![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
Mois : avril 2020
26 Mai 2014 : The Brunch
![]() |


![]() |






![]() A la prochaine ! |
.
Wilmington 2014 … once more !
.
Merci à Toutes et à Tous pour cette fantastique Reunion Wilmington-DE 2014!
A la prochaine!
.
The BBQ
https://plus.google.com/photos/113324638378608385454/albums/6020493260071093889 ?banner=pwa&authkey=CLfvnvX1iPuihwE
par Nguyễn Xuân Dũng (BP72)
https://plus.google.com/photos/116293788576117670855/albums/6023595913612317393 ?authkey=CN2f_c__4ZbENQ
par Nguyen Viet Hoa (BP72)
https://picasaweb.google.com/107555386084804125080/LBP2014ReunionPicnicChezQ2 ?authkey=Gv1sRgCJKBqafe4eukIA
par Dang Lien Huong (BP72)
Portraits
’BP76’ and many more
par Huynh Ba Gia (BP71)
.
The Gala
https://plus.google.com/photos/107809807380252907067/albums/6017838551136044081 ?authkey=CKD8rtv1-9bOeA
par Trinh Dinh Tien (Yersin76)
D-Day
https://plus.google.com/photos/116293788576117670855/albums/6022939376760925105 ?authkey=COP78o_L1r7DGw
par Nguyen Viet Hoa (BP72)
https://picasaweb.google.com/107555386084804125080/LBP2014ReunionGala ?authkey=Gv1sRgCMa5xOyT1bOtpwE
par Dang Lien Huong (BP72)
.
LBP72 Reunion 2014
Longwood Garden
https://picasaweb.google.com/107555386084804125080/LBP2014ReunionLongwoodGarden ?authkey=Gv1sRgCOHNkdmGhL-0Og
(DLH)
Washington D.C.
https://picasaweb.google.com/107555386084804125080/LBP2014ReunionWashingtonDC ?authkey=Gv1sRgCJf0_qXA4PGlRg
(DLH)
.
Nhớ thương Phạm Công Thiện
Dang Tien (BP60)
.
![]() |
Phạm Công Thiện, mới qua đời tại Houston ngày 8.3.2011, với tôi là chỗ cố tri thân thiết, ngang trang ngang lứa, cùng tập tành bước vào nghề văn những năm đầu thập niên 1960.
Thời đó, Thiện đã có chút ít tiếng tăm vì từ 16 tuổi đã có soạn một từ điển tiếng Anh (Anh ngữ tinh âm Từ Điển, 1957) được Nguyễn Hiến Lê viết lời giới thiệu nồng hậu.
Trước tiên, chúng tôi là bạn chơi, tại Sài gòn, cùng thân thiết với nhà thơ Hoàng Trúc Ly, đàn anh hiền lành và hòa nhã. Cùng đi chơi đêm lúc ấy với Thiện, thường có Trịnh Cung và nhà thơ Ninh Chữ, có tiệm may trên đường Tự Do, thường là kẻ chi tiền, dường như thỉnh thoảng có cả Tuấn Huy. Là sinh viên bận học tôi không tham dự những cuộc vui chơi này, nhưng hôm sau được nghe kể lại cặn kẽ.
Tiếp theo là bạn làm báo. Khoảng 1962-1963 gì đó, anh Hoàng Minh Tuynh làm chủ báo Mai, Sài gòn, bán nguyệt san. Anh Tuynh là người công giáo tiến bộ, có uy thế lúc ấy, và ưa giao thiệp với các bạn trẻ mà anh tin cậy, chung quanh Nguyễn Hữu Thái là sinh viên kiến trúc. Thái kéo bè với đám bạn trẻ như Phạm Công Thiện, Quỳnh Tân, Lê Hiếu Đằng, Bửu Ý và tôi. Có lúc anh Tuynh sang Đức vài tháng, giao phó tờ báo cho chúng tôi « muốn làm gì thì làm ». Thái và Thiện viết vung vít sao đó, tòa Tổng giám Mục có lưu ý và anh Tuynh kiểm soát lại tòa soạn.
Thiện và tôi dường như có duyên nợ. Khoảng 1964, không hẹn mà chúng tôi cùng lên dạy học tại Đà Lạt. Thiện thích Đà Lạt : gia đình anh dường như trước đó, có trang trại ở Fin Nom. Thời kỳ êm đẹp : việc dạy học nhẹ nhàng, thành phố đẹp, đồng lương dư dả. Thiện khoe tôi bài thơ mới làm xong :
Mùa xuân bay thành khói
Tôi ca hát một mình
Suốt đời không biết nói
Nước chảy tràn con kinh.
Thơ hay thiệt hay.
Anh có cho xem bài « gió thổi đồi tây hay đồi đông » mà nói rằng thơ làm trong cơn mê ngủ.
Vì thân cận, chúng tôi thường bị ảnh hưởng thơ Hoàng Trúc Ly :
Từ em tiếng hát lên trời
Tay xao dòng tóc, tay mời âm thanh…
Thơ Phạm Công Thiện :
Cô đơn về trắng sương rừng
Ta nghe tiếng hát hoang đường nửa đêm
Sau này, Thiện có sửa lại câu trước.
Thơ Hoàng Trúc Ly :
Mưa chiều thứ bảy tôi về muộn,
Em ngủ một mình đêm gió mưa.
Thơ Phạm Công Thiện :
Mưa chiều thứ bảy tôi về muộn
Cây khế đồi cao trổ hết bông.
Nội dung thì khác, « chiều thứ bảy » trong thơ H.T.L. là một ngày trong tuần, trước chủ nhật. Còn « chiều thứ bảy » trong P.C.T. là lấy ý tự kinh Phật. « Cây khế » cũng vậy.
Dạo ấy, Thiện đi tu ở Nha Trang với thầy Trí Thủ, pháp danh Ngươn Tánh. Một hôm xuống chơi nhà Võ Hồng – mà anh rất thân – khi về chùa thì làm câu thơ này mà về sau anh tự dịch ra tiếng Pháp :
Je suis le Retour / il fait tard sur le Chemin
Sept jours après la pluie tombe
En haut du Temple
L’arbre est le Défleuri
Việt Nam giữa thập niên 1960 : chính trường biến động, chiến trường xao động và tâm lý giao động. Phạm Công Thiện xuất bản cuốn « Ý thức mới trong văn nghệ và triết học » và hằng chục sách khác trong khoảng 5 năm, đáp ứng với tâm trạng thanh niên. Phạm công Thiện là nhà văn có tài, vô cùng bén nhạy, nắm bắt rất nhanh các luồng tư tưởng thế giới và tâm lý thời đại, hành văn bay bổng nhiều hình tượng độc đáo, đã gây ảnh hưởng lớn trong đời sống trí thức miền Nam trong thời kỳ khủng hoảng. Ra nước ngoài từ 1970, định cư tại Pháp rồi tại Mỹ, Phạm Công Thiện tiếp tục viết và xuất bản, nhưng dường như không còn quần chúng độc giả.
Thiện với tôi, duyên nợ vẫn tiếp tục : tôi ra nước ngoài, làm ngoại giao tại Thụy Sĩ, khoảng 1967. Một hôm đi làm về thì thấy Thiện ôm ba lô ngồi trước cửa. Thiện ở chơi dăm ba hôm gì đó, thường uống rượu say, rồi vác ba lô lên đường. Vài ba năm sau, tôi gặp lại anh tại Paris. Anh tá túc tại nhà in của Thi Vũ, chơi thân với họa sĩ Vĩnh Án. Thiện sống lang bang vất vả, có đọc cho tôi nghe bài thơ về cảnh chợ trời Montreuil :
Thân anh như con chó
Đứng đợi giữa chợ chiều
Một chiều em qua đó
Con chó đứng nhìn theo.
Dường như thời đó, anh sống nhờ vào giúp đỡ của nhà văn Henry Miller gửi từ California.
Sau đó cưới vợ, sang Đức, rồi trở lại Paris. Thỉnh thoảng anh đến tìm tôi, chiều thứ hai sau giờ tôi dạy học để cùng đi uống bia tại công trường Contrescarpes, khu Censier, nhìn những con chim đến đậu trên giây thép hay những cành trụi lá. Có hôm anh hỏi xin tôi bao thuốc lá. Tôi bảo « vậy tao mua cho mày cả tút » (cartouche). Thiện trả lời « vậy mày đưa tiền ấy cho tao mua sữa cho con ». Thời điểm này anh vợ con nheo nhóc, không giới hạn sinh đẻ vì theo… quy luật thiên nhiên.
Tình hình cải thiện khi anh tìm được chỗ dạy học tại Đại Học Toulouse, môn Triết học…Tây Phương.
Sau đó, khoảng mười năm không tin tức, cho đến ngày anh lại tìm tôi tại Paris tặng cuốn kỷ yếu song ngữ Việt-Pháp có nhiều hình minh họa đẹp.
Phạm Công Thiện là người tự học, vì vậy, mà cũng vì cá tính, có lối hành văn tự do, phóng túng, không theo phép tắc trường quy, như nhiều tác gia biên khảo khác. Ví dụ Nguyễn Hiến Lê, là người đầu tiên ca ngợi Thiện, cũng là người tự học, mà cũng vì cá tính, đã có lối viết khác. Cả hai đều có nhiều tác phẩm ăn khách, nhưng đóng vai trò hoàn toàn khác nhau trong xã hội Miền Nam khoảng 1965-1970.
Thiện viết theo cảm hứng và sống hết mình với từng câu viết. Đặc biệt là Thiện sống vừa thiết tha vừa hờ hững : ăn khách một thời, thậm chí có độc giả sùng bái, anh không lấy đó là điều quan trọng. Tác phẩm Phạm Công Thiện đánh dấu một thời đại, nhưng bản thân tác giả không mấy quan tâm. Có tự hào thì cũng không phải thời thượng, mà tự hào – vì một lúc nào đó – mình đã sống tận cùng những điều mình viết, dù rằng sau đó, Thiện có viết khác đi hay ngược lại. Vì vậy, trước những tác phẩm dồi dào, người đọc khó nói đến một « sự nghiệp » Phạm Công Thiện hay một Phạm Công Thiện « triết gia » vì tư tưởng không thành hệ thống. Cuộc đời bồng bềnh của Thiện cũng góp phần soi sáng điều này, như « đi cho hết đêm hoang liêu trên mặt đất ».
Phạm Công Thiện nổi tiếng về nhiều câu văn khẳng định, chắc nịch, có khi quá kích hay quá khích, nhưng bản thân anh là khách hoài nghi. Từ đó, nói về anh, viết về anh là việc khó, như đưa dòng suối vào chai thì cũng là nước suối đấy thôi, nhưng một triệu chai không làm sống lại con suối. Chỉ nên dành cho Thiện một kỷ niệm, chút tình cảm, và niềm suy nghĩ, vậy là đủ.
Cuốn sách văn học đầu tiên trong đời tôi được đọc, lúc 15 tuổi, là cuốn Việt Thi của Trần Trọng Kim, dạy phép tắc làm thơ. Và bài thơ thất ngôn tứ tuyệt được dùng làm chuẩn về niêm luật là thơ Bùi Kỷ :
Tôi cùng bác quen nhau đã lâu,
Khi thơ lưng túi rượu lưng bầu.
Trời đất thương tôi, tôi ở lại,
Non sông nhớ bác, bác đi đâu ?
Và đây là lời Phạm Công Thiện, ngày 28.10.1984, đề tặng sách cho tôi :

.
Đặng Tiến,
Bệnh viện La Reine Blanche, 12.3.2011
.
Phôi pha Một hai hai một từ ngày
Hột mai hai một mày mày tao tao.
Văn chương nhào trận mưa rào,
Cơn giông chưa kịp mày tao tắm truồng.
Thằng ôm giông bão đi luôn,
Nhắn thằng ở lại chớ buồn làm chi.
Cuộc đời, những chuyến ra đi,
Tao dông, mày ở có chi mà rầu.
Thơ nhau sót chút mày tao
Thơ thằng mắc dịch, cóp đâu vậy cà ?
Thơ này vốn thiệt ma gà,
Cóp từ cái thuở phôi pha phận người.
Đặng Tiến
17.3.2011
Epigenome : DNA không là định mệnh
Hồ Văn Hiền (BP65) Y khoa cũng như khoa học nói chung càng ngày càng đem đến những chuyện khó tin nhưng có thật. Hai khoa học gia Michael Meaney và Moshe Szyf của McGill University, Canada nghiên cứu về tác dụng của sự triù mến của con chuột mẹ trên tương lai con chuột con như sau : một giống chuột (tạm gọi là A) thì chuột mẹ liếm con, săn sóc chuột con rất kỹ ngay sau khi chuột con lọt lòng mẹ, giống chuột kia thì chuột mẹ hững hờ hơn (B), không để ý gì đến chuột con nhiều sau khi lọt lòng. Khi lớn lên nhóm chuột con A và B phản ứng rất khác nhau lúc bị stress. Các con chuột nhóm B (không được tưng tiu lúc mới sanh) phản ứng bằng cách áp huyết của nó lên cao, cơ thể nó tiết ra rất nhiều những hormone liên quan đến tình trạng bị stress (stress hormones) ; chúng rú lên, muốn cắn nếu người ta đến gần. Chuột A (được cưng lúc mới sanh) thì phản ứng “hiền” hơn, bình tỉnh hơn, lành mạnh hơn. Câu hỏi đặt ra là có phải chuột A “hiền” và chuột B bản tính “dữ” hơn do gen (gien, ‘gene”) của nó quyết định như thế ? Các nhà khảo cứu bèn lấy chuột con giống A giao cho chuột mẹ “lạnh lùng’(off-paws mother) ngay sau khi sanh và ngược lại giao chuột con giống B cho chuột mẹ “trìu mến” (high licking mother) thì kết quả ngược lại sau khi các chuột con lớn lên. Có nghĩa là cách chuột phản ứng với stress, cách cư xử của nó lúc lớn lên không tùy thuộc trực tiếp vào các gen tạo nên “bộ gen” (genome ) của nó, gồm những DNA ghi thông tin trong những nhiễm thể (chromosome) của nó, mà tùy thuộc vào một bộ, một tập thể thông tin khác ngoài genome quyết định, người ta gọi phần thông tin này là epigenome (có nghĩa là “trên [epi]-bộ gen [genome]”). Ngành nghiên cứu epigenome là epigenetics. Trong trường hợp các con chuột nói trên, yếu tố chuột mẹ đem đến cho “cuộc chơi” không phải là những gien, mà là thái độ (behavior) của chuột mẹ đối xử với chuột con lúc nó mới sanh. Thế thì làm sao chuột con nhớ được mẹ nó đối xử với nó như thế nào lúc nó mới sanh, để cho thái độ ấy quyết định được tình trạng sức khỏe của nó lúc nó trưởng thành ? Người ta tin rằng, những cái liếm, săn sóc của chuột mẹ tác dụng lên trên epigenome của chuột con, tạo nên những thay đổi trên epigenome, kế đó epigenome mới bật lên (turn on) hoặc bật tắt (turn off) một số gen của con chuột và chi phối sức khỏe của đứa con trong suốt đời nó, mà còn có thể cho những thế hệ sau này nữa. Đấy là chuyện chuột. Tuy nghiên cứu về epigenome chỉ mới bắt đầu, người ta cũng thấy những hiện tượng lý thú làm chúng ta phải đổi cách suy nghĩ cổ điển của chúng ta về tương tác giữa di truyền (do genome quyết định, có tính cách bền vững, qua các thế hệ) và môi trường (có tính cách tạm thời). Đại khái, ví dụ cha mẹ đứa bé lúc ở Việt nam vì bị đi kinh tế mới, thiếu ăn, cực khổ thì nhỏ con so với dân thành thị ở Sàigòn (có cùng một genome tương tự), nay con của họ sanh bên Mỹ, ăn uống đầy đủ, dư thừa, sống tiện nghi thì những đứa con này cũng sẽ to lớn tương tự như con cái những người Việt thành thị trung bình khác. Trong trường hợp này, chúng ta cho là các tác dụng của môi trường chỉ có tính cách tạm thời, không thay đổi được những thông tin gốc chứa trong bộ gien (genome), và do đó không truyền từ đời này qua đời khác. Những khảo cứu về dịch học ở một ngôi làng nhỏ ở Thụy điển (Sweden) tên Overkalix cho thấy một tình huống khác. Làng này ở gần Bắc cực, phần lớn là sống tự túc, nên năm thì thật đói, năm thì dư thừa tùy theo mùa màng khá hay không ; làng này đặc biệt ở chỗ hồ sơ hộ tịch, sanh đẻ, gia phả, lý do chết của mọi người, mùa màng mỗi năm được ghi chép rõ qua nhiều thế kỷ. Nghiên cứu những hồ sơ trên, và so sánh với những năm gặp cơn đói kém (famine) người ta đi đến kết luận rằng : 1. Nếu một người đàn ông bị nạn đói lúc ông ta khoảng dưới 10 tuổi (nghĩa là những năm trước tuổi dậy thì, lúc những tinh trùng bắt đầu thành hình), thì cháu nội trai của ông ta sẽ có hy vọng mạnh khỏe và sống lâu hơn nhiều so với người trung bình. 2. Nếu người đàn ông ăn uống dư thừa (năm được mùa) trong lứa tuổi đó, cháu nội trai của ông ta sẽ có cơ nguy bị bịnh tiểu đường (diabetes) gấp bốn lần so với người trung bình. 3. Dối với người đàn bà thì khác ; nếu thời người đó còn trong bụng mẹ (là lúc các trứng của bào thai nữ được tạo nên), làng bị đói kém, thì mấy chục năm sau đó, mặc dù chính họ không bị đói kém, cháu nội gái (paternal granddaughters) của người đàn bà đó sẽ có cơ nguy chết sớm hơn so với người trung bình. Trong những trường hợp trên, nạn đói tuy không thay đổi các gien của người ta, lại để một dấu vết trên hai thế hệ về sau, một hiệu ứng xuyên thế hệ (transgenerational response) do tác động trên epigenome. Bác sĩ Issa trong một cuộc phỏng vấn giải thích epigenome như sau: “Thí dụ tốt nhất về hiện tượng epigenome là […] da và mắt, răng và tóc và những bộ phận khác trong cơ thể [của tôi mà bạn đang thấy] đều có DNA giống nhau. Bạn không thể dùng DNA mà phân biệt [tế bào] da tôi với mắt tôi hoặc răng của tôi. Vậy mà chúng là những tế bào rất khác nhau. Chúng có những hành vi rất khác nhau. Và ngày nào tôi còn sống thì cách cư xử của mỗi tế bào cũng sẽ như vậy. Sự khác biệt đó, vì không phải do gien mà có, được gọi là epigenetic (nghĩa đen là “trên di truyền” hoặc dịch thoát là “ngoài di truyền”). Đó là một sự khác biệt không phải do những biến đổi của bản thân các gien đó, mà lại do cách thức mà chúng ta dùng những gien đó…” Những gien của chúng ta (cũng như những sinh vật khác) gồm những phân tử DNA. Nếu so sánh với một số sinh vật đơn giản hơn nhiều, số gien chúng ta (gồm chừng 25.000 đơn vị) không nhiều lắm. Sự phức tạp của chúng ta là do cách dùng của số gien tương đối giới hạn đó, và bộ phận điều tiết cách dùng các gien đó là epigenome. Epigenome kiểm soát các gien bằng hai cách chính : một là gắn những cái chemical tag (“thẻ” hóa chất) vào DNA bằng methyl hóa (methylation), hai là qua các protein “sườn” (supporting proteins) tên là histone ; DNA bọc chung quanh các histone, nếu các khối histone siết chặt DNA vào thì DNA giống như bị dấu đi, tế bào không truy cập (access) vào được nữa. Các tags và histones này đóng vai trò “gatekeepers”(gác cổng) mở cửa, hoặc đóng cửa, cho phép hoặc chặn lối tiếp cận với bộ gien (genome). ![]() ![]() ![]() ![]() Trường hợp một giống chuột đặc biệt trong phòng thí nghiệm, tên là chuột agouti, chứng minh khả năng dùng epigenome để trị bịnh trong tương lai. Chuột agouti mang một cái gien bịnh tên agouti, làm chúng tham ăn, mập phì, có bộ lông vàng và dễ mắc bịnh, đặc biệt là bịnh tiểu đường (diabetes). Con cái của chúng sanh ra cũng giống như vậy vì đây là một bịnh di truyền. Tuy nhiên, nếu người ta cho mẹ chúng lúc vừa thụ thai ăn những thức ăn có nhiều methyl (methyl donor food) như tỏi, hành, củ cải (beet) và một số thuốc bổ thường cho các bà bầu uống, thì đa số chuột con, tuy vẫn mang gien agouti, lại màu nâu, không tham ăn quá độ, không mập, không bị tiểu đường và sống đến tuổi già. Độc gỉa thích đi vào chi tiết hơn có thể đọc transcript chương trình TV Nova “Ghost in our Genes” ở http://www.pbs.org/wgbh/nova/genes/ và “DNA is not destiny” của báo Discover Magazine ở http://discovermagazine.com/2006/nov/cover. Hien V. Ho, MD Lời bàn ngoài đề: Một người bạn trẻ cũng là đồng nghiệp, rất thành công trong giới khoa bảng. Anh qua Mỹ lúc còn nhỏ tuổi, tự mình cố gắng vượt mọi trở ngại, nhờ các học bổng của trường đại học Mỹ nổi tiếng và các nhà hảo tâm người Mỹ cấp cho người có tài. Anh tâm sự với tôi rằng tất cả những gì anh có được là do nước Mỹ đem lại và chẳng có gì từ Việt nam, quê cha đất tổ đem qua cả. Tôi có nhắc đến thời thơ ấu của anh ở nước nhà, đến bao thế hệ đi trước đã xây dựng nên một quê hương tươi đẹp cho gia đình anh để cho anh một nền tảng văn hoá vững chắc, và nhất là bố mẹ anh đã hy sinh mọi mặt để đem anh đến vùng đất hứa này. Hình như tôi chưa thuyết phục được anh ta. Lần sau, để câu chuyện có vẻ khoa học và thuyết phục hơn, chắc tôi sẽ giải thích cho anh rằng, những gì tốt đẹp đến với anh biết đâu đã được gói ghém trong cái epigenome của ông bà anh tạo nên (nói theo kiểu Việt nam ta là cái “đức” ông bà để lại), cọng thêm với cái genome căn bản mà anh từng mang trước khi đặt chân trên đất Mỹ. Chúng ta thừa hưởng genome cũng như epigenome của ông bà cha mẹ để chúng ta, và chúng ta có trách nhiệm giữ gìn và cải thiện epigenome đó. “Epigenetics chứng minh chúng ta chịu trách nhiệm một phần trong sự bảo tồn các gien của chúng ta. Epigenetics đem ý niệm về tự do lựa chọn vào quan niệm di truyền của chúng ta.”(Jirtle, Đại hoc Duke) Bác sĩ Hồ văn Hiền Ngày 24 tháng 7, năm 2009 |
Summer of ‘03
Hong Yao Minh (BP73)
.
If you like the old romance novel, made into a movie, “Summer of ‘42”, you might like this new story about me and my recent love affair in this “Summer of ‘03.” It is a true story and none of the characters are fictional.
Part I
Last weekend, for the first time in exactly thirty years I got to see my once-upon-a-time love of my life again. I had put her aside and out of my mind for such a long time that I assumed the relationship had permanently ceased to exist. However, it had not. Well, how did the romance rekindle again ?
Recently at a party, Dzung, one of my high school classmates from our coastal hometown in Vietnam, told me that he had found “her” a couple of years ago. She lived in a small coastal town in the North Bay, two hours drive from San Francisco. My friend asked me whether I would be interested to seeing her again. I said yes, with my wife Tanya’s blessing, because she had made me promise that I would not start even a platonic relationship with “her.” Besides, she knew that Dzung would accompany me anyway so nothing could go wrong. If my friend and I were going to do anything stupid, the truth would be learned eventually since we men are not born to be good liars.
So we set out for a visit last Saturday, even though Tanya could not join us for the trip. I was so excited like a kid waiting to open presents on Christmas day. Afraid of missing the alarm clock set for a 4 a.m. wake-up, I did not sleep well.
Well, it was a lot of hard work to start an affair at this stage in my life, let me tell you. I had to tiptoe out of my house at 4:30 a.m. Saturday to meet my friend so we could drive together. I glued my butt to the car seat for three and a half hours to get to her town somewhere in the Mendocino/Santa Rosa counties. I then trekked my sleep-deprived, zombie-like body, along with some forty-pounds of outfit and gear, for about half a mile in order to reach her place. Finally, we made it.
Her place was very cold, wet and intimidating, cloaked by a sense of serenity and tranquility… well, it was all worth it. She was still as beautiful as ever but somewhat colder. She was very determined as always. On the surface, she looked calm and reflective but deep-down she could be as rough and turbulent as I had known her to be a long time ago. I’m sure she has continued to ruin many lives now as then, because she remained fit, beautiful and invincible, while we men have gone by the wayside, slowly but surely.
For the first ten minutes with her, I was very nervous and scared, not knowing what to do, perhaps I had been domesticated for too long. I just tried to remain calm and went easy with her. My breathing was very hard and my heartbeat was deafeningly loud. After a while, we started to play together and had a great time.
“Man, she was tough,” I said to myself.
She tossed me around like a ragged doll. She wrestled with me and held me down. She pushed me back and forth relentlessly.
I must have gasped for air a few dozen times in the couple of hours with her. If one were to observe our passionate act, one would think it was a torrid love scene and that she definitely had the upper hand. I did not recall that she was this rough when I last hung out with her in the early 70s.
Had my fountain of youth been running low or worse yet, dried up in recent years ? Now, I understand why men with weak heart conditions could easily perish in her hands if they tried to immerse themselves in her beauty and have a good time with her.
We did not talk at all because I was trying to recover my precious breath. By flirting hard with me, she expressed her happiness to see me again after such a long time.
It brought back so many wonderful memories of the time we were last together back home, decades earlier. I’m sure some of my classmates would be jealous of me if I revealed her name to them. They also knew her very well growing up together in the same coastal town back then.
Well, after about two hours at her place and being worn out by her, I had to quit so I could save the last few ounces of energy for the one-half mile trek back to our car. She was even nice enough to give me some of her homegrown fruit as a parting gift for me and Tanya.
I am not going to reveal her name because I don’t want my friends to look her up. One of these days, when they are in town, they will try to pry her name out of Tanya, eventually.
Part II
Last Saturday, I went diving for abalone (fruit of the sea) with a few friends off the coast in one of the Mendocino state beach parks where abalone harvesting is allowed. It was the first real dive for me in thirty years. I was so exhilarated and thrilled to be able to dive again after such a long time. Better yet, I was lucky to bag the limit within one hour.
In California, the limit was three abalones per day up to a maximum of 24 per season from June until the end of December.
The abs had to be at least seven inches long for legal-catch size.
Only free diving was allowed, no scuba diving.
It was a nice day with some overcast. We dove at low tide.
The deeper one could go down, the bigger were the abs. However, it could be risky if your health condition is not up to par.
I grew up in Danang, a coastal town in the Central region of Viet Nam. During my teenage years, I spent a lot of time (i.e., almost daily) at the beach during the summer. My friends and I were a bunch of wandering beach boys or better yet, beach bums. To escape the long, humid and sizzling hot summer months, beaches were the right place to be.
To my diving partners of years past—I was thinking of you guys while I was in the water. As a matter of fact, at each dive, I grinned at the same time I bit hard on the snorkel mouthpiece, to suck in as much air as possible. For the first ten minutes or so, I was so nervous that my breathing and my heartbeat competed for my attention ; they made very loud noises.
Nowadays, diving gear and accessories are just awesome. When we were younger, we used to dream about and drool over all these things in the diving magazines. They even have antifogging gel for the mask and it works wonders. The snorkel is water-sipping proof and has a swivel mouthpiece for instant positioning. The wetsuit (long john and inside hooded vest) really work well. I was able to stay in fifty-degree water for more than two hours and still felt very comfortable. The weight belt was a real pain but a must-have to counter the wetsuit buoyancy. Diving with wetsuits and weights takes some practice. The movement is somewhat limited.

While diving for abs, I saw fish the size of my arm. Some divers were spearfishing and caught some nice sized red rock cods.
It reminded me of my CO2-powered spear gun. To this date, I’m still convinced that ocean diving is much better and more fun than fishing from the shore. It’s more work and physically demanding but offers a lot more action and excitement as well.
Well, I had a great time and I’m grateful to Dzung for inviting me along and to Tanya for her generous, unselfish understanding in letting me rekindle my romance with my real mistress, The Sea.
.
* Summer ’03 by Hong Yao Minh is excerpted from “Reflections of Ageless Muses”, collective works by artists and writers from the Creative Writing class (California – 2010)

Café Tùng : A Rendez-vous for the Lost Time
Nguyen Ngoc Tran (BP73)
.

When the French discovered and developed Da Lat, they brought along with them the “coffee culture” to the city. You can find the manifestations of that “culture” in cafes of all styles locating on typically sloping roads of Da Lat. Though not too big or showy, Cafe Tung still looks outstanding among others thanks to its unique features.
Over the last 50 years, Café Tung has witnessed a lot of changes in Da Lat. However, the cafe itself seems unchanged overtime. It is still a small house standing close to the crowded Hoa Binh Square, but far way from the noisy market, with almost the same look as 50 years ago.
Like other old shops in Da Lat, Cafe Tung seems to have nothing special at first look. It’s just an ordinary two-storey house with a balcony of over a meter wide emerging out from the upper floor. Inside, there are old-styled glass windows with wooden borders.
A Classical Space
The first feeling about Cafe Tung is that it is emerged in a peaceful classical atmosphere. Simply arranged, Cafe Tung is divided into two parts. The outer part is a small area with two rows of small wooden tables standing closely. Inside, there are a few tables with more space between them. All chairs are covered in brown vinyl. Some relaxing and gentle music can be heard from the sound system.
The first owner of Cafe Tung, Mr. Tran Dinh Tung, passed away in 2001. Currently, Cafe Tung is managed by Mr. Tran Dinh Thong, the second son of Mr Tung’s eleven children. During an interview, Thong’s younger brother, Mr Tran Dinh Thung (who lives in HCMC), has revealed interesting facts about the history of Cafe Tung.
In 1959, Mr Tran Dinh Tung and his wife Le Thi Giac decided to open a cafe in a kiosk near Ngoc Lan Movie Theater. There were under ten kiosks like that on the same street (now called Nguyen Chi Thanh). Nowadays, all those kiosks have become cafes. Cafe Tung’s kiosk was located right beside the foot of the stairs that lead to Hoa Binh Square. In the kiosk, built with wood, there was a record player, the most precious asset of Café Tung at the time. Later, Cafe Tung was moved to Hoa Binh area, right beside the market.
In 1961, Mr Tung bought the current location and made it home for Café Tung. According to Mr Thung, beside cafe Tung, his mother owned another cafe named Domino. Although Domino was just a cafe for commoners, it was considered popular among coffee lovers at that time. Unlike Domino, customers of Cafe Tung were mainly intellectuals and artists.
After April 1975, Cafe Tung was closed for a few years. When reopened, it lost its name Cafe Tung and was owned and operated by a co-operative. Not until the early 1980’s did Cafe Tung regain its trademarked name. And frequented by the old crowd again.
Thanks to a unique roasting and mixing method, coffee in Cafe Tung has a very special and attracting flavor.
Careful and Sophisticated
In the old days, Da Lat people were very fussy, and a lot of them loved coffee. In a freezing atmosphere with smokes flying ethereally around, they found themselves pleasantly serene when immersed in a quiet space with a warm cup of coffee.
The first owner of Cafe Tung took great care in making coffee. He used to select the coffee beans himself, only buying properly ripe beans. In his experience, coffee made from unripe beans would bear an acrid taste. The selected beans then would be incubated for two years. After they were eaten by termites ( ?), Mr Tung took them out, roasted them and mixed them with a French butter brand named Bretel and rum, both imported from France, before grinding. Only after all those steps could the coffee be truly delicious.
Because this method is too sophisticated and costly, people don’t use it any more. However, Ms Tran Thi Thanh My, Thung’s younger sister, is still making coffee in this way. That’s because she wants to preserve her father’s traditional method. She just modifies it a little by using other kinds of butter and rum.
Delicious coffee is an unseparable “element” of a special cafe. However, with Cafe Tung, there is another factor that distinguishes it from all other cafes. This factor, you cannot see, cannot touch, just can feel it with your soul. That is the artistic character of the boss.
According to Mr Thung, his father was very artistic although he never had any artistic creation of his own. Mr Thung added that had his father wanted to make more money, he could easily sell his ground coffee to other cities over the country. But he just wanted to make coffee for his own cafe.
Cafe Tung used to play songs that were very popular in 1960s-1970s, from France’s Christophe, Adamo, Françoise Hardy to Britain’s The Beatles and The Rolling Stone. Those days, Mr Tung ordered the vinyl records directly from France, so he always got the latest ones.
Customers could also enjoy Trinh Cong Son’s and Ngo Thuy Mien’s songs, or instrumental and symphonic music there.
Nowadays, Café Tung still plays music of the old days, but from CDs, because there is no gramophone record anymore. They also play modern music, which still is in a gentle and relaxing style.
Still a Rendez-vous
In the cafe, there is a reproduction of Picasso’s paintings. This copy was made by a painter in 1962. Those days, people liked only small-scaled paintings. And because this copy is large-scaled, it was really hard for the painter to find a buyer. Thung said his father decided to help the artist by buying it.
Cafe Tung is very popular among artists. In many writings about Trinh Cong Son, a talented composer, you can find pages that mentioned Cafe Tung. That’s because when Son was teaching in Lam Dong, he often visited the cafe. And he always chose the table opposite to the counter desk intentionally, so it was taken for granted that that table was only for him. Also, Cafe Tung was the place where Son and Khanh Ly (a singer) often met when they were still obscure artists.
Beside Trinh Cong Son and Khanh Ly, other well-known artists such as painters Dinh Cuong and Nhu Y… also visited Cafe Tung quite frequently. Nowadays, Cafe Tung is still a favourite place among artists. At any time, you can see photographer MPK, Ly Hoang Long or sculptor Pham Van Hang… enjoying a cup of coffee there.
Da Lat people in the old days often chose Cafe Tung when they needed a place for conversation, or simply for gossiping with friends. That was a place where syntonized ( ?) souls meet. Cafe Tung was also a cultural rendez-vous, where one could get back the spans of time lost in the hurried life. Sometimes people came here just to find an old seat, old music or memory. In such atmosphere, time seemed to stop, and everything seemed to unchanging.
Nowadays, the new owner is trying his best to preserve the original space of the cafe. Thung told us that servers in the past were all in their forties or older, and they always wore white shirts with black bows. Servers of that age, in Mr Tung’s view, always took great responsibility in their work and therefore customers would always feel respected. Everything in the cafe was always kept clean and tidy. Today, most servers are members of the family, yet they are very polite and respectful.
That special “coffee culture” space is perhaps the main reason why Cafe Tung is still a favourite place for those who love coffee, Da Lat, as well as peaceful feelings.
By Ngoc Tran
Sự Tích Bánh Chưng Tiên Dung
Hồng Khắc Kim Mai (BP65) phóng tác
.
Bối cảnh : Tiên Dung, đời vua Hùng, là người con gái đầu tiên trong sử Việt đã táo bạo cải lời Phụ Hoàng, Mẫu Hậu, xuất cung theo Chử Đồng Tử giang hồ …
.
Vài chục năm sau, nhân mùa lễ Tết Nguyên Đán, vua Hùng cho lính đi dán cáo thị khắp nơi. Lịnh truyền rằng nước ta bao năm qua cứ đến các mùa lễ lạc, hay bắt chước Tàu xài bánh của họ. Nay ban lệnh cho ai tạo được món ăn mới, hợp với đạo nghĩa nước ta, thì dẫu có tội gì cũng được tha…
Nghe thế, Tiên Dung và Chử Đồng Tử mừng quá là mừng. Dẫu gì, năm tháng đã qua vì sinh tồn, họ đã bươn chãi đầu ghềnh cuối thác. Cuộc đời trôi nổi dạy cho họ không biết cơ man nào là bài học. Đây là cơ hội cho họ được trở lại với quê nhà.
Nặn đầu óc ra nghĩ phải tạo món ăn gì đây, chồng bảo vợ :
“Thì ngày xưa chúng ta cắn mồi nhau bằng mấy chữ cù cưa. Nay làm món đặt tên Cú Cứa dâng lên Phụ Hoàng để tạ tội” .
Nói nghe hay thế, nhưng nấu làm sao để đọat giải khôi nguyên ?
Khấn nguyện đất trời, khấn nguyện Phật Tổ linh thiêng, xin rũ lòng giúp chúng con làm nên công chuyện.
Lời khẩn cầu động đến lòng từ bi của thần thổ địa trong vùng. Thần hiện lên, dạy rằng cứ đi đường thẳng. Gặp cái gì quơ ngay cái đó, đem về nặn óc, kết hợp lại thành quả. Quả gì ? Quả gì ? Không, thành quả là đạt được điều con cầu ước… A !
Đứng giữa gió mát đồng quê, ai không nhìn thấy những cánh đồng đầy ối bí rợ của mùa halloween còn sót lại ? Hai vợ chồng họ Chử mừng quá, vội vội vã vã bứng hai trái, ôm nặng cả tay. Trên đường về nhà, họ bứt những cọng lúa nếp bên ruộng. Lại thấy mấy vồn đậu xanh tươi tốt, quơ luôn ! Í, í, trong hồ đàng kia có nhô mấy gương sen đã khô. Tội gì không lấy ?
Có con gà lôi từ trong bụi nhảy ra. Chàng Chử Đồng Tử nào có tha, lẹ chân rượt gà chạy có cờ.
Lại nhìn kia, vùng Cà Mâu bát ngát những ruộng sen. Lá sen tròn và rộng tha hồ cho ta bỏ tất cả các nguyên liệu mà túm lại. Chử Đồng Tử véo má nàng Tiên Dung, đẩy đưa, tán tỉnh,
“Em ơi, trong ca dao của nước Việt sẽ có đồng dao…. ù ơ, trong đầm gì đẹp bằng sen…”
Tiên Dung lại ỡm ờ,
“Í chàng lại làm thầy lốc cốc tử đấy à ? Đâu có chồng thì đấy có vợ. Vậy thì em cũng bói theo chàng. Ấy là đồng dao cũng sẽ có câu … Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn“
.
Thế chúng ta cùng Tiên Dung và Chử Đồng Tử bắt tay vào làm nhé !








.
Tiếng phèn la đập vang thật inh tai nhức óc. Tiếng trống đổ dồn báo tin Đức Vua sẽ đến ngự các món ăn.
Các ông bếp bà bếp tham dự cuộc thi, ai cũng quính đầu quính đuôi. Ai cũng như con lật đật, ai cũng phập phồng…
Nơi một góc kia, Tiên Dung nhẹ tay mở hai lớp giấy bạc bên ngòai món ăn nàng sắp dâng nạp.
Lớp lá sen (chín) đầu tiên hiện ra như thế này đây :

Trời ơi, sao giống hệt cái chòi lá cù cú cù cu ngày xưa vậy nhỉ ?
Hai vợ chồng cảm động rơi nước mắt khi nhớ lại kỹ niệm trong chòi lá, ngày nào …
Mình lột lớp lá thứ hai nhé.
Rồi lá thứ ba, thứ tư. Ô đây rồi, bánh đây rồi !
Vợ chồng họ Chử quá đổi mừng vui.
Và tôi, từ khi dùng trí vẽ nên tranh trong đầu, một ngày rồi một ngày qua, miên man biến tranh thành món ăn rất thật, chân tình gói trọn trong lá sen. Hôm nay và mãi mãi … Sáng tạo ra món bánh chưng mới, để giải tội cho người xưa …
Lạy trời, ai đó trong nhân gian có nói, “có công mài sắt có ngày nên kim”.
.
Ngòai kia, chiêng trống inh tai nhức óc. Phèn la xập xỏa, nhạc tỏa muôn vàn. Một đàn quân tiền hô hậu ủng, xa giá rình rang. Bàn dân thiên hạ hai bên đường nao nức quá chừng. Ơ ơ, này này ngày hội Nguyên Đán, coi đèn rước vua Hùng đang đi…
A lô ! A lô ! Kiệu vua Hùng đã tới rồi. Giờ thi sắp đến.
Đến thì đến. Một trăm người dự thí cứ theo lệnh truyền mà đưa món ăn lên vua chấm điểm.
Ôi thôi bao nhiêu sơn hào hải vị, bao nhiêu thức ăn hiếm quí mua từ bên Tàu, bên Tây, bên Mỹ .. Ai cũng moi óc, ngày suy đêm nghĩ, nên món ăn nào cũng sắc sắc sảo sảo, món nào cũng lừng lừng một mỹ danh, thơm phưng phức, nức lòng dân.
Này là Tuyết Thu Tâm , món tim cá (tuyết) xào lăn với nấm bô lô, bày trên dĩa thạch đinh, phau phau bông tuyết trắng cài tóc mây mơ hồ.
Này Mỹ Hoàng Kê , món gà chiên bơ theo kiểu Kê Ép Ép-phờ Xi (KFC), nằm nghiêng nghiêng bờ thành túy lũ, một miếng cắn dòn, gà mềm bên trong. Ngọt dòn tấc lưỡi, ăn hòai ăn mãi như mê.
Này Như Mã Phi , món thịt ngựa nhồi hoa chuối, nấu trong rượu chát. Lác đác một bầy tiêu đen tiêu trắng. Cay, nồng, đậm đà thớ lưỡi, nhớ mãi không thôi. Uống thêm ly trà đá để đời thêm bát ngát…
Này Hùm Lê Các , món tôm hùm chưng lê Hàn Uất (Hàn Quốc). Vừa ăn vừa rung đùi xem phim bộ. Ngon ơ biết mấy thịt tôm tắm trong riêu đỏ. Những vỏ lê đào thiệt hấp dẫn thơm tho. Món đông lạnh, ăn vào tháng nóng hay mùa gió bấc … tuyệt vời, tuyệt vời … vừa ăn vừa tấm tắc …
Này này Tử Vi Tất , món cật bồ câu ngâm rượu bồ đào….
Lại thêm món Cào Cào Chiên Sả của các bác ở Việt Nam thời thế kỷ 21 chế ra để lắc túi Dịt Kìu ( hehe) …
Trùi ui, quá nhiều món lạ không kể xiết, mùi thơm vang lừng hết biết… v…v…
Tên các món ăn nào cũng nghe như phụng múa rồng bay.
Nhưng nhà vua chấm hít rồi vẫn cứ chê …
“Trẫm đi từ đông qua tây, từ nam chí bắc. Đi hòai vẫn ăn những thứ không liên quan đến nước nhà. Ngon thì quả thật có ngon, nhưng không mang ý nghĩa dân tộc …”
Úy, cái ông vua nhà mình quả thật rất độc !
Hai vợ chồng anh Chử quì đã rã gối, cuối cùng cũng đến phiên họ. Quân hầu quát lên,
“Món gì đây ? “
Ú ớ là nghề của chàng. Ấm ớ là nghề của nàng. Hội tề là nghề của đôi ta.
“Dạ thưa , dạ thưa , món… món… Cú Cứa “
Vua trợn mắt. Gì mà thô lổ dân chài thế ? Gì mà mạ ruộng đồng quê thế ?
Thái giám ghé môi nói nhỏ,
“Bệ hạ, bệ hạ, món này coi bộ có hơi hướm dân dã … Cú cứa là tiếng nói mộc mạc đơn sơ rất … tượng hình”
Hà hà hà, ừ thì tên thái giám này cương cũng khá. Mà tên món ăn nghe cũng vui vui, là lạ, cà khịa, chứ không như người kia kẻ nọ vẽ rồng vẽ rắn. Ngài bảo :
“Đưa lên ta coi ! Cái món gì tên thật là kỳ … Ăn thử xem nào …”
Hai tên chủ nhân món Cú Cứa nào dám ngẩng đầu lên. Ngộ nhỡ món này không vừa miệng Vua, thì coi như đời tàn, hai vợ chồng tiều phu giả dạng này sẽ cao bay xa chạy trối chết. Dại gì cà rà đó để bị đem đi quết thành nem ?
Hai tay chú Chử gà tồ dâng dĩa có đựng lát Cú Cứa lên cao :

Mới thoáng thấy xa xa , vua nổi trận lôi đình,
“Đã bảo không bắt chước Ba Tàu làm bánh Trung Thu. Vậy mà nhà ngươi dám cả gan cốp-bi Tàu Hồng Kông làm nhân bánh bằng giấy cạc tông hở ? “
Hoàng hậu ngồi bên kề tai nói nhỏ với vua :
“Khoan đã nào, ông thì cứ nóng như… Trương Phi “
“Trương Phi là cái thằng nào ? Hình như nó sẽ ra đời mấy nghìn năm sau, mà sao nàng nói mô tê gì rứa hi ? “
Hoàng hậu bỏ nhỏ :
“Thôi quên chuyện Tàu…Hủ ky đi. Bệ hạ quên đeo kiếng nên nhìn không kỹ. Hình như không phải bánh ngọt Trung Thu của mấy chú ba…”
Quân hầu đưa dĩa bánh tới tận miệng vua. Nhìn qua ngó lại miếng bánh, nhà vua tò mò hỏi :
“Cái gì vàng vàng phía ngòai làm ta nhầm tưởng bánh Trung Thu ? “
“Tâu Bị Hạ, dạ đó là vỏ (da) bánh làm bằng thịt bí ngô con hái ngòai đồng hoang. Từ trước đến nay người dân mình chỉ biết cày ruộng lấy lúa làm gạo ăn. Năm nào thất mùa là dân đói. Trong khi đó ngòai đồng bí ngô mọc hằng hà sa số chỉ để quạ ăn …”
Vua ngắt lời,
“Thế ta là quạ sao ?”
Tiên Dung tuy gầm mặt nhưng vẫn nhanh mồm,
“Kính Phụ Hòa… dạ dạ con nói lộn. Kính Bệ Hạ, chúng con ở miệt vườn. Nhiều năm qua con làm quạ, ăn trái bí này dài dài mà … chưa chết !”
“Ô Kê, vỏ bánh tượng trưng cho cái gì ? “
“Dạ thưa … dạ thưa đó là vỏ của Đất “
“Trái đất ? To lớn quá ! mà nước ta thì nhỏ … “
“Dạ miếng bí mầu vàng, thì đây là biểu hiện cho riêng phần giang san đất Việt. Ta là người da vàng, thưa cha , dạ dạ con lộn , thưa vua … “
Hoàng Hậu gật gật đầu đắc ý,
“Không sao. Vua cũng là cha của muôn dân “
Và bà hỏi tiếp lời vua Hùng,
” Vậy chớ trên vỏ bánh có gì ? Tượng trưng cho gì ? “
“Nước ta là nước nông nghiệp. Dân ta sống vì cơm, vì gạo. Nếu cho ăn vài ngày hăm-bờ-gờ là người Việt nhăn răng ra mếu. Vì thế trong món ăn phải có chút xíu cơm đi kèm. Nếu ta cúng tạ Thổ thần đất đai món cơm hòai thì các ngài sẽ buồn. Vì vậy tập tục của nước ta là phải dùng nếp thay gạo mỗi khi cúng kiến, như xôi, như bánh chưng bánh tét chẳng hạn.
Nước Việt Nam ta, tháng tám là mùa thu họach : đậu bắp đầy đồng từ Bắc chí Nam. Hồ ao Cà Mau sen tàn, sanh hột, hột hốt không hết.
Ta đem những thịnh vượng đó vào trong bánh để thấy nền canh nông của ta vô cùng phồn thịnh. Thương Đế hay thần thánh ăn chay hòai đã ngán. Vì vậy chúng con cho thêm nhân thịt gà thịt heo tượng trưng cho trái tim hồng, tràn đầy sức sống…”
Vua và quần thần nghe giảng tới đâu, gật đầu tới đó. Vua lấy chĩa-bốn-que phót phót (fork) xắn một miếng đưa lên miệng nhai, Ngài luôn tấm tắc,
“Có lý. Có lý. Đây rất đúng cho tình tự dân tộc “
Lại xắn thêm miếng khác đưa qua cho vợ. Hoàng hậu khen không tiếc lời :
“Vỏ bánh mềm, ăn như khoai lang Đà Lạt được sấy …”
Nếp dẽo thơm ngon lạ lùng. Đậu xanh, hạt sen đều còn nguyên hột mà khi vào miệng thì tan ngay, để lại hương vị bùi béo mà không ngậy. Thiệt là khéo. Lại thêm thịt gà thịt heo thơm nồng mùi tiêu hành tỏi. Ăn vào thật ấm bụng “
Quây qua Đức Vua, Hoàng Hậu nói , “Tâu Bệ Hạ, thần thiếp ăn món này chắc sẽ xuống cân …”
Các quan cũng được nếm thử. Có điều lạ là khi miếng bánh xắn ra, lớp vỏ ngòai sót lại như lớp da được lột, nguyên miếng, cắn ăn dẻo bùi như khoai lang sấy …

Vua Hùng đứng dậy, hoan hỉ tuyên bố cho món Cú Cứa của hai vợ chồng tiều phu kia được trúng giải. Vua ôn tồn hỏi :
“Nay ta ban thưởng cho hai ngươi ngựa chục bầy, vàng triệu lượng, bạc muôn nén, lụa ngàn cây … “
Cả hai đều lắc đầu. Vua la lên :
“Chê ít ư ? Trẫm cho thêm hai ngươi chiếc kiệu chạm hình long phụng giát cẩm thạch đi long nhong nhé …”
Họ cũng vẫn cứ quì mọp, cái mình lắc lắc như không bằng lòng. Vua ngẫm nghĩ một lúc, lại phán :
“Chức quan tri phủ nhé …”
Cả hai cũng lắc đầu. Lúc này nhà vua đã hơi bực, nghĩ rằng hai tên dân này làm được tí bánh, mà tham lam vòi vĩnh quá cỡ. Quan Thượng Thư bèn tâu :
“Xin Bệ Hạ chớ nhọc lòng. Xin cứ giao cho thần… trị chúng “
Đến nước này, chàng họ Chử sợ quính lên. Chàng mới ngửng đầu lên, lắp bắp :
“Cáo thị nói … nói … nói … tha …”
Quan Thượng quát :
“Chứ chúng bay đã phạm tội gì mà đòi xin tha ?”
Tiên Dung òa khóc. Họ Chử càng khóc to hơn. Hai vợ chồng cứ ôm mặt tấm ta tấm tức, càng lúc càng da diết. Nước mắt nước mũi chảy ròng ròng. Khóc cả mười lăm phút chưa hết, làm ai đứng gần cũng không thể cầm lòng. Vua cũng vừa khóc vừa phán :
“Nè, các bầy tôi, ở thế kỷ hai mươi chi đó tụi mọi da trắng nó kêu khóc như ri là mát-xì-nớt óp-dờ kờ-rao phải không nè ?” (madness of the crowd)
“Bẩm Bệ Hạ, cho thần bấm độn xem có phải vậy hông … À á a, quả như in, trình Bệ Hạ. Ngài thật là thần thông quảng đại …”
“Thôi thôi, tốp tốp. Ta chẳng muốn các người nâng bi … Nè cái tên tiểu tử kia, người có tội gì mà xin tha ? “
Họ Chử ấp úng :
“Con … con … trót dại … dụ con gái nhà lành … “
Tiên Dung cướp lời :
“Dạ con xin thưa lại cho đúng hơn … Chồng con đã quá thương con mà nhận tội thay. Chính con mới là người thấy trăng mà động lòng tình, thấy chim lẻ bạn thấy mình cu ky. Nên con cù rũ chàng làm chuyện đó … “
“Cha chả ! Xưa nay trâu đi tìm cột, chớ cột nào mà mò trâu ? … Mụ kia, hãy khai mau. Này nàng là con cái nhà ai mà mất dạy thế ? Quân bay, nghe nàng khai cho rõ. Lấy tên lấy họ ông bà tía của nó, bắt đem về đây cho ta trị tội …”
Nói xong, vua thở dài,
“Cha mẹ nào mà cứ lo lăng xăng làm biu-zi-nét, không để thì giờ dạy con gái ăn ở nết na, thật đáng lột da cho cá sấu rỉa…”
Ngòai sân, ngựa lồng tiếng hí. Quân lính đứng hai hàng, giáo mác chia chỉa. Chỉ chờ một tiếng vua ban ra, là như sấm như sét, đoàn quân sẽ phóng đi tìm tội phạm để … lột da răn đời. Cho hay, làm cha mẹ cũng khổ. Con dại cái mang !
Vợ chồng nhà họ Chử sợ quá, lấm lét nhìn nhau. Vợ hỏi chồng,
“Làm sao ? Nàm thao ? “
Chồng gãi đầu.
Quả là óai oăm ! Nếu Tiên Dung tình thật khai tên mẹ cha, thì phép vua là phép nước, vua cha và mẫu hậu làm sao trả lời với muôn dân đã sinh ra nghịch tử ?
Trên kia, Vua Hùng đang cơn phẫn nộ. Ông đập bàn chan chát, kêu đòi các quan xét lại lễ nghi nước nhà, nghiêm chỉnh bắt mọi con dân phải tuân theo cương thường đạo lý nước Việt …
Chử Đồng Tử chột dạ, biết mình phải chọn nước liều. Cùng đường tất biến, chàng quì mọp khấu đầu lạy miết. Thưa rằng :
“Trăm ngàn lạy Thánh thượng, ngàn vạn lạy Đức Ngài. Ngài vừa phán mọi con dân phải tuân cương thường đạo lý. Chúng con xin vâng. Cứ nhìn sao trên trời để đoán biết, vài trăm năm nữa bên Tàu sẽ ghi chép sự tích Đức Mục Kiền Liên sẵn sàng từ bỏ tước vị Phật để xuống hỏa ngục lảnh tội thế cho mẹ … Nay chúng con cũng muốn đem lòng hiếu thảo hiến dâng hai đức phụ mẫu để đền công sinh thành … Xin được chết thế cho cha mẹ, mà không phải khai tên”
Đó là lòng hiếu, điểm son tuyệt vời của chàng họ Chử, mà mọi người từng biết xưa kia, khi chàng nhường cho Cha cái khố độc nhất.
Nghe được lời xin thống thiết, ai không mủi lòng xúc động ? Hoàng Hậu chợt nhớ chuyện con gái ruột đã bỏ nhà biệt vô âm tín. Lòng mẹ xót xa. Ừ, con người ta như thế … Còn con mình đang phiêu bạt chân trời nào ???
Cũng như Hậu, lòng vua mang mang. Sở dĩ vua đòi chém đầu cha mẹ hai đứa kia, chẳng qua là giận cá chém thớt. _ Ước gì con … rể mình được như thằng sếu vườn đang quỳ kia …
Trong lúc nhà vua lẫn hoàng hậu đang âm thầm sụt sùi thương tiếc con gái, nàng Tiên Dung dập đầu thưa : “Lạy Vua là đấng rất cao của muôn dân nước Việt. Xin cho con được dâng lên Ngài một điểm hay khác của món ăn hôm nay. Nếu lời con nói vừa ý Ngài, xin Ngài tha tội cho … cha mẹ con”
Vừa nói, người đàn bà dâng đĩa bánh lên cao :

Quần thần đều nhướng mắt lên nhìn. Giữa một rừng hoa thơm ngát, miếng bánh được cắt thành miếng, từ ruột phơi ra ngòai. Nàng Tiên Dung cất lời giải thích :
“Trái bí ngô, ai cũng biết, tuy dày cơm bọng ruột , nhưng nếu được nấu sôi trong vòng một giờ thì rã nát te tua. Đó là do trời sinh cho nó cái tinh chất yếu mềm, không khác chi người đàn bà yểu điệu thục nữ chúng tôi … Nhưng trái bí ngô này đã được hầm nấu trong nồi bốn tiếng đồng hồ vẫn giữ được nguyên hình dạng, không sứt mẻ. Nước sôi lửa bỏng cũng có thể ví như phong ba bảo táp của cuộc đời.
Vậy mà người đàn bà chúng tôi, dẫu phải trải qua bao nhiêu gian khổ, bao nhiêu thử thách, vẫn gan lì chịu đựng được. Cái vỏ bên ngòai của bánh tượng trưng cho sức bền gan của người đàn bà nước Việt : không sờn lòng trước nguy biến, không buông tay khi phải đối đầu với nghịch cảnh. Huống chi trong ruột bánh lại còn có nếp đậu thịt hành. Đưa lưng chống chỏi với hùm sói đã đành, người đàn bà còn phải lo cho chồng, nuôi con, gánh vác bao nhiêu việc gia nương.
Hột nếp cho nhừ, đậu cho chín không rã như tương. Sen nguyên hạt cho mềm tấc lưỡi. Hành cho chín thơm ngon hương vị thịt.
Một người trông bề ngòai tưởng như cành liễu yếu, mà bên trong là cả một phi thường : này này mọi việc đâu vào đó, một tay nàng đùm bọc vén khéo, sớm tối lo cho chồng cho con vuông tròn , không hổ danh người phụ nữ Việt Nam …
Công việc của thiếp làm hôm nay tuy chỉ là miếng bánh nghèo hèn, nhưng miếng bánh này nói lên được hình ảnh người vợ tốt, người mẹ hiền, người dâu thảo. Đàn bà Việt, suốt một đời tần tảo hy sinh … “
Nếu để cho Tiên Dung tiếp tục nói, thì bao nhiêu trang giấy cũng sẽ không đủ. Hoàng Hậu đã rơi lệ quá nhiều. Mà Vua Hùng cũng đã quá sững sờ. Ông đứng lên, mắt rơm rớm,
“Trẫm thật không ngờ miếng bánh có thể nói lên được nhiều điều như thế … Nam thì trung hiếu, nữ thì công dung … Vậy thì, hai ngươi đã làm cho Trẫm thật sự vui lòng … Hạnh phúc thay, vinh dự thay cho những ai là cha mẹ của hai ngươi ! Trẫm còn lòng dạ nào trừng phạt họ … Hai ngươi quì cũng đã rục gối. Hãy đứng dậy, ngước mặt lên thật cao cho đời nhìn và chiêm ngưỡng …’’
./.
HKKM
Cọp trong văn học XX
Đặng Tiến (BP60)
.
Xếp hàng thứ ba trong mười hai chi, năm Dần mang cầm tinh cọp, là một hình tượng đa nghĩa, phức tạp trong tâm linh người Việt, vừa là ác thú, vừa là thần hộ mệnh.
![]() |
Cọp là ác thú được người kinh sợ đến độ lập đền thờ, hy sinh nhân mạng để tế lễ mỗi cuối năm, như tục thờ Thần Hổ, làng Ngọc Cục, huyện Đường An, tỉnh Hải Dương mà Phạm đình Hổ (1768-1839) đã kể lại kỹ càng trong Vũ Trung Tùy Bút (1). Đến năm 1800, tục mới chấm dứt. Mặt khác, cọp lại là phúc thần được vẽ tranh thờ để trừ tà yểm quái.
Truyện Trinh Thứ, nửa sau thế kỷ XIX :
Trong nhà hắc hổ trấn phù
Sinh con sinh cái nuôi cho dễ dàng
Tranh Hổ còn được bày nơi nhiều đền chùa, nhất là các đền thờ Thánh Mẫu, như tranh Bạch Hổ Thần tượng đặt ở đền Quan Thánh, Hà Nội. Ngày nay, tại miền Bắc Việt Nam, từ đồng bằng lên Mạn Ngược, nhiều nhà còn sùng tín vào Tranh Hổ.
Tại nước ta, tùy địa phương, tùy sinh hoạt, quan hệ giữa người và cọp không đồng nhất. Tuy rằng ở đâu cũng sợ cọp, kiêng dè gọi bằng ông cọp, ông ba mươi, ông thầy, ông kễnh, ông Cả… nhưng dường như người dân Bắc Bộ kinh sợ cọp hơn người dân đồng bằng sông Cửu Long.
Cọp cùng với beo, báo, sư tử, mèo… thuộc họ mèo (felin) ; giống cọp sống tại châu Á, từ Ấn Độ sang Nam Dương, Việt Nam, Trung Quốc. Cọp sống lẩn quất trong rừng rậm, có thể bơi qua sông, sống bằng thịt mồi : hưu nai, chồn cáo và nhất là heo rừng ; cọp bắt mồi về đêm. Như vậy cọp giúp con người trong việc loại trừ bớt những thú rừng phá hoại mùa màng hay chăn nuôi. Khi cạn kiệt nguồn lương thực trong rừng, hay khi về già, không còn đủ nhanh nhẹn để vồ mồi, cọp mới lân la về phía làng mạc. Con người không phải là nguồn lương thực ưu tiên : người ta vẫn thường kể chuyện gặp cọp giữa đường và được… làm lơ.
![]() |
Trong truyện Lục vân Tiên cọp xuất hiện ba lần : một lần cởi trói cho tiểu đồng và đưa ra đại lộ ; một lần dưới dạnh « du thần » đưa Vân Tiên ra khỏi hang Thương Tòng, nơi Vân Tiên bị gia đình Thể Loan hãm hại ; lần cuối, cọp bắt hai mẹ con Thể Loan bỏ lại trong hang Thương Tòng để « quả báo », nhưng không… ăn thịt.
Trên cơ bản, cọp vẫn là ác thú ăn thịt người, vì vậy, trong truyện, Trịnh Hâm mới bắt tiểu đồng trói vào gốc cây :
Trước cho hùm cọp ăn mày
Hại Tiên phải dụng mưu này mới xong
Vân Tiên ngồi những đợi trông
Trịnh Hâm về nói tiểu đồng cọp ăn
(Câu 875-878)
Trong truyện Nguyễn đình Chiểu (1822-1888) đã trình bày cọp dưới hai diện mạo : khuôn mặt tự nhiên là ác thú, nhưng lại không xuất hiện ; khuôn mặt xuất hiện, cứu tinh, lại là một nhân vật hư cấu có suy tính khi hành động :
Sơn quân ghé lại một bên
Cắn dây mở trói cõng lên ra đàng
Trong nhiều truyện kể dân gian, cọp đóng vai thần cứu tinh, như trong Tống Trân Cúc Hoa được truyền tụng trong giới người Kinh lẫn người Thượng phía Bắc : Tống Trân bị vua đày sang nước Tần mười năm ; vợ là Cúc Hoa chịu đựng nhiều gian truân, có lúc tuyệt vọng lên núi Tản Viên toan quyên sinh. Sơn Thần thương tình biến thành mãnh hổ, tình nguyện mang thư Cúc Hoa sang Tần. Tống Trân được thư vội về nước, kịp cứu Cúc Hoa.
Trong Thoại Khanh Châu Tuấn, vai trò cọp còn lớn lao hơn nữa, xuất hiện giữa rừng khuya, cọp cõng Thoại Khanh và mẹ chồng sang tận nước Tề để tìm chồng.
Nhưng đây chỉ là một mặt trong tâm linh người Việt, khi đã chế ngự được thiên nhiên và ác thú. Những truyện dân gian kể trên có lẽ đã thành hình khá muộn, đồng thời với Lục vân Tiên, khi người đã bớt sợ cọp và ý thức vai trò của cọp trong việc bảo vệ mùa màng và gia súc.
Đọc Sơn Nam (1926-2008) chúng ta thấy người dân Nam Bộ không những không sợ, mà có khi còn tỏ ra thân thiện (2). Ông trích dẫn Gia Định thành Nhất Thống Chí của Trịnh Hoài Đức « Hồi thế kỷ XVIII, trẻ con, đàn bà cầm liềm cắt cỏ, cầm đòn xóc, cũng chống cự và đuổi được cọp. Thái độ của người dân đối với cọp cũng lạ : vừa kính nể, coi như vị thần nhưng cũng coi thường, nếu cần thì rủ nhau đi săn bắt, giết không nương tay (3) ».
« Rừng nào cọp nấy », cọp Miền Nam hiền lành hơn hùm Miền Bắc chăng ? Phạm đình Hổ, sách đã dẫn, qua tục giết người tế Thần Hổ, còn nhắc đến thần Xương Cuồng có ghi vào sử sách như Mộc Tinh trong Lĩnh Nam Chích Quái. Tục tế Thần Hổ này có từ xa xưa trước Tây Lịch, khi quân nhà Tần của Nhâm Ngao và Triệu Đà mới lấn chiếm và đô hộ đất Văn Lang.
Nhưng đây là một đề tài gai góc, đòi hỏi nghiên cứu chính xác. Chúng tôi sẽ đề cập trong một dịp khác.
Cho dù phong tục hy sinh nhân mạng để tế thần hổ có là một ví dụ đơn lẻ, thì nỗi sợ cọp, kinh hãi hùm thiêng là một tâm trạng có thật, kèm theo tư tưởng mê tín, mà ngày xưa Tchya đã phản ánh vào tiểu thuyết Thần Hổ, 1937, và Ai hát giữa rừng khuya, 1942, mà Vũ Ngọc Phan (1902-1987) đã giới thiệu cặn kẽ 4, chúng tôi mạn phép trích lại một thông tin đầy đủ :
![]() |
« Cái giống ma ở hai tập tiểu thuyết thần quái của Tchya là ma trành và cái loại thần trong đó là thần Hổ, những con hổ đã ăn thịt hơn trăm người, trong tai nổi lên hơn trăm tia máu đỏ, nghe được ngàn dặm, và nếu có chạm mình vào lá cũng không quên. Vị thần Hổ đây là con hổ xám, hổ vàng, và khi họp hội đồng cơ mật dưới gốc một đại thụ, vị thần Hổ thường trút bỏ bộ lông trắng, biến thành mọt ông già đầu râu tóc bạc đường bệ. Bị hổ vồ là có số, những kẻ bị giống mãnh thú ấy sơi đã có tên trong quyển sổ do thần Hổ giữ. Thật là một sự định mệnh, không sao trốn thoát được… »
Ma trành là chuyện dị đoan phổ biến ; trong một dị bản phụ lục Lĩnh Nam Chích Quái, có truyện Trành quỷ hiển linh ký được giới thiệu như sau : « truyện thần hổ đời Lê Mạt có tính cách mê tín. Trành là linh hồn người bị hổ ăn thịt biến thành tinh của hổ, thường dẫn đường cho hổ đi bắt người, khi có dịp lại hiện ra thành hình người. Thần hổ có nơi gọi là ma khái, hoặc hùm tinh » (6)
Tchya (Đái đức Tuấn, 1908-1969) khi sáng tác và hư cấu, đã dựa trên truyền thuyết dân gian, nên tác phẩm có giá trị dân tộc học. Trong Ai hát giữa rừng khuya, con hồ trắng biết thưởng thức âm nhạc, thích nghe đờn ca xướng hát. Trong niềm tin của một số dân tộc Miền Núi, có chuyện hổ biết nghe tiếng sáo !
Ngoài ra, trong Truyện Đường Rừng, 1940, Lan Khai (1906-1945) kể chuyện Người hóa hổ, người và súc vật có thể hóa kiếp cho nhau. Trong tuồng hát bội Hổ Thành Nhân, thế kỷ XIX cũng có chuyện hổ sinh ra người, nên nhân vật có tên như vậy.
Từ thời tiền thế chiến đến nay, bao nhiêu nước chảy qua cầu. Xã hội đổi thay, môi trường đổi thay. Cảnh núi rừng ma thiêng nước độc giảm đi nhiều. Cọp không còn là ác thú hăm dọa loài người và Thần Hổ không còn là ám ảnh. Nhưng trong tâm lý, con người vẫn còn giữ một hình ảnh kỳ bí nào đó về chúa sơn lâm, về bộ lông tráng lệ, oai phong lẫm liệt, và hành tung bí ẩn. Vẫn còn một không khí hoang đường nào đó qua Trái Tim Hổ trong nhóm mười truyện Như những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn huy Thiệp, đăng trên báo Văn Nghệ 1987, xuất bản thành sách 1988 (8), tái bản nhiều lần.
![]() |
Hua Tát là một bản Mường nhỏ, miệt Lai Châu, có con hổ kỳ dị « người ta đồn có trái tim khác thường, chỉ nhỏ bằng hòn sỏi và trong suốt, là bùa hộ mệnh cùng là vị thuốc thần ». Dân bản nhiều người săn hổ, mong lấy trái tim làm thuốc chữa cho một cô gái trẻ đẹp, bị liệt đôi chân. Trong những người đi săn hổ, có chàng trai tên Khó, nghèo, xấu xí, dị dạng, cô độc :
« Việc săn hổ kéo dài gần hết mùa đông. Nhưng như có phép lạ, con hỏ tinh khôn biết tránh những nơi người ta phục nó. Những người đi săn bị nó săn lại. Hơn mười người chết vì con hổ dữ. Tiếng khóc than, lẫn với tiếng gió hú dài âm âm trong bản. Người ta nản chí dần, số người đi săn rụng nhanh như bứa chín cây, cuối cùng chỉ còn một người. Người ấy là Khó.
Khó là trai bản Hua Tát. Chàng mồ côi cha mẹ, sống như con don, con dim. Con don, con dim sống thui thủi, đi con đường riêng, ăn uống thế nào không ai biết được. Người bản Hua Tát không biết Khó đi con đường nào tìm vết hổ. Đường của con don, con dim, hổ cũng không biết. Con hổ thấy sự nguy hiểm. Nó thay đổi chỗ ở, thay đổi đường đi. Khó và con hổ săn nhau từng giờ… ».
Cuối cùng người và hổ cùng chết, trái tim hổ bị kẻ gian đánh cắp.
Đây là sáng tác mới, nhưng theo dạng chuyện cổ, bắt đầu bằng : « ngày ấy, ở Hua Tát có một cô gái… ». Đã đành là chuyện hư cấu, nhưng mang hơi hướng truyền thuyết dân gian. Và nghệ thuật kể chuyện, viết truyện của Nguyễn Huy Thiệp đã đạt tới đỉnh cao.
Nhân ngày Tết Mậu Dần, chúng tôi nhắc đến một ít kỷ niệm văn học liên hệ đến con cọp ; chỉ có hai ý có thể nêu thành vấn đề : tương quan giữa Thần Hổ và Thần Mộc Tinh đầu tập Lĩnh Nam Chích Quái, mà chúng tôi sẽ phân tích trong một bài khác.
Vấn đề sau là trong tâm lý người dân Miền Bắc và Miền Nam, cách tiếp cận với con cọp, hay Thần Hổ, có phần khác nhau. Phía Bắc, từ đồng bằng lên Mạn Ngược, có nơi sùng bái hùm thiêng, thờ phụng đến mê tín. Người dân Miền Nam cũng sợ cọp, nhưng chỉ là nỗi sợ hãi cụ thể, vật chất mà không sùng tín. Tâm lý này thể hiện từ giới cầm quyền. Các chúa Nguyễn, Đàng Trong, đã tổ chức những trận đấu Voi – Cọp. Voi được xem như thú vật tuân phục và hữu ích, trái với cọp hung tợn và phá hoại.
Do đó, trận đấu thiên vị và bất công, vì cọp bị nhổ nanh, tước vuốt, khớp mõm, và voi bao giờ cũng thắng. Khoảng 1750, Võ Vương Nguyễn phúc Khoát cùng triều đình đi trên 12 thuyền lớn, xem trận ác chiến trên bãi đất Cồn, 40 con voi tận sát 18 con cọp. Tập tục này tiếp diễn đến các đời sau, Minh Mạng xây đấu trường Hổ Quyền năm 1830 dưới chân đồi Long Thọ. Tục lệ này đến 1904 đời Thành Thái, mới chấm dứt.
Vua chúa không tạo nên được tâm lý quần chúng, nhưng gây ảnh hưởng và điều kiện hóa đời sống tinh thần người dân. Ngày nay, nghe đâu trên toàn quốc Việt Nam chỉ còn hơn nghìn cọp. Cọp là muông thú đang và đáng được bảo vệ.
Cọp, hùm là tài sản thiên nhiên, uy dũng, hùng tráng.
Diễm lệ và kỳ ảo, cọp là vẻ đẹp của một trần thế đang phôi pha.
![]() |
.
Đặng Tiến
9-11-2009
.
(2) Sơn Nam, Hương Rừng Cà Mau, truyện Hát Bội giữa Rừng.
(3) Sơn Nam, Đất Gia Định Xưa, tr. 36, nxb Trẻ, 1984, TPHCM.
(4) Vũ Ngọc Phan, Nhà văn hiện đại, quyển tư, tập thượng, 1942, bản in lại 1989, tr. 922.
(6) Lĩnh Nam Chích Quái, bản Viện Văn Học, Đinh Gia Khánh chú thích, 1960, tr. 125.
(7) Trịnh văn Thanh, Thành Ngữ điển tích, nxb Siêng Học, 1966, Sài Gòn.
(8) Nguyễn Huy Thiệp, trong Tướng về hưu, nxb Trẻ, 1988, tr. 16. Tái bản dưới tên Như những ngọn gió, nxb Văn Học, tr.482, 1999, Hà Nội.
.
Le Tigre lunaire
Dang Tien (BP60) L’année luni-solaire qui arrive le 14 Février 2010 sera placée sous le signe zodiacal du Tigre, Xin Yin en Chinois, Canh Dân en Viêt. Le vocable luni-solaire appelle une explication rapide : le calendrier chinois combine les deux cycles astrologiques lune et soleil, et ce depuis l’antiquité. ![]() L’année Tigre ne porte pas de présage particulier. Mais dans l’esprit vietnamien, le tigre est riche en valeur symbolique, même équivoque et ambivalente : animal féroce, naturellement, mais aussi bienfaiteur. Cette ambivalence est commune à un ensemble de cultures asiatiques. Une légende bouddhique raconte que, dans l’une de ses existences, le Bouddha a offert son corps pour nourrir une mère tigresse et ses enfants affamés ; c’est sans doute une des raisons qui explique les nombreuses figures de tigre dans l’imagerie populaire et religieuse asiatique, de l’Himalaya au Pacifique. ![]() Dans la pensée chinoise antique, le tigre est aussi une symbolique complexe. Un vase yeou en bronze à l’époque des Chang, avant l’an 1000 AC, découvert à Ngan Yang représente un tigre maintenant un homme dans sa gueule. Longtemps, on a pensé que le fauve était en train de le dévorer. Une lecture plus technique propose un sens contraire : l’animal protège le bonhomme qui n’avait pas l’air affolé. Il est bien habillé, l’air serein, s’agrippant à l’épaule du fauve. Le vase est décoré d’autres animaux. Le tigre semble ici symboliser la mère nature dévoratrice et génératrice de la vie en même temps. ![]() La même ambivalence se retrouve dans la pensée Viet. Une des plus vieilles légendes, vers le XII siècle, citée par Linh Nam Chich Quai, Légendes extraordinaires des Montagnes du Sud, relatait que dans l’antiquité, à l’époque des rois Hung, les Viet vénéraient le génie Xuong Cuong, image du Tigre sous la métaphore du Démon des Arbres, Moc Tinh. Ils offraient à son culte annuel un sacrifice humain à la veille du Nouvel An, d’où son appellation Monsieur le Trente « Ong Ba Muoi » – le trentième jour du 12è mois. Cette coutume ne cessa qu’au Xè siècle, mais persista encore dans certains endroits au Nord, jusqu’en 1800, comme le racontait Pham Dinh Ho dans le texte le Génie du Tigre, Than Ho, dans son célèbre Essais en Temps de pluie, Vu Trung Tuy But (1821). ![]() Le tigre, sans doute par sa puissance, son intelligence mystérieuse était aussi génie protecteur. Déjà au XVè siècle, on accrochait son image comme talisman pour chasser les formes démoniaques, comme l’image du Tigre Noir protégeant la femme en couches. Peu à peu, le « roi de la forêt » entrait dans le panthéon des croyances populaires vénérant les Saintes Mères (Dao Mâu) d’inspiration taoïste. Dans l’imagerie de ce culte, le tigre apparaît en cinq couleurs : noir, blanc, jaune, vert, rouge, représentant les cinq éléments de la nature, chaque Général Tigre protégeant la vie à chaque point cardinal et le centre. Le Génie Tigre se manifeste aussi dans les cérémonies de médium, pour prévenir ou guérir. Le rapport homme/tigre est complexe, se trouve encore dans les croyances des minorités ethniques du Tây Nguyên, comme Jacques Dournes l’a bien décrit dans ses œuvres récentes. Sous ce rapport, les Viet des plaines ou des montagnes n’ont pas la tradition de chasser le tigre. On le chassait, ou le tuait, pour se défendre ou protéger l’élevage et non par plaisir. Ce « sport » a été introduit par la colonisation française. Le premier « chasseur de tigre » connu étant l’ex-empereur Bao Dai, vers 1930, le dernier semble être Ngô Dinh Nhu qui, semble-t-il, avait 13 tigres à son tableau de chasse, vers 1960. ![]() Génie protecteur, le tigre apparaît aussi dans des romans populaires versifiés : Thoai Khanh était à la recherche de son mari, avec sa belle mère malade ; perdues dans la jungle, elles furent sauvées par le tigre qui les transporta hors du danger. Dans Luc Van Tiên, il sauva le valet dévoué et fidèle en le détachant de ses liens, puis châtia les deux femmes traîtresses, les déposa dans la grotte, là où jadis, elles avaient claustré le vaillant Van Tiên frappé de cécité. Dans leur tradition, les Viet craignent et respectent le tigre. Dans certaines régions ou croyances populaires, on le vénère, encore de nos jours, cette attitude complexe se dénote dans une œuvre récente, de grande valeur littéraire et ethnographique, traduite en français : « Le cœur du Tigre » de Nguyên Huy Thiêp. Dang Tien 15.01.2010 Bibliographie Hoàng Xuân Han, calendriers et calendrier vietnamien (en français), revue Khoa Hoc Xa Hôi, Février 1982, Paris. Maurice Durand, Technique et Panthéon des Médiums Vietnamiens, EFEO, 1959, Paris. Lê Thành Khôi, Voyage dans les cultures du Vietnam, Horizon du monde, 2001, Paris. Jacques Dournes, Forêt Femme Folie, Aubier Montaigne, 1978, Paris. Nguyên Huy Thiêp, Le Cœur du Tigre, Aube, 1993, Paris. |