J’ai bâti sur le sable
Et tout s’est écroulé
J’ai bâti sur le roc
Et tout s’est écroulé
Aujourd’hui pour bâtir je commence
Par la fumée de la cheminée.
Léopold Staff
(1878 – 1957)
J’ai bâti sur le sable
Et tout s’est écroulé
J’ai bâti sur le roc
Et tout s’est écroulé
Aujourd’hui pour bâtir je commence
Par la fumée de la cheminée.
Léopold Staff
(1878 – 1957)
MÌNH SẼ TÁI SINH
Roby Facchinetti – Rinascerò, Rinascerai
(I’ll be reborn, you’ll be reborn)
.
mình sẽ tái sinh em ạ
không ở thiên đường năm qua
không ở chốn hẹn vinh hoa
không ở biệt giới xa lạ
.
mình sẽ tái sinh tại đây
sau cơn bão tố kinh hoàng
sau lời nguyền rủa phũ phàng
sau hạn vũ hán nát tan
.
mình sẽ tái sinh như thế
từng bước một vào đời
từng ngọn cỏ sinh đôi
từng dòng nước vãn hồi
mình sẽ tái sinh như mưa
rửa sạch hồn tạo hoá
rửa sạch cả bụi trời
rửa cả nỗi chơi vơi
mình sẽ tái sinh việt đạo
thành trăm mảnh thân thương
thành xót xa nhân nhượng
thành hạt cát lát đường
mình sẽ tái sinh khắp nơi
nhưng không buộc chân trời
nhưng không cuồng chia ngôi
nhưng không hẳn đổi đời
mình sẽ tái sinh thênh thang
ngàn ức đường tỷ lối
ngàn triệu nhạc nụ môi
ngàn vạn lời chờ đợi
mình sẽ tái sinh thành người
mà chả cần thành tiên
mà chỉ cần tiếp diễn
một thế giới nối liền
mình sẽ tái sinh em ạ
cùng tình nghĩa thăng hoa
Lưu Nguyễn Đạt
Fairfax, Virginia
premier avril 2020
(Poisson d’Amour)
.
.
.
Năm mới tặng nhau một chữ THƯƠNG
Để sau bù đắp cuộc vô thường
Ân cần, trân quý khi còn gặp
Biết vẫn còn chung một đoạn đường.
Xin chúc người thương một chữ HÒA
Đời không thuận ý hãy cho qua
Phiền giận, riêng mình ôm mối khổ
Thanh thản khi lòng niệm thứ tha.
Năm mới mọi người nhớ chữ TÂM
Để cùng sống đẹp đến trăm năm
Thiên đàng, địa ngục từ Tâm tạo
Hỷ, Xả, Từ, Bi, xóa lỗi lầm.
Xin chúc mọi người một chữ AN
Giữa đời luôn biến động, gian nan
Bình an khó gặp nơi trần cảnh
Về kiếm trong ta, sống nhẹ nhàng.
Năm mới chúc người một chữ VUI
Đời trăm yến tiệc cũng trôi xuôi
Vui trong đạo lý, nơi điều thiện
Vĩnh viễn hồn ta thắp nụ cười...
Năm mới chúc nhau một chữ THÀNH
Thành công, thành tựu với thành nhân
Hướng về phụng sự vun Tài Đức
Hạnh phúc miên trường, Tâm mãi Xuân.
.
Như Nhiên
Thích Tánh Tuệ
.
tặng huỳnh thục vy
và người dân Việt đang tìm tự do
.
.
vì dân trong nước đoạ đày
nên em thân hạc cánh gầy phong ba
rẽ đêm thắp lửa sơn hà
ba kỳ khởi nghĩa một nhà tình thương
.
tay không tâm nguyện phi thường
nối dòng tư tưởng đông phương mở hồn
luật thiêng nhân nghĩa vuông tròn
dân ta làm chủ rừng còn đất yêu
.
chí nhân đại nghĩa muôn chiều
lời văn khí tiết trăm điều thơm tho
công bằng pháp trị tự do
an toàn không chọn còn lo cho người
.
vì dân hay cả ý trời
diệu vy sóng gió một đời anh thư
bút nghiêm gạch bỏ nghịch thù
nay mai sáng toả xuân thu tuyệt vời
.
LƯU NGUYỄN ĐẠT
[LỜI CỦA CÁT, Việt Thức 2014]
Đăng lại nhân Ngày Tạ Ơn 23-11-2017
“Bàn Tay Hy Vọng / Hand of Hope” (đúc bằng ciment cốt sắt/béton armé, cao 9 ft, móng sâu 9 ft) tác giả : Lưu Nguyễn Đạt Camp Pendleton, San Clemente, California July 4, 1975 . |
À mes Anciens du Collège Francais de Tourane
Lưu Nguyễn Đạt
.
nuitée améthyste, oil enamel, luu nguyen dat – 2007 |
Nói về thơ gần như sống trong thơ một lần nữa. Đó cũng là cảm nhận dây chuyền, khi tình cờ gần gũi với dòng thơ. Thơ, vốn nội tâm, là niềm vui, nỗi buồn từ cuộc sống. Thơ vào đời và đời cũng nhập thơ. Như dòng nước với nụ cười ; như hơi thở của sóng vơi.
Trong thơ, biển cả đã đổi màu, huyền biến vu vơ, trong tầm mắt và chiều sâu của hồn người thi sĩ. Tình yêu cũng vậy, qua lời lẽ ẩn vùi nhiệt độ, đã hoá chất thơ thành thứ ánh sáng tuyệt mỹ, sau và trước cả mọi bình minh, như tia nắng cuối cùng giữa lòng đêm và ngọn lửa rừng vừa chợt tắt, khi vạn vật còn hoang mê, chìm đắm, và chữ nghĩa còn lang bạt, lạnh nguồn.
Thơ đôi khi cũng yêu sách, đòi hỏi. Đòi hỏi mình và yêu sách cả cuộc đời. Đòi dòng sông nhập thành biển cả. Hỏi sao nguồn cảm hứng ngược dòng khơi. Yêu hạt sương tích tụ thành mây. Và sách cả niềm tin từ giọt nước mắt loài người. Từ nỗi đau triền miên quanh thế giới. Từ giọng hát vào đời, bỗng chia đôi. Còn yêu sách, đòi hỏi gắt gao hơn thế nữa, chẳng qua vì đáy lương tâm còn nguyên vẹn, hay đam mê chưa tắt hẳn mà thôi.
Thơ huyền biến, lúc hiền hoà, lúc độc ác. Như vị cay, vị ngọt cuối làn môi. Có lúc say đắm vô hạn. Có lúc hạn hẹp, chua xót, cạn vơi. Hư hư, thực thực. Ngập tràn trong dấu tích, xa cách trong buộc ghép ngàn nơi. Nhà thơ phải lòng chữ nghĩa. Phải lòng cuộc đời trọn vẹn, dang dở – ngay trong bạt xiêu, tuyệt vời.
Thơ là cơ thể và sức sống. Là đứa trẻ nghịch đùa với dòng sông như môi yêu với tình tứ. Là giọt máu buốt đau và mảnh da quằn quại. Thơ đấu tranh, đòi quyền sống trong nhu yếu vô thường, và bất lực trong đổi chác căn cơ. Bất lực, dù vĩnh cửu từ vắng vợi đời người.
Thơ vô hình, vô dạng. Thơ ở ngoài sách vở, ngoài hiện thực, vu vơ, miệt mài, lạc lõng. Thơ thất lạc ngay trong lòng thơ. Thất lạc ngay trong tâm hồn người thi sĩ – ngoài tầm giao cảm với đối nhân. Thơ đã trở thành đứa con tư sinh vô thừa nhận. Xiêu vẹo, nghiêng ngửa ngay tại dòng chữ nghiệt ngã, keo kiệt. Bị chèn ép trong nhịp bước trần gian, thơ cô đơn trong cảnh vọng trần tục, trong toang vỡ trần truồng. Vì thế, thơ không ai dám nhận, dám tin, dám hỏi. Và cũng ít ai đủ khả năng nuôi dưỡng, gả gấm, hoặc đủ bản lĩnh gạ gẫm nàng thơ.
Nhưng cũng có lúc thơ là tặng dữ cuối cùng trong cuộc đời, là niềm vui còn sót lại đêm qua. Những lúc tận cùng vời vợi đó, làm thơ tức là nhặt chữ nối nguồn, là đãi cát tìm vàng, là đào khởi lòng than âm u, tì tích, để tìm hạt kim cương tinh khiết, xuất chúng. Thơ sẽ gạt bỏ bạc bẽo để sưởi ấm lòng đau. Sẽ quét sạch đường đời và khởi sắc vạn nơi : thơ chiết xuất thơm tho từ ô uế, tiếp nhựa sống vào thân cây, và đặt niềm tin trong lòng người.
Vì thế, thơ là con đường văn chương hoá dạng : nửa nọ, nửa kia ; nửa sáng nửa tối ; nửa vui, nửa buồn ; nửa người, nửa vật. Một thế giới bâng quơ, lơ lửng, ngược xuôi, xuôi ngược. Liên tục trong trí nhớ, lại có lúc cách quãng trong u uẩn, trước sau muôn mặt, thiên hình, vạn trạng. Có cũng như không, không rồi lại có. Tất cả là khát vọng, hay thất vọng, trong bao dung, toàn bích. Là hào hứng trong phân mảnh, tuyệt vời.
Thơ trong sạch hay bụi bậm là do lòng người tìm kiếm chất thơ. Thơ không mùi không vị, không tình không nghĩa, mà chỉ mượn mùi thơm ngọt từ cỏ cây, vị say từ hơi thở nồng nàn, và tình nghĩa từ ánh mắt cô liêu, đắm đuối. Người thi sĩ nhìn và nhớ vạn vật chung quanh câm nín, hoang sơ. Thơ nguyên vẹn, mong manh trong dấu vết xa gần. Thơ bừng khởi trong tiềm thức sơ sinh, bao bọc. Ta đã khoác lên vai, lên tóc và vết tích nó những bụi bậm, tanh hôi của thân phận làm người. Thơ lạc lõng vì hồn người lạc lõng. Thơ chảy máu vì tế bào người u uẩn, cắt, vùi. Thơ tì ố, tàn tạ như chiếc áo kẻ tù đày. Thơ cũng trong sáng như ánh mắt thơ ngây, trong bình minh vĩnh cửu của vạn vật luân lưu, muôn thuở tái thế.
Thơ nổi chìm, sâu sắc. Thuyên chuyển từ tế bào này sang tế bào nọ. Như giọt tình, giọt nước mắt ngấm lòng người, ngấm lòng vạn vật. Thơ cũng là những câu hỏi không để trực tiếp trả lời, hay trả lời để hỏi lại. Trong vô hạn, mong manh, như những công án thiền định :
nếu mọi dòng sông đều ngọt ngào
biển cả lấy muối mặn từ đâu ?
if all rivers are sweet
where does the sea get its salt ?[1]
Ý thơ và bóng chữ đã đôi lúc chung tình, giao hợp để cùng nhau thoả ước, khép mở, mật thiết lẫn nhau. Thơ cố gắng trả lời sành sỏi. Nhưng nhiều lúc thơ lại vụng về, giả định, vu vơ, vì tạm bợ, không chủ đích. Tới nơi mà không biết. Lạc lõng mà không hay. Ngay lúc tuyệt độ trong cơ bản tâm tình. Ngay lúc phá thể trầm trọng để xây dựng lại một trật tự mới, khác với trật tự hiện hữu. Ngay trong cách sống vô vi, vô thường :
sáng trăng vời vợi xa bao ngả
xa cách lòng tình xa nguyệt nga ?
how far is the light of the moon
from the moon ?[2]
Nhà thơ không chịu trả lời gọn gàng, minh bạch, chỉ tủm tỉm cười, rồi trì hoãn vu vơ, hay giải đáp trong hững hờ, cởi, mở. Thành thử câu hỏi vẫn mãi mãi nguyên vẹn trong lòng người còn tìm, còn kiếm. Nguyên vẹn từ đầu, bất tận về sau.
Thơ có lúc vắng dấu chân người, mà chỉ còn là vết tích của đá, của hoa, cỏ lạ, nguồn, khơi. Trong những lúc khô khan tuyệt tích, cạn hơi, cạn hứng, người thi sĩ đã tìm đường về một địa hạt xa xăm siêu thực, như tìm đường lên nơi thần linh hay đất cấm, nơi dư âm, hoài cảm hay huyền thoại, hư vô. Thi sĩ đã thu ngắn lại, buộc nối lại con đường cũ đưa dẫn về nhà trời, xuyên qua hình dáng mong manh, mở đón của tạo hoá, của cỏ cây, của tảng đá dẫn lộ. Đó không phải là những cảnh vật vô tri vô giác, những khối tảng ù lì, cục mịch, mà là những hồn đất, hồn cây, nhữnh tảng đá từ không gian lạc vào lòng đất, nhưng vẫn biết bay bổng, vẫn nhớ bay bổng, thu hút ; biết gọi nắng từ mưa ; biết nghe tiếng thì thầm của những tâm hồn kiệt quệ, khát khao. Đó cũng là những hạt đá quý, những lệ đá xanh, những tâm linh ẩn náu cạnh thân thể người yêu :
khi em vuốt ve ngọc biếc
ngọc biếc vuốt ve em
when you touch topaz
topaz touches you[3]
Như vậy thơ có thế giới riêng biệt của nó, trong công cuộc tìm lại lòng người, tìm lại lòng nguyên thủy của đất trời, thiên nhiên, của tiếng nói đầu tiên từ trí nhớ nhân loại, từ huyền thoại của ý nghĩa ẩn vùi trong lãng quên tập thể. Thơ dẫn đường vào toàn bích, hé mở thành tôn giáo bỏ ngỏ, hoang vu. Thơ tìm nguồn để tạo lại cội nguồn, tạo lại tông tích siêu thoát. Thơ hy vọng cả trong nỗi tuyệt vọng.
Thơ là cuộc hành trình với con người vậy.
.
Lưu Nguyễn Đạt, PhD, LLB/JD, LLM
.
[1] Pablo Neruda, The Book of Questions, (El libro de las preguntas), Copper Canon Press : Port Towsend, 1991. Câu hỏi có chiều sâu thách đố tuyệt đối như những công án (koan) xuất phát từ tâm thức các thiền sư.
[2] Pablo Neruda, The Book of Questions. Nhận định như trên.
[3] Pablo Neruda, Stones of The Sky, (Las pierdas del cielo), Copper Canon Press : Port Towsend, 1987.
.
DE LA POÉSIE
http://www.blaisepascaldanang.fr/spip/article.php3 ?id_article=584
.
.
Thân gởi các Bạn BP và Amicale Blaise Pascal Da Nang
Năm 2008 tôi vế VN và có ghé thăm Đà Nẵng. Tôi nhờ người bạn học cùng lớp năm xưa chở đi thăm lại trường Collège Francais de Tourane.
Đến nơi chỉ thấy một khung cảnh hoàn toàn khác lạ. Trường năm xưa đã biến mất không còn một dấu vết gì. Tôi bồi hồi đứng nhìn một lúc rồi ra về nhưng trong lòng luôn cảm xúc, bâng khuâng nhớ đến các thầy cô, các bạn bè học hành, vui đùa dưới mái trường cũ. Về lại Montréal tôi vẫn không quên được ngôi trường xưa với những khuôn mặt bạn học cùng lớp, với những lúc đùa giỡn chọc phá nhau như trẻ thơ.
Những kỷ niệm của trường Collège ( Blaise Pascal ) thỉnh thoảng lại về trong ký ức ; những ngày mùa đông giá lạnh ở xứ người lại nhớ đến cái nắng hanh vàng ở Đà Nẵng nên tôi viết bài hát NHỚ VỀ TRƯỜNG XƯA để gởi gắm tâm tình vào trong đó.
Ca khúc này tôi đã trình bày một vài lần trong các cuộc họp mặt BP tại Montreal.
Xin gửi tặng các Bạn.
.
NHỚ VỀ TRƯỜNG XƯA
Thương nhớ về trường Blaise Pascal
Trường năm xưa cạnh bến sông Hàn
Trường nay đã mất tìm đâu thấy
Chỉ thấy trong lòng tiếc nhớ thôi
Năm tháng dài đời vẫn bơ vơ
Tìm nơi đâu bóng dáng trong mơ
Tôi thương mến lắm từng khuôn mặt
Và lúc vui đùa như trẻ thơ
Ôi trường xưa giờ đã xa mờ
Hình bóng cũ nỗi buồn vô cớ
Cho tôi gởi buồn này theo gió
Kỷ niệm nào dạ chẳng ngẩn ngơ?
Có những ngày lạnh giá tuyết sương
Nhớ trưa hanh nắng giữa sân trường
Nhớ khung trời mộng nên tôi viết
Một chút tâm tình gởi nhớ thương .
Nguyễn văn Chánh (BP59)
https://www.blaisepascaldanang.fr/wp-content/uploads/IMG/mp3/Nho_Ve_Truong_Xua_full_arr_-_Am_1_.mp3
Ta yêu em từ chưa gặp gỡ
Yêu mẹ cha từ thuở nằm nôi
Yêu quê hương ngày mới chào đời
Yêu Tổ Quốc bốn ngàn năm trước.
Thuở cất bước rời xa đất nước
Đêm từng đêm mộng ước mông lung
Yêu nhau chưa sao đã nhớ mong ?
Mỗi chiều xuống ráng hồng xao xuyến.
Nghĩa mẹ cha dày cao trời biển
Ngày trở về chưa kịp báo ân
Mượn trầm hương tưởng vọng từ thân
Hồn phảng phất mà xa mấy núi.
Thăm quê hương hành trang nặng túi
Gói ân tình đầy ắp yêu thương
Xót xa cây xơ xác bên đường
Biển thổn thức tang thương tuyệt vọng.
Còn đâu thuở đất trời lồng lộng
Nay ta về hồn cá kêu oan
Đêm thê lương vạn tiếng than van
Ngày khắc khoải lầm than kiếp sống.
Tổ quốc bất an biển Đông dậy sóng
Trăm triệu tim hồng rộn trống Mê Linh
Thèm biết bao môi mắt ân tình
Nhớ khôn xiết yên bình ngày tháng cũ.
Sông Hàn
07/2016
.
Tranh “Bắt cá đêm trăng” (Họa sĩ Nguyễn Khang 1943) |
.
.
Thời son trẻ
Mẹ thơm mùi con gái
Mùi tằm dâu rơm rạ quê nhà
Mùi bồ kết hương cau thơm lắm
Mùi thanh xuân đồng nội Mẹ trao cho cha
Ngày vỡ ối con ra
Mẹ còn thơm mùi chăn gối
Mùi tro than hột muối củ gừng
Con bú mớm
Mẹ thơm mùi vú mọng
Con đi lẫm chẫm
Mẹ thơm mùi cơm nhão cháo hoa
Con đến trường làng
Mẹ thơm mùi lúa rơm gạo mới
Con lên trường huyện
Mẹ thơm mùi cơm bới mo cau
Khi con ốm đau
Mẹ thơm mùi của Phật
À ơi…
Ôm con mùi Mẹ tỏa ra
Bệnh hoạn tiêu tán, tà ma phải lùi
Ngày nắng hạn
Mẹ thơm mùi me đất
Tháng mưa dầm
Mẹ thơm mùi con cá chột nưa
Con xa nhà mang theo mùi của Mẹ
Đi đông đoài nam bắc
Là con đi đất bằng biển lặng
Là con đi chân cứng đá mềm
.
Ơi những kẻ đi xa
Có nghe thơm mùi của Mẹ
Mẹ thơm mùi bếp lửa quê nhà
Mùi của Mẹ là mùi rất thật
Ngày con thành gia thất
Mẹ thơm mùi cheo cưới
Mùi áo khăn đèn rượu trầu cau
Ngày tháng qua mau
Thoảng chút hương đời con hể hả
Mẹ còn giữ một mùi dân dã như rơm
Đời con lận đận áo cơm
Mẹ là áo gấm, tám thơm, nồi đồng
Đời con mỏi gối chồn chân
Lạ thay Mẹ vẫn thơm mầm lộc non
Con mấy mặt con
Vẫn ngỡ mình bé dại
Vì nhà ta còn mùi Mẹ, mùi Bà
Mùi Bà – mùi cái vú da
Mùi cau trầu với mùi hoa mẹ trồng
.
Mẹ ơi
Mẹ mới đó
Bốn mùa mặc áo the thâm
Sao nỡ vội già không trẻ mãi
Để vãn buổi chợ chiều tất bật đi mau
Vì biết con chờ gói kẹo cau đùm trong lá chuối
Ôi cục kẹo cau có hương bưởi hương ngâu
Có con cu kêu đầu hồi để thời gian qua chi vội
Bây giờ tội nghiệp Mẹ tôi
Tám mươi ba tuổi xếp đôi cánh cò
Mùi của Mẹ quanh co giường chiếu
Mùi trần ai khô kiệt xác thân
Mùi da xương bên ướt Mẹ nằm
Để cả đời bên ráo con lăn
Khuya nay quỳ xuống ôm chân
Mẹ ơi đã lạnh toàn thân
Mất rồi !
Cây cau già ngoài sân chết đứng
Ngọn trầu không héo úng rụng rời
Gió khóc ngoài giậu mồng tơi
Tre trúc quờ quạng tìm hơi Mẹ già
Mẹ hiền đi chuyến chợ xa
Mùi Mẹ cánh Hạc bay ra cõi Trời
Con thành đứa trẻ mồ côi
Mạ ơi !
Con thành đứa trẻ mồ côi
Lặng chiều nhang khói tìm hơi
Mẹ hiền !
.
Nguyễn Văn Anh
Trích hoadamnews.com
.
https://www.youtube.com/watch ?v=b0t1K5oPVVE
https://www.youtube.com/watch ?v=T_a3tW6zU24
.
Tác giả Nguyễn văn Anh |
.
.
Xưa yêu em từ chưa gặp gỡ
Yêu mẹ cha thuở mới nằm nôi
Yêu quê hương ngày được chào đời
Yêu tổ quốc bốn ngàn năm trước.
Ta phiêu du bốn miền đất nước (*1)
Chở mặt trời thắp nắng muôn phương
Mỗi khúc sông dòng sử quê hương
Cùng dân tộc sống từng khoảnh khắc.
Đã lắm lúc tanh mùi máu giặc (*2)
Cũng có lần khóc xác anh thư (*3)
Lúc trăng đêm tình tự tương tư
Ta mang bán cho Hàn Mặc Tử.
Những chiều gió có vài thiếu nữ
Mắt xa vời soi bóng mộng mơ
Khi đêm buông ta đợi ta chờ
Thương lữ khách nhân tình chưa đến.
Cuối dòng đời ta chưa về bến
Vì non sông cần một giòng sông
Mang yêu thương ra tận biển đông
Trao tình Mẹ đến người xa xứ.
Miền gió cát nghe lời tâm sự
Từ phương nao vượt sóng quay về
Đám con xa nhắn Mẹ câu thề
Ngày mong ngóng đêm về thao thức.
“Những đứa con đã rời xa Tổ Quốc,
Mẹ biết chăng chỉ sống nửa tâm hồn
Một nửa khác gửi vời theo sóng nước
Về quê Cha cho vẹn tấm lòng son.” (*4)
Sông Hàn
.
*1. Bắc, Trung, Nam và hải đảo
*2. sông Bạch Đằng
*3. sông Hát
*4. Xin lỗi đã quên tên tác giả 4 câu thơ tuyệt vời này mà đọc lên không khỏi xúc động
Theo Táo về trời Hôm nay tháng chạp hăm ba Nhang đèn con tiễn Táo ta về trời Thành tâm con cúi lạy người Cho con khăn gói lên trời một phen. Con lên tâu với Hoàng Thiên Năm qua lắm chuyện muộn phiền Táo ơi Con biết sớ Táo tuyệt vời Trong nhà ngoài ngõ chuyện đời Táo tâu. Riêng con chỉ có mấy câu Con quỳ phủ phục dập đầu khẩn xin. Xin Trời thương xót quê mình Ra tay ân đức thiên đình cứu cho. Muôn dân chưa đủ ấm no Mà ngoài biên ải đang lo giặc tràn Biển đảo đầy bóng xâm lăng Dân tình ta thán khó khăn trăm bề. Khắp nơi vang một lời thề Vẹn toàn gấm vóc nhất tề đứng lên Một lòng gìn giữ giang sơn Cho dù một tấc ruộng nương không nhường. Cho dù nát thịt tan xương Không bằng mất nước thê lương căm hờn. Xin cho trên dưới một lòng Trong ngoài chờ một Diên Hồng tuốt gươm Xưa nay từ bốn ngàn năm Đâu lòng yêu nước giam cầm cấm ngăn. Con quỳ xin đấng vạn năng Giang sơn một mối muôn dân một lòng. Thà được chết như Trần Bình Trọng Quyết không là Ích Tắc ô danh Ngàn xưa ghi tạc sử xanh Sơn hà rung chuyển xác thân đâu còn. Đừng vì danh lợi hèn ương Xưa nay giặc dữ nào thương dân mình Bấy nhiêu tâm niệm tấu trình Ngọc Hoàng chưa chuẩn con xin chưa về. Sông Hàn 23 tháng chạp Nhâm Thìn 2013 – – – ° – ° – ° – Tâm sự một giòng sông Xưa yêu em từ chưa gặp gỡ Yêu mẹ cha thuở mới nằm nôi Yêu quê hương ngày được chào đời Yêu tổ quốc bốn ngàn năm trước. Ta phiêu du bốn miền đất nước (*1) Chở mặt trời thắp nắng muôn phương Mỗi khúc sông dòng sử quê hương Cùng dân tộc sống từng khoảnh khắc. Đã lắm lúc tanh mùi máu giặc (*2) Cũng có lần khóc xác anh thư (*3) Lúc trăng đêm tình tự tương tư Ta mang bán cho Hàn Mặc Tử. Những chiều gió có vài thiếu nữ Mắt xa vời soi bóng mộng mơ Khi đêm buông ta đợi ta chờ Thương lữ khách nhân tình chưa đến. Cuối dòng đời ta chưa về bến Vì non sông cần một giòng sông Mang yêu thương ra tận biển đông Trao tình Mẹ đến người xa xứ. Miền gió cát nghe lời tâm sự Từ phương nao vượt sóng quay về Đám con xa nhắn Mẹ câu thề Ngày mong ngóng đêm về thao thức. “Những đứa con đã rời xa Tổ Quốc, Mẹ biết chăng chỉ sống nửa tâm hồn Một nửa khác gửi vời theo sóng nước Về quê Cha cho vẹn tấm lòng son.” (*4) Sông Hàn *1. Bắc, Trung, Nam và hải đảo *2. sông Bạch Đằng *3. sông Hát *4. Xin lỗi đã quên tên tác giả 4 câu thơ tuyệt vời này mà đọc lên không khỏi xúc động – ° – ° – NGÀN NĂM LỜI HỊCH Đêm quê hương mặt trời vắng bóng Gió lặng mây hờn lành lạnh không gian Trời chưa thu, cỏ úa sắc thu vàng Sương quên lá, lá quên xào xạc. Ngoài song cửa thoáng đôi cánh hạc Mang hung tin giặc đến biên thùy Sét ngang mày, Tổ Quốc lâm nguy Như Phù Đổng, Tiên Rồng bừng giấc. Phận châu chấu, Diên Hồng dõng dạc Bạch Đằng giang tàu giặc ngã nghiêng Ải Chi Lăng xương trắng Mông Nguyên Ngọc Hồi đó phơi thây Thanh tướng. Lạc Hồng hởi bốn phương tám hướng Vần thơ này lời hịch ngàn xưa Trống đồng vang trăm nẽo sớm trưa Đang giục giã kiêu hùng dân Việt. Ơn dựng nước ngàn đời bất diệt Hận xâm lăng muôn thuở ghi lòng Noi gương xưa Trưng Triệu Lý Trần Dù tấc đất bờ rau không mất. Đánh tan xác cường bang phương Bắc Vững giang sơn bờ cõi muôn thu “Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư”… (*1) Sông Hàn tháng 8, 2012 (* 1) trích Lý Thường Kiệt, 1076 |