos cœurs et la boue se confondent !

Alors, que faire ? Quand sort de l’école la voiture d’un interne et que le Corbeau d’Edgar Poe n’est pas là pour lui dire cette sombre lamentation : “Jamais plus !”

ooOoo

Je vais vous exposer mon idée (n’en riez pas !) : devant la porte de l’école, je voudrais faire construire trois marches très hautes. À la sortie de l’école, vous choisiriez un vieux professeur et vous le prieriez d’y monter. Et chaque élève passerait devant lui en silence pour l’entendre dire : “Mon enfant, tu descends dans la vie.” – La vie, ce n’est pas quelque chose qui nous fait monter !

Maintenant que la séparation est proche, les cœurs jadis insensibles et froids, élèvent des appels passionnés. À la récréation, les élèves, par bandes ou par groupes, généralement de deux, marchent dans la cour. L’un baisse sa tête et regarde son ombre mouvante attachée à ses pieds ; l’autre lève la sienne et attend un fin nuage isolé qui passera devant lui. Les deux amis marchent en silence. Les rares paroles, qui leur échappent de temps en temps, baissent comme le soir (l’imprécision laisse comprendre combien il y a loin de la pensée aux mots).

Le soir, si l’on a un ami interne, on reste encore une demi-heure à l’école ; ou si l’on est tous deux externes, on vient se voir chez l’un ou l’autre ; ou encore, si ce sont deux internes, dans les lieux peu fréquentés, dans les salles silencieuses, vous pouvez entendre leur respiration entrecoupée.

Car il ne vous reste plus qu’un mois, un seul mois, et l’on se séparera.

Dans un mois, on se séparera ! Ces mots, emportés par le vent, traversent la cour de l’école et entrent dans les classes. Quelques-uns les ont entendus à la porte de l’école.

On commence par se dire :

“Dans un mois, nous nous séparerons. Avons-nous encore quelques soucis qui valent la peine qu’on en parle ?”

Ensuite :

“Mon chéri, dans un mois, je ne t’aurai plus ! Te souviendras-tu de moi ?”

“Mon ami, dans un mois, je ne t’aurai plus ! Si tu ne m’aimes pas, ne me dis point la vérité ! Conservons nos illusions !”

Dans un mois, on se séparera ! Et tout sera fini. L’un s’en ira dans la vie ; l’autre, sur du papier à lettre violet, écrira le nom d’un autre ami. Les deux enfants se font des serments, des promesses. Profitant du peu de temps qui leur reste, ils veulent s’aimer encore davantage. Et quand le bonheur est entre leurs mains, soudain coulent des larmes, car le temps passe si vite !

Dans un mois, on se séparera ! Et puis, un soir (pourquoi seulement le soir ?), l’école rêvera que ses portes s’ouvrent d’elles-mêmes, et il lui semblera que légèrement quelqu’un met le pied sur son seuil. Et les élèves, répartis aux quatre coins de la terre, pendant de longues vacances, se souviendront de leur école et regretteront son toit rouge et ses arbres verdoyants.

ooOoo

Et puis, un soir (pourquoi toujours le soir ?), l’école rêvera que ses portes s’ouvrent d’elles-mêmes, et il lui semblera que légèrement quelqu’un met le pied sur son seuil. Et les élèves, répartis aux quatre coins de la terre, pendant de longues vacances, se souviendront de leur école et regretteront son toit rouge et ses arbres verdoyants.

Un élève se souviendra d’un lointain matin de printemps : comme il ouvrit la fenêtre de sa classe, son regard tomba sur un pré fleuri où voltigeaient des papillons. Cinq ou dix papillons, pas plus ! À l’heure de la récréation, il sortit, les poursuivit. Et quand il eut mis le nez auprès des herbes pour sentir, fut-il fort surpris par le manque de parfum ! Il avait oublié, pauvre enfant, qu’il n’était pas un papillon aux ailes d’or ! Il y déposa néanmoins une feuille de papier blanc, en espérant que les papillons ne retrouveraient plus la trace.

Resté seul, il se mit à réfléchir : “Qui pourrait effacer la trace de mon école ? Quelqu’un aurait-il posé là une feuille de papier blanc ?”

Un élève se souviendra d’un certain après-midi (le souvenir lui sera sans doute venu de l’été) : comme il était en train de gonfler les pneus de sa bicyclette, il entendit, venant du haut d’un laboratoire, un son d’harmonica qui accompagnait les paroles chantées par une belle voix tantôt aiguë, tantôt grave. Les paroles et la musique marchaient ensemble dans un rêve comme un couple d’amoureux. Soir de Rafles, J’ai deux amours (2)… Ce sont là de très vieilles chansons. De nos jours, il est probable que nul ne s’en souvient. La chanson l’aidait à revivre ses doux souvenirs : un baiser reçu le jour de son entrée à l’école, un concert de musique quand il était encore en cinquième, un garçon qui marchait et qui chantonnait sous les pins…

Les souvenirs surgissaient tristement des brumes du passé.

ooOoo

Chacun garde fidèlement son souvenir, et c’est le souvenir de son école à soi. Pour moi, mon école, c’est comme une âme. De tout mon cœur, j’ai eu pitié de moi-même. Car il ne me reste plus qu’un mois, un seul mois, et j’abandonnerai mon école.

L’abandonner ? L’abandonner ? Qui m’oblige ainsi à abandonner mon école, elle qui m’est si chère ?

Ah, j’abandonnerai mon école ! Que c’est étrange : personne ne me crie ces mots, et pourtant je les entends comme un écho qui retentit dans mon cœur.

ooOoo

Que c’est étrange : personne ne me crie ces mots, et pourtant je les entends comme un écho qui retentit dans mon cœur.

École de mon âme ! Demain, je serai séparé de toi et jeté, malgré moi, dans les remous de la vie.

On ne peut pas, avec un sourire collé sur les lèvres, dire aussi facilement comme jadis sur le rebord de la fenêtre :

“Trouver du bonheur, ce n’est pas chose bien difficile. Il suffit de bien distinguer le bleu du ciel du rose des fleurs de pêcher qui sont en train de s’épanouir.”

À vrai dire, toujours bleu est le ciel. Et, si vous preniez la peine d’aller un peu plus loin au sud du Vietnam, cher lecteur, vous remarqueriez que les fleurs roses des pêchers s’épanouissent toute l’année. Hélas ! La beauté du ciel et celle des fleurs ne font plus briller nos yeux !

ooOoo

Élèves, mes chers amis, malgré les bons conseils qu’on vous a donnés, une fois retournés chez vous, je crains fort que votre innocence ne soit dépossédée par votre famille !

Quant à moi, dans une petite ville de province, je retournerai vivre, seul, retiré du monde. Alors, un beau matin, je me souviendrai de mon école où nous nous étions séparés. Un billet de chemin de fer, quelques pièces de monnaie, et voilà que je retrouve mon école, mon école à moi. Ah ! Qu’elle était froide et triste ! On remarquait plus mes souliers et mon chapeau que mon cœur que je vous avais apporté. Seul, mon ami le plus intime se fit distinguer peut-être des autres par une poignée de main un peu plus chaleureuse.

Et voilà tout.

ooOoo

Mais, ce qui me semble le plus triste et le plus monotone, c’est la situation suivante :

Un jour, en me donnant une femme, on me clouera à l’humilité de la famille. Chaque soir, assis sur une chaise devant ma maison, je regarderai couler les nuages et j’entendrai souffler le vent. Les montagnes dans le lointain – je ne sais à quoi elles auront songé – deviendront brusquement plus sombres que jamais. Et je ne sais non plus ce qui pourra m’aider à me souvenir de mon école. Alors couleront des larmes dans mes yeux. Quelques gouttes en sortiront et resteront suspendues à mes joues. Si ma femme était avec moi à ce moment-là, que penserait-elle de ces larmes, encore toutes chaudes ? Qui lui répondra pour moi que je regrette ma vie d’écolier, moi, en ce moment-là ?

ooOoo

Ah ! Abandonner son école ! Abandonner son âme ! Élèves, mes chers amis, après la dernière classe, à la sortie de l’école, n’oubliez pas de laisser tous vos livres et cahiers au concierge de votre école. Ne vous inquiétez pas de ne pouvoir les relire, ni de n’en conserver comme souvenirs ! Je parie que, même si vous les gardiez précieusement, ils ne seraient pour vous d’aucune utilité. De même, ce serait illusoire pour vous de soupirer, à la sortie de l’école : “Nos souvenirs resteront solidement gravés dans notre cerveau !”

Non, non ! Le cadavre ne retient jamais l’âme. Dites-vous bien ceci : “Les souvenirs se bousculent pour s’enfuir par la porte de notre âme. Et l’argent et la malhonnêteté nous voleront tout, parfum et beauté des choses.”

ooOoo

Oh ! Le brillant soleil est déjà à son zénith. Le ciel solitaire ouvre ses portes immenses. Les arbres étalent leurs feuilles à la fraîcheur d’une brise légère qui passe. Le gazouillement des moineaux tombe en des milliers de gouttes lumineuses…

Dans un moment, c’est la récréation. Les élèves sortiront et marcheront sur cette couche de gravier-là ; et la cour de l’école se couvrira d’un nouveau souvenir.

.

(1) – Titre original “Bỏ Trường Mà Đi”, essai poétique extrait du recueil “Vàng Sao” (L’Or des Étoiles) publié en 1942. Chế Lan Viên (du vrai nom Phan Ngọc Hoan, 1920-1989), poète et essayiste vietnamien, publia en 1937 son recueil de poèmes “Điêu Tàn” (Ruines) qui le rendit célèbre.
(2) – En français dans le texte original.

[Cette traduction française par Trúc Huy est publiée dans EUROPE Revue Littéraire Mensuelle, Août-Septembre 2000, numéros 856-857, pp. 263-270.]

_ – _ – _

BỎ TRƯỜNG MÀ ĐI

CHẾ LAN VIÊN

.

Sắc nắng dần nghiêm lại, rồi gió nam về dấy bụi mù quấy rối ý xanh cao. Mỗi buổi mai, hoa xoan bừng sáng với mặt trời. Nệm đỏ chăn xanh, ngày dịu ngã mình trưa, đôi tiếng ve nhịp theo im tĩnh. Đến khi không gian thiết tha nhớ đến nắng vàng thì buổi chiều qua rất nặng nề, chắc bởi vừa trôi vừa mơ mộng.

Ôi ! đất trời bỗng nhiên mang hồn một người Do Thái phiêu linh. Mùi muối biển nổi lên đậm đà trong mạch gió tuôn thao, ấy là nồng mặn của Ấn Độ dương gửi đến. Và bụi mù bay ở ngoài kia, cứ xem những vẻ dàn bày ở dưới vòm xanh, hẳn đã từng qua sa mạc Phi châu.

Nhưng thầm kín hơn hết chỉ có tình ý của hoa xoan. Hãy lắng nghe màu tươi trôi chảy đến sắc buồn, sự già nua mỗi lúc mỗi tăng trong nửa phút giây dịch biến. Chỉ một ngày mai thì hoa xoan đã là hoa cuối chợ đầu đình. Ôi ! mi đến giữa bụi đường và mất đi theo cỏ rác ! Và những đàn ve nữa, một khi mùa hè đã khuất, người ta liền quét dọn với hoa khô.

Những tràng học kia, nằm mê trong nắng, thì bởi lẽ gì cũng nhuốm nỗi buồn những người Do Thái phiêu linh ? Cửa mi mở rộng, tam cấp trơn tru, ta nghe mi gọi đàn con thơ sạch của mi và bảo :

– Các con ơi ! mùa thu và mùa đông lạnh lẽo đã qua rồi. Những cánh cửa không còn cùng nhau chung kết nỗi buồn, bây giờ đất trời nắng ráo, các con có thể rời ta. Ôi ! mái ngói của ta đang rên lên vì những lời kêu gọi trên cao, sao các con dửng dưng với bao nhiêu thúc dục bên ngoài ?

Mùa xuân, khi hoa cỏ giàu sang, phấn hương thịnh mãn, lời mời đưa nào đâu rõ rệt thế này. Và bây giờ nắng nghiêm gió khắc, sự biệt ly lại hiện đến trên đường lót chông gai ngăn bước của chân non.

ooOoo

Những cậu học sinh, mấy năm nay điệp lẫn với thái bình của bàn của ghế, cũng đã bắt đầu thành những người Do Thái phiêu linh. Tôi thấy các cậu, vào những giờ học, ngồi thừ bên sách vở, mắt mờ đi, huyễn hoặc bởi hạt ngọc vô hình của đôi điểm không gian.

Vâng, cũng có đôi người mơ đến một cảnh nhà trên núi đồi nào đó, nuôi sống bởi dăm ba mẫu ruộng, một sức trâu hay một sức bò. Đôi người mơ đến sự cầm tù có lương trong một mái sinh nhai nào đó, làm nô lệ tháng ngày cho cái đồng hồ ông chủ, rút bớt không gian hầu yên tĩnh với thời gian. Nhưng rất đông là mơ rời bỏ gia đình, làm thia lia vang bóng cho sự rời bỏ nhà trường. Họ sẽ lấy độ đường dài làm nóng bánh xe lăn (trai trẻ vốn đang thèm sức nóng).

Do Thái giang hồ, họ không nghĩ rằng ngày kia rồi sẽ trở về nước cũ. Những quả tim thơ dại kia ơi, đã là con chim bồ câu trắng thì không nên ra khỏi chuồng chim. Bùn dơ sẽ làm bẩn hết lòng mi cho đến lúc lòng mi cùng với bùn dơ lẫn kiếp.

Vậy thì làm sao, khi chiếc xe của một lưu học sinh chở đồ ra khỏi cổng trường, lại không có ác điểu của Edgar Poe đâu đấy để kêu lên lời than đen tối sau này :

– Và thôi, không có gì nữa hết.

ooOoo

Cái ý tưởng đưa ra đây nếu không buồn cười quá : trước cổng trường, theo tôi, nên xây một cái tam cấp thật cao. Ngày bãi học, chọn một ông thầy già ra đứng đấy. Và mỗi người học sinh đi qua trước mặt, lặng yên để nghe ông ta bảo :

– Con ơi, con đang bước xuống cuộc đời.

Cuộc đời không phải là một cái gì lên cao nữa.

Bây giờ, khi sự biệt ly chỉ còn gang tấc, những cõi lòng đã bao lâu tê lạnh, cùng cất lên những lời kêu gọi đắm say. Đấy là những mùa hè bừng cháy với nắng thiêu, êm đềm với bóng mát. Mỗi giờ chơi, các học sinh từng đoàn, từng tốp, nhưng thường lắm chỉ hai người, dìu nhau đi trên piste của sân trường. Người cúi đầu nhìn bóng vướng theo chân, người ngẩng mặt lên cao chờ nét mây bay qua mắt. Bước đi không bao trùm tiếng nói, lời buông ra hạ thấp xuống như đêm (sự mơ hồ dễ làm hiểu những ý quá xa cách nói).

Buổi chiều, nếu có bạn thân ở ký túc xá, người ta lưu lại độ nửa giờ, nếu cùng ở ngoài, người ta kéo đến nhà nhau, hay nếu cả hai cùng học trong trường thì những nẻo vắng, những phòng im được nghe hơi họ thở.

Vì còn một tháng nữa sẽ xa nhau. Một tháng nữa sẽ xa nhau ! Tiếng ấy bay theo gió ở ngoài sân, có ai đưa vào lớp học, một đôi người nghe ở cổng trường.

Khi ngạo mạn như một lời thử thách. Một tháng nữa sẽ xa nhau. Có gì lo và có gì đáng nói. Rồi đây chết cả đi cũng được, cùng gặp nhau trở lại chưa hẳn đã hay gì.

Khi mềm yếu và chỉ là những cánh tay đưa ra cầu khẩn, những bàn tay rộng mở theo nhịp của lòng.

– Tình thương của tôi ơi ! Còn một tháng nữa sẽ xa nhau, hãy mặn nồng thêm chút nữa.

– Còn một tháng nữa sẽ xa nhau ! Nếu không yêu, xin chớ nói chi sự thật. Cứ lầm nhau trong ảo tưởng hoa sương.

Còn một tháng nữa sẽ xa nhau ! Và thôi, thế là không còn gì nữa hết. Người đi bước xuống cuộc đời. Người ở lại, trên giấy tím viết thư, thay tên người bạn khác. Những cặp tình nhân bắt nhau thề thốt, bắt nhau hẹn hò. Lợi dụng thì giờ ngắn ngủi, họ đòi nhau từng chút yêu thương, để lúc vàng đã vào tay, bỗng nhỏ lệ vì thì giờ ngắn ngủi.

Còn một tháng nữa sẽ xa nhau ! Và bỗng một hôm, một buổi chiều (tại sao cũng cứ buổi chiều ?), trường học sẽ nằm mơ thấy cửa mình tự mở, rồi dường như có ai bước nhẹ trên thềm. Và nằm khoèo ở bốn góc trời, các học sinh, trong lúc xa xôi trường nhớ đến người, bỗng thương tiếc cây xanh ngói đỏ.

ooOoo

Và bỗng một hôm, một buổi chiều (tại sao lại đến buổi chiều ?) trường học sẽ nằm mơ thấy cửa mình tự mở, rồi dường như có ai bước nhẹ trên thềm. Và nằm khoèo ở bốn góc trời, các học sinh, trong lúc xa xôi trường nhớ đến người, bỗng thương tiếc cây xanh ngói đỏ.

Một người nhớ đến một buổi sáng mùa xuân qua từ lâu. Anh chàng đang ngồi học, bỗng nghe có tiếng lính kéo nhau đi tập ngoài đường. Vội vàng mở cửa nhìn ra. Và mắt anh ngưng lại bên hè, một đàn bướm đậu. Năm con, mười con, không dễ thường nhiều hơn thế nữa – một ngày lễ bướm chen nhau trên một chỗ đất bằng. Anh chàng lén thầy giáo, viên giấy quăng ra, nhưng hơn mười bận đều đi sai cả. Giờ chơi, ra đuổi, anh chàng sát mũi vào chỗ đất, để rồi ngạc nhiên không thấy một mùi hương ngát nào hết cả, quên đi rằng mình chẳng phải là loài có cặp cánh vàng. Anh đặt lên đấy một tờ giấy trắng, và đàn bướm không tìm ra chỗ cũ. Bây giờ nằm không, anh ví von một cách khá rẻ tiền :

– Cái gì đã làm mất dấu trường tôi ? Hay ai đã bỏ lên đó một tờ giấy trắng ?

Một người nhớ đến một buổi chiều (hình như vương lại từ mùa hạ). Bấy giờ là sau buổi học, anh bơm xe sửa soạn ra về. Bỗng dừng tay lại, từ laboratoire gần đấy vang ra giọng bổng trầm của một chiếc harmonica lẫn theo tiếng hát. Rồi động khung cửa trên cao, hai khuôn mặt đẹp, ngập ngừng giữa lá cây xanh. Lời ca và khúc hát dìu nhau đi trong mơ màng. Soir de Rafles, J’ai deux amours… toàn những điệu đã xưa, giờ đây hồ dễ không một ai nhớ đến. Phút giây chiều ảo não của âm thanh đã đưa anh về những ngày tháng xa mờ : chiếc hôn yêu lúc mới vào trường – một cuộc hòa nhạc năm đệ nhất niên – một người hay đi mà hát dưới bóng thông… những kỷ niệm đứng buồn trong sương của trời dĩ vãng.

ooOoo

Mỗi người giữ một hình ảnh riêng, và đó là cái trường của họ. Riêng tây như một linh hồn.

Tất cả lòng thương, tôi đem ra thương hại lấy tôi. Vì một tháng nữa đây, tôi bỏ trường mà đi. Bỏ trường mà đi ! Bỏ trường mà đi ! Ô hay ! không một ai kêu mà bỗng nghe như vang dội !

ooOoo

Ô hay ! không một ai kêu mà bỗng nghe như vang dội !

Cảnh trường đẹp đẽ của ta ơi ! Ngày mai ta sẽ bị lùa ra – dù muốn hay không – ở giữa chỗ ô uế của cuộc đời. Ngồi vào bữa tiệc đời, dễ gì vui với đôi cái vỏ dưa. Thường lắm là – như lời của nhà thi sĩ Pháp – người ta làm những hình ma để khách đồng bàn đánh rơi chén đũa.

Người ta không thể, nụ cười ánh ở trên môi, nói dễ dàng như buổi xưa kia ngồi bên cửa sổ : “Hạnh phúc nào có khó gì. Chỉ cần nhận biết màu xanh của da trời và sắc hồng của cành đào đang hé nở.”

Kể ra thì trời cũng xanh luôn đấy chứ, và nếu chịu khó đi vào miền Nam, hoa đào hồng ở đó nở quanh năm ! Nhưng hỡi ôi ! Sắc màu làm sao đi đến con ngươi, mắt người ta bây giờ không còn trong sáng nữa.

ooOoo

Các em rất gần gũi của ta ơi ! Hãy giơ tay lên để tôi xem đến bao nhiêu thì sự cách xa làm các em lẫn với sắc trời. Những lời hò hẹn khó khăn lắm mới quấn gót chân đi, và khi về đến cổng nhà, bao nhiêu trẻ thơ của các em, tôi sợ e gia đình cướp mất.

Riêng tôi về trong một cái thành hẻo lánh quạnh hiu. Bỗng một sáng nào, tôi thấy nhớ cảnh trường đã cùng các em rời bỏ. Một chiếc vé tàu, mấy xu xe kéo, và này đây tôi ở giữa cảnh xưa. Nhưng lạnh lùng, vắng vẻ biết bao nhiêu ! Người ta chú ý đến giày mũ của tôi hơn tấm lòng tôi mang đến đó. Người bạn thân yêu nhất có lẽ chỉ khác mọi người ở chỗ cái riết tay hơi chặt mà thôi !

Nhưng nếu sự tình cờ nào lại lùa chúng ta trở về đấy cả, sự tiếc thương vẫn không thôi cào cấu lòng người. Lạc đi trong bốn phương trời, chúng ta đã học được những tiếng nói dị kỳ, cái máy móc của cuộc đời làm sự ràng rịt chúng ta sai mạch lạc. Ai nhớ chi người ! Ai thương chi cảnh ! Lòng ta mơ chỉ là mơ một tuổi đã qua rồi.

ooOoo

Nhưng tôi tưởng buồn bã hơn hết chỉ có cảnh sau này :

Một ngày kia, cột cho mụ vợ, người ta sẽ đóng tôi vào ẩm mục của gia đình. Chiều nào nhắc ghế ra sân, tôi ngồi nhìn mây bay gió thổi. Trời cao tột mấy từng trời, núi xa xanh không hiểu nghĩ suy gì bỗng thâm màu lại. Và cũng chẳng hiểu vì sao, thiết tha không gian lại làm tôi nhớ đến nhà trường. Vài giọt lệ rơi châu trên mí mắt. Vợ tôi ra gọi vào ăn cơm tối, thấy nước mắt tôi, người sẽ nghĩ làm sao ? Ai đến trả lời cho tôi rằng tôi nhớ cái trường lúc đó.

Một đứa con nữa ra đời, một cái quả để còng đầu tôi xuống tuổi già của tâm hồn cũng như của thể chất. Và chẳng may trưa nào đó, một trong những người thường biết cánh tay tôi lạc vào bình yên ẩm thấp của gia đình tôi. Một bữa cơm ngon, một chiếc mùng dọn sạch, thau nước sau khi họ thức dậy, bạc vài đồng để tiễn họ đi xa.

Và khi người phái bộ của dĩ vãng đi rồi, tôi sẽ kêu con tôi để bảo :

– Đó là một người bạn thân, xưa kia thầy ở nhà trường.

Bạn thân mà thôi. Chữ bạn yêu, đã lâu, lâu rồi, người già không dùng đến nữa.

ooOoo

Ôi ! Bỏ trường mà đi ! Bỏ lòng mà đi ! Hỡi những học sinh, khi ra khỏi trường, nhớ vứt trả sách vở cho những tên cu-li canh cửa. Không phải lo mai sau nhớ lại, nhưng sợ rằng góp nhặt bao nhiêu vẫn chẳng gợi nên vết tích gì. Cũng đừng hiểu lầm để thở than khi lưu luyến cổng trường : “Kỷ niệm sẽ bị chôn sâu trong trí nhớ.”

Không ! không ! xác chết thường hay lấy lại được hồn. Hãy nói rằng : “Kỷ niệm đã đem nhau ra khỏi cửa hồn, và cuộc đời gian xảo lấy bạc vàng để đánh lận của ta bao nhiêu hương và sắc.”

ooOoo

Ôi ! Ngoài kia, nắng cao muôn trượng, gầy gầy trời xanh mở giữa cô liêu. Cây trong sân rẽ lá cho gió thổi một nguồn tươi. Tiếng chim sẻ rơi thành muôn vàn chấm nắng… Chỉ một chốc nữa thì giờ chơi, các học sinh sẽ đi qua trên những lớp sỏi mòn, và sân trường lại phủ thêm một lần kỷ niệm.

.

CHẾ LAN VIÊN
Hè 1939 – Collège Quy Nhơn.


Nguồn : Cô Tuyết Mai (USA) sao chép và gởi tặng.

[Ghi chú : Bản văn này, do tác giả nhuận sắc lại và thêm một ít đoạn mới, có hơi khác so với nguyên bản đã in trong tập văn xuôi VÀNG SAO do Tân Việt xuất bản năm 1942.]

Catégories
Prose

Risques, impermanence, et civisme : honneur aux Japonais

.

Georges Nguyen Cao Duc (JJR65)

.

Le Japon, ce pays qui a forcé l’admiration des téléspectateurs mondiaux par la réaction de sa population face aux évènements cataclysmiques d’il y a presque un mois, continuera encore à nous déranger, simplement parce qu’il nous étonne par des aspects pour nous déroutants.

Le savait-il, le clan Tokugawa, quand il prit le pouvoir au début du 17è siècle pour ne le rendre au Tenno (empereur) qu’en 1868, qu’il allait étrangement façonner un peuple qui porte en totalité en lui les enseignements inculqués en plus de deux siècles d’isolement imposé, qui ne prit fin qu’avec l’intrusion occidentale ?

La société japonaise de cette époque, hiérarchisée alors en plusieurs classes sociales avec des règles et barrières intangibles, imperméa-bles, et à qui fut dénié le droit de pouvoir ne serait-ce que voir des étrangers – sous peine de mise à mort – se mit pour plus de deux siècles à tourner en rond, ne se fréquentant qu’en son sein, pensant la même chose, subissant les mêmes contraintes naturelles et sociales, pour devenir unique et uniforme car totalement isolé. Une vraie névrose collective à la fin du shogunat, et qui perdure sous une forme moderne, mais bénéfique, pour donner naissance au Japonais actuel, le nihon-jin.

De cet intermède inouï de plus de deux siècles date cette attitude radicalement bilatérale : « nous les Japonais, vous les gaïjin – étrangers », et cette incompréhension par les gens de l’extérieur. Xénophobie de la part des Japonais ? Non point, simplement prise de conscience de leur part qu’il sont devenus au fil du temps un peuple « homogène », selon leur propre dire. Est alors apparu l’ homo nipponicus, avec ses traits particuliers : rigueur, discipline, civisme, que nous appelons, nous, la méticulosité, le militarisme, le sens du sacrifice. Pour matérialiser ces trois mots, regardez donc le mode d’emploi précis à l’extrême d’un matériel japonais (rigueur), les uniformes des élèves des classes primaires et secondaires (discipline), et les exercices réguliers d’évacuation anti-sismique dans les quartiers urbains (civisme). Sans parler d’une frugalité encore présente.

Nous restons songeurs devant certaines de leurs réactions : les pilotes suicidaires de la 2è guerre mondiale, les volontaires actuels autour des réacteurs nucléaires de Fukushima, ou les sinistrés qui n’élèvent pas la voix, acceptant dans la dignité (selon nos termes, en Occident) leur sort funeste, et qui sont « stoïques » à nos yeux.

Dignes, stoïques ? Oui pour nous, mais croyez-vous donc qu’ils ne pleurent pas la disparition de leurs proches dans un raz-de-marée (un tsunami, puisque c’est ainsi qu’ils l’appellent et que nous l’appelons désormais), et la télévision le montre assez ? Croyons-nous donc qu’ils n’aient pas peur ? Croit-on qu’ils resteraient là à attendre des secours tardifs et qui, ils le savent, ne dureront qu’un temps ? Leur dignité telle qu’ils la conçoivent, en dépit de la peur du lendemain, c’est de chercher instantanément à s’en sortir. Si possible. Cette dignité telle qu’ils se l’imaginent, c’est en effet de ne pas constituer un poids individuel s’ajoutant au poids collectif représenté par les besoins d’une population d’un pays sans aucune ressource intrinsèque.

Sens du sacrifice ? Eux l’appelent sens de la responsabilité. Le chef d’un groupe de pompiers présentant son travail à Fukushima face aux reporters de la NHK – télévision nationale japonaise – disait en termes que nous devinions angoissés car ses yeux embués ne trompaient guère : « Je suis désolé d’apporter du stress à ma famille en me portant volontaire pour aller refroidir les réacteurs nucléaires ». Désolé il l’était, mais il l’a fait, en responsable, et supportant la radioactivité.

Les diverses raisons de ce civisme, de cette dignité seraient simples et allant quasiment de soi. Du moins pour eux. Et il n’y a pas que cela pour caractériser la nipponnité. Il y a également ces notions permanentes de risque, d’impermanence, de fugacité, de l’éphémère.

Quand on habite un archipel dépourvu de ressources et subissant 20% des séismes annuels les plus importants dans le monde, on ne peut que se rendre compte de l’inanité de certaines choses, et que l’on peut disparaitre à tout instant. Le tout est de s’organiser afin qu’il y ait le moins de perte possible. Quitter cet archipel maudit des dieux et trop étroit, alors ? Les Japonais y ont songé (colonisation de la Corée puis de la Mandchourie, suivie de l’invasion de la Chine, au 20è siècle), et la réponse fut cinglante : le Japon fut écrasé et occupé. Depuis, les Japonais restent confinés dans leur archipel, avec à peine une légère émigration remontant au début du 20è siècle (Hawaï, Brésil).

Se contenter de ce sort « national » ne fut pas seulement un choix, c’est un fait depuis 1945 : de nos jours, les Japonais ne peuvent aller nulle part et ne le souhaitent d’ailleurs pas. Alors, liés indisso-lublement à une terre inhospitalière, les Japonais ont développé à outrance un sens de l’impermanence et de la fugacité des choses pourtant déjà bien déve-loppé, avec en sus une notion aigüe du risque assumé.

Impermanence ? Voyez ces cadres supérieurs japonais, qui habitent dans la banlieue tokyoïte de simples villas que l’on pourrait retrouver à des milliers d’exemplaires à Antony ou Saint Cloud, San Diego ou Los Angeles : 100 à 130m², sans luxe apparent sinon parfois une grosse berline garée sous le porche. Voyez-les « s’amuser » le soir en quittant leurs bureaux mais rentrant toujours sagement au foyer. Regardez-les « claquer » des fortunes à boire du saké de prix sans sourciller. C’est qu’il savent que de toute façon, cette aisance, ce confort domestique peuvent ne durer qu’un court moment.

D’abord, ces cadres peuvent perdre leur place à tout moment, depuis plus de deux décennies que l’emploi à vie n’existe plus (chômage officiel 4%, chômage réel : le double), dans un pays où l’assurance-chômage est ridiculement court – quelques mois. Et encore cet emploi à vie n’existait que dans les grands groupes (même pas un cinquième de la population salariée). Au mieux, ils laisseront un appartement à leur famille, à leur mort. Quand aux SDF – sans domicile fixe, regardez-les par milliers cachés sous les arbres du parc d’Ueno à Tokyo : ils rangent soigneusement leurs hardes dans des valises chaque matin, restent habillés très correctement, quitte à ruminer sur leur sort sans se plaindre. Eux sont vraiment convaincus de l’impermanence des choses, car ils la vivent. Et si on les voit chanter le soir ensemble, c’est plus pour oublier qu’outre le sort professionnel à leur désavantage, ils ont souvent volontairement coupé les ponts avec leur famille, à qui ils ont rendu la liberté : « Oubliez-nous, survivez »

Ensuite parce que le confort domestique est matérialisé par des habitations japonaises souvent détruites au bout de 30 à 35 ans pour laisser la place à des bâtiments nouveaux permettant à l’industrie du bâtiment de se développer donc donnant du travail, et permettant aux règles antisismiques mises à jour d’être appliquées. Sans parler de la terre rare : le terrain est très cher, la maison n’est que la cerise sur le gâteau. C’est le seul pays où les logements perdent immédiatement de leur valeur dès l’achat réalisé, et l’héritage est très réduit au Japon face aux ponctions de l’Etat.

Alors que dans certains autres pays, il y a un continuum, une vie familiale multigénérationnelle, des racines qui poussent, il n’y en a désormais plus en milieu urbanisé au Japon, et nous, étrangers, ne le savons peut-être pas.

Et que dire de l’influence du bouddhisme et du shintoïsme ? Les Japonais vivent en shintoïstes et meurent en bouddhistes, certes, mais chez eux ce bouddhisme est profond, intime, et l’impermanence du monde qui en est l’un des enseignements fondamentaux est marqué au tréfonds de leur âme. La vie pour eux comme pour tout autre bouddhiste n’est qu’un passage et une souffrance. A fortiori dans un pays secoué par des secousses telluriques quotidiennes. Le shintoïsme, lui, leur a donné le concept des « kami », ces divinités innombrables (partout, dans la nature, dans la mer, dans leur maison) qui ne manquent pas d’évoquer pour nous les « esprits » de l’animisme. Ces kamis protecteurs, c’est, ajoutés au bouddhisme, une garantie salvatrice contre les démons de la nature, dont le plus virulent est ce poisson-chat géant censé personnifier un tremblement de terre. Ces démons, le Japonais s’en protège en achetant moult amulettes et talismans vendus dans tous les sanctuaires shintoïstes. Supersition ? Oui, et profonde, seule partie irrationnelle de l’être japonais face aux forces de la nature. Surtout, ne pas être victime du poisson-chat. Le confucianisme, lui, est resté une sorte de contre-pouvoir à l’impermanence et à l’éphémère, avec ce respect de l’ordre social si peu mouvant (le professeur ou le supérieur hiérarchique est respecté d’office), et sur lequel la démocratie moderne à l’occidentale ne représente qu’un vernis importé, ayant néanmoins le mérite d’y exister depuis un siècle.

De cette perception socialo-spirituelle provient leur amour immodéré de l’éphémère, de la fugacité : éclosion printanière des cerisiers dont les fleurs meurent rapidement atten-due par tout un peuple, concision extrême d’un haiku (poème très court de quelques lignes de peu de mots), chaleur profonde d’une réunion entre amis sachant que l’on peut être séparé pour toujours demain, avec des corollaires plus futiles tels la mode, qui se démode le plus rapidement possible.

Le savons-nous, chaque été, des milliers de grands feux d’artifice – auprès desquels les feux d’artifice du 14 juillet français ou du 4 juillet américain ne sont qu’une aimable plaisanterie – sont tirés dans les villes nipponnes le soir, pour respecter cet amour de l’éphémère, à travers la vision brève d’une gerbe de feu coloré. Ce n’est aucunement par hasard que ce qui est agréable dans la vie (femmes, alcool, amour) relevait dans l’ancien temps du vocable ukiyo , « le monde flottant », car appelé à disparaître rapidement.

Dans un tout autre ordre d’idées, ce qui est typique du Japon et des Japonais, c’est une notion aigüe du risque assumé. Le commerçant qui perd son activité ne se plaint pas sur son sort : il a perdu, point final, et cherche à s’en sortir. L’Etat japonais, lui, doit avoir l’oeil sur tout : le Japon n’a aucune ressource naturelle et doit tout importer, précisément pour ré-exporter avec valeur ajoutée donc survivre, et il est trop peuplé de gens viellissants. Les maigres gisements de charbon sont épuisés depuis longtemps.

D’où cette obligation vitale du risque assumé y compris pour l’énergie : l’implantation de nombreux réacteurs nucléaires sur une terre sujette constamment aux séismes divers. Les écologistes de tout poil peuvent s’égosiller, les besoins de plus de 120 millions de Japonais sont tels que les autres sources d’énergie seraient tout simplement ridiculement faibles dans ce pays dont le quart seulement de la surface est habitable (équivalente au 6è de la France, mais avec une population deux fois plus nombreuse que les Français). Et ce risque de l’atome, la population semble l’accepter jusqu’à maintenant. D’ailleurs, où pourrait-on installer des parcs gigantesques d’éoliennes, s’il n’y a pas suffisamment de terres, par ailleurs visées par les secousses telluriques, et si la mer elle-même est instable près des côtes ? L’énergie marémotrice ? Pas de baies adéquates avec une marée idoine. La houille blanche ? Pas de chutes d’eau gigantesques, pas de grands fleuves à grand débit, rien que des sources. La géothermie ? Insuffisante, sinon pour prendre des bains chauds dans les stations thermales. Le photovoltaïsme ? Il consomme trop de surface pour un piètre rendement. Alors, tant qu’à faire, et puisqu’il faut payer un tribut à la puissance naturelle quasi-divine, autant prendre l’atome. Il y va de la survie du pays. Allez expliquer cela aux anti-nucléaires et écologistes des pays occidentaux.

Ce qui n’exclut ni ne justifie les erreurs, naturellement. Fukushima était prévu résister à une secousse d’un niveau 7 de l’échelle de Richter, alors que le Japon en subit parfois d’un niveau supérieur ; mais, et en dépit de l’industriel (Tepco) naturellement enclin à cacher ses insuffisances, comment deviner raisonnablement la simultanéité de plusieurs phénomènes conjuguée avec une succession de défaillances, quand il s’agit de réacteurs datant de l’adolescence du nucléaire civil et conçus avec les concepts de l’époque ? Ce qui ne justifie non plus le mutisme mensonger des autorités publiques : la radioactivité (au 26 mars) serait bien plus forte que celle avouée, dans le rayon des 30 kms autour de Fukushima, selon des contrôles indépendants effectués par des Occidentaux et des Nippons. Les Japonais vivant dans ce cercle seraient donc déjà bien touchés.

Et de là cette phrase – inimaginable pour nous – prononcée par l’épouse du pompier supérieur hiérarchique de celui mentionné plus haut : « Ne t’occupe pas de nous, il faut sauver le réacteur, car il faut sauver le pays ». Cette dame admirable n’est pas plus inconsciente que chacun de nous, mais, en pensant aux autres, elle pensait à elle-même, partie intégrante des autres. Le risque assumé prend là toute sa valeur, et cette épouse japonaise l’a accepté. D’où cette réaction, impensable pour nos esprits occidentalisés, un peu similaire au suicide collectif des lemmings : les Japonais accepteraient qu’une partie des leurs meure pour la pérennité de l’ensemble. Ce n’est qu’un risque accepté. Atroce ? pas pour eux. Et entendons-nous bien : beaucoup de Japonais ne l’acceptent pas, mais cela ne s’est pas encore traduit dans les urnes et par des votes, et ne se traduira peut-être jamais. Pis, ils sont regardés d’une manière étonnée – mais non hostile – par la population dans sa majorité.

Et tout cela dans un courtoisie permanente. Cette attention portée aux autres, expression extérieure d’un niveau humain élevé, constitue pour nous une source d’étonnement ravi. Du sourire au premier venu, ou à la recherche d’un cadeau pas cher mais toujours exquisement enveloppé pour les amis, en passant par cette notion inégalable du service (30 secondes ne se sont pas écoulées dans un restaurant que le thé chaud et les serviettes chaudes de nettoyage des mains sont déjà là), on croit qu’il s’agit d’un simple rapport, commercial ou humain. Que nenni : il s’agit d’un service qu’ils se rendent à eux-mêmes, car ils en attendent le même, et car cette politesse et cette courtoisie merveilleuses sont ce que les Japonais ont trouvé pour s’éviter des conflits ; la quintessence de l’esprit social japonais est précisément d’éviter les conflits pour sauvegarder le wa, l’harmonie.

Pour ce faire, le langage utilise des périphrases pour signifier un refus en évitant les conflits : on n’entendra jamais un « non » ferme. D’où la désillusion initiale des touristes japonais en arrivant en France (se traduisant parfois par une période de crise nerveuse douce, chose incroyable mais authentifiée) : ils imaginaient des pays de haute civilisation donc semblables au leur, et tombent sur des chauffeurs de taxi arnaqueurs, des marchands discourtois, des employés grincheux, et des habitants hargneux et impolis. Et là non plus, ne pas se leurrer : ce sacro-saint wa n’est quand même pas un tabou absolu, et quand la limite est atteinte, le Japonais proteste comme vous et moi, et collectivement : les grèves et conflits sociaux sont très fréquents et réguliers au Japon, et parfois très violents.

Le civisme, lui, est inégalé et semble irréel tellement il nous dépasse . Il vient d’un effort d’éducation intensif et permanent. Pas de pillage lors du raz de marée le mois dernier ? Rien d’étonnant : on apprend aux enfants à respecter le bien d’autrui, et ce, dès les premières années. Les étrangers sont ébahis de voir que l’acte initial d’éducation civique est l’obligation pour un élève du primaire d’aller remettre au koban (sous-commissariat de quartier) une pièce de monnaie « « perdue et ramassée dans la rue » que l’officier de police reçoit le plus officiellement du monde avec remerciements au gamin. Etonnez-vous alors qu’il n’y ait aucune scène de pillage après un désastre, au contraire du séisme d’Haïti ou du cyclone Catrina en Floride. Les répercussions de ce civisme sont multiples. Moins de 24 heures après la catastrophe, le fondateur d’Uniqlo (chaîne de vêtements très connue au Japon) annonça qu’il remettait 9 millions d’euros de sa fortune personnelle aux services d’aide aux sinistrés. Et il n’a pas été le seul. Geste de publicité rémunératrice en retour, à terme ? Possible, et même probable. Mais le fait est là, et ces magnats japonais de l’industrie et du commerce ont payé immédiatement de leur poche personnelle. Plus stupéfiant, le cas d’une catégorie de population aux mains sales, les yakuzas. Oui, les gangsters japonais. Quelques heures après la catastrophe, les 3 réseaux nationaux les plus importants de ces mafieux déléguaient des équipes anonymes (pour ne pas effrayer les gens) dans les régions dévastées, non pour piller, mais pour… patrouiller et protéger les biens restants des sinistrés ! Protéger des gens qu’on rackettait avant, et leur envoyer 24 heures après le cataclysme des camions de vivres, et remettre aux municipalités sinistrées des sommes d’argent rondelettes, car « …nous sommes Japonais »…

Quant aux autres acteurs sociaux, moins de 24 heures ne se sont pas écoulées que 50 000 soldats, portés quelques jours après à 100 000 – l’équivalent de la moitié de l’armée de terre japonaise – ont commencé à être acheminés sur les lieux sinistrés pour s’occuper de tout : 1 soldat pour 5 sinistrés ou déplacés. Sans parler du tiers de la marine nationale japonaise dépêchée sur place le long des côtes. « Nationales », les forces d’auto-défense japonaises peuvent hautement et légitimement revendiquer l’adjectif, car véritablement au service de la nation.

Quant à l’éducation nationale japonaise , elle est connue : sélection et archi-sélection, quitte à voir des dizaines de gamins se suicider chaque année après un échec scolaire. On vient à en rire amèrement de voir les règles occidentales actuelles du baccalauréat ou de la maturité « pour tous » : du nivellement total par le bas, alors que toute nation ne vit et survit que si elle est entraînée par une élite, l’histoire des peuples du monde l’a amplement montré. Les Japonais le vivent et le comprennent, les Occidentaux s’en détournent en en payant le prix fort : l’Occident est en déclin. Et en plus – nous le savons tous – tous les enfants de l’archipel nippon sont formés pour faire face aux phéno-mènes naturels, avec des exercices réguliers.

Alors, au vu de ce qui précède, et quand on est remué à juste raison par cette photo devenue symbole car reproduite de par le monde montrant Tadashi OKUBO, jeune fille japonaise rescapée sur les lieux détruits de sa maison (photo à la fin de cet article), on ne peut s’empêcher de se reposer encore et toujours les mêmes questions sur les Japonais : mais comment font-ils, ou plutôt comment et de quoi sont-ils faits, et que pensent-ils réellement face à cette incertitude permanente sur Dame Nature ? Nous laissons aux sociologues le soin d’apporter les réponses à ce phénomène constitué par une population paraissant étrange mais désormais devenue bien plus attachante, pour ceux qui ne la connaissaient pas.

Laissons d’ailleurs parler François Lachaud, directeur d’études japonaises à l’Ecole Française d’Extrême-Orient dans « Le Monde » du 17 mars dernier : « …sa manière modeste de s’exprimer (une Japonaise face au cataclysme) , de réagir, de continuer encore, toujours, à ne pas se laisser aller à la facilité des lendemains qui chantent ou aux apocalypses annoncées forme une manière de répondre à une partie de cette grande interrogation. Toutes celles et ceux qui ont vécu au Japon, qui y sont demeurés même le temps d’un bref séjour, et qui aiment ce pays savent que c’est dans cette mesure qu’il faut peut-être essayer de trouver la clé d’une attitude devant le réel que nous ne savons pas formuler ».

Pour sa part, Jean-François Sabouret, directeur Asie du CNRS – centre national de la recherche scientifique, dit fort à propos (Le Figaro, 18 mars 2011) que pour les Japonais, « se plaindre contre le ciel, invectiver les dieux ? Peu de Japonais s’en remettent à de telles croyances. Il n’y a pas de ‘père tout-puissant ‘ dans leur panthéon. Mère Nature est une marâtre, et ils le savent. Ils pratiquent donc une forme de fatalisme actif. »

Mais ce dont nous pouvons être certains, c’est que le Japon continuera sa voie.

Dans ce pays, tradition immuable, beaucoup de bâtiments religieux sont détruits et rebâtis à l’identique tous les 20 ans, par cycle. Cette destruction-rénovation physique de lieux spirituels n’est pas sans rappeler les destructions-reconstructions récentes d’origine aussi bien politique que naturelle connues par le Pays du Soleil Levant : « restauration » de Meiji en 1868 avec destruction de l’ordre social établi par le clan des Tokugawa, destruction de Tokyo en 1923 par un tremblement de terre puis destruction du pays par la guerre en 1944-1945, destruction de Kobé par le séisme de 1995, et il y a moins d’un mois, raz-de-marée précédé par un séisme à Tokyo et les régions environnantes, le plus fort depuis plus d’un siècle. Tout a été reconstruit, totalement, à chaque fois, et soyons-en persuadés pour cette fois-ci également, tout sera reconstruit, car les Japonais n’ont tout simplement pas le choix.

Nous allions oublier un mot, énoncé au début du présent article : la frugalité. Frugalité dans le quotidien : à midi, plateau-repas à 300 yens, le fameux bento, composé de boulettes de riz parsemées de grains de sésame et saupoudré de filaments d’algues, avec une rondelle d’omelette et quelques pickles. Les sushis et sashimi que nous engloutissons en Occident, ils n’en mangent que durant les sorties. Faire bombance pour un Japonais représente le tiers de ce que mange un Occidental. Frugalité également dans la vie : le cinquième du revenu est mis systématiquement de côté car il n’y a pas de retraite, qui est une somme globale remise le jour du départ final. C’est cela, un Japonais et sa vie. Même de nos jours. Et c’est cette frugalité qui a permis de forger le pays.

Les générations japonaises vieillissantes, à qui le Japon moderne doit tout grâce à leur travail et leur vie frugale, pourront être fières : le cataclysme au Japon a réveillé – d’une manière terrible – la jeune génération en leur ouvrant les yeux ; ces jeunes qui se moquaient du sérieux de leurs aînés et ne juraient que par les joies de la vie vont définitivement perdre leur légèreté insouciiante pour rebâtir leur pays. La preuve en a été donnée il y a deux semaines à la télévision japonaise : lors de la cérémonie de remise de diplôme de fin d’études scolaires et d’où certains étaient absents car emportés par les flots, on a pu voir les jeunes lycéens promettre les larmes aux yeux à leur proviseur lui-même en larmes qu’ils seront dignes de l’éducation dont ils viennent de terminer une partie, et dignes de leurs camarades morts. Nous pouvons les croire sur parole – une promesse est toujours respectée chez les Japonais – et pouvons les envier, car la vie aura désormais un vrai sens pour eux .

Et car la disparition du peuple japonais serait une perte énorme pour le reste des peuples du monde, qui aurait tant à gagner de ce sens global toujours mal défini car mouvant, et pourtant réel : la nipponnité.

Honneur au Japon, honneur à vous, Japonais !

G.N.C.D

.

Merci à GNCD d’avoir partagé ce beau texte avec nous.
ABPDN

.

Catégories
Prose

Nhớ thương Phạm Công Thiện

Dang Tien (BP60)

.

Phạm Công Thiện (1941 – 2011) 

Phạm Công Thiện, mới qua đời tại Houston ngày 8.3.2011, với tôi là chỗ cố tri thân thiết, ngang trang ngang lứa, cùng tập tành bước vào nghề văn những năm đầu thập niên 1960.

Thời đó, Thiện đã có chút ít tiếng tăm vì từ 16 tuổi đã có soạn một từ điển tiếng Anh (Anh ngữ tinh âm Từ Điển, 1957) được Nguyễn Hiến Lê viết lời giới thiệu nồng hậu.

Trước tiên, chúng tôi là bạn chơi, tại Sài gòn, cùng thân thiết với nhà thơ Hoàng Trúc Ly, đàn anh hiền lành và hòa nhã. Cùng đi chơi đêm lúc ấy với Thiện, thường có Trịnh Cung và nhà thơ Ninh Chữ, có tiệm may trên đường Tự Do, thường là kẻ chi tiền, dường như thỉnh thoảng có cả Tuấn Huy. Là sinh viên bận học tôi không tham dự những cuộc vui chơi này, nhưng hôm sau được nghe kể lại cặn kẽ.

Tiếp theo là bạn làm báo. Khoảng 1962-1963 gì đó, anh Hoàng Minh Tuynh làm chủ báo Mai, Sài gòn, bán nguyệt san. Anh Tuynh là người công giáo tiến bộ, có uy thế lúc ấy, và ưa giao thiệp với các bạn trẻ mà anh tin cậy, chung quanh Nguyễn Hữu Thái là sinh viên kiến trúc. Thái kéo bè với đám bạn trẻ như Phạm Công Thiện, Quỳnh Tân, Lê Hiếu Đằng, Bửu Ý và tôi. Có lúc anh Tuynh sang Đức vài tháng, giao phó tờ báo cho chúng tôi « muốn làm gì thì làm ». Thái và Thiện viết vung vít sao đó, tòa Tổng giám Mục có lưu ý và anh Tuynh kiểm soát lại tòa soạn.

Thiện và tôi dường như có duyên nợ. Khoảng 1964, không hẹn mà chúng tôi cùng lên dạy học tại Đà Lạt. Thiện thích Đà Lạt : gia đình anh dường như trước đó, có trang trại ở Fin Nom. Thời kỳ êm đẹp : việc dạy học nhẹ nhàng, thành phố đẹp, đồng lương dư dả. Thiện khoe tôi bài thơ mới làm xong :
Mùa xuân bay thành khói
Tôi ca hát một mình
Suốt đời không biết nói
Nước chảy tràn con kinh.

Thơ hay thiệt hay.

Anh có cho xem bài « gió thổi đồi tây hay đồi đông » mà nói rằng thơ làm trong cơn mê ngủ.

Vì thân cận, chúng tôi thường bị ảnh hưởng thơ Hoàng Trúc Ly :
Từ em tiếng hát lên trời
Tay xao dòng tóc, tay mời âm thanh…

Thơ Phạm Công Thiện :
Cô đơn về trắng sương rừng
Ta nghe tiếng hát hoang đường nửa đêm

Sau này, Thiện có sửa lại câu trước.
Thơ Hoàng Trúc Ly :
Mưa chiều thứ bảy tôi về muộn,
Em ngủ một mình đêm gió mưa.

Thơ Phạm Công Thiện :
Mưa chiều thứ bảy tôi về muộn
Cây khế đồi cao trổ hết bông.

Nội dung thì khác, « chiều thứ bảy » trong thơ H.T.L. là một ngày trong tuần, trước chủ nhật. Còn « chiều thứ bảy » trong P.C.T. là lấy ý tự kinh Phật. « Cây khế » cũng vậy.
Dạo ấy, Thiện đi tu ở Nha Trang với thầy Trí Thủ, pháp danh Ngươn Tánh. Một hôm xuống chơi nhà Võ Hồng – mà anh rất thân – khi về chùa thì làm câu thơ này mà về sau anh tự dịch ra tiếng Pháp :
Je suis le Retour / il fait tard sur le Chemin
Sept jours après la pluie tombe
En haut du Temple
L’arbre est le Défleuri

Việt Nam giữa thập niên 1960 : chính trường biến động, chiến trường xao động và tâm lý giao động. Phạm Công Thiện xuất bản cuốn « Ý thức mới trong văn nghệ và triết học » và hằng chục sách khác trong khoảng 5 năm, đáp ứng với tâm trạng thanh niên. Phạm công Thiện là nhà văn có tài, vô cùng bén nhạy, nắm bắt rất nhanh các luồng tư tưởng thế giới và tâm lý thời đại, hành văn bay bổng nhiều hình tượng độc đáo, đã gây ảnh hưởng lớn trong đời sống trí thức miền Nam trong thời kỳ khủng hoảng. Ra nước ngoài từ 1970, định cư tại Pháp rồi tại Mỹ, Phạm Công Thiện tiếp tục viết và xuất bản, nhưng dường như không còn quần chúng độc giả.

Thiện với tôi, duyên nợ vẫn tiếp tục : tôi ra nước ngoài, làm ngoại giao tại Thụy Sĩ, khoảng 1967. Một hôm đi làm về thì thấy Thiện ôm ba lô ngồi trước cửa. Thiện ở chơi dăm ba hôm gì đó, thường uống rượu say, rồi vác ba lô lên đường. Vài ba năm sau, tôi gặp lại anh tại Paris. Anh tá túc tại nhà in của Thi Vũ, chơi thân với họa sĩ Vĩnh Án. Thiện sống lang bang vất vả, có đọc cho tôi nghe bài thơ về cảnh chợ trời Montreuil :
Thân anh như con chó
Đứng đợi giữa chợ chiều
Một chiều em qua đó
Con chó đứng nhìn theo.

Dường như thời đó, anh sống nhờ vào giúp đỡ của nhà văn Henry Miller gửi từ California.

Sau đó cưới vợ, sang Đức, rồi trở lại Paris. Thỉnh thoảng anh đến tìm tôi, chiều thứ hai sau giờ tôi dạy học để cùng đi uống bia tại công trường Contrescarpes, khu Censier, nhìn những con chim đến đậu trên giây thép hay những cành trụi lá. Có hôm anh hỏi xin tôi bao thuốc lá. Tôi bảo « vậy tao mua cho mày cả tút » (cartouche). Thiện trả lời « vậy mày đưa tiền ấy cho tao mua sữa cho con ». Thời điểm này anh vợ con nheo nhóc, không giới hạn sinh đẻ vì theo… quy luật thiên nhiên.
Tình hình cải thiện khi anh tìm được chỗ dạy học tại Đại Học Toulouse, môn Triết học…Tây Phương.

Sau đó, khoảng mười năm không tin tức, cho đến ngày anh lại tìm tôi tại Paris tặng cuốn kỷ yếu song ngữ Việt-Pháp có nhiều hình minh họa đẹp.

Phạm Công Thiện là người tự học, vì vậy, mà cũng vì cá tính, có lối hành văn tự do, phóng túng, không theo phép tắc trường quy, như nhiều tác gia biên khảo khác. Ví dụ Nguyễn Hiến Lê, là người đầu tiên ca ngợi Thiện, cũng là người tự học, mà cũng vì cá tính, đã có lối viết khác. Cả hai đều có nhiều tác phẩm ăn khách, nhưng đóng vai trò hoàn toàn khác nhau trong xã hội Miền Nam khoảng 1965-1970.

Thiện viết theo cảm hứng và sống hết mình với từng câu viết. Đặc biệt là Thiện sống vừa thiết tha vừa hờ hững : ăn khách một thời, thậm chí có độc giả sùng bái, anh không lấy đó là điều quan trọng. Tác phẩm Phạm Công Thiện đánh dấu một thời đại, nhưng bản thân tác giả không mấy quan tâm. Có tự hào thì cũng không phải thời thượng, mà tự hào – vì một lúc nào đó – mình đã sống tận cùng những điều mình viết, dù rằng sau đó, Thiện có viết khác đi hay ngược lại. Vì vậy, trước những tác phẩm dồi dào, người đọc khó nói đến một « sự nghiệp » Phạm Công Thiện hay một Phạm Công Thiện « triết gia » vì tư tưởng không thành hệ thống. Cuộc đời bồng bềnh của Thiện cũng góp phần soi sáng điều này, như « đi cho hết đêm hoang liêu trên mặt đất ».

Phạm Công Thiện nổi tiếng về nhiều câu văn khẳng định, chắc nịch, có khi quá kích hay quá khích, nhưng bản thân anh là khách hoài nghi. Từ đó, nói về anh, viết về anh là việc khó, như đưa dòng suối vào chai thì cũng là nước suối đấy thôi, nhưng một triệu chai không làm sống lại con suối. Chỉ nên dành cho Thiện một kỷ niệm, chút tình cảm, và niềm suy nghĩ, vậy là đủ.

Cuốn sách văn học đầu tiên trong đời tôi được đọc, lúc 15 tuổi, là cuốn Việt Thi của Trần Trọng Kim, dạy phép tắc làm thơ. Và bài thơ thất ngôn tứ tuyệt được dùng làm chuẩn về niêm luật là thơ Bùi Kỷ :
Tôi cùng bác quen nhau đã lâu,
Khi thơ lưng túi rượu lưng bầu.
Trời đất thương tôi, tôi ở lại,
Non sông nhớ bác, bác đi đâu ?

Và đây là lời Phạm Công Thiện, ngày 28.10.1984, đề tặng sách cho tôi :

.

Đặng Tiến,
Bệnh viện La Reine Blanche, 12.3.2011

.

Phôi pha Một hai hai một từ ngày
Hột mai hai một mày mày tao tao.
Văn chương nhào trận mưa rào,
Cơn giông chưa kịp mày tao tắm truồng.
Thằng ôm giông bão đi luôn,
Nhắn thằng ở lại chớ buồn làm chi.
Cuộc đời, những chuyến ra đi,
Tao dông, mày ở có chi mà rầu.
Thơ nhau sót chút mày tao
Thơ thằng mắc dịch, cóp đâu vậy cà ?
Thơ này vốn thiệt ma gà,
Cóp từ cái thuở phôi pha phận người.

Đặng Tiến
17.3.2011

Catégories
Prose

Epigenome : DNA không là định mệnh

Hồ Văn Hiền (BP65)


Y khoa cũng như khoa học nói chung càng ngày càng đem đến những chuyện khó tin nhưng có thật. Hai khoa học gia Michael Meaney và Moshe Szyf của McGill University, Canada nghiên cứu về tác dụng của sự triù mến của con chuột mẹ trên tương lai con chuột con như sau : một giống chuột (tạm gọi là A) thì chuột mẹ liếm con, săn sóc chuột con rất kỹ ngay sau khi chuột con lọt lòng mẹ, giống chuột kia thì chuột mẹ hững hờ hơn (B), không để ý gì đến chuột con nhiều sau khi lọt lòng.

Khi lớn lên nhóm chuột con A và B phản ứng rất khác nhau lúc bị stress. Các con chuột nhóm B (không được tưng tiu lúc mới sanh) phản ứng bằng cách áp huyết của nó lên cao, cơ thể nó tiết ra rất nhiều những hormone liên quan đến tình trạng bị stress (stress hormones) ; chúng rú lên, muốn cắn nếu người ta đến gần. Chuột A (được cưng lúc mới sanh) thì phản ứng “hiền” hơn, bình tỉnh hơn, lành mạnh hơn.

Câu hỏi đặt ra là có phải chuột A “hiền” và chuột B bản tính “dữ” hơn do gen (gien, ‘gene”) của nó quyết định như thế ? Các nhà khảo cứu bèn lấy chuột con giống A giao cho chuột mẹ “lạnh lùng’(off-paws mother) ngay sau khi sanh và ngược lại giao chuột con giống B cho chuột mẹ “trìu mến” (high licking mother) thì kết quả ngược lại sau khi các chuột con lớn lên. Có nghĩa là cách chuột phản ứng với stress, cách cư xử của nó lúc lớn lên không tùy thuộc trực tiếp vào các gen tạo nên “bộ gen” (genome ) của nó, gồm những DNA ghi thông tin trong những nhiễm thể (chromosome) của nó, mà tùy thuộc vào một bộ, một tập thể thông tin khác ngoài genome quyết định, người ta gọi phần thông tin này là epigenome (có nghĩa là “trên [epi]-bộ gen [genome]”). Ngành nghiên cứu epigenome là epigenetics.

Trong trường hợp các con chuột nói trên, yếu tố chuột mẹ đem đến cho “cuộc chơi” không phải là những gien, mà là thái độ (behavior) của chuột mẹ đối xử với chuột con lúc nó mới sanh. Thế thì làm sao chuột con nhớ được mẹ nó đối xử với nó như thế nào lúc nó mới sanh, để cho thái độ ấy quyết định được tình trạng sức khỏe của nó lúc nó trưởng thành ? Người ta tin rằng, những cái liếm, săn sóc của chuột mẹ tác dụng lên trên epigenome của chuột con, tạo nên những thay đổi trên epigenome, kế đó epigenome mới bật lên (turn on) hoặc bật tắt (turn off) một số gen của con chuột và chi phối sức khỏe của đứa con trong suốt đời nó, mà còn có thể cho những thế hệ sau này nữa.

Đấy là chuyện chuột. Tuy nghiên cứu về epigenome chỉ mới bắt đầu, người ta cũng thấy những hiện tượng lý thú làm chúng ta phải đổi cách suy nghĩ cổ điển của chúng ta về tương tác giữa di truyền (do genome quyết định, có tính cách bền vững, qua các thế hệ) và môi trường (có tính cách tạm thời). Đại khái, ví dụ cha mẹ đứa bé lúc ở Việt nam vì bị đi kinh tế mới, thiếu ăn, cực khổ thì nhỏ con so với dân thành thị ở Sàigòn (có cùng một genome tương tự), nay con của họ sanh bên Mỹ, ăn uống đầy đủ, dư thừa, sống tiện nghi thì những đứa con này cũng sẽ to lớn tương tự như con cái những người Việt thành thị trung bình khác. Trong trường hợp này, chúng ta cho là các tác dụng của môi trường chỉ có tính cách tạm thời, không thay đổi được những thông tin gốc chứa trong bộ gien (genome), và do đó không truyền từ đời này qua đời khác.

Những khảo cứu về dịch học ở một ngôi làng nhỏ ở Thụy điển (Sweden) tên Overkalix cho thấy một tình huống khác. Làng này ở gần Bắc cực, phần lớn là sống tự túc, nên năm thì thật đói, năm thì dư thừa tùy theo mùa màng khá hay không ; làng này đặc biệt ở chỗ hồ sơ hộ tịch, sanh đẻ, gia phả, lý do chết của mọi người, mùa màng mỗi năm được ghi chép rõ qua nhiều thế kỷ. Nghiên cứu những hồ sơ trên, và so sánh với những năm gặp cơn đói kém (famine) người ta đi đến kết luận rằng :

1. Nếu một người đàn ông bị nạn đói lúc ông ta khoảng dưới 10 tuổi (nghĩa là những năm trước tuổi dậy thì, lúc những tinh trùng bắt đầu thành hình), thì cháu nội trai của ông ta sẽ có hy vọng mạnh khỏe và sống lâu hơn nhiều so với người trung bình.

2. Nếu người đàn ông ăn uống dư thừa (năm được mùa) trong lứa tuổi đó, cháu nội trai của ông ta sẽ có cơ nguy bị bịnh tiểu đường (diabetes) gấp bốn lần so với người trung bình.

3. Dối với người đàn bà thì khác ; nếu thời người đó còn trong bụng mẹ (là lúc các trứng của bào thai nữ được tạo nên), làng bị đói kém, thì mấy chục năm sau đó, mặc dù chính họ không bị đói kém, cháu nội gái (paternal granddaughters) của người đàn bà đó sẽ có cơ nguy chết sớm hơn so với người trung bình.

Trong những trường hợp trên, nạn đói tuy không thay đổi các gien của người ta, lại để một dấu vết trên hai thế hệ về sau, một hiệu ứng xuyên thế hệ (transgenerational response) do tác động trên epigenome.

Bác sĩ Issa trong một cuộc phỏng vấn giải thích epigenome như sau:

“Thí dụ tốt nhất về hiện tượng epigenome là […] da và mắt, răng và tóc và những bộ phận khác trong cơ thể [của tôi mà bạn đang thấy] đều có DNA giống nhau. Bạn không thể dùng DNA mà phân biệt [tế bào] da tôi với mắt tôi hoặc răng của tôi. Vậy mà chúng là những tế bào rất khác nhau. Chúng có những hành vi rất khác nhau. Và ngày nào tôi còn sống thì cách cư xử của mỗi tế bào cũng sẽ như vậy.
Sự khác biệt đó, vì không phải do gien mà có, được gọi là epigenetic (nghĩa đen là “trên di truyền” hoặc dịch thoát là “ngoài di truyền”). Đó là một sự khác biệt không phải do những biến đổi của bản thân các gien đó, mà lại do cách thức mà chúng ta dùng những gien đó…”

Những gien của chúng ta (cũng như những sinh vật khác) gồm những phân tử DNA. Nếu so sánh với một số sinh vật đơn giản hơn nhiều, số gien chúng ta (gồm chừng 25.000 đơn vị) không nhiều lắm. Sự phức tạp của chúng ta là do cách dùng của số gien tương đối giới hạn đó, và bộ phận điều tiết cách dùng các gien đó là epigenome. Epigenome kiểm soát các gien bằng hai cách chính : một là gắn những cái chemical tag (“thẻ” hóa chất) vào DNA bằng methyl hóa (methylation), hai là qua các protein “sườn” (supporting proteins) tên là histone ; DNA bọc chung quanh các histone, nếu các khối histone siết chặt DNA vào thì DNA giống như bị dấu đi, tế bào không truy cập (access) vào được nữa. Các tags và histones này đóng vai trò “gatekeepers”(gác cổng) mở cửa, hoặc đóng cửa, cho phép hoặc chặn lối tiếp cận với bộ gien (genome).

Figure : Các epigenetic marks (“dấu trên bộ gien”) gồm các histone proteins (nút màu gạch) và các điểm sáng trên DNA (màu xanh). (hình của ClearScience/Broad Institute của ĐH Harvard)

Figure : Methyl hóa ngăn chặn truyền đạt thông tin từ DNA qua RNA (hình của National Institute of Environmental Health Sciences)

Figure : Phân tử DNA (hình do Dr Richard Feldman, National Cancer Institute)

Randy Jirtle / Duke University  

Trường hợp một giống chuột đặc biệt trong phòng thí nghiệm, tên là chuột agouti, chứng minh khả năng dùng epigenome để trị bịnh trong tương lai. Chuột agouti mang một cái gien bịnh tên agouti, làm chúng tham ăn, mập phì, có bộ lông vàng và dễ mắc bịnh, đặc biệt là bịnh tiểu đường (diabetes). Con cái của chúng sanh ra cũng giống như vậy vì đây là một bịnh di truyền. Tuy nhiên, nếu người ta cho mẹ chúng lúc vừa thụ thai ăn những thức ăn có nhiều methyl (methyl donor food) như tỏi, hành, củ cải (beet) và một số thuốc bổ thường cho các bà bầu uống, thì đa số chuột con, tuy vẫn mang gien agouti, lại màu nâu, không tham ăn quá độ, không mập, không bị tiểu đường và sống đến tuổi già. Độc gỉa thích đi vào chi tiết hơn có thể đọc transcript chương trình TV Nova “Ghost in our Genes” ở http://www.pbs.org/wgbh/nova/genes/ và “DNA is not destiny” của báo Discover Magazine ở http://discovermagazine.com/2006/nov/cover.

Hien V. Ho, MD


Lời bàn ngoài đề:
Một người bạn trẻ cũng là đồng nghiệp, rất thành công trong giới khoa bảng. Anh qua Mỹ lúc còn nhỏ tuổi, tự mình cố gắng vượt mọi trở ngại, nhờ các học bổng của trường đại học Mỹ nổi tiếng và các nhà hảo tâm người Mỹ cấp cho người có tài. Anh tâm sự với tôi rằng tất cả những gì anh có được là do nước Mỹ đem lại và chẳng có gì từ Việt nam, quê cha đất tổ đem qua cả. Tôi có nhắc đến thời thơ ấu của anh ở nước nhà, đến bao thế hệ đi trước đã xây dựng nên một quê hương tươi đẹp cho gia đình anh để cho anh một nền tảng văn hoá vững chắc, và nhất là bố mẹ anh đã hy sinh mọi mặt để đem anh đến vùng đất hứa này. Hình như tôi chưa thuyết phục được anh ta. Lần sau, để câu chuyện có vẻ khoa học và thuyết phục hơn, chắc tôi sẽ giải thích cho anh rằng, những gì tốt đẹp đến với anh biết đâu đã được gói ghém trong cái epigenome của ông bà anh tạo nên (nói theo kiểu Việt nam ta là cái “đức” ông bà để lại), cọng thêm với cái genome căn bản mà anh từng mang trước khi đặt chân trên đất Mỹ.
Chúng ta thừa hưởng genome cũng như epigenome của ông bà cha mẹ để chúng ta, và chúng ta có trách nhiệm giữ gìn và cải thiện epigenome đó. “Epigenetics chứng minh chúng ta chịu trách nhiệm một phần trong sự bảo tồn các gien của chúng ta. Epigenetics đem ý niệm về tự do lựa chọn vào quan niệm di truyền của chúng ta.”(Jirtle, Đại hoc Duke)

Bác sĩ Hồ văn Hiền
Ngày 24 tháng 7, năm 2009
Catégories
Prose

Summer of ‘03

Hong Yao Minh (BP73)

.

If you like the old romance novel, made into a movie, “Summer of ‘42”, you might like this new story about me and my recent love affair in this “Summer of ‘03.” It is a true story and none of the characters are fictional.

Part I

Last weekend, for the first time in exactly thirty years I got to see my once-upon-a-time love of my life again. I had put her aside and out of my mind for such a long time that I assumed the relationship had permanently ceased to exist. However, it had not. Well, how did the romance rekindle again ?

Recently at a party, Dzung, one of my high school classmates from our coastal hometown in Vietnam, told me that he had found “her” a couple of years ago. She lived in a small coastal town in the North Bay, two hours drive from San Francisco. My friend asked me whether I would be interested to seeing her again. I said yes, with my wife Tanya’s blessing, because she had made me promise that I would not start even a platonic relationship with “her.” Besides, she knew that Dzung would accompany me anyway so nothing could go wrong. If my friend and I were going to do anything stupid, the truth would be learned eventually since we men are not born to be good liars.

So we set out for a visit last Saturday, even though Tanya could not join us for the trip. I was so excited like a kid waiting to open presents on Christmas day. Afraid of missing the alarm clock set for a 4 a.m. wake-up, I did not sleep well.
Well, it was a lot of hard work to start an affair at this stage in my life, let me tell you. I had to tiptoe out of my house at 4:30 a.m. Saturday to meet my friend so we could drive together. I glued my butt to the car seat for three and a half hours to get to her town somewhere in the Mendocino/Santa Rosa counties. I then trekked my sleep-deprived, zombie-like body, along with some forty-pounds of outfit and gear, for about half a mile in order to reach her place. Finally, we made it.
Her place was very cold, wet and intimidating, cloaked by a sense of serenity and tranquility… well, it was all worth it. She was still as beautiful as ever but somewhat colder. She was very determined as always. On the surface, she looked calm and reflective but deep-down she could be as rough and turbulent as I had known her to be a long time ago. I’m sure she has continued to ruin many lives now as then, because she remained fit, beautiful and invincible, while we men have gone by the wayside, slowly but surely.
For the first ten minutes with her, I was very nervous and scared, not knowing what to do, perhaps I had been domesticated for too long. I just tried to remain calm and went easy with her. My breathing was very hard and my heartbeat was deafeningly loud. After a while, we started to play together and had a great time.
“Man, she was tough,” I said to myself.
She tossed me around like a ragged doll. She wrestled with me and held me down. She pushed me back and forth relentlessly.
I must have gasped for air a few dozen times in the couple of hours with her. If one were to observe our passionate act, one would think it was a torrid love scene and that she definitely had the upper hand. I did not recall that she was this rough when I last hung out with her in the early 70s.
Had my fountain of youth been running low or worse yet, dried up in recent years ? Now, I understand why men with weak heart conditions could easily perish in her hands if they tried to immerse themselves in her beauty and have a good time with her.
We did not talk at all because I was trying to recover my precious breath. By flirting hard with me, she expressed her happiness to see me again after such a long time.
It brought back so many wonderful memories of the time we were last together back home, decades earlier. I’m sure some of my classmates would be jealous of me if I revealed her name to them. They also knew her very well growing up together in the same coastal town back then.
Well, after about two hours at her place and being worn out by her, I had to quit so I could save the last few ounces of energy for the one-half mile trek back to our car. She was even nice enough to give me some of her homegrown fruit as a parting gift for me and Tanya.
I am not going to reveal her name because I don’t want my friends to look her up. One of these days, when they are in town, they will try to pry her name out of Tanya, eventually.

Part II

Last Saturday, I went diving for abalone (fruit of the sea) with a few friends off the coast in one of the Mendocino state beach parks where abalone harvesting is allowed. It was the first real dive for me in thirty years. I was so exhilarated and thrilled to be able to dive again after such a long time. Better yet, I was lucky to bag the limit within one hour.
In California, the limit was three abalones per day up to a maximum of 24 per season from June until the end of December.
The abs had to be at least seven inches long for legal-catch size.
Only free diving was allowed, no scuba diving.
It was a nice day with some overcast. We dove at low tide.
The deeper one could go down, the bigger were the abs. However, it could be risky if your health condition is not up to par.
I grew up in Danang, a coastal town in the Central region of Viet Nam. During my teenage years, I spent a lot of time (i.e., almost daily) at the beach during the summer. My friends and I were a bunch of wandering beach boys or better yet, beach bums. To escape the long, humid and sizzling hot summer months, beaches were the right place to be.
To my diving partners of years past—I was thinking of you guys while I was in the water. As a matter of fact, at each dive, I grinned at the same time I bit hard on the snorkel mouthpiece, to suck in as much air as possible. For the first ten minutes or so, I was so nervous that my breathing and my heartbeat competed for my attention ; they made very loud noises.

Nowadays, diving gear and accessories are just awesome. When we were younger, we used to dream about and drool over all these things in the diving magazines. They even have antifogging gel for the mask and it works wonders. The snorkel is water-sipping proof and has a swivel mouthpiece for instant positioning. The wetsuit (long john and inside hooded vest) really work well. I was able to stay in fifty-degree water for more than two hours and still felt very comfortable. The weight belt was a real pain but a must-have to counter the wetsuit buoyancy. Diving with wetsuits and weights takes some practice. The movement is somewhat limited.

While diving for abs, I saw fish the size of my arm. Some divers were spearfishing and caught some nice sized red rock cods.
It reminded me of my CO2-powered spear gun. To this date, I’m still convinced that ocean diving is much better and more fun than fishing from the shore. It’s more work and physically demanding but offers a lot more action and excitement as well.

Well, I had a great time and I’m grateful to Dzung for inviting me along and to Tanya for her generous, unselfish understanding in letting me rekindle my romance with my real mistress, The Sea.

.

* Summer ’03 by Hong Yao Minh is excerpted from “Reflections of Ageless Muses”, collective works by artists and writers from the Creative Writing class (California – 2010)

Catégories
Prose

Café Tùng : A Rendez-vous for the Lost Time

Nguyen Ngoc Tran (BP73)

.

When the French discovered and developed Da Lat, they brought along with them the “coffee culture” to the city. You can find the manifestations of that “culture” in cafes of all styles locating on typically sloping roads of Da Lat. Though not too big or showy, Cafe Tung still looks outstanding among others thanks to its unique features.

Over the last 50 years, Café Tung has witnessed a lot of changes in Da Lat. However, the cafe itself seems unchanged overtime. It is still a small house standing close to the crowded Hoa Binh Square, but far way from the noisy market, with almost the same look as 50 years ago.

Like other old shops in Da Lat, Cafe Tung seems to have nothing special at first look. It’s just an ordinary two-storey house with a balcony of over a meter wide emerging out from the upper floor. Inside, there are old-styled glass windows with wooden borders.

A Classical Space

The first feeling about Cafe Tung is that it is emerged in a peaceful classical atmosphere. Simply arranged, Cafe Tung is divided into two parts. The outer part is a small area with two rows of small wooden tables standing closely. Inside, there are a few tables with more space between them. All chairs are covered in brown vinyl. Some relaxing and gentle music can be heard from the sound system.

The first owner of Cafe Tung, Mr. Tran Dinh Tung, passed away in 2001. Currently, Cafe Tung is managed by Mr. Tran Dinh Thong, the second son of Mr Tung’s eleven children. During an interview, Thong’s younger brother, Mr Tran Dinh Thung (who lives in HCMC), has revealed interesting facts about the history of Cafe Tung.

In 1959, Mr Tran Dinh Tung and his wife Le Thi Giac decided to open a cafe in a kiosk near Ngoc Lan Movie Theater. There were under ten kiosks like that on the same street (now called Nguyen Chi Thanh). Nowadays, all those kiosks have become cafes. Cafe Tung’s kiosk was located right beside the foot of the stairs that lead to Hoa Binh Square. In the kiosk, built with wood, there was a record player, the most precious asset of Café Tung at the time. Later, Cafe Tung was moved to Hoa Binh area, right beside the market.

In 1961, Mr Tung bought the current location and made it home for Café Tung. According to Mr Thung, beside cafe Tung, his mother owned another cafe named Domino. Although Domino was just a cafe for commoners, it was considered popular among coffee lovers at that time. Unlike Domino, customers of Cafe Tung were mainly intellectuals and artists.

After April 1975, Cafe Tung was closed for a few years. When reopened, it lost its name Cafe Tung and was owned and operated by a co-operative. Not until the early 1980’s did Cafe Tung regain its trademarked name. And frequented by the old crowd again.

Thanks to a unique roasting and mixing method, coffee in Cafe Tung has a very special and attracting flavor.

Careful and Sophisticated

In the old days, Da Lat people were very fussy, and a lot of them loved coffee. In a freezing atmosphere with smokes flying ethereally around, they found themselves pleasantly serene when immersed in a quiet space with a warm cup of coffee.

The first owner of Cafe Tung took great care in making coffee. He used to select the coffee beans himself, only buying properly ripe beans. In his experience, coffee made from unripe beans would bear an acrid taste. The selected beans then would be incubated for two years. After they were eaten by termites ( ?), Mr Tung took them out, roasted them and mixed them with a French butter brand named Bretel and rum, both imported from France, before grinding. Only after all those steps could the coffee be truly delicious.

Because this method is too sophisticated and costly, people don’t use it any more. However, Ms Tran Thi Thanh My, Thung’s younger sister, is still making coffee in this way. That’s because she wants to preserve her father’s traditional method. She just modifies it a little by using other kinds of butter and rum.

Delicious coffee is an unseparable “element” of a special cafe. However, with Cafe Tung, there is another factor that distinguishes it from all other cafes. This factor, you cannot see, cannot touch, just can feel it with your soul. That is the artistic character of the boss.

According to Mr Thung, his father was very artistic although he never had any artistic creation of his own. Mr Thung added that had his father wanted to make more money, he could easily sell his ground coffee to other cities over the country. But he just wanted to make coffee for his own cafe.

Cafe Tung used to play songs that were very popular in 1960s-1970s, from France’s Christophe, Adamo, Françoise Hardy to Britain’s The Beatles and The Rolling Stone. Those days, Mr Tung ordered the vinyl records directly from France, so he always got the latest ones.

Customers could also enjoy Trinh Cong Son’s and Ngo Thuy Mien’s songs, or instrumental and symphonic music there.

Nowadays, Café Tung still plays music of the old days, but from CDs, because there is no gramophone record anymore. They also play modern music, which still is in a gentle and relaxing style.

Still a Rendez-vous

In the cafe, there is a reproduction of Picasso’s paintings. This copy was made by a painter in 1962. Those days, people liked only small-scaled paintings. And because this copy is large-scaled, it was really hard for the painter to find a buyer. Thung said his father decided to help the artist by buying it.

Cafe Tung is very popular among artists. In many writings about Trinh Cong Son, a talented composer, you can find pages that mentioned Cafe Tung. That’s because when Son was teaching in Lam Dong, he often visited the cafe. And he always chose the table opposite to the counter desk intentionally, so it was taken for granted that that table was only for him. Also, Cafe Tung was the place where Son and Khanh Ly (a singer) often met when they were still obscure artists.

Beside Trinh Cong Son and Khanh Ly, other well-known artists such as painters Dinh Cuong and Nhu Y… also visited Cafe Tung quite frequently. Nowadays, Cafe Tung is still a favourite place among artists. At any time, you can see photographer MPK, Ly Hoang Long or sculptor Pham Van Hang… enjoying a cup of coffee there.

Da Lat people in the old days often chose Cafe Tung when they needed a place for conversation, or simply for gossiping with friends. That was a place where syntonized ( ?) souls meet. Cafe Tung was also a cultural rendez-vous, where one could get back the spans of time lost in the hurried life. Sometimes people came here just to find an old seat, old music or memory. In such atmosphere, time seemed to stop, and everything seemed to unchanging.

Nowadays, the new owner is trying his best to preserve the original space of the cafe. Thung told us that servers in the past were all in their forties or older, and they always wore white shirts with black bows. Servers of that age, in Mr Tung’s view, always took great responsibility in their work and therefore customers would always feel respected. Everything in the cafe was always kept clean and tidy. Today, most servers are members of the family, yet they are very polite and respectful.

That special “coffee culture” space is perhaps the main reason why Cafe Tung is still a favourite place for those who love coffee, Da Lat, as well as peaceful feelings.

By Ngoc Tran

Catégories
Prose

Sự Tích Bánh Chưng Tiên Dung

Hồng Khắc Kim Mai (BP65) phóng tác

.

Bối cảnh : Tiên Dung, đời vua Hùng, là người con gái đầu tiên trong sử Việt đã táo bạo cải lời Phụ Hoàng, Mẫu Hậu, xuất cung theo Chử Đồng Tử giang hồ …

.

Vài chục năm sau, nhân mùa lễ Tết Nguyên Đán, vua Hùng cho lính đi dán cáo thị khắp nơi. Lịnh truyền rằng nước ta bao năm qua cứ đến các mùa lễ lạc, hay bắt chước Tàu xài bánh của họ. Nay ban lệnh cho ai tạo được món ăn mới, hợp với đạo nghĩa nước ta, thì dẫu có tội gì cũng được tha…

Nghe thế, Tiên Dung và Chử Đồng Tử mừng quá là mừng. Dẫu gì, năm tháng đã qua vì sinh tồn, họ đã bươn chãi đầu ghềnh cuối thác. Cuộc đời trôi nổi dạy cho họ không biết cơ man nào là bài học. Đây là cơ hội cho họ được trở lại với quê nhà.
Nặn đầu óc ra nghĩ phải tạo món ăn gì đây, chồng bảo vợ :
“Thì ngày xưa chúng ta cắn mồi nhau bằng mấy chữ cù cưa. Nay làm món đặt tên Cú Cứa dâng lên Phụ Hoàng để tạ tội” .

Nói nghe hay thế, nhưng nấu làm sao để đọat giải khôi nguyên ?
Khấn nguyện đất trời, khấn nguyện Phật Tổ linh thiêng, xin rũ lòng giúp chúng con làm nên công chuyện.
Lời khẩn cầu động đến lòng từ bi của thần thổ địa trong vùng. Thần hiện lên, dạy rằng cứ đi đường thẳng. Gặp cái gì quơ ngay cái đó, đem về nặn óc, kết hợp lại thành quả. Quả gì ? Quả gì ? Không, thành quả là đạt được điều con cầu ước… A !

Đứng giữa gió mát đồng quê, ai không nhìn thấy những cánh đồng đầy ối bí rợ của mùa halloween còn sót lại ? Hai vợ chồng họ Chử mừng quá, vội vội vã vã bứng hai trái, ôm nặng cả tay. Trên đường về nhà, họ bứt những cọng lúa nếp bên ruộng. Lại thấy mấy vồn đậu xanh tươi tốt, quơ luôn ! Í, í, trong hồ đàng kia có nhô mấy gương sen đã khô. Tội gì không lấy ?
Có con gà lôi từ trong bụi nhảy ra. Chàng Chử Đồng Tử nào có tha, lẹ chân rượt gà chạy có cờ.
Lại nhìn kia, vùng Cà Mâu bát ngát những ruộng sen. Lá sen tròn và rộng tha hồ cho ta bỏ tất cả các nguyên liệu mà túm lại. Chử Đồng Tử véo má nàng Tiên Dung, đẩy đưa, tán tỉnh,
“Em ơi, trong ca dao của nước Việt sẽ có đồng dao…. ù ơ, trong đầm gì đẹp bằng sen…”
Tiên Dung lại ỡm ờ,
“Í chàng lại làm thầy lốc cốc tử đấy à ? Đâu có chồng thì đấy có vợ. Vậy thì em cũng bói theo chàng. Ấy là đồng dao cũng sẽ có câu … Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

.

Thế chúng ta cùng Tiên Dung và Chử Đồng Tử bắt tay vào làm nhé !

.

Tiếng phèn la đập vang thật inh tai nhức óc. Tiếng trống đổ dồn báo tin Đức Vua sẽ đến ngự các món ăn.
Các ông bếp bà bếp tham dự cuộc thi, ai cũng quính đầu quính đuôi. Ai cũng như con lật đật, ai cũng phập phồng…

Nơi một góc kia, Tiên Dung nhẹ tay mở hai lớp giấy bạc bên ngòai món ăn nàng sắp dâng nạp.
Lớp lá sen (chín) đầu tiên hiện ra như thế này đây :

Trời ơi, sao giống hệt cái chòi lá cù cú cù cu ngày xưa vậy nhỉ ?

Hai vợ chồng cảm động rơi nước mắt khi nhớ lại kỹ niệm trong chòi lá, ngày nào …

Mình lột lớp lá thứ hai nhé.

Rồi lá thứ ba, thứ tư. Ô đây rồi, bánh đây rồi !
Vợ chồng họ Chử quá đổi mừng vui.

Và tôi, từ khi dùng trí vẽ nên tranh trong đầu, một ngày rồi một ngày qua, miên man biến tranh thành món ăn rất thật, chân tình gói trọn trong lá sen. Hôm nay và mãi mãi … Sáng tạo ra món bánh chưng mới, để giải tội cho người xưa …

Lạy trời, ai đó trong nhân gian có nói, “có công mài sắt có ngày nên kim”.

.

Ngòai kia, chiêng trống inh tai nhức óc. Phèn la xập xỏa, nhạc tỏa muôn vàn. Một đàn quân tiền hô hậu ủng, xa giá rình rang. Bàn dân thiên hạ hai bên đường nao nức quá chừng. Ơ ơ, này này ngày hội Nguyên Đán, coi đèn rước vua Hùng đang đi…

A lô ! A lô ! Kiệu vua Hùng đã tới rồi. Giờ thi sắp đến.
Đến thì đến. Một trăm người dự thí cứ theo lệnh truyền mà đưa món ăn lên vua chấm điểm.
Ôi thôi bao nhiêu sơn hào hải vị, bao nhiêu thức ăn hiếm quí mua từ bên Tàu, bên Tây, bên Mỹ .. Ai cũng moi óc, ngày suy đêm nghĩ, nên món ăn nào cũng sắc sắc sảo sảo, món nào cũng lừng lừng một mỹ danh, thơm phưng phức, nức lòng dân.

Này là Tuyết Thu Tâm , món tim cá (tuyết) xào lăn với nấm bô lô, bày trên dĩa thạch đinh, phau phau bông tuyết trắng cài tóc mây mơ hồ.

Này Mỹ Hoàng Kê , món gà chiên bơ theo kiểu Kê Ép Ép-phờ Xi (KFC), nằm nghiêng nghiêng bờ thành túy lũ, một miếng cắn dòn, gà mềm bên trong. Ngọt dòn tấc lưỡi, ăn hòai ăn mãi như mê.

Này Như Mã Phi , món thịt ngựa nhồi hoa chuối, nấu trong rượu chát. Lác đác một bầy tiêu đen tiêu trắng. Cay, nồng, đậm đà thớ lưỡi, nhớ mãi không thôi. Uống thêm ly trà đá để đời thêm bát ngát…

Này Hùm Lê Các , món tôm hùm chưng lê Hàn Uất (Hàn Quốc). Vừa ăn vừa rung đùi xem phim bộ. Ngon ơ biết mấy thịt tôm tắm trong riêu đỏ. Những vỏ lê đào thiệt hấp dẫn thơm tho. Món đông lạnh, ăn vào tháng nóng hay mùa gió bấc … tuyệt vời, tuyệt vời … vừa ăn vừa tấm tắc …

Này này Tử Vi Tất , món cật bồ câu ngâm rượu bồ đào….
Lại thêm món Cào Cào Chiên Sả của các bác ở Việt Nam thời thế kỷ 21 chế ra để lắc túi Dịt Kìu ( hehe) …

Trùi ui, quá nhiều món lạ không kể xiết, mùi thơm vang lừng hết biết… v…v…
Tên các món ăn nào cũng nghe như phụng mua rồng bay.

Nhưng nhà vua chấm hít rồi vẫn cứ chê …
“Trẫm đi từ đông qua tây, từ nam chí bắc. Đi hòai vẫn ăn những thứ không liên quan đến nước nhà. Ngon thì quả thật có ngon, nhưng không mang ý nghĩa dân tộc …”

Úy, cái ông vua nhà mình quả thật rất độc !

Hai vợ chồng anh Chử quì đã rã gối, cuối cùng cũng đến phiên họ. Quân hầu quát lên,
“Món gì đây ? “
Ú ớ là nghề của chàng. Ấm ớ là nghề của nàng. Hội tề là nghề của đôi ta.
“Dạ thưa , dạ thưa , món… món… Cú Cứa “
Vua trợn mắt. Gì mà thô lổ dân chài thế ? Gì mà mạ ruộng đồng quê thế ?
Thái giám ghé môi nói nhỏ,
“Bệ hạ, bệ hạ, món này coi bộ có hơi hướm dân dã … Cú cứa là tiếng nói mộc mạc đơn sơ rất … tượng hình”
Hà hà hà, ừ thì tên thái giám này cương cũng khá. Mà tên món ăn nghe cũng vui vui, là lạ, cà khịa, chứ không như người kia kẻ nọ vẽ rồng vẽ rắn. Ngài bảo :
“Đưa lên ta coi ! Cái món gì tên thật là kỳ … Ăn thử xem nào …”

Hai tên chủ nhân món Cú Cứa nào dám ngẩng đầu lên. Ngộ nhỡ món này không vừa miệng Vua, thì coi như đời tàn, hai vợ chồng tiều phu giả dạng này sẽ cao bay xa chạy trối chết. Dại gì cà rà đó để bị đem đi quết thành nem ?

Hai tay chú Chử gà tồ dâng dĩa có đựng lát Cú Cứa lên cao :

Mới thoáng thấy xa xa , vua nổi trận lôi đình,
“Đã bảo không bắt chước Ba Tàu làm bánh Trung Thu. Vậy mà nhà ngươi dám cả gan cốp-bi Tàu Hồng Kông làm nhân bánh bằng giấy cạc tông hở ? “
Hoàng hậu ngồi bên kề tai nói nhỏ với vua :
“Khoan đã nào, ông thì cứ nóng như… Trương Phi “
“Trương Phi là cái thằng nào ? Hình như nó sẽ ra đời mấy nghìn năm sau, mà sao nàng nói mô tê gì rứa hi ? “
Hoàng hậu bỏ nhỏ :
“Thôi quên chuyện Tàu…Hủ ky đi. Bệ hạ quên đeo kiếng nên nhìn không kỹ. Hình như không phải bánh ngọt Trung Thu của mấy chú ba…”

Quân hầu đưa dĩa bánh tới tận miệng vua. Nhìn qua ngó lại miếng bánh, nhà vua tò mò hỏi :
“Cái gì vàng vàng phía ngòai làm ta nhầm tưởng bánh Trung Thu ? “
“Tâu Bị Hạ, dạ đó là vỏ (da) bánh làm bằng thịt bí ngô con hái ngòai đồng hoang. Từ trước đến nay người dân mình chỉ biết cày ruộng lấy lúa làm gạo ăn. Năm nào thất mùa là dân đói. Trong khi đó ngòai đồng bí ngô mọc hằng hà sa số chỉ để quạ ăn …”
Vua ngắt lời,
“Thế ta là quạ sao ?”
Tiên Dung tuy gầm mặt nhưng vẫn nhanh mồm,
“Kính Phụ Hòa… dạ dạ con nói lộn. Kính Bệ Hạ, chúng con ở miệt vườn. Nhiều năm qua con làm quạ, ăn trái bí này dài dài mà … chưa chết !”
“Ô Kê, vỏ bánh tượng trưng cho cái gì ? “
“Dạ thưa … dạ thưa đó là vỏ của Đất “
“Trái đất ? To lớn quá ! mà nước ta thì nhỏ … “
“Dạ miếng bí mầu vàng, thì đây là biểu hiện cho riêng phần giang san đất Việt. Ta là người da vàng, thưa cha , dạ dạ con lộn , thưa vua … “
Hoàng Hậu gật gật đầu đắc ý,
“Không sao. Vua cũng là cha của muôn dân “
Và bà hỏi tiếp lời vua Hùng,
” Vậy chớ trên vỏ bánh có gì ? Tượng trưng cho gì ? “
“Nước ta là nước nông nghiệp. Dân ta sống vì cơm, vì gạo. Nếu cho ăn vài ngày hăm-bờ-gờ là người Việt nhăn răng ra mếu. Vì thế trong món ăn phải có chút xíu cơm đi kèm. Nếu ta cúng tạ Thổ thần đất đai món cơm hòai thì các ngài sẽ buồn. Vì vậy tập tục của nước ta là phải dùng nếp thay gạo mỗi khi cúng kiến, như xôi, như bánh chưng bánh tét chẳng hạn.
Nước Việt Nam ta, tháng tám là mùa thu họach : đậu bắp đầy đồng từ Bắc chí Nam. Hồ ao Cà Mau sen tàn, sanh hột, hột hốt không hết.
Ta đem những thịnh vượng đó vào trong bánh để thấy nền canh nông của ta vô cùng phồn thịnh. Thương Đế hay thần thánh ăn chay hòai đã ngán. Vì vậy chúng con cho thêm nhân thịt gà thịt heo tượng trưng cho trái tim hồng, tràn đầy sức sống…”

Vua và quần thần nghe giảng tới đâu, gật đầu tới đó. Vua lấy chĩa-bốn-que phót phót (fork) xắn một miếng đưa lên miệng nhai, Ngài luôn tấm tắc,
“Có lý. Có lý. Đây rất đúng cho tình tự dân tộc “
Lại xắn thêm miếng khác đưa qua cho vợ. Hoàng hậu khen không tiếc lời :
“Vỏ bánh mềm, ăn như khoai lang Đà Lạt được sấy …”

Nếp dẽo thơm ngon lạ lùng. Đậu xanh, hạt sen đều còn nguyên hột mà khi vào miệng thì tan ngay, để lại hương vị bùi béo mà không ngậy. Thiệt là khéo. Lại thêm thịt gà thịt heo thơm nồng mùi tiêu hành tỏi. Ăn vào thật ấm bụng “

Quây qua Đức Vua, Hoàng Hậu nói , “Tâu Bệ Hạ, thần thiếp ăn món này chắc sẽ xuống cân …”

Các quan cũng được nếm thử. Có điều lạ là khi miếng bánh xắn ra, lớp vỏ ngòai sót lại như lớp da được lột, nguyên miếng, cắn ăn dẻo bùi như khoai lang sấy …

Vua Hùng đứng dậy, hoan hỉ tuyên bố cho món Cú Cứa của hai vợ chồng tiều phu kia được trúng giải. Vua ôn tồn hỏi :
“Nay ta ban thưởng cho hai ngươi ngựa chục bầy, vàng triệu lượng, bạc muôn nén, lụa ngàn cây … “
Cả hai đều lắc đầu. Vua la lên :
“Chê ít ư ? Trẫm cho thêm hai ngươi chiếc kiệu chạm hình long phụng giát cẩm thạch đi long nhong nhé …”
Họ cũng vẫn cứ quì mọp, cái mình lắc lắc như không bằng lòng. Vua ngẫm nghĩ một lúc, lại phán :
“Chức quan tri phủ nhé …”
Cả hai cũng lắc đầu. Lúc này nhà vua đã hơi bực, nghĩ rằng hai tên dân này làm được tí bánh, mà tham lam vòi vĩnh quá cỡ. Quan Thượng Thư bèn tâu :
“Xin Bệ Hạ chớ nhọc lòng. Xin cứ giao cho thần… trị chúng “

Đến nước này, chàng họ Chử sợ quính lên. Chàng mới ngửng đầu lên, lắp bắp :
“Cáo thị nói … nói … nói … tha …”
Quan Thượng quát :
“Chứ chúng bay đã phạm tội gì mà đòi xin tha ?”

Tiên Dung òa khóc. Họ Chử càng khóc to hơn. Hai vợ chồng cứ ôm mặt tấm ta tấm tức, càng lúc càng da diết. Nước mắt nước mũi chảy ròng ròng. Khóc cả mười lăm phút chưa hết, làm ai đứng gần cũng không thể cầm lòng. Vua cũng vừa khóc vừa phán :
“Nè, các bầy tôi, ở thế kỷ hai mươi chi đó tụi mọi da trắng nó kêu khóc như ri là mát-xì-nớt óp-dờ kờ-rao phải không nè ?” (madness of the crowd)
“Bẩm Bệ Hạ, cho thần bấm độn xem có phải vậy hông … À á a, quả như in, trình Bệ Hạ. Ngài thật là thần thông quảng đại …”
“Thôi thôi, tốp tốp. Ta chẳng muốn các người nâng bi … Nè cái tên tiểu tử kia, người có tội gì mà xin tha ? “
Họ Chử ấp úng :
“Con … con … trót dại … dụ con gái nhà lành … “
Tiên Dung cướp lời :
“Dạ con xin thưa lại cho đúng hơn … Chồng con đã quá thương con mà nhận tội thay. Chính con mới là người thấy trăng mà động lòng tình, thấy chim lẻ bạn thấy mình cu ky. Nên con cù rũ chàng làm chuyện đó … “
“Cha chả ! Xưa nay trâu đi tìm cột, chớ cột nào mà mò trâu ? … Mụ kia, hãy khai mau. Này nàng là con cái nhà ai mà mất dạy thế ? Quân bay, nghe nàng khai cho rõ. Lấy tên lấy họ ông bà tía của nó, bắt đem về đây cho ta trị tội …”
Nói xong, vua thở dài,
“Cha mẹ nào mà cứ lo lăng xăng làm biu-zi-nét, không để thì giờ dạy con gái ăn ở nết na, thật đáng lột da cho cá sấu rỉa…”

Ngòai sân, ngựa lồng tiếng hí. Quân lính đứng hai hàng, giáo mác chia chỉa. Chỉ chờ một tiếng vua ban ra, là như sấm như sét, đoàn quân sẽ phóng đi tìm tội phạm để … lột da răn đời. Cho hay, làm cha mẹ cũng khổ. Con dại cái mang !
Vợ chồng nhà họ Chử sợ quá, lấm lét nhìn nhau. Vợ hỏi chồng,
“Làm sao ? Nàm thao ? “
Chồng gãi đầu.
Quả là óai oăm ! Nếu Tiên Dung tình thật khai tên mẹ cha, thì phép vua là phép nước, vua cha và mẫu hậu làm sao trả lời với muôn dân đã sinh ra nghịch tử ?

Trên kia, Vua Hùng đang cơn phẫn nộ. Ông đập bàn chan chát, kêu đòi các quan xét lại lễ nghi nước nhà, nghiêm chỉnh bắt mọi con dân phải tuân theo cương thường đạo lý nước Việt …

Chử Đồng Tử chột dạ, biết mình phải chọn nước liều. Cùng đường tất biến, chàng quì mọp khấu đầu lạy miết. Thưa rằng :
“Trăm ngàn lạy Thánh thượng, ngàn vạn lạy Đức Ngài. Ngài vừa phán mọi con dân phải tuân cương thường đạo lý. Chúng con xin vâng. Cứ nhìn sao trên trời để đoán biết, vài trăm năm nữa bên Tàu sẽ ghi chép sự tích Đức Mục Kiền Liên sẵn sàng từ bỏ tước vị Phật để xuống hỏa ngục lảnh tội thế cho mẹ … Nay chúng con cũng muốn đem lòng hiếu thảo hiến dâng hai đức phụ mẫu để đền công sinh thành … Xin được chết thế cho cha mẹ, mà không phải khai tên”

Đó là lòng hiếu, điểm son tuyệt vời của chàng họ Chử, mà mọi người từng biết xưa kia, khi chàng nhường cho Cha cái khố độc nhất.

Nghe được lời xin thống thiết, ai không mủi lòng xúc động ? Hoàng Hậu chợt nhớ chuyện con gái ruột đã bỏ nhà biệt vô âm tín. Lòng mẹ xót xa. Ừ, con người ta như thế … Còn con mình đang phiêu bạt chân trời nào ???
Cũng như Hậu, lòng vua mang mang. Sở dĩ vua đòi chém đầu cha mẹ hai đứa kia, chẳng qua là giận cá chém thớt. _ Ước gì con … rể mình được như thằng sếu vườn đang quỳ kia …

Trong lúc nhà vua lẫn hoàng hậu đang âm thầm sụt sùi thương tiếc con gái, nàng Tiên Dung dập đầu thưa : “Lạy Vua là đấng rất cao của muôn dân nước Việt. Xin cho con được dâng lên Ngài một điểm hay khác của món ăn hôm nay. Nếu lời con nói vừa ý Ngài, xin Ngài tha tội cho … cha mẹ con”
Vừa nói, người đàn bà dâng đĩa bánh lên cao :

Quần thần đều nhướng mắt lên nhìn. Giữa một rừng hoa thơm ngát, miếng bánh được cắt thành miếng, từ ruột phơi ra ngòai. Nàng Tiên Dung cất lời giải thích :

Trái bí ngô, ai cũng biết, tuy dày cơm bọng ruột , nhưng nếu được nấu sôi trong vòng một giờ thì rã nát te tua. Đó là do trời sinh cho nó cái tinh chất yếu mềm, không khác chi người đàn bà yểu điệu thục nữ chúng tôi … Nhưng trái bí ngô này đã được hầm nấu trong nồi bốn tiếng đồng hồ vẫn giữ được nguyên hình dạng, không sứt mẻ. Nước sôi lửa bỏng cũng có thể ví như phong ba bảo táp của cuộc đời.
Vậy mà người đàn bà chúng tôi, dẫu phải trải qua bao nhiêu gian khổ, bao nhiêu thử thách, vẫn gan lì chịu đựng được. Cái vỏ bên ngòai của bánh tượng trưng cho sức bền gan của người đàn bà nước Việt : không sờn lòng trước nguy biến, không buông tay khi phải đối đầu với nghịch cảnh. Huống chi trong ruột bánh lại còn có nếp đậu thịt hành. Đưa lưng chống chỏi với hùm sói đã đành, người đàn bà còn phải lo cho chồng, nuôi con, gánh vác bao nhiêu việc gia nương.
Hột nếp cho nhừ, đậu cho chín không rã như tương. Sen nguyên hạt cho mềm tấc lưỡi. Hành cho chín thơm ngon hương vị thịt.
Một người trông bề ngòai tưởng như cành liễu yếu, mà bên trong là cả một phi thường : này này mọi việc đâu vào đó, một tay nàng đùm bọc vén khéo, sớm tối lo cho chồng cho con vuông tròn , không hổ danh người phụ nữ Việt Nam …

Công việc của thiếp làm hôm nay tuy chỉ là miếng bánh nghèo hèn, nhưng miếng bánh này nói lên được hình ảnh người vợ tốt, người mẹ hiền, người dâu thảo. Đàn bà Việt, suốt một đời tần tảo hy sinh …

Nếu để cho Tiên Dung tiếp tục nói, thì bao nhiêu trang giấy cũng sẽ không đủ. Hoàng Hậu đã rơi lệ quá nhiều. Mà Vua Hùng cũng đã quá sững sờ. Ông đứng lên, mắt rơm rớm,
“Trẫm thật không ngờ miếng bánh có thể nói lên được nhiều điều như thế … Nam thì trung hiếu, nữ thì công dung … Vậy thì, hai ngươi đã làm cho Trẫm thật sự vui lòng … Hạnh phúc thay, vinh dự thay cho những ai là cha mẹ của hai ngươi ! Trẫm còn lòng dạ nào trừng phạt họ … Hai ngươi quì cũng đã rục gối. Hãy đứng dậy, ngước mặt lên thật cao cho đời nhìn và chiêm ngưỡng …’’

./.

HKKM