Catégories
Prose

VÀI KỶ NIỆM VỀ TRƯỜNG LYCÉE FRANÇAIS HUẾ

Wednesday, April 19, 2006

Thân gởi bạn PA,

Rất vui nhận được thư Bạn. Cám ơn Bạn đã viết thư ghi lại nhiều kỷ niệm rất dễ thương về ngôi trường thân yêu của chúng ta hồi xưa ở Huế. Đọc thư Bạn, mình hết sức khâm phục về trí nhớ ‘éléphant’ của Bạn (như bạn DT đã nhận xét rất xác đáng). Có những chi tiết mình không còn nhớ mà Bạn lại nhớ rất chính xác.

Mình như được nhìn thấy lại quang cảnh của Lycée Français Huế ngôi trường xưa và cách thiết trí các lớp học, phòng ốc, khi đọc những câu Bạn viết: “Trường Lycée Français Huế bây giờ vẫn còn như xưa, nhưng không đẹp bằng hồi xưa vì hơi thiếu tu bổ. Cái préau, nơi tụi mình để xe đạp và đứng đấu láo trước khi vô lớp vẫn còn, nhưng ngói mất đi khá nhiều. Lớp 6è của tụi mình ở cuối bâtiment (phía Chaffanjon), gần cổng tụi mình đi xe đạp vô, kế đến là lớp 5è, 4è và 3è, xong đến một cái passage dẫn vô WC bên phải, có cái trống ở trước cửa WC. Bên trái của passage là tam cấp đi ra đường Henri Rivière. Kế cái passage này là lớp Seconde và Première, xong đến bureau và bureau du proviseur (M. Dago) và salle des professeurs.” Thật là tuyệt diệu! Làm sao Bạn có được một ký ức sắc bén như vậy. Mình đọc mà như thấy lại được trước mắt ngôi trường xưa đó.

Rồi cũng với trí nhớ như ‘voi nhớ’ của Bạn, chỉ cần vài nét chấm phá, mình như được nhìn và gặp lại những người xưa, những người lớn, giáo sư, giám thị, nhân viên của trường: “Hồi tụi mình học, M. Moisset dạy Anglais (Édition bleue Carpentier Fialip, Bạn còn nhớ không?). M. Vinciguerra dạy Français lớp 6è. TT là chouchou du professeur đó. Ông cụ Chương (mập bự, luôn luôn mặc áo dài đen) làm Surveillant hay xách tai tụi 6è và 5è, mỗi khi tụi mình nhảy qua cửa sổ (‘faire la fenêtre’) để ra sân chơi. Ông Chương nặng tai nên mỗi lần nói là phải la lớn. Ông cụ Dương (luôn luôn mặc complet, cravate) là Surveillant Général, ông này thực dân hơn Tây. Maman của Thâm làm Surveillante mấy cô con gái thì phải và làm luôn trong văn phòng (bureau) nữa.” Ôi! Người xưa, cảnh cũ! Nay kẻ còn, người mất!

Tiếp đến, cũng bằng vài nét chấm phá tài tình, Bạn ghi lại hình ảnh của vài bạn học xưa:
– Bạn DT: “Ông ‘Philosophe’, với cặp kính cận, với mái tóc bồng bềnh, hơi quăn, đạp xe đạp đi khắp phố phường mỗi buổi chiều nhưng không cần đến đâu hết, cứ tà tà…
– Bạn NDT: “Rất hiền, chỉ cười thôi và rất ít nói… Làm moa nhớ lại hồi nhỏ (ở École Primaire Française) chỉ có bạn và moa thường hay mang giày đóng ở tiệm giày Đồng Dụng đường Trần Hưng Đạo Huế…

Bạn PA ơi, sao Bạn không cho mình đọc thêm về vài nét chấm phá về các bạn khác: ND, TT, NT v.v… Mình nhớ vào cuối niên học 5è (1955), trong khi hơn 1 triệu đồng bào từ miền Bắc hối hả di cư vào Nam, thì NT đã theo mẹ đi luôn ra Bắc, vì người cha không muốn vào Nam. Về bạn DT, mình công nhận Bạn đã phát hoạ đúng ‘y chang’ người bạn cũ của chúng mình hồi đó “với cặp kính cận, với mái tóc bồng bềnh, hơi quăn, đạp xe đạp đi khắp phố phường…”. Riêng về bạn NDT nào đó… Hihi ;)… vì quá lâu ngày (nửa thế kỷ rồi, còn gì!) mình cũng không còn nhớ rõ lắm về người bạn đó nữa, không biết bạn đó có thật là “rất hiền, chỉ cười thôi và rất ít nói” không? Mình cũng không còn nhớ bạn đó mang loại giày gì nữa, chứ đừng nói gì chuyện nhớ cả tên tiệm giày Đồng Dụng ở đường Trần Hưng Đạo, như ký ức phi thường của Bạn được.

Về các giáo sư dạy bọn mình hồi đó, trong hai niên học 6è và 5è ở Lycée Français Huế, mình chỉ còn nhớ tên 3 profs: M. Decoux (dạy cả 3 môn Maths, Sciences Naturelles và Dessin), M. Bernier (dạy Français lớp 5è) và M. Moisset (dạy Anglais). Bạn PA thì bổ túc thêm M. Vinciguerra (dạy Français lớp 6è). Còn bạn DT thì biên thư cho tụi mình nhắc thêm tên hai profs khác: Mlle De Gantes (dạy Histoire & Géographie) và M. Tạ Đình Cung (dạy Việt Văn). Nhưng thú thật, bây giờ được bạn DT nhắc lại, mình cũng chỉ còn nhớ được thêm tên Mlle De Gantes (dạy Histoire & Géographie) mà thôi, còn M. Tạ Đình Cung thì mình hoàn toàn quên tên không nhớ gì cả, bây giờ mới nhìn được hình dung của ổng nhờ ở mấy tấm hình kỷ niệm mà em mình Quỳnh Chi mang theo được.

Mình còn nhớ trong lớp học, M. Decoux có chọn và cho treo các dessins của học sinh, chắc các bạn còn nhớ. Còn M. Bernier thì có vẻ rất thích auteur Alphonse Daudet, vì có cho học sinh bọn mình học thuộc lòng quelques morceaux choisis lấy từ cuốn “Lettres de mon Moulin”, những paragraphes ngắn vừa cỡ một trang giấy vở học trò, lấy ở phần đầu của mỗi truyện như: “La Chèvre de Monsieur Seguin” (“Monsieur Seguin n’avait jamais eu de bonheur avec ses chèvres. Il les perdait toutes de la même façon, un beau matin, elles cassaient leur corde, s’en allaient dans la montagne, et là-haut le loup les mangeait…”) hoặc “Le Sous-Préfet aux Champs” (“M. le sous-préfet est en tournée. Cocher devant, laquais derrière, la calèche de la sous-préfecture l’emporte majestueusement au concours régional de la Combe-aux-Fées…”) hoặc “Le Secret de Maître Cornille” (“Francet Mamaï, un vieux joueur de fifre, qui vient de temps en temps faire la veillée chez moi, en buvant du vin cuit, m’a raconté l’autre soir un petit drame de village dont mon moulin a été témoin il y a quelque vingt ans.”)…

Hồi học lớp 5è, mình còn nhớ có một lần tất cả các lớp đều được dẫn cho đi xem đoàn kịch nổi tiếng La Comédie-Française từ bên Pháp qua trình diễn vở kịch “Le Bourgeois Gentilhomme” (hay “Le Malade Imaginaire”?) của Molière ở rạp Morin.

Cuối niên học 5è, mình nhớ được lãnh phần thưởng cả 3 môn học với M. Decoux (Maths, Sciences Naturelles và Dessin), và cũng có lãnh thêm một phần thưởng về môn Français với M. Bernier nữa. Bạn PA ơi, nhìn lại tấm hình chụp ngôi trường xưa trên đây mà mình cảm thấy trong lòng bồi hồi thương nhớ luyến tiếc làm sao! Biết bao kỷ niệm êm đềm xa xưa chúng ta đã cùng nhau theo học dưới mái trường thân yêu đó. Cũng như Bạn cho biết, trong dịp về thăm VN gần đây, vì nhà ở gần Lycée Français Huế, nên chiều chiều Bạn hay rảo bộ đến Lycée để nhớ lại hồi xa xưa đó.

Bạn PA ơi, các Bạn ơi, tuy chúng mình chỉ học chung với nhau trong hai niên học 6è và 5è ở Lycée Français Huế ngôi trường xưa thân yêu đó, cách đây đã tròn nửa thế kỷ, nhưng những kỷ niệm được nhắc lại trên đây thật là dễ thương làm sao, phải không các Bạn? Mỗi người trong chúng ta đều có cất giữ sâu kín trong lòng một ngôi trường thân yêu nhất – ngôi trường thân yêu đó có thể là một ngôi trường tiểu học, trung học hay đại học. Không hiểu sao, trường Lycée Français Huế chính là ngôi trường mà mình nhớ đến nhiều nhất.

Trong một lá thư gần đây, bạn TT có viết cho mình: “Ngày xưa… nghe xa xôi ghê, nhưng đọc thư bạn lại cứ tưởng như tụi mình vẫn gặp nhau hàng ngày, vẫn cùng trường cùng lớp… Chỉ cần một chút ‘imagination’ và yêu thương thôi phải không bạn?” Đúng vậy TT ạ, Th. cũng thích được sống nhiều về kỷ niệm, vì kỷ niệm bao giờ cũng sâu đậm, thiết tha hơn thực tế hiện tại nhiều lắm. Có một điệu hát đã xưa, bây giờ Th. còn nhớ lại ít câu:

         “Il est un âge dans la vie,
          Où chaque rêve doit finir,
          Un âge où l’âme recueillie
          A besoin de se souvenir…

Bạn PA ơi, Bạn nói rất đúng, chúng mình không đứa nào là không có ăn bánh mì nóng ở Chaffanjon. Bây giờ đây, trong tâm tưởng, mình vẫn còn như được ăn mãi ổ bánh mì thơm ngon nóng dòn đặc biệt đó…

Thân mến chào bạn PA và tất cả các Bạn, và thân chúc các Bạn luôn luôn vui mạnh.

NDT


Thursday, April 27, 2006

Bạn PA thân mến,

Rất vui nhận được thư mới đây của Bạn đề ngày 22 Apr 2006. Cám ơn Bạn đã ghi lại thêm một số kỷ niệm rất dễ thương của hai năm học ở Lycée Français Huế hồi xưa. Đọc thư Bạn, mình phải công nhận Bạn là người có nhiều tình cảm và có tâm hồn gắn bó nhiều với những kỷ niệm đã qua, như Bạn viết: “Nhiều lúc trời mưa tự dưng lại nhớ lại những vũng nước đọng trong sân trường Lycée Français Huế…”. Có nhiều chuyện tưởng chừng đã quên bây giờ được Bạn nhắc lại một cách rõ ràng đầy đủ chi tiết. Đúng như Bạn viết: “Những năm 6è và 5è ở Lycée Français Huế khó mà quên lắm.

Bạn hỏi mình đi tìm ‘tự do’ chắc là thảnh thơi lắm hay sao mà còn đem theo được mấy tấm hình kỷ niệm ‘staff’ (personnel) của Lycée Français Huế, xin trả lời Bạn mấy tấm hình kỷ niệm đó là của em mình Quỳnh Chi mang theo được. Lúc chúng mình học Lycée Français Huế thì em mình (nhỏ hơn mình 4 tuổi) đang học École Primaire Française gần cạnh Lycée Français. Trong một courriel mới đây, em mình viết: “Merci pour les belles photos; celle du Lycée Français me ramène à ma petite enfance où chaque jour j’avais l’habitude à y venir chercher Maman après la classe… Ma petite amie à l’École Primaire Française s’appelait Hồng Vân dont j’ai perdu le contact depuis que l’école fut déménagée à Đà Nẵng.

Trong mấy tấm hình kỷ niệm ‘staff’ này, với trí nhớ siêu đẳng Bạn đã nhận biết ra được khá nhiều người. Bạn còn nhận ra được hình 1 trên đây chụp ở sân École Primaire Française (gần cạnh Lycée Français) và hình 2 chụp ở nhà M. Dago (le Proviseur), nằm ngay góc đường Hàng Đoát và đường Chaigneau (nay là đường Lý Thường Kiệt) gần trường Providence. Mình thật khâm phục Bạn hết sức, nhớ cả người nhớ cả cảnh vật. Trí nhớ của Bạn đúng là một chiếc máy ảnh, đã ‘chụp hình’ người nào hay cảnh vật nào vào trong ký ức, thì cho dù trong bao nhiêu năm trời cũng như là một tấm hình mới chụp hôm qua hay hôm kia mà thôi.

Bạn PA ơi, Bạn cho biết năm tụi mình học 6è, Bạn ngồi sau lưng ND, TT và NT, ở dãy bàn bên phải của lớp, cạnh cửa sổ nhìn ra sân và préau để xe đạp, làm mình nhớ lại hồi đó mình ngồi ở bàn đầu của dãy bàn ở giữa và TCD ngồi bên phải mình. Hình như trong mỗi lớp học có 3 dãy bàn và mỗi dãy có khoảng 4 hay 5 bàn gì đó, mỗi bàn ngồi 2 hay 3 người, có đúng không các Bạn? Mình còn nhớ, có lẽ vì mình ngồi ngay bàn đầu hay là vì mình cũng rất khá về môn Maths (vì cuối năm học mình được lãnh phần thưởng), cho nên vào giờ toán M. Decoux hay kêu mình cầm vở lên bảng để chép solution các bài Maths cho cả lớp chép lại.

Cũng vì mình đã quen ngồi ở bàn đầu của dãy bàn ở giữa ngay từ năm tụi mình học lớp 6è, cho nên qua niên học sau, khi tụi mình lên lớp 5è, mình cũng chọn ngồi ở bàn đầu của dãy bàn ở giữa, cùng với TCD ngồi bên phải mình.

Về các cô bạn trong lớp, mà mình chỉ còn nhớ 3 tên là ND, TT, NT (như mình đã nhắc đến ngay trong thư đầu tiên gởi các bạn), bây giờ được Bạn nhắc thêm một tên mới LM mà mình không còn nhớ. Mình rất vui được nghe Bạn tiết lộ thêm nhiều điều thú vị: “Nói đến ND, TT, NT và LM thì không những tụi mình đều biết, mà tất cả đám con trai học Lycée Français Huế lúc bấy giờ đều biết hết. Chàng nào cũng ngăm nghe nhưng toàn là thỏ đế, nên không chàng nào làm ăn gì được hết. Có nhiều chàng lại làm quen với moa để nhờ làm mai làm mối. Thật là buồn cười. Học cùng lớp với nhiều người đẹp lắm lúc cũng vất vả…” Rồi Bạn kể tiếp: “Tuỳ theo mùa, moa ngồi ngay sau lưng hay được các nàng passer kẹo, đậu phụng rang hay me chua v.v…”. Bạn PA ơi, chuyện đã 50 năm hơn, bây giờ mình nghe Bạn kể lại vẫn còn… cảm thấy hơi ấm ức phân bì với Bạn đấy, vì hình như mình không hề được các ‘nàng’ passer kẹo bánh như Bạn cả. Nhưng mình nói đùa cho vui vậy thôi, vì Bạn ngoài trí nhớ ‘éléphant’ phi thường còn là “người đệ nhất tài hoa” (như lời DT) thì mình đâu dám đòi hỏi được như Bạn nhỉ?

Tuy không được ăn kẹo bánh của các nàng cho, nhưng mình còn nhớ, cuối năm học 5è, mình được ít cô nàng trong lớp trao cho mấy cuốn sổ lưu niệm để viết ít giòng lưu bút (mỗi người một trang) vào đó và mình cũng được ít nàng viết vào cuốn sổ lưu bút của mình nữa. Nhưng tiếc rằng về sau cuốn sổ lưu niệm của mình bị thất lạc hồi nào không hay, có lẽ do những lúc gia đình dọn nhà thay đổi chỗ ở hoặc lúc cả gia đình mình rời bỏ Huế để vào Nam.

Ôi! biết bao kỷ niệm thân yêu chúng ta còn giữ lại trong tâm hồn! Thỉnh thoảng mỗi khi muốn hồi tưởng lại một vài kỷ niệm thân yêu của một thời đã qua, mình lại leo lên căn gác quạnh quẽ cô liêu của miền ký ức địa đàng xa xưa nhưng vẫn còn đượm chút hương xưa phảng phất đâu đây, và mở nắp cái rương hòm đầy phấn bụi mốc meo của thời gian – cái rương hòm của ký ức mà người ta thường cất giữ những thứ lỉnh kỉnh của quá khứ, vất đi không nỡ mà cất giữ cũng chẳng mấy khi dùng đến – rồi lục lọi một cách bâng quơ dưới đáy rương hòm ký ức và bất ngờ tìm lại được những hình ảnh xưa cũ đã phai mờ, những khuôn mặt thân thương đã lâu ngày không gặp lại… Lúc đó mình như được sống lại với những người xưa và những cảnh vật đã quen thuộc, những kỷ niệm vui buồn của một thời đã qua, và trong lòng không khỏi cảm thấy chút gì bồi hồi lưu luyến thương nhớ thiết tha…

Trong một thư mới đây, bạn DT viết cho mình rất chí tình: “Toa nói đúng: không có toa trong những kỷ niệm lỉnh kỉnh. Chỉ có những kỷ niệm lỉnh kỉnh chúng nó ở trong toa. Bứt (arracher) con người ra khỏi kỷ niệm, dễ thôi. Bứt kỷ niệm ra khỏi con người, dường như khó hơn.

Bạn PA ơi, thư viết cũng đã khá dài, Bạn cho mình tạm ngừng ở đây nhé. Thân mến chào bạn PA và tất cả các Bạn, và xin chúc các Bạn cùng gia đình luôn luôn vui mạnh.

NDT

P.S. Bạn DT ơi, Bạn nói rất đúng: “Kỷ niệm không là gì, khi thời gian bôi xoá. Kỷ niệm là tất cả, khi lòng ta muốn ghi.


Sunday, April 30, 2006

Các Bạn thân mến,

Hôm qua nhận được một coup điện thoại rất là đặc biệt: đó là điện thoại của bạn Hầu Hàn Xuân, một người bạn rất thân của tui từ 50 năm trước.

Xuân cho biết sau khi bắt liên lạc được với bạn DT mới có số phone của tui.

Xuân và tui làm bạn thân từ 1949 khi hai đứa cùng học chung một lớp ở École Primaire Française de Huế (Cours préparatoire, bây giờ là 11ème thì phải). Không những thế, mà hai đứa cùng đi về một đường. Đi ngang qua Morin, qua cầu Trường Tiền (chỉ có Bắc kỳ mới kêu cầu Tràng Tiền), rẽ phải ở đường Trần Hưng Đạo, đến cầu Gia Hội. Xuân qua cầu để về nhà ở Bến đò Cồn (xa lắm), còn tui rẽ xuống đường Gia Long để về nhà ở đường Hàng Bè (đi đường Gia Long vui hơn vì có phố xá).

Năm hai đứa học Cours Élémentaire, không biết ngẩu nhiên như thế nào mà hai đứa lại có hai cái áo mưa giống nhau, nên nhiều khi tan học hai đứa lại mặc lộn áo của nhau. Các bạn còn nhớ loại áo mưa nylon mà hồi đó tụi mình hay mặc: có capuchon nhưng không có hai tay, như vậy xách cặp khỏi bị ướt. Hồi đó Xuân và tui đứa nào cũng có một cái màu maron.

Hồi đó có NDThâm nữa, nhưng không thân vì NDT đi về đường khác.

Sau khi thi đậu concours để lên 6è ở Lycée Français Huế thì tụi này lại học cùng lớp nữa. Cùng lớp có: NDThâm, Như Huệ (con An Nhơn), Hồng Vân (con Restaurant Như Ý, Au Bon Goût), Lê thị Hoa (con tiệm vải Lê Văn Hiệp), Phương Lan, Tuyết Mai và Nguyễn Hồng Công. Lên 6è tụi này còn gặp thêm bạn mới: DT, NTN, ND từ Tourane ra, NT, LM từ Jeanne d’Arc qua, TT từ Couvent des Oiseaux Dalat xuống…

Cuối năm học 5è (1955), Lycée Français Huế đóng cửa, Xuân không vô Tourane học khi Collège Français mở cửa. Hè những năm 1956, 1957 tui còn đến nhà thăm Xuân mỗi khi ra Huế chơi.

Những năm chiến tranh mỗi đứa một nơi nhưng tui luôn luôn nhớ đến Xuân và Công (lẽ cố nhiên là phải nhớ đến những người bạn xinh hơn – không phải là DT, NTN và NDT…).

Nhân dịp về Huế trong những năm vừa qua, tui đều có xuống khu Bến đò Cồn, dừng trước cửa nhà Xuân dò xét xem có ai quen ở trong nhà không, nhưng không “dám” vào vì sợ gặp “chủ mới”. Hôm qua nói chuyện với Xuân mới biết Xuân cũng làm như vậy khi đi qua nhà tui ở Huế.

Đứng trước cửa nhà Xuân nhìn vào, tui cứ tưởng mình nhìn thấy mấy cây trái trứng gà mà hồi xưa Xuân thường hay hái cho tui, nhưng khi về đến nhà mình, thấy những cây nhỡn (nhãn) và những cây đào tiên (mận) đã chết từ lâu mới biết là mình đã quá tưởng tượng.

Lần cuối cùng tui nói chuyện với các bạn: HHX, DT, NTN, NDT, ND, TT, NT, LM, PL và TM… thì tụi mình chỉ là những đứa học trò 17, 18 tuổi, bây giờ liên lạc lại được thì tụi mình tóc đã hai màu muối tiêu.

30 tháng 4 năm 1975 tui tưởng là mình mất tất cả, nhưng đến 30 tháng 4 năm 2006 tui lại tìm lại được những người bạn của tuổi ngây thơ.

NVPA

PA gởi DT: Email vừa rồi của toa moa không nhận được, may nhờ có reply của NDT nên mới đọc ké được. Làm gì mà đi Paris hoài vậy, có người “em văn nghệ” ở trên đó hay sao? 😉


Thursday, June 29, 2006

Bạn NDT thân mến,

NTN đã nhận được rất nhiều e-mails của Bạn từ ngày đổi về cái địa chỉ mới này.

Rất cảm ơn Bạn đã cho biết nhiều thông tin rất quý về trường Lycée Français Huế. Năm ấy NTN cùng với DT ở Tourane ra Huế học lớp 5è, sau khi 2 đứa vừa đậu Certificat d’Études Primaires (CEP) xong.

Mình còn nhớ vì nhảy cóc lớp 6è nên không biết một tí gì về Anglais cả. Và người thầy dạy vỡ lòng môn này cho riêng mình chính là M. Decoux. Mình học đâu được vài ba tuần gì đó tại nhà riêng của Ông ấy, cũng ở gần Lycée Français thôi. Và chính vì chỉ học được có một ít Basics nên mình rất sợ môn này và sợ Ông Moisset quay bài. Đứng trước bảng đen mà ‘bị’ thì ê lắm!… Cuối cùng chỉ còn cách là cái gì cũng học thuộc lòng hết cho chắc ăn. Cảnh xa nhà và học trường mới, bạn bè lúc đầu niên học cũng ít, đi chơi rong cũng ít, nên bao nhiêu thì giờ dồn vào để học gạo. Có cô bạn nhà NTN ở trọ thường gọi mình là ‘con mọt sách’…

Bạn NDT ơi, lớp 5è hồi đó tụi mình học chung với nhau thật là một lớp làm kỷ niệm. Nhớ không, hồi xưa ấy Thầy Tạ Đình Cung dạy Việt Văn cho lớp học một lúc cả 3 bài Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh của Nguyễn Khuyến. Thật là những bài thơ Thu để đời. Rồi vào cuối niên học 5è, lại có một Thu ra đi không bao giờ trở lại, đã gieo ngẩn ngơ cho lắm kẻ học trò “nghèo mà ham”, vì trót mang trong người giòng máu nghệ sĩ đầy ăm ắp, lúc nào cũng muốn tuôn trào… NTN còn có nhiều kỷ niệm với Bạn nữa. Mà kỷ niệm nào cũng thật là đẹp, thật là đáng ghi nhớ cả.

NDT ơi, tấm ảnh NTN gởi cho Bạn trên đây là ảnh lớp 5è đó. Dãy bàn thứ nhất_từ trái sang phải là ND, rồi đến NT, người đã bỗng dưng biến khỏi lớp học vào cuối niên khoá để cùng với Mẹ tập kết ra Bắc với Cha, rồi đến (X)_Xin lỗi, phải nhờ cậy TT hay NVPA cùng quan sát kỹ và giải đáp giùm.

Đến dãy bàn ở giữa, ngồi đầu bàn thứ hai chính là NTN. Mình còn nhớ kỳ thi đầu tam cá nguyệt, môn Histoire Mlle De Gantes cho mình tới 19/20 (chỉ là học gạo và viết lại y như sách học mà thôi!). Theo yêu cầu, mình nhớ có truyền lên cho ND và NT xem bài này.

Đến dãy bàn thứ ba, phía bên phải của lớp, cạnh cửa sổ nhìn ra sân: Xin lỗi vì lâu quá rồi nên NTN cũng chịu thua. Không biết có phải NVPA không?

Tiếc thay học trò xứ Quảng vác lều chõng ra đất Thần Kinh chỉ được vỏn vẹn có đúng một niên khoá! Kẻ học trò này hồi ấy có lúc còn mặc quần short đi học hay đạp xe đạp đi chơi. Có NDT, NVPA, Albert Poignard, Nguyễn Bôn… làm bạn. Chúng ta đã tới thăm các Lăng Thiệu Trị, Minh Mạng, Tự Đức, Khải Định… Hoặc vào Thành Nội, đi chơi Hồ Tịnh Tâm… Hoặc xuống Đập Đá, đi chơi Cửa Thuận… Hoặc lên Kim Long, ngắm cảnh Chùa Thiên Mụ…

Ôi! Kỷ niệm một thời đã qua nhưng hồi tưởng lại vẫn còn thấy lý thú làm sao!

Khi trở về Đà Nẵng học Collège Français de Tourane thì NDT với NTN vẫn còn chơi correspondance với nhau. Bạn có gởi tặng mình một số hình đi thăm các lăng tẩm. Bạn cũng mặc quần short, mang cặp kính râm. Những tấm hình này mình đã mất hết! Bây giờ chỉ còn nhớ trong đầu mà thôi. Chính Bạn gọi mình là ‘Ông Bạn Buồn’. Bạn đã quên rồi phải không? Rồi… Lần chót chúng ta gặp nhau là tại chính nhà Bạn ở đường Nguyễn Duy Dương, gần Ngã Bảy Chợlớn. Đường Minh Mạng quẹo trái Nguyễn Duy Dương là gặp nhà Bạn ngay, đúng không?

Bây giờ may mắn biết nhau trong Cyber Space, thực sự thì Bạn ở đâu? Phone cho nhau được không?

 Và sau đây là lời tiếng Pháp của bài “Reviens à Sorrente” (Torna a Surriento) mà NTN còn nhớ được, vội ghi ngay lại gởi đến Bạn cho trọn bài hát này và trọn tình xưa.

Lyrics của bài “Reviens à Sorrente” như sau:

          Vois comme la mer est belle!
          Elle a pris à ta prunelle
          Sa fulgurante étincelle
          Et le charme de tes yeux!

          Mais quelle senteur exquise
          Aux caresses de la brise?
          C’est l’oranger qui nous grise
          D’un parfum mystérieux!

          Et toi, quand tout nous enivre,
          Quand l’amour à toi se livre,
          Tu voudrais loin d’ici vivre!
          À Sorrente dire adieu?

          Non, reviens, mon amour!
          Viens aimer à Sorrente!
          Mon coeur de ton baiser
          Veut se griser…

          Mais le soir déjà s’achève,
          Les flots s’endorment sur la grève;
          Et ton ciel qui se soulève
          Semble céder à mes voeux.

          Viens! Dans les splendeurs sereines
          Passent les voix des Sirènes,
          Les désirs aux joies prochaines,
          Les bonheurs voluptueux.

          Et toi, quand tout nous enivre,
          Quand l’amour à toi se livre,
          Tu voudrais loin d’ici vivre!
          À Sorrente dire adieu?

          Non, reviens, mon amour!
          Viens aimer à Sorrente!
          Mon coeur sans ton baiser
          Peut se briser!

NDT ơi, hồi ấy Bạn đúng là ông bạn ít nói đấy. Nhưng coi chừng “tẩm ngẩm tầm ngầm mà đấm chết voi” đấy. Kidding thôi đừng giận nghe. À, nếu Bạn có lời Việt bản “Torna a Sorrento” của Phạm Duy thì gởi cho mình nghe. Cám ơn trước.

Thân,

NTN

*** Ghi thêm của NDT:

Bạn Yuan ‘OBB’ NTN ơi,

Mình rất khâm phục trí nhớ của Bạn vì Bạn còn nhớ rõ chỗ ở của mình ở đường Nguyễn Duy Dương (số nhà 155 cho được chính xác) gần Ngã Bảy Chợlớn thì đúng y bon rồi đó.

Tấm hình Trường Lycée Français Huế ở đầu trang trên đây của Bạn chụp vào năm 1955 rất là đẹp và rất hiếm quý. Bạn đã đứng ở mép bên phải phía trước Bưu điện Huế để có thể chụp được bao quát toàn thể quang cảnh của ngôi trường thân yêu của chúng ta, bắt đầu từ đường Henri Rivière cho đến cuối bâtiment về phía Chaffanjon.

Và đây là mặt sau của 2 tấm hình mà Bạn còn lưu giữ được, và Bạn đã scan ra máy gởi cho NDT để tui được dịp xem lại bút tích và chữ ký của người bạn NDT nào đó của cái thời đi chơi lăng tẩm năm 1955 ở Huế:

Nhìn lại nét chữ viết và chữ ký của người bạn NDT nào đó của cái thời đi chơi lăng tẩm năm 1955 ở Huế, tui rất lấy làm vui thích và nhận thấy người bạn ấy khi thì viết chữ nghiêng khi thì viết chữ đứng, và ngay chữ ký của bạn ấy cũng thay đổi trong cùng một niên học!? 🙂

BTW, theo tui được biết, người bạn ấy đã thay đổi chữ ký kể từ khi lên Đại Học Sàigòn năm 1960 và dùng mãi cho đến bây giờ, và nét chữ viết của bạn ấy bây giờ, tuy là cũng viết chữ đứng nhưng có vẻ hơi khác so với nét chữ viết của bạn ấy của cái thuở xa xưa đó. Hihi 🙂

Xin cám ơn ‘Ông Bạn Buồn’ NTN đã gởi cho NDT tui mấy tấm hình “Auld Lang Syne” (old times gone by) trên đây của cái thời xa xưa ấy…


Tuesday, October 14, 2008

NDT thân mến,

Vừa rồi đọc hai bài viết “Vài Kỷ Niệm Về Trường Lycée Français Huế” trên website của Thâm, mình rất vui khi nhận được tin các bạn học cũ ở Lycée Français Huế. Mình như thấy lại hình ảnh xưa đang hiện về. Mình đã nhớ lại rất nhiều khuôn mặt của các Thầy, các Bạn của Lycée Français Huế mà từ lâu không được ai nhắc đến.

Đọc thư hai bạn NDT và PA trao đổi với nhau về trường Lycée Français Huế, mình không ngờ hai bạn lại có trí nhớ tuyệt vời như thế, kể rõ chi tiết của từng người bạn. Hình ảnh của các bạn đang dần dần hiện rõ trước mặt mình, thật vô cùng xúc động.

Nhưng người mà mình nhớ rõ nhất là NDT, vì ngoài tình bà con, nhà lại gần nhau vì ở cùng đường Nguyễn Huệ. Còn tên các bạn khác thì tuy viết tắt nhưng mình cũng đoán được: DT là Đặng Tiến, TT là Thanh Thanh, NT là Nguyệt Thu, ND là Như Đường… Riêng bạn PA mình không biết có phải là N.V.Ẩn như mình nhớ tên không? Mình còn nhớ thêm vài bạn khác như Lệ Mai, H.H.Xuân, N.V.Bái (có tiệm Phú Vinh ở ngã giữa). Trong lớp còn có hai bạn gốc Hoa nhưng mình chỉ nhớ có mỗi một bạn có tên Yuan?

Một số bạn mình nhớ vì có những điểm rất đặc biệt: trước hết là Thanh Thanh rất xuất sắc về môn Français, Như Đường hình như là hoa khôi, còn Nguyệt Thu mình nhớ là vì hình như có bà con với gia đình mình, sau đó thì theo mẹ ra Bắc vào cuối năm 1955. Như Huệ thì ở đường T.H.Đạo và còn cô bạn nữa mình khó quên là Hồng Vân, trước 1975 có dạy ở Bách Khoa Sàigòn, ngôi trường mà mình đã tốt nghiệp năm 1965.

Sau khi đọc thư các bạn, mình thấy như trẻ lại và cứ nghĩ như đang cùng ngồi trong lớp với nhau, cùng các giáo sư như Vinciguerra, Bernier, Decoux, Moisset, mình nhớ không chính xác là cô Mlle Bugnot nữa thì phải?

Hồi đó mình là học sinh nhỏ con nhất lớp, tóc thì hớt court, học thì không brillant lắm nên ít giao thiệp với bạn bè, do đó mà có lẽ rất ít bạn còn nhớ đến mình, ngoại trừ NDT.

Cuối năm học 5è, vì gia đình không có điều kiện nên mình không thể tiếp tục vào học ở Đà Nẵng được nên phải chuyển qua học ở trường Quốc Học, cho đến năm 1961 vào học tại Sàigòn và ở lại lập nghiệp mãi cho đến bây giờ. Tuy lập nghiệp ở Sàigòn nhưng mỗi năm mình đều có về thăm Huế.

NDT ơi, nhờ Thâm chuyển lời cho mình thăm hỏi tất cả các bạn cũ ở Lycée Français Huế. Nếu bạn nào có dịp về VN đừng ngần ngại báo tin, hy vọng mình sẽ có những cuộc gặp thân mật. ooOoo

Đọc các bài viết của các bạn NDT, NVPA, NTN với nhiều kỷ niệm khó quên của thời học sinh dưới mái trường Lycée Français Huế thân yêu, mình xin mạnh dạn đóng góp thêm vài kỷ niệm về trường Lycée Français Huế, theo lời đề nghị của NDT cũng như khuyến khích của NVPA và NTN.

Trước hết, phải khẳng định mình là dân kỹ thuật nên việc viết lách không thể nào sánh bằng NDT ông cử văn chương, DT nhà phê bình văn học nổi tiếng, NTN với lời văn nhẹ nhàng, TT vui nhộn và NVPA có trí nhớ thật đặc biệt, vì vậy mong các bạn thông cảm nếu có sai sót.

Trong lớp, mình còn nhớ NDT ngồi ở bàn đầu của dãy bàn ở giữa và mình ngồi bên phải NDT. Lệ Mai và NDT rất xuất sắc trong môn Dessin, thường có hình vẽ được M. Decoux chọn để treo trong lớp.

Mình học trường Ta (Pellerin) bị gia đình ép buộc thi vào lớp 6è trường Tây (Lycée Français Huế) với ý định sau này đi du học. Thi tuyển chỉ có Français và Maths, môn Maths mình được điểm max (18/20 hay 19/20) còn môn Français thì bị notes éliminatoires, nhưng cuối cùng M. Dago (le Proviseur) vẫn đặc cách cho mình được nhập học, khởi đầu cho những khó khăn mà mình phải đối phó, mình luôn được xếp hạng cao nhất nếu tính ngược từ dưới lên!!!

NVPA đã từng nhận xét: “Tui còn nhớ bạn TCD hồi đó người nhỏ con, da không được trắng, tóc hớt court, luôn mặc quần short, đi xe đạp yên đã hạ xuống hết mức rồi mà bạn còn phải nhón chân đạp pédales, học thì không brillant lắm nhưng đá banh thuộc loại khá…

Mình còn nhớ, trong lớp 5è có hai người bạn gốc Hoa mà một người tên Yuan có giọng đọc rất truyền cảm trong giờ học Việt Văn của Thầy Tạ Đình Cung, khi Thầy cho lớp học 3 bài Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh của Nguyễn Khuyến. Bạn DT đã xác nhận tên hai người bạn gốc Hoa đó là Ngô Trung Nguyên (Ou Tcheong Yuan) và Dư Chấn Thanh. Bạn NTN cũng có bài viết về kỷ niệm với trường Lycée Français Huế, có nhắc tới người bạn NT cuối năm học đó đã theo mẹ ra Bắc để gặp cha, trong khi người dân miền Bắc cả triệu người lại ùn ùn di cư vào Nam.

NDT và mình ở cùng đường Khải Định (Nguyễn Huệ hiện nay) nhà lại ở gần nhau, nên thường hay đi học chung với nhau. Trong lớp, NDT học giỏi môn Sciences Naturelles do M. Decoux dạy và mình cũng thích môn này. Vì nhà NDT ở đường Khải Định, phía trước mặt bên kia đường có một thửa đất trống cỏ mọc xanh tươi nên có nhiều chuồn chuồn, mình và NDT bắt được nhiều con màu sắc thật đẹp, mình đem về ngâm formol rồi dùng colle dán vào một nhánh cây khô, sau đó mình và NDT đem vào lớp, được M. Decoux khen và cho phép đặt trên tủ tư liệu của lớp 5è. Câu chuyện này được NDT nhắc lại khi cả hai đứa gặp lại nhau tại Montréal, Canada năm 1994.

Cuối năm học 5è (1955), trường Lycée Français Huế đóng cửa và học sinh phải chuyển vào Đà Nẵng học khi Collège Français mở cửa. Mình không có điều kiện đi Đà Nẵng, vì Cụ thân sinh từ ĐN đã chuyển công việc về Huế từ năm 1953, nên buộc lòng mình phải chuyển từ trường tây Lycée Français Huế về trường ta Quốc Học. Đây cũng là niềm vui của mình, vì không biết sau 2 năm nữa, mình có thi đậu BEPC (Brevet d’Études du Premier Cycle) nỗi không, nếu cứ tiếp tục theo học trường Tây?

Trong dịp đầu Xuân năm nay (tháng 3/2018), nhân chuyến về Huế mình có đi thăm lại ngôi trường xưa Lycée Français thân yêu của chúng ta. Cảnh vật đã thay đổi đi nhiều: Trường thì sơn sửa lại và xây cất thêm ở phía sau, sân chơi bị thu hẹp không còn vẻ ấm cúng và thơ mộng như ngày xưa… và mình cũng thực hiện một clip ngắn về ngôi trường xưa để lưu giữ. Không chừng vài năm nữa ngôi trường này sẽ biến mất hoàn toàn vì bị phá bỏ để xây cất lại một công trình khác thì mọi kỷ niệm xưa về mái trường thân yêu chỉ còn trong ký ức và “hoài niệm”!!!

Chaffanjon bên kia đường cũng biến mất. Không còn tìm thấy cái trống ở passage từ phía tam cấp đi ra đường Henri Rivière. Còn cái préau hồi xưa học sinh tụi mình để xe đạp thì xây thêm lầu để làm lớp học… Thật đúng như NVPA đã từng viết cho NDT: “Cái nhà Ông Proviseur Dago nay đã bị démolir rồi, không còn nữa, tụi nó đang xây không biết cái gì, có lẽ building hay hotel gì đó. Buồn ghê hí, di tích và kỷ niệm tuổi thơ của tụi mình nay đã bị xóa bỏ lần lần…

TCĐ

Link YouTube : Lycée Français Huế (20-3-2018)
https://www.youtube.com/watch?v=hWkstKYeIcg


Monday, February 12, 2018

Thân chào Trúc Huy và các Bạn,

Trước hết mình xin giới thiệu là hiện đang ở Na Uy thuộc Bắc Âu, xứ tuyết lạnh phủ trắng một màu, nhưng bảo đảm là rất đậm tình người.

Thể theo lời đề nghị của Trúc Huy muốn mình viết vài kỷ niệm về Trường Lycée Français Huế, mình xin mạo muội đôi giòng, thời gian trôi tuổi đời chồng chất chắc là không nhớ hết, nhưng thôi thì cũng ráng nhớ được chừng nào hay chừng đó. Nói về kỷ niệm về trường cũ, người xưa thì không bút mực nào tả xiết, phải không các Bạn? ooOoo

Trong các email cũ của bạn hữu có đề cập đến Trường Chaigneau, thật ra ngày xưa mình có quyển sách nói về xuất xứ tên này, có in những hình ảnh xa xưa về Huế và mình đã được thân phụ kể lại nó liên quan với ông Michel Duc, nhưng hôm nay rất tiếc không nhớ hết.

Thời đó Lycée Français Huế năm 1952-1953, M. Dago vừa lên thay thế M. Cossara làm Directeur, ông này trở về phụ trách hãng máy bay Cossara đi quốc nội. Lúc bấy giờ bạn cùng lớp mình, vì còn nhỏ thời… bàn đầu có Marie Poignard, Mộng Hoa và chị Nhược Pháp (chị của NVPA) và Paulette Poignard. Các giáo sư gồm có Mme Vacher dạy Français, M. Leeman dạy Maths, M. Moisset dạy Anglais, M. Decoux dạy Sciences Naturelles, Mlle De Gantes dạy Histoire & Géographie…

Mình được biết, trong hai niên khoá 1953-1955, Trúc Huy học chung lớp với Thanh Thanh, Như Đường và Nguyệt Thu… Sở dĩ nhớ vì mình có bạn thân lúc đó là Nguyễn Như Lộc, anh bạn này yêu thầm hai cô nàng nên đã tự ghép cho mình cái tên là Đường Thu Lộc. Không biết có ai biết cho cuộc tình thầm lặng đó không?

Mình đã đọc bài của NVPA cũng lâu và lần đầu tiên bắt được liên lạc với PA, mình có nhắc đến ngôi trường Lycée Français Huế và mình mới nhớ lại vài vị giáo sư cũ nữa, đó là Mme Millot, rồi sau đó M. Leeman thay thế. Còn Mlle Bugnot, một cây “bourreau” về môn Français cho các cuộc thi oral rất nổi tiếng thời đó, mình có cậu em họ lớn tuổi đã bị chém oral Bac I mấy năm liên tiếp đó và đã hận bỏ học đi Marakech.

Trúc Huy ơi, bây giờ mình nhớ ra rồi, có phải Maman của TH là Cô Thuý làm Surveillante kiêm Secrétaire trong văn phòng (bureau) của Lycée không? Mình đang trên đường đi gặp Marcel Proust “À la recherche du temps perdu” đó!

Thú thật, khi nghe bạn bè nói Mẹ của TH làm việc ở Lycée Français Huế, mình chưa biết là ai, nhưng khi nghe nhắc đến tên Cô Thuý thì mình nhớ ra ngay Cô Thuý là Surveillante kiêm Secrétaire của Lycée. Hình ảnh Cô đã sống mãi trong tâm trí mình, lâu lắm rồi, nhưng vẫn không bao giờ mình quên được nét dịu dàng, đoan trang của một “từ mẫu”. Mình đã nghĩ như thế cho đến hôm nay vẫn còn y nguyên, không phai nhạt chút nào.

Cũng nhớ vào mùa thu năm xưa, lúc đó Cô khoát lên mình một chiếc áo dài thướt tha với chiếc khăn châle màu vàng, có khi màu tím hoa cà, vẫn luôn có nụ cười hiền hoà trên đôi môi và nhất là cái chignon thuần túy của người phụ nữ Việt Nam gương mẫu. Hình ảnh Cô Thuý và Thầy Dương cùng Cụ Chương vẫn còn sâu đậm trong tâm trí mình.

Mình nhớ lần bị consigne chiều Jeudi có Cô Thuý, Cụ Chương… Eo ơi! Nhớ thương vời vợi. Ở bên Providence thì có Cô Tuân, mẹ của Lê Đình Thương đó. Lại cũng hình ảnh các Bà Mẹ giữa đám nam sinh, những sự âu yếm của tình sư mẫu, ngàn đời mình không quên…

Mình có nhiều kỷ niệm với Lycée Français Huế lắm, không ngờ lại được gặp các tay cao thủ Huế thật là một niềm vui lớn để được học hỏi thêm. Mình có xem được những hình ảnh cũ của Thầy Cô mà TH gởi, quý thật! Người mang kính trắng là Thầy Tạ Đình Cung dạy Việt Văn và chỉ dạy có ba tháng sau cùng của niên học 5è (1955), và sau đó được bổ nhiệm về Quốc Học. Ông Dago là Directeur, bà đầm tóc ngắn, nếu mình không lầm là Mme Vacher dạy Français. Còn Mlle Bugnot, cô này còn trẻ và calée về grammaire, chỉ có 22 tuổi và sau này là copine của M. Moisset.

Xin cảm ơn TH, mình với PA cũng đã từng trao đổi tin tức… Trúc Huy có biết rằng mình đầy nghệ sĩ tính lắm đó, yêu nhạc, yêu văn thơ và cũng rất “yêu Hoa” nữa đó. Xót xa là có vương mùi tóc, tà áo bay về nhớ suốt đêm… Khó mà nói cho hết nỗi niềm! Mình đã nhìn lại cái ảnh cũ phai màu của TH gởi, mình sực nhớ đến Thầy Dương năm mình nạp đơn thi vào trường Lycée, lúc đó vào khoảng 16h50, vì danh sách thí sinh đã đánh máy xong mà mình nạp đơn thi concours d’entrée chỉ trước 10 phút thôi, thì Thầy Dương thấy mình bèn thương hại và đã đánh thêm tên mình vào danh sách vào lớp 4è. Ui chao ơi, mình mừng quá sức, thế là ngày mai mang bút đi thi.

À, Phạm Thế Lại như ai đó nói là nhà toán học nổi tiếng bây giờ, có chị là Phạm Thị Xuân Sanh, hai chị em học chung lớp. Xuân Sanh học xuất sắc lắm, là con của ông chủ tiệm “Au Bon Goût” ở bên phố Trần Hưng Đạo cánh trái của rond point Tràng Tiền, một restaurant nổi tiếng của Huế xưa, dành cho dân “noble” thời đó, nhất là các ông tây bà đầm. Chắc TH còn nhớ rõ chứ, sau này trở thành nhà sách Ưng Hạ, nơi này bán khá đủ các sách giáo khoa pha-lang-sa cho bọn học sinh anh em mình đó.

M. Decoux về năm 53 dạy Dessin và Géologie, ông này dễ thương và hiền lành, có lẽ mang sẵn tâm hồn nghệ sĩ, yêu học trò nữ hồn nhiên lắm, sau này lấy cô Lộc thì phải? Còn Thầy Văn Đình Hy cũng có nhiều cảm tình với cô nữ sinh Mộng Hoa, học cùng lớp với mình. Mà Mộng Hoa xinh đẹp, hiền và dễ thương, ai cũng có cảm tình cả.

À quên, Mlle De Gantes dạy Histoire & Géographie, mình chỉ có chút kỷ niệm với Cô này là hôm cuối năm đem vở lên xin Cô chữ ký với chữ “Bon courage” mà nhớ đời. Sau này vào thi BEPC vô oral lại gặp Cô với sujet La Seine. Sở dĩ nhớ lại vì trước đây mình có đi dự Conférence về Paris ở rạp Morin thì phải, được nghe Thuyết trình viên bắt đầu câu : “Paris, deux petits syllabes, connu du monde entier…” và thế là nhớ mãi mãi cho đến bây giờ. Kể TH nghe chơi để mà nhớ trường xưa ở Cố đô Huế.

Nhớ Thầy Tạ Đình Cung kể chuyện về Ông Tả Ao, và hay chi lạ, cái gì cũng cười… Vui thôi! Nhìn lại hình ảnh và trường cũ mà thấy nhớ nhớ thương thương và cứ ngỡ mới đâu đây, nhất là Thầy Dương, Cụ Chương và Cô Thuý là đầy đủ lắm rồi.

Quên nhắc đến Thầy Văn Đình Hy, năm đó vừa tốt nghiệp Cao Đẳng Sư Phạm ở Hà Nội về Huế, trong lúc chờ lệnh bổ nhiệm về Quốc Học, Thầy đã phụ trách các giờ Việt Văn lớp mình. Thầy còn trẻ, đẹp trai nhưng hơi chétif, và trong lớp cô Mộng Hoa rất xinh đẹp, trong giờ giảng dạy có ánh mắt trao đổi qua lại, mình tinh nghịch để ý và hình như có một chút gì thầm kín, nhẹ nhàng… thấy má hồng hây hây và thường nhìn vào trang sách, do đó sau này cả lớp cũng đã xôn xao.

Thầy còn trẻ mà khá đẹp trai, célibat nên khi vào dạy lớp mình chỉ có 3 nữ sinh thôi, đó là Paulette Poignard, chị Nhược Pháp (chị của PA), chị rất cao, đối với mình và lớn nên mình gọi bằng chị, và Mộng Hoa, một nhan sắc của lớp, cũng là người đã lọt vào mắt của Thầy Văn Đình Hy, mà bọn mình lúc đó ngày bãi trường có mạn đàm thân mật với Thầy và Thầy đã trả lời: “Bộ các em không muốn Thầy có hạnh phúc hay sao?

Paulette Poignard là cô bạn thân độc nhất của mình hồi đó. Hai đứa ở gần nhau và chung đường. Nhà cô ấy là Lò Rượu SICA, nằm ngay góc phải của cầu Phủ Cam. Paulette rất dễ thương, và hiền hậu nữa. Sau buổi học đầu, vì hai đứa ở cùng đường, nên ngày nào hai đứa cũng đi học chung và về chung. Có bạn cùng đi thì đường thấy ngắn hơn… ooOoo

Kể từ khi chia tay xa rời mái trường Lycée Français Huế thân yêu, bạn bè tung cánh khắp bốn phương trời… trưởng thành trong một đất nước chiến tranh, ly loạn rồi cuối cùng nước mất nhà tan, bạn bè chưa một lần gặp nhau… Thế rồi sau chuỗi thời gian dài đăng đẳng đó và tuổi đời chồng chất, tất cả chúng ta đã trên thất thập cổ lai hy thì lại bắt được nhịp cầu trao đổi trên xứ người qua mạng lưới internet, thật là tuyệt vời, tuyệt vời, phải không các Bạn?

Thân mến chào tạm biệt Trúc Huy và quý Bạn hiền. Oslo đang vào “tủ đá” (âm độ -20) nhưng có trăng lạnh, đẹp và buồn.

Fransis Vinh

Catégories
Prose

ĐÀ NẴNG

Tống văn Thụy(BP71)


Đi máy bay, với nụ cười và cái thẻ của Vietnamairlines, tôi thường xin cô nhân viên quầy vé sắp xếp chỗ ngồi nhìn ra cửa sổ. Trước khi hạ cánh phi trường Nội Bài, Hà Nội dưới mắt tôi, những cánh đồng mùa xuân mạ xanh mơn mởn, xa xa Sóc Sơn mây mù bay bay. Sài Gòn, đại đô thị mênh mông đến tận chân trời nhưng sắc màu đa dạng với những mái ngói, mái tôn, cao ốc san sát điểm xuyết có dòng sông uốn lượn. Huế là hình ảnh những cồn cát trắng xóa trên đó nhấp nhô những ngôi mộ trông như những chiếc nón lật ngược, cồn cát chạy ven biển và đầm phá với hai màu nổi bật xanh-trắng. Đà Nẵng hiện ra khi máy bay vòng từ phía nam lên để hạ cánh với toàn cảnh núi non màu lam-sông xanh-đồng lúa chín vàng, mái ngói đỏ và đại dương nghìn trùng xanh thẳm, trên đó vòng cung Trường Sơn phía Tây với bán đảo Sơn Chà vươn ra tận biển.

Tôi đến Đà Nẵng lần đầu tiên mùa hè năm 1965. Bấy giờ là đô thị thời chiến với nhiều binh chủng : thủy quân lục chiến Mỹ bên kia sông Hàn dọc bờ biển, lính Nam Hàn từ Hà Mi, Điện Ngọc quay về, biệt kích rằn ri miền Nam VN  từ căn cứ Thượng Đức, Quảng Nam xuống phố…

Thành phố có vùng nội thị với hướng đông là những con đường song song hay thẳng góc với sông Hàn. Thuở ấy, Đà Nẵng chỉ có cây cầu Trình Minh Thế bắt qua sông. Người dân, học trò đi phà sang sông. Sông không rộng lắm nên phà nhỏ qua nhanh, chưa hết điếu thuốc thì đã sang bờ, không đến nỗi miên man diệu vợi, qua sông lụy phà như Bắc Mỹ Thuận, Cần Thơ hay Vàm Cống. Bên kia sông là những làng chài, rừng dương, cồn cát chạy dài từ chân bán đảo Sơn Chà đến Cửa Đại, Hội An. Địa lý học gọi là tombolo. Một phần dải đất cát nầy là quận Ba, dân gian gọi đùa là q. Ba.

Hướng Bắc thị xã nhìn ra Vịnh Đà Nẵng hay còn gọi là Vũng Thùng, nay có công ty đang san lấp một phần để biến thành đô thị. Thành phố đất rộng mênh mông đặc biệt phía Tây và phía Nam, phía Bắc là vịnh biển xanh màu ngọc bích đẹp như thế, hà cớ gì phải quai đê lấn biển như thuở đồng chiêm Kim Sơn-Tiền Hải.

Vịnh Đà Nẵng và bán đảo Sơn Chà là nơi liên quân Pháp-Tây Ban Nha mở đầu việc đánh chiếm VN năm 1858. ’’Tai nghe súng nổ cái đùng/Tàu Tây đã đến Vũng Thùng hôm qua.’’. Sau mười tám tháng tiến thoái lưỡng nan giằng co với quân và dân Việt, lại bị thời tiết, dịch bệnh phong tỏa nên liên quân theo gió mùa Đông Bắc chuyển hướng vào Nam, đánh chiếm các tỉnh miền Đông/1862, miền Tây/1867…Ngày nay, di tích còn lại của trận chiến bi thương mà hào hùng ấy là một đoạn thành Điện Hải bằng gạch vồ bên hào sâu trong khuôn viên trường Blaise Pascal cũ, nằm chênh chếch sau lưng Tòa nhà Hành Chánh thành phố có hình từa tựa trái bắp. Dấu binh lửa còn lưu lại tại khu mộ tập thể/ossuaire của lính viễn chinh Pháp-Tây Ban Nha dưới chân bán đảo Sơn Chà. Người Đà Nẵng cố cựu gọi là nghĩa trang Y Pha Nho. Về phía Việt Nam, sau nhiều lần di dời, nơi quy tập hài cốt những chiến sĩ trận vong thuở ấy, nay là Nghĩa Trũng Khuê Trung ở Hòa Vang.

Vịnh Đà Nẵng có bãi biển Nam Ô là nơi thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ ngày 8/3/1965, hết ngày chọn hay sao mà lấy ngày Phụ Nữ để…đổ bộ, lần biểu dương nầy đánh dấu sự can thiệp trực tiếp của lực lượng vũ trang Hoa Kỳ vào cuộc chiến Việt Nam. Bây giờ là khu du lịch Xuân Thiều, có nhà hàng nhìn ra biển mang tên Red Beach Two vốn là mật hiệu/nickname của bãi cát lịch sử Nam Ô. Tương truyền Red Beach One là mật hiệu bãi đổ bộ Normandy Ngày dài nhất/The Longest Day/6/6/1944. Nam Ô có hai thế mạnh : cá mắm và sản xuất pháo như Bình Đà ngoài Bắc. Pháo nay đã xa rồi, làng nghề năm xưa đang gắng gượng sống còn với nghề đi biển và chế biến hải sản.

Trước năm 1975, nghĩa trang lớn nhất thành phố Đà Nẵng là Nam Ô, nay người chết cũng phải ra đi, nhường chỗ cho những khu công nghiệp. Vùng cát trắng Nam Ô có con sông Cu Đê nổi tiếng, thượng nguồn từ Trường Sơn chảy ra Vũng Thùng, nước trắng xóa dưới chân cầu Nam Ô. Thuở nội chiến Trịnh-Nguyễn-Tây Sơn, vùng sông Cu Đê phía Nam Hải Vân là chiến trường ác liệt. Chính tại đây, Đông cung Nguyễn Phúc Dương bị Nguyễn Nhạc bắt đưa về Hội An làm bình phong cho cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Từ sông Cu Đê theo đường thượng đạo là địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc Cơ Tu, đi vòng phía sau Bạch Mã …

Trước năm 1975, miền thùy dương cát trắng nầy là quận Nhì tương đương với hai quận Liên Chiểu, Thanh Khê ngày nay, là vùng đất mở ra từ nam Hải Vân với những khu công kỹ nghệ nối tiếp. Thành phố, các khu dân cư phình ra phía Tây Nam chập chùng đồi núi, vùng khai thác mỏ đá, nghĩa địa…Trước đại dịch Covid-19 lần 2 vài hôm, đi viếng người bạn qua đời. Nhà anh nằm sâu sau lưng bến xe Đà Nẵng, nhìn ra vùng đất mới, hỏi thăm người con trai… Cháu trả lời, cách đây vài năm, đây còn là vùng khai thác đá xây dựng.

Bạn tôi, nhà thơ Nguyễn Văn Gia, già làng Thanh Khê…thảo lư, cảm khái:’’Quê tôi/giờ lạ hoắc/Người xứ khác/ở quanh/Họ sắm nhà/mua đất/Như mua…quả ớt xanh.Tôi quanh quẩn/quê mình/Cho đến khi tóc bạc/Nghe giọng lạ/ thất kinh/Cứ ngỡ/mình đi lạc. (Nắng gió quê nhà)

Phía nam nội thị là quận Cẩm Lệ, nối tiếp huyện Hòa Vang với những địa danh nổi tiếng như Trung Lương, Cồn Dầu…nay là khu đô thị mới Hòa Xuân, tiếp giáp tỉnh Quảng Nam.

Hướng đông, từ bán đảo Sơn Chà xuôi Non Nước-Ngũ Hành Sơn đến Hội An qua hai con đường: đường ven biển mới mở rộng cách đây khoảng 20 năm nay, dân lái xe du lịch chuyên nghiệp gọi là đường APEC, để phục vụ cho Hội Nghị Châu Á Thái Bình Dương năm 2017 và đường tỉnh lộ truyền thống. Theo chân nhà văn Võ Phiến từ Đà Nẵng vào Hội An cách đây hơn nửa thế kỷ qua :’’Con đường từ Đà Nẵng đi Hội An, vừa ra khỏi thành phố một cái là phủ rợp bóng tre. Tre hai bên đường xanh tốt giao đầu lại với nhau làm thành một vòng cung, một cái hầm xanh rập rờn linh động mát rượi che kín mặt đường…Bởi vậy, đoạn đường từ Đà Nẵng về Hội An sẽ làm người ta quên hết những tên Tây kỳ cục của nó (như Tourane, Faifo, chú thích củangười viết), mà chỉ gợi nhớ đến cu gáy với bướm vàng trong ca dao, đến ‘’con đường thơm’’… Võ Phiến. Hội An. Tùy Bút. Văn Nghệ. 1993.

Những ngày giáp Tết trước đây, con đường thơm của Võ Phiến rợp sắc vàng hoàng mai như đường Phấn thông vàng từ con sông đào An Cựu lên Đàn Nam Giao ở Huế hay những con đường nhỏ dọc bờ kênh miền Nam, nhất là ở Cái Bè, Vĩnh Long… Mai vàng ngẩn ngơ từ đầu kênh đến cuối ngõ.

Bây giờ đường xưa lối cũ có sáu làn xe chạy miên man mà nắng chang chang. Thỉnh thoảng, tôi đi xe buýt màu vàng từ Hội An về Đà Nẵng qua con đường nầy.

Như bao thành phố trên đất nước nầy, Đà Nẵng không thoát vòng tục lụy biến dịch quay cuồng: đất đai-đầu cơ-giải tỏa-xây dựng từ khoảng 25 năm trở lại đây, thậm chí còn là trường hợp điển hình, tiêu biểu. Chu kì nầy có phần khựng lại gần đây vì đại dịch. Truyền thông chính thống khẳng định 2 nguồn thu chính yếu của các địa phương trên cả nước là đất đai và xổ số. Đất đai thì kẻ giàu và quyền lực ngày càng giàu thêm, đất đai có giới hạn, chính quyền gọi là quỹ đất, bán hoài cũng hết; xổ số thì anh nghèo càng lúc càng thua thêm, chỉ còn lại… giấc mơ.

Ngược dòng lịch sử, 12 năm sau khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, năm 1570, Trịnh Kiểm giao thêm cho ông việc cai quản đất Quảng Nam với số thuế phải nộp hàng năm là 400 lạng bạc và 500 súc tơ lụa. (Lê Thành Khôi. Histoire du Viet Nam, des origines à 1858. p.255. Sudestasie. Paris.1992). Từ đó, Chúa ở Phú Xuân, thế tử ở xứ Quảng. Nguyễn Hoàng củng cố Đàng Trong nhưng tâm tư vẫn hướng về Thăng Long văn vật. Phải mất 30 năm sau khi giấc mộng mưu bá đồ vương bất thành trên đất Thăng Long, lại chịu hết nỗi bọn nho sĩ Bắc Hà lý luận, Nguyễn Hoàng mượn cớ đi dẹp giặc chống họ Trịnh ở cửa Đại An/Nam Định rồi theo đường biển về Thuận Hóa. Giã từ vĩnh viễn châu thổ sông Hồng, Nguyễn Hoàng tích trữ và củng cố quân lương, vượt Hải Vân, hướng về phương Nam. Đà Nẵng, trong vòng tay Quảng Nam và Đàng Trong, trở thành vị trí tiền tiêu nhìn xuyên suốt phía Nam đến tận vịnh Thái Lan.

Là một phần của Quảng Nam. Đà Nẵng lâm đại dịch thì Quảng Nam…cách ly. Nhà văn Phan Xuân Sinh nhận xét chí lí :’’Chớ dại mà đụng chạm anh Đà Nẵng trước mặt ông Quảng Nam, cãi cho tới cùng.’’

Theo dòng, khi cửa sông Thu Bồn bị cát bồi lấp, từ đó Đại Chiêm cửa khẩu nhường vị trí thương cảng cho Đà Nẵng. Thành phố là miền đất tụ hội, khai phóng, là đất mở, vươn lên miền thượng du Tí, Sé, Dùi Chiêng… hướng về đại dương gió muôn phương lồng lộng. Theo gió mùa, thương thuyền  ghé bến buôn bán, trao đổi sản vật. Giáo sĩ đến truyền đạo. Chữ quốc ngữ ra đời. Tương truyền, cố đạo dòng tên người Bồ Đào Nha Francisco de Pina, ông thầy tiếng Việt của linh mục Đắc Lộ Alexandre de Rhodes,Francisco de Pina chết đuối ở vịnh Đà Nẵng khi cố cứu khách thương trên một con tàu đắm ở vịnh. Cuối thế kỷ thứ 17, Đà Nẵng đóng vai trò quan trọng tương tự Sài Gòn, hòn ngọc Viễn Đông, hai thế kỷ sau khi người Pháp đặt nền đô hộ trên toàn cõi Việt Nam.

Đà Nẵng là thành phố nhượng địa/concession française như Hải Phòng thời Pháp Thuộc, đô thị thời chiến trong chiến tranh Việt Nam, thị xã buồn hiu sau 1975. Thời buổi ấy, đất tụ bỗng thành đất tán. Ai cũng muốn bỏ xứ mà đi, vào Sài Gòn, lên cao nguyên, vượt biên. Khi đất nước mở cửa, thành phố bên sông Hàn mới tỉnh giấc chiêm bao. Đà Nẵng như một công trường xây dựng hoạt động ngày đêm. Có lúc Đà Nẵng mơ thành Tân Gia Ba/Singapour. Và ai đó muốn biến thành…Lý Quang Diệu. Ôi! Mảnh đất lắm người nhiều ma, tựa đề một cuốn tiểu thuyết thời văn chương cởi trói, là để dễ hình dung thành phố cảng trong cuồng phong đổi thay. Chỉ một nhúm  quan chức-thân thuộc thủ lợi từ những cơ hội ấy. Người dân vẫn không khấm khá gì hơn dù ngôn ngữ hiệu triệu nghe ra có phần đường mật. Giới trung lưu thì đi chỗ khác chơi hay co lại như miếng da lừa.

Trong thế sự đổi thay, người Đà Nẵng đi xa đã lâu, ký ức có lẽ chỉ quanh quẩn nơi vùng trung tâm, giới hạn phía tây là Ngã Ba Huế, phía bắc vịnh Đà Nẵng với Nam Ô và biển Thanh Bình, phía nam quá Chợ Mới, quanh co thêm một chút đến trường trung học Hòa Vang, nhà máy dệt Sicovina hoạt động từ 1962, nay mang tên Hòa Thọ, đi thêm chừng 1km dừng lại QL1, nhìn sang bên kia dốc Hòa Cầm, đi Hòa Vang, Đại Lộc, phía đông là Sơn Chà-Mỹ Khê-Non Nước.

Từ ngày 27/7, Đà Nẵng giãn cách xã hội lần 2, người dân chỉ ra đường khi cần thiết (!), smartphone cài đặt Bluezone để dễ truy tìm dịch bệnh, chính quyền phát phiếu cho dân đi chợ theo ngày, người lớn tuổi/senior được khuyến cáo ở nhà cho nó lành…Buồn quá, rồi cũng chạy xe máy thăm bạn già, loanh quanh phố phường đô thị thời dịch bệnh.

Con đường đẹp nhất thuở ấy và bây giờ có lẽ là đường Bạch Đằng song song sông Hàn. Trên đất nước thân yêu nầy, những con đường dọc bờ sông đều đẹp và tình, nhất là những con đường hai bên bờ sông Hương. Tòa Thị Chính Đà Nẵng trước đây màu vôi vàng nhạt, kiến trúc Art-déco, có cây cầu nhỏ đưa ra sông một đoạn. Ngày tết hoa lá quanh đây, bà con tha hồ ra chụp ảnh selfie, tiếng Việt diễn nghĩa là…tự sướng ! Khi Đà Nẵng có Trung Tâm Hành Chánh mới thì tòa nhà này ngủ đông. Nghe nói, đang có kế hoạch đánh thức cả hai tòa nhà vốn rất đẹp, kể cả kiến trúc bên cạnh để biến thành bảo tàng.

Cạnh đó, ngày trước là Trung Tâm Văn Hóa Pháp/C.C.F . Những bậc cấp dưới bóng cây nay đưa lên Thư Viện Tổng Hợp thành phố. Hoàng tử bé lui vào hậu trường, nhường mặt tiền cho Thép đã tôi thế đấy. Đề huề. Không gian bên ngoài thư viện có quán cà phê ngoài trời trên những bậc thềm cao cao nhìn ra dòng sông, trông rất tình và lãng mạn. Sách, cà phê, bóng cây xõa tóc bên bóng ai và dòng sông lững lờ. ‘’Dường như đứa trẻ nghìn năm trước/Bây giờ đây vẫn trẻ trong ta.’’Nguyễn Bắc Sơn. 

Đi thêm một đoạn, nhìn ra sông là nhà hàng Memory khai trương cách đây khoảng mươi năm. Ký ức chẳng gợi cho tôi một sợi sắc không nào. Chỉ nhớ bến phà ngày đó, những lần dắt xe đạp lên phà qua sông đèo vợ con đi tắm biển Mỹ Khê.

Trên đoạn đường nầy vẫn còn lưu giữ nhiều ngôi nhà, biệt thự đẹp, thường là kiến trúc thuộc địa. Gần giao lộ Bạch Đằng-Phan Đình Phùng là một kiến trúc đẹp nhìn ra sông, cây xanh, bãi cỏ chung quanh nhưng quanh năm cửa khóa then cài. Trước 1975 là trụ sở ngân hàng, nay hình như là cơ quan công quyền.

Bên kia đường Phan Đình Phùng, chiếm đến bốn mặt tiền là một khu vực biệt lập, ngày trước, hướng đường Độc Lập/Trần Phú là nhà bạn tôi, BQ. Phía sau, nhìn ra đường Bạch Đằng, gia đình anh cho Mỹ thuê sửa sang thành Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Đà Nẵng, gọi là Bạch Tượng. Ngày tháng sau 1975, Lãnh Sự quán biến thành Tòa nhà Tội Ác Đế Quốc Mỹ với kẽm gai, bao cát…đi ngang thấy ghê ghê. Bây giờ là khu trung tâm thương mãi và condo đắt nhất Đà Nẵng. Bạn tôi, BQ, lưu lạc Hoa Kỳ, tốt nghiệp Đại Học Berkeley, nay giã từ cõi mộng điêu linh về ẩn cư Phú Lộc, chiều chiều ra bãi biển Nam Ô nhìn trời mây non nước. Anh người dưng mà xuất xử hơn cả thiền sư. Xin ngả mũ.

Tôi đang đi phía sau chợ Hàn, hướng nhìn ra dòng sông. Khách du lịch Hàn và Hoa rất mê chợ Hàn. Trước dịch Covid-19, có  người nói hơn 80% giao dịch thương mãi tại đây thực hiện với khách du lịch, khiến người địa phương né chợ vì giá cao. Như chợ Bến Thành, Sài Gòn mùa vắng những cơn mưa. Đoạn đường nầy về đêm nhộn nhịp vui vẻ với những quán nước dừa ngồi chen vai thích cánh, bar  cho Tây ba lô, hoạt cảnh như mấy quán trà chanh san sát của giới trẻ Hà Nội bên góc sân Nhà Thờ Thánh Giuse.

Cuối đường là Cầu Rồng, đầu rồng nhìn ra biển Đông, đuôi hướng về Trường Sơn. Người Đà Nẵng tự hào về con rồng vàng vươn mình trên dòng sông, cuối tuần khạc lửa mấy phát cho vui, khói lửa mù trời. Riêng tôi thấy cây cầu dây văng nằm song song phía Nam thay thế cầu sắt lần lượt mang tên De Lattre de Tassigny, Trình Minh Thế, Trần Thị Lý đẹp hơn, trông như cánh buồm căng gió. Buổi sáng, dưới chân Cầu Rồng, từ Bảo Tàng Chăm nhìn ra bờ sông là quang cảnh rất lành mạnh quý cô tập thể dục buổi sáng, có âm nhạc phụ họa.

Năm 2015, Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm mừng 100 năm thành lập (1915-2015). Nguyên đây là công viên Tourane, tên cũ thành phố nhượng địa Đà Nẵng. Từ những cuộc khai quật khảo cổ của trường Viễn Đông Bác Cổ khắp miền Trung, tượng điêu khắc, bi kí, phù điêu trang trí…Chăm tập trung về đây nhiều quá khiến Trường Viễn Đông Bác Cổ/EFEO, Khâm sứ Trung Kỳ, Hội Đồng Hành Chánh Quảng Nam-Tourane và đặc biệt kiến trúc sư-nhà khảo cổ Henry Parmentier vận động xây dựng một bảo tàng dành cho điêu khắc Chăm trên giồng đất nhìn ra sông Hàn. Bảo tàng đầy đủ và bài bản nhất về nghệ thuật của một vương quốc mà cương vực địa lý kéo dài từ sông Gianh đến tận Phan Rang thêm một phần Cao nguyên Nam Trung Phần. Qua bao dâu biển, Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm có lẽ vẫn là kiến trúc đẹp và hài hòa nhất với cảnh quan thành phố bên sông. Người dân Đà Nẵng trước đây thường gọi Cổ Viện Chàm, hay Viện Cổ Chàm. Bây giờ, mấy ai còn nhớ, trừ mấy anh phụ xe buýt màu vàng, chuyến Hội An-Đà Nẵng và ngược lại. Đi xe buýt từ Hội An ra Đà Nẵng, đến gần cuối đường Tiểu La, anh phụ xe sẽ nhắc nhở : bà con cô bác, ai xuống Viện Cổ Chàm. Chuẩn bị. Viện Cổ Chàm, ba chữ ngắn ngủi mà bồng bềnh một trời thương nhớ Đà Nẵng-Tourane-Ia Praung/tên nguyên thủy Chăm của Đà Nẵng có nghĩa là sông lớn (Lê Trung Hoa. Địa danh học Việt Nam. NXB. KHXH. 2006).

Từ Viện Cổ Chàm, nhìn sang bên kia đường Trưng Nữ Vương là ngân hàng Shinhan, HSBC, khách sạn. Nguyên trước đây là trường Trung học Sao Mai, trường mất tên từ 1975, về sau đổi thành trường Trần Phú. Ông tổng bí thư đầu tiên của ĐCSĐD rồi cũng ra đi nhường chỗ cho ông ngân hàng, khách sạn thời buổi kim tiền. Xóa sổ trường học để biến thành nơi kinh doanh là dấu hiệu suy vong của đất nước.

Từ Viện Cổ Chàm, theo đường Trưng Nữ Vương lên Chợ Mới. Dọc đường đi ngang trường Thọ Nhơn dành cho con em người Hoa trước đây, nay là trường cấp 2 Trần Hưng Đạo. Bạn tôi, HLT là phó ban điều hành trường sau 1975. Anh chẳng tranh đấu nằm vùng cũng không cách mạng, đơn giản chỉ là người Hoa như nhà thơ Hồ Dzếnh, anh tốt nghiệp Đại học Sư Phạm ban Pháp văn. Giáng Sinh đầu tiên sau ngày đất nước sang trang, anh và tôi tháp tùng hai nhan sắc lang thang Đà Nẵng đêm Bình an cho người dưới thế. Ngang trường cũ, nhớ bạn hiền phương xa.

Tôi nhớ Chợ Mới hay chợ Hòa Thuận ngày trước có nhà may Cao rất nổi tiếng. Bao nhiêu năm rồi không ghé hiệu may kể từ ngày đến anh M. Thông gần chợ Hàn may bộ costume nhân đám cưới con trai. Anh Mai Cồ vừa lấy số đo vừa giảng cho tôi về chính nhân quân tử trong thời đại ngày nay. Anh là một khuôn mặt rất điển hình nơi thành phố bên sông Hàn. RIP anh M.Thông.

Ở xứ tôi, thợ may giảng về đạo làm người. Thế gian ai cũng là bác sĩ và dược sĩ. Đi khám bệnh, phòng mạch tư cũng như bệnh viện công, bác sĩ rất kiệm lời, ghi toa cực nhanh và chữ nghĩa mê hồn trận, nhiều vị… tịnh khẩu luôn nhưng bà con cô bác thì bình luận về bệnh tật rôm rả, không chê vào đâu được. Đi họp mặt bạn bè, kị giỗ, khúc dạo đầu thường xoay quanh chủ đề bệnh tật, nhiều khi cứ tưởng như dự… hội thảo y học. Cho nên, tôi vừa sợ đi bệnh viện như bất cứ ai trên cõi đời nầy, nhất là mùa dịch bệnh vì có thể sẽ bị cách ly luôn, mà cũng sợ họp mặt senior. Tôi thích lang thang cà phê hơn.

Từ đô thị thời chiến sang thời đại dịch, giãn cách xã hội rồi cũng sẽ qua đi. Tôi lại lạc quan đi tắm biển Mỹ Khê, đi cà phê. Trước 1975, ghé Cà phê Star, Lộng Ngọc…góc đường Độc Lập, Phan Đình Phùng, ngồi uống cà phê nghe Trả lại em yêu…,túi tiền sinh viên thời đó và cả bây giờ hơi hẻo dù quán đẹp, caissière xinh, cà phê ngon, nhạc hay, không khí có vẻ snob, tôi thích cà phê lề đường hơn như cà phê Thanh Hương ở đường Độc Lập, cà phê Thông Tin nhìn bâng quơ ra chợ Vườn Hoa. Chợ Vườn Hoa là một dãy kiosques bán hàng hóa linh tinh hướng ra công viên, cánh phụ nữ thường đến mua sắm, hoạt cảnh buổi sáng chủ nhật vui mắt nhộn nhịp sinh động như bản nhạc Beautiful Sunday thịnh hành bấy giờ. Rất tiếc, những người buôn bán nhỏ hết đất sống, nhường chỗ cho những tập đoàn, những ông trùm. Khuôn viên chợ Vườn Hoa bây giờ là một công trường xây dựng dở dang, kéo dài mươi năm nay.

Tuy không phải là vùng đất trồng cà phê, từ thuở còn đi học rồi lang thang qua bao bến bờ, tôi nghiệm thấy, có lẽ hơi chủ quan nhưng không có tính cách sô vanh, địa phương, cà phê Đà Nẵng ngon, vừa túi tiền, không khí quán xá, phục vụ dễ thương. Một tách espresso hay cà phê đen VN đậm vị, gu robusta, đĩa sứ lót bên dưới kèm một stick brown sugar, giá phổ biến từ 12.000 đến 15.000 đồng. Ở Hội An, 40.000. Sài Gòn, chuỗi cà phê Phúc Long là 25.000, Hà Nội, Sapa giá gấp đôi Phúc Long, Starbucks là 100.000. Chất lượng gần như tương đương, dĩ nhiên Starbucks ngon hơn. Chất lượng song hành giá cả mà Tây gọi là rapport qualité-prix. Cho đến bây giờ, tôi chưa dám phiêu lưu vào các chuỗi cà phê Cộng hay Út Tịch đã thấy xuất hiện đây đó ở Đà Nẵng, sợ không còn cái lai quần để về nhà. Cà phê tại những quán rất thời thượng mà giá đắt như Trúc Lâm Viên, Madame Lân (!) thì xoàng. Có lẽ, chủ nhân đầu tư cảnh quan, cây xanh, bàn ghế, món ăn hơn là cà phê. Việt Kiều về Đà Nẵng muốn mời bạn bè cà phê, ăn sáng thường được giới thiệu hai địa chỉ nầy.

Bạn vào một quán cà phê Đà Nẵng, nếu gọi cà phê đá, nhân viên sẽ hỏi : Thưa, cà phê đá Đà Nẵng hay Sài Gòn? Câu hỏi nầy chỉ xuất hiện quanh quẩn sông Hàn, vượt Hải Vân ra Huế hay vào đến Điện Bàn thì hết phim, sự khác biệt của hai ly cà phê là ít đá và nhiều đá. Anh Ba Sài Gòn thì thích nhiều đá. Chắc vì nóng quá và thường xuyên kẹt xe!

Từ vịnh Đà Nẵng, vòng qua bùng binh, bây giờ gọi là vòng xuyến (?), theo đường Độc Lập/Trần Phú đến trung tâm thành phố. Đường Độc Lập là một con đường đẹp, nhiều bóng cây. Đi ngang trường xưa đã khép  Blaise Pascal nay là Tòa nhà Hành Chánh Đà Nẵng, Trung tâm IT, bãi đổ xe…Nếu sau 1975, bên thắng cuộc chịu khó sửa sang cơ ngơi trường Blaise Pascal biến thành khu đại học thì không gian nầy sẽ đẹp và lãng mạn biết bao. Ngày xưa, trường Blaise Pascal như một khu rừng, trường học trong rừng cây, cỏ cây chen đá lá chen hoa, có thành quách, hào sâu, cầu hẹn hò dưới bóng đa cổ thụ, lối mòn dẫn vào lớp học, phòng thí nghiệm, bậc thang đá đưa lên nhà nguyện, bước xuống sân tập thể dục. Dĩ vãng từng trang từng trang xanh xao theo năm tháng.

Đường Độc Lập rất đẹp với những bờ đá xanh bên trong vệ đường. Ngày trước, từ cổng trường BP đi lên rạp ciné Kinh Đô, con đường thẳng tắp mở ra trước mắt. Vài năm trở lại đây, sở giao thông vận tải thiết kế một cầu chui cắt ngang con đường. Cầu chui chẳng giải quyết bao nhiêu nạn kẹt xe, chỉ phá vỡ sự thông thoáng vốn có của con đường và quy luật phối cảnh chung. Đi cầu chui lại nhớ Hàn Tín luồn trôn.

Ngày trước, trên đường Độc Lập, đối diện doanh trại quân đội là văn phòng Air VietNam, cạnh đó có rạp chiếu bóng Kinh Đô. Nhan sắc NKDP, bạn học cùng lớp ở trường BP là con gái ông chủ rạp. Tôi nhớ nhất quang cảnh ở đây một chiều thu năm 1974. HLT và tôi mua vé xuất chiều xem phim ‘’Điều tra về một công dân ngoài vòng cương tỏa’’/Enquête sur un citoyen au-dessus de tous les soupçons. Phim Ý. Thể loại hình sự không có cảnh đánh đấm, bắn súng, đối thoại hơi nhiều, tình tiết rối rắm, không khí ngột ngạt. Phim chiếu xong. Đèn bật sáng, khách lục tục ra về. Ngoài kia, trước văn phòng Air VietNam, rất đông người bàng hoàng, khóc lóc tìm đến văn phòng hỏi thăm tin tức chuyến bay 706 bị không tặc trên vòm trời Phan Rang. Chiều thu buồn hoang hoác.

Bây giờ, đi ngang đoạn đường nầy, mấy ai còn nhớ đến một thời vang bóng Kinh Đô. Trong ánh hồi quang năm xưa, còn đọng lại một bóng hình, đôi mắt và những cuốn phim một thời… 

Trên đường Độc Lập có hai kiến trúc tôn giáo quan trọng : chùa Long Thơ ẩn mình nơi khu dân cư và nhà thờ Đà Nẵng trong một khuôn viên đẹp. Trước đây, tháp chuông nhà thờ Đà Nẵng cao nhất vùng nội thị, nhớ tiếng chuông nhà thờ rơi từng giọt, từng giọt đêm Giáng Sinh hay Phục Sinh những năm tháng cô liêu. Trước mùa dịch bệnh, nhà thờ Đà Nẵng và thánh thất Cao Đài là những điểm thăm viếng tấp nập của du khách Hàn. Làm tour giá rẻ hay tour 0 đồng (?) cho khách Hàn và Hoa, cứ ghi chương trình thăm viếng chùa chiền, nhà thờ là ổn nhất,  khỏi phải mua vé tham quan, lại được đi restroom miễn phí. Quý du khách hoan hỉ !

Chợ Hàn nằm giữa chùa và nhà thờ  trên đoạn thẳng chừng cây số. Tuy người Đà Nẵng-Quảng Nam nổi tiếng cãi nhau đến cùng, hơi cố chấp trên nhiều vấn đề, nhìn chung, họ bao dung, thẳng thắn, dễ gần gũi, thật lòng, thân thiện, không xảo ngôn. Tôi có những người bạn QN-ĐN rất tốt. Từ trường học ra trường đời, hơn nửa thế kỷ sống  Đà Nẵng, dù có lúc chia xa vài tháng, mấy năm đại học, đi đây đi đó, thấp thoáng thấy biển Thanh Bình, sông Hàn hay xuôi xe đò từ Nam Ô, lòng đã rộn rã… về nhà. Đà Nẵng chân chất dễ mến như khuôn mặt mộc người thiếu nữ có đôi mắt mở to nhìn thẳng vào hồn ai.

Hôm qua, ghé thăm ông bạn Đà Nẵng đã hơn 85 năm gắn bó bến nước Vu Gia và Hàn giang. Hỏi những điều được và chưa được về thành phố. Anh trả lời, bộc trực kiểu Quảng Nam : Đà Nẵng nhà cao cửa rộng bây giờ san sát, vươn ra đến tận bờ sông, bãi biển, nhưng thành phố thiếu một không khí và sinh hoạt văn hóa ngang tầm. Triển lãm tranh, tượng thường mang tính phong trào, sự kiện. Đi một vòng Bảo Tàng Mỹ Thuật Đà Nẵng thấy nghèo nàn và đơn điệu so với Hà Nội và Sài Gòn. Viện Cổ Chàm hấp dẫn nhưng vắng khách Việt. Nhà trưng bày Hoàng Sa có tác dụng giáo dục mà đìu hiu… Đà Nẵng tuy vậy mà dễ sống. Khẩu hiệu‘’Thành phố đáng sống’’ thì chữ nghĩa hoa hòe, đại ngôn, không phải tâm tình người Đà Nẵng.

Đà Nẵng được quy hoạch, chỉnh trang đô thị hơn 25 năm trở lại đây. Thành phố không bị…vướng vào những di tích lịch sử như Huế ; thiên nhiên Đà Nẵng với hướng địa thế : biển cả, vịnh, núi non-bán đảo và dòng sông thuận lợi cho quy hoạch, vậy mà cảnh quan thành phố không đẹp như mong ước. Để xây dựng, phát triển một thành phố tân tiến mà vẫn bảo tồn ký ức và bản sắc, thể chế toàn trị, tiền bạc… chưa đủ, cần có tầm nhìn rộng mở trong một bối cảnh minh bạch. Điều nầy quá khó đối với Đà Nẵng và cả nước. 

Sáng nay, 9/9/2020, giãn cách xã hội có phần nhẹ nhàng hơn. Tôi gửi xe gần biển, đi bộ một vòng trên bãi cát, nhưng không được tắm. Biển thời cách ly sạch, chỉ thấy những dấu chân trên cát khiến tôi nhớ khí vị một truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Đức Sơn đọc cách đây đã lâu. Dọc bờ kè, rau muống biển hoa màu tím qua mùa dịch đã phủ kín những bậc cấp. Sóng vỗ chập chùng nhớ những năm tháng đã xa, biển cũng hoang vắng như bây giờ. Biển nhớ.

Như nhiều thành phố trên cả nước, con đường học trò quen thuộc nhất Đà Nẵng là đường Phan Chu Trinh đi ngang trường trung học cùng tên, trường Nam Tiểu Học và bên hông trường Nữ Trung Học Hồng Đức trước đây. Trường Nam Tiểu Học được xây mới thành cơ sở 2 của trường PCT, trông như một chung cư hay trụ sở ủy ban…hơn là trường học. Giữa hai ngôi trường có lối đi dưới lòng đất nối kết.

Trường PCT cũ mới được sửa sang gần đây. Cổng cũ ngày xưa vẫn còn, tượng bán thân cụ Phan Chu Trinh rất đẹp do điêu khắc gia, thầy giáo Đỗ Toàn thực hiện, tượng bán thân lặng lẽ trước những gốc cổ thụ tỏa bóng sân trường, những hệ thống ô lam che nắng thiết kế trang nhã. Tuy bị mất một phần diện tích nhường chỗ cho đường Nguyễn Hoàng/Hải Phòng nối ra Nguyễn Tri Phương/Nguyễn Chí Thanh, trường PCT vẫn còn đẹp.

Bạn tôi, NVT, thầy giáo toán, tốt nghiệp thủ khoa toán ĐHSP Huế năm 1973, đi Pháp tu nghiệp một năm, về lại trường PCT, nhiệm sở cũ trước tháng 3/1975, tiếp tục dạy học sau đó. Một sáng đẹp trời, ông hiệu trưởng nhìn anh mang giày tây, áo quần tươm tất lên lớp, liền phán: ‘’Anh Th. khi nào cũng đi giày nghiêm túc nhỉ !’’Trả lời :’’Thưa ông ! Tôi chỉ còn lại đôi giày để đi tạm. Chẳng lẽ tháo giày mang dép lốp. Vậy ai đó đi xe hơi thì đã sao?’’NVT đã qua đời trong một tai nạn xe máy trên đường Đà Nẵng-Hội An. RIP Th.

Từ đường Phan Chu Trinh, đi tiếp lên Ngã Năm, trước mắt là hai khách sạn nổi tiếng trước đây, Phương Đông/Orient và Thái Bình Dương/Pacific, nay bóng ngả về Tây nhìn buồn hiu như cửa hàng thời bao cấp với tem phiếu một thời.

Một trong những con đường chạy theo hướng bắc-nam đặc trưng Đà Nẵng, ít thay đổi qua bao năm tháng, là đường Ông Ích Khiêm từ biển Thanh Bình đến chùa Tỉnh Hội, con đường giao thương buôn bán từ bao đời qua các chợ Thanh Bình, Tam Giác nay không còn nữa và đặc biệt chợ Cồn; ngày trước gần đó có bến xe liên tỉnh. Sau năm 1975, đường ngang ngõ tắt chung quanh chợ Cồn, những quán cà phê cóc, những chiếc dù bạt che nắng mưa dọc đường hay di động là thủ phủ dân chợ trời thuốc tây, đồng hồ…Tôi bươn bả góc chợ trời ấy gần 15 năm, cũng bằng đoạn đường lưu lạc của nàng Kiều. Cả một thời mộng mị bỗng hiển hiện quay về. Cám ơn đời, cám ơn chợ trời và những mảnh ghép đầy sắc màu những năm tháng chẳng thể nào quên.

Đà Nẵng có những con đường ngang vươn từ bờ sông sang hướng Tây như đường Quang Trung,  Thống Nhất, Hùng Vương… Nhớ nhất là đường Thống Nhất, tên mới LD, chạy từ cầu quay sông Hàn ra hướng Ngã Ba Huế. Con đường cây cao bóng cả với hàng cây xà cừ, gạo, phượng vĩ…giờ trống hoắc, hàng loạt cây xanh bị đốn bỏ để mở rộng đường sá cách đây chừng 25 năm. Con đường đi ngang trường Nữ Trung Học Hồng Đức Đà Nẵng một thời nhung nhớ. Quá trường Nữ là dốc Cầu Vồng mà tôi thường đèo con thả dốc rồi hì hục leo lên những năm ’80 hiu hắt của thế kỷ trước. Cầu Vồng được hạ giải và rơi vào quên lãng sau đó.

Ghé bến sông Hàn, đi lại những đường xưa lối cũ mà không sang sông là không phải người Đà Nẵng. Bên kia sông là ánh mặt trời. Này người yêu, người yêu anh ơi. Bên kia sông đường vẫn còn dài. Nhạc Nguyễn Đức Quang phổ thơ Nguyễn Ngọc Thạch. Như đã trình bày, bên kia sông là q. Ba trước đây. Bạn tôi ở Montréal, bỏ Đà Nẵng mà đi biền biệt từ đó, gần đây điện thoại hỏi thăm, nhờ tìm homestay sát biển, phải là biển Mỹ Khê. Với người Đà Nẵng xa xứ, biển Đà Nẵng chỉ có thể là Mỹ Khê. Có lẽ, địa danh nầy quá quen thuộc, bãi biển không xa thành phố, qua phà là đến, không phải thuyền bè cách trở như bãi cát Tiên Sa dưới chân Sơn Chà. Bà con ngư dân lớn tuổi còn giải thích thêm: thời Pháp thuộc, Tây chọn Mỹ Khê làm bãi tắm vì độ sâu thoai thoải, con nước hiền. Dù vậy, đi tắm biển, cần lưu ý điểm giao thời giữa hai mùa, tương ứng với các tháng 3, 4 và 10, 11 hàng năm, thường có hiện tượng sóng lừng/rip current hay lame de fond cuốn bạn ra xa, không thể bơi vào bờ. Mẹo nhỏ cho người biết bơi: đừng hoảng sợ, đợi khoảng lặng, sau đó nương theo con sóng để bơi vào bờ, hướng chênh chếch 45°.

Như mọi người dân Đà Nẵng chính gốc, mỗi khi có mặt chốn nầy, tôi đều lần mò về thăm biển…Đó là biển của cuộc đời tôi. Lưu Vĩ Lân.

Rời biển của cuộc đời, loanh quanh bên kia sông đường vẫn còn dài, bạn sẽ đi qua nhiều địa danh như An Hải, An Cư, chùa An Phước, An Bàng để rẽ về Hội An…Nhiều nỗi niềm mong ước An hòa của người xưa vang vọng từ Đà Nẵng đến Hội An, An cần thiết và gần gũi như gió biển, con cá, bát cơm, dân chủ và các quyền tự do căn bản…

Dọc đường Võ Nguyên Giáp và những đường cắt ngang, ngoài kia là biển cả, bên nầy nhà cao tầng, khách sạn, nhà hàng…dành cho khách du lịch. Người dân địa phương chỉ đi ngang hoặc bước ra bãi tắm công cộng. Sang đường Trường Sa đi vào Hội An, bãi biển thường…trong phạm vi quản lý của các khách sạn, resort vốn dẫm chân ra tận biển. Như bao địa danh du lịch trên thế giới, cuối cùng, dân địa phương bị vét ra vùng ven, nhường đất cát nhà cửa cho những tập đoàn, những ông chủ…Kiến trúc không thay thế con người. Những tháp Eiffel, Bảo Tàng Louvre, Khải Hoàn Môn… ở Hàng Châu, Trung Quốc là đồ giả, trong khi tại Paris, người dân đang sinh sống, làm việc không xa các di tích lịch sử là một phần  ký ức Paris. Từ Montréal đi thăm phố cổ Québec ở Canada hai lần năm 2019, tôi có cảm tưởng phố cổ Québec không có dân địa phương sinh sống, chỉ khách sạn hàng quán và khách du lịch. Có thể đó là một cái nhìn chủ quan, vội vàng nhưng thực lòng. Tôi hỏi vài người Québecois tại chỗ, thấy những lời giải thích không mấy thuyết phục. Phố cổ Hội An thì khác, người dân vẫn sống, buôn bán trong lòng phố cổ dù đất lành chim đậu có người tha phương đến làm ăn, buôn bán. Phố đi bộ về đêm góc Bùi Viện mà tôi thường lưu lại khi vào Sài Gòn nay cũng đã sang tên đổi chủ rất nhiều. Chiếc mề đay mang tên du lịch thường có hai mặt, nhiều khi chỉ thấy mặt kim tiền.

Bạn và tôi vừa đi qua mấy nẻo đường quen thuộc Đà Nẵng thuở ấy, đi xe máy vì người Việt mình bây giờ rất ngại đi bộ, tản bộ trông có vẻ…tội nghiệp! Thú đi bộ, vừa đi vừa ngước nhìn bâng quơ hay cảm nhận vu vơ, đã mai một, chỉ khách tây mới thích lang thang đây đó. Đi bộ trên đất nước Đỉnh cao chói lọi xem ra có vẻ nửa đường đi xuống. Dĩ nhiên, cũng còn người đi bộ dọc bãi biển, bờ sông buổi sáng, buổi tối khi lệnh giãn cách xã hội nhẹ nhàng hơn kể từ hôm nay (11/9/2020), nhưng họ đi là để vận động, tập thể dục.

Nếu bạn đề nghị tôi đưa đến thăm những khu phố mới ở Thanh Khê, Cẩm Lệ, Hòa Cường, Hòa Xuân, Ngũ Hành Sơn…thì chắc chắn tôi phải bấm Google map xem trước vì đó là những khu đô thị mới, đường sá mới mà mình không mấy rành rẽ, hơn nữa cũng đã bắt đầu thấy mỏi gối chồn chân muốn dừng. Người đứng lại. Ngoài kia, dòng sông cứ thế vẫn trôi, sóng nhấp nhô và biển vỗ về.

                                                        TỐNG VĂN THỤY. 9/2020

Catégories
Prose

THE RELATIONSHIP BETWEEN PHALLIC-SHAPED ANCESTOR STONE STATUES, DOL HAREUBANG, IN TEJU ISLAND, SOUTH KOREA AND THE VIETNAMESE HÙNG ANCESTORS

Nguyễn Xuân Quang (BP63)

.

Dol hareubang,Teju Island, South Korea (author’s picture).

In Teju Island, South Korea there are phallic or mushroom shaped ancestor stone statues called dol hareubang. The hats of these statues are commonly referred to as phallic or mushroom-like. Nowadays, these dol hareubangs are the symbols of Teju Island.

Dol hareubang, Teju Island, South Korea (author’s picture).

Author and dol hareubangs, Teju Island.

The name dol hareubang derives from the Korean word for “stone” (dol 돌) plus the Jeju dialect word hareubang(하르방) meaning “grandfather” or “senior” (harabeoji [할아버지] in Standard Korean) and was coined in the mid-20th century…

At present time, they are considered to be gods offering both protection and fertility and were placed outside of gates for protection against demons travelling between realities.

There are three main theories as to the origin of dol hareubangs ; either that they were introduced by visitors from the sea, that they are a counterpart to the jangseungs (totem poles) of mainland Korea, or that they spread with shamanic mushroom culture.

Halla San (in Teju) has been named in Korean literature as one of the “Sam Shin San” (삼신산/ 三神山), or one of the Three Spirit Mountains. Each of these mountains are considered gateways to the spirit world, and have the Amanita muscaria (mushroom) growing in abundance. This mushroom is well known by the Siberians and is a possible origin for the Stone Grandfather.

The mushroom and its related imagery has had great importance in Korea, visible in ancient crowns, funeral urns, the Ship Jang Saeng Do (십장생도). The Dol Harubangs are a form of political propaganda, representations of the sacred powers of the mushroom, its associated deity, and attesting to the power of the Shamans (Wikipedia).

However, to me, the mushroom shape of these statues is not a symbol of the shamanic mushroom cult but is related to the cosmogeny religion which worshipped the Universe including the Sun.

As we know that in cosmogeny, the universe was created on the basis of the interaction of female element (nòng, yin) and male element (nọc, yang). It is composed of Three World (Upper, Middle and Lower or Under World) represented by a tree called Cosmic Tree (Three World Tree, Three of Life). The mushroom has the most appropriated shape of this Cosmic Tree. The dome of the mushroom portrays the Upper World. The lower part beneath the dome is the Middle World. The root is the Under World and the trunk (stem) is the World Axis. The Cosmịc Tree of the Thái people in Nghệ An Việt Nam is a mushroom. The main Nguyễn Xuân Quang type VI or Heger type I drum of Đông Sơn (Dongson) bronze drums has a mushroom shape. This mushroom shape drum such as Ngọc Lũ I drum is the symbol of Cosmogeny religion (Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương Đông Nam Á, Decipherment of the Southeast Asian Bronze Drums, in Vietnamese).

The Nguyễn Xuân Quang type VI or Heger type I drum of Đông Sơn (Dongson) bronze drums has a mushroom shape.

The dome of the mushroom portrays the Upper World. The lower part beneath the dome is the Middle World. The root is the Under World and the trunk (stem) is the World Axis.

The dome of the mushroom portrays the Upper World. The lower part beneath the dome is the Middle World. The root is the Under World and the trunk (stem) is the World Axis.

Noted that the Halla mountain which has been named in Korean literature as one of the “Sam Shin San” is related to Vietnamese Ba Vì (Trinity) Mountain. The Ba Vì Mountain also called TamTừng Mountain (ThreeTiered Mountain) portraying Three World Mountain or TảnViên Mountain (Parasol-Shaped Mountain) portraying Cosmic Mushroom.

So, evidently, I doubt that the Amanita muscaria mushrooms play any important role with the mushroom-shaped dol hareubangs.

Later, in the patriarch society, the sun worship became dominant, then the mushroom, seen on the yang side, represented the phallic. The mushroom shaped Dong son bronze drums seen on the yang side have the phallic form.

Nguyễn Xuân Quang VI or Heger I seen on the yang side has the phallic form.

A bronze drum has phallic/mushroom shaped form (Bảo Tàng Lịch Sử Thừa Thiên).

So, the mushroom cult seen in Korean culture is related to the cosmogeny religion, sun religion in general and particularly to the Vietnamese Đông Sơn drums, (symbols of the Vietnamese culture based on the cosmogeny and sun religions). This explains why the Korean funerary urns and ancient crowns have the shape of mushroom. The ashes of the dead were buried in the cosmic mushroom funerary urns for the dead can be reborn or to go to eternity. The Korean kings are the Sun kings, Son of the Sun god.

Therefore the dol hareubangs, considered to be related to the mushroom culture, are simply related to cosmogeny and sun religions and thus related to the Vietnamese Tiên Rồng (Bird-Snake, yang-yin) culture.

Obviously, the theory that “the origin of dol hareubangs introduced by visitors from the sea” is the most convincing. This also explains the difference between the Teju Island and the Korean peninsular culture.

Now, let find out where the dol hareubangs came from ?

Through my article The Relation between the Ancient Korean History and Vietnamese Ancient History (in Vietnamese) we know that the ancient Korean people had a root closely related to the Vietnamese Lạc Việt (Luo Yue).

The Kings of the Southern states of the Korean peninsular had the same legendary creator as the Vietnamese Hùng Kings. They were born from a cosmic egg or mundane egg. Sun worship is also very particular in Korean culture.

My literature works also demonstrate that the Vietnamese supreme Hùng Ancestor is the sun god Viêm Đế (Yen-Ti) and Hùng Vương, the historic Sun kings are the descents of Viêm Đế. One of the meanings of the term Hùng is male, penis, sun, dương (Sino-Vietnamese term dương means yang, male, sun).

Etymologically, Viêm Đế has the word Viêm meaning Hot and Đế meaning Pillar, Axis, Stake. Viêm Đế means Hot Pillar, Sun, Penis. The Hindu Shiva god symbolized by lingam (penis) has the same meaning “Pillar of Fire”. Shiva is related to sun god Viêm Đế.

Evidently, Hùng with the penis or phallic meaning must be seen under the view of the creation of the male or sun branch (not with a “porno” view).

It’s no doubt that the phallic or mushroom shaped dol hareubangs have the same DNA with the Vietnamese Hùng Ancestor.

How the dol hareubangs came to the Teju Island ?

In order to answer this question, we must find the foot prints of the dol hareubang from people related to the Bách Việt (Bai Yue). Two races we must look into are the Pacific Islanders and the Amerindians who originally were from South East Asia. All of them were related to ancient Việt people (Bai Yue).

a. Pacific Islanders

In Polynesia, phallic stone statues similar to dol hareubang were found in

. Bada Valley, Sulawesi Island, Indonesia.

Bada Valley or Napu Valley, located in the Lore Lindu National Park in Central Sulawesi contains hundreds of megaliths. Some locals believe they were used in ancestral worship. Some of the sources indicate that these statues show remarkable similarity to the stone statues of the Easter Island or with the stone figures found on Cheju (Teju) island in Korea (unspecial.org).

Maturu (‘Sleeping’).

Palindo (‘The Entertainer’) (deanmayerson.org).

Note that Palindo is in an erect male genital position.

.Raivavae Island.

Raivavae is an island that is part of the Austral Islands in French Polynesia. There are monumental phallic ancestor stone statues that have been discovered.

Phallic stone statue in Raivavae Island (humanpast.net).

Further, close to the South America coast is the Easter Island (Rapa Nui).

Rapa Nui was populated by people of Polynesian origins.

The island was most likely populated by Polynesians who navigated in canoes or catamarans from the Gambier Islands (Mangareva, 2,600 km (1,600 mi) away) or the Marquesas Islands, 3,200 km (2,000 mi) away. When James Cook visited the island, one of his crew members, a Polynesian from Bora Bora, was able to communicate with the Rapa Nui. The language most similar to Rapa Nui is Mangarevan with an 80% similarity in vocabulary (Wikipedia).

The most well known symbols of the Easter Island are the monolithic statues called moais

A moai from Easter Island placed in front of Museo Fonck, Valparaiso, Chile.

The islanders held the belief that the entire moai was a phallic symbol (bibliotecapleyades.net).

A moai with a phallic shaped hat (art.com)

Kneeling phallic shaped moai (highonadventure.com).

They are considered to be gods offering both protection and fertility.

However, many recent researches revealed that the moais are related to the sun worship, to the astrology and to the cosmology.

b. Amerindians

In the Recuay culture (a pre-Inca culture) in Peru, the ancestor stone statues are similar to the dol hareubangs.

Author and Recuay ancestor stone statue placed in front of Museum of Larco, Lima, Peru.

Recuay culture is a pre-Incan sun worship and ancestor worship similar to the Vietnamese and Korean cultures.

To verify by mean of the linguistics, in the Andean Indian language (including Quechua of the Inca, sun worshippers) the terms “ancestor”, “lineage ” and “penis” are relatives (Salomon 1991:20 ; Zuidema 1977:256). This is the same in the Vietnamese language. Based on the rules of historic sound change in the Vietnamese language, Vietnamese term giống (sex, lineage, race) relates to chống (supporting stick) and chông (pointed stakes used as booby trap, punji sticks). Stick, stake, punji stick are the symbols of penis.

As mentioned above, the Vietnamese supreme Hùng Ancestor is the sun god Viêm Đế (Yen-Ti) and Hùng Vương, the historic Sun kings are the descents of Viêm Đế. One of the meanings of the term Hùng is male, penis, sun, yang.

The similarity of these terms in the two languages shows that the ancient Peru and Inca people must be related to ancient Vietnamese people. Language also points out that the term ancestor, lineage, penis, male, sun are related. Therefore, the phallic statues in the Polynesia, in ancient Peru, in Teju Island are the symbols of the sun lineage, related to the Vietnamese people, decent of the sun god Viêm Đế. The Đông Sơn bronze drums are the icons of the sun worshipping Vietnamese race (Bai Yue), The People of the Sun.

In short, the phallic stone statues had the origin from South East Asia, territories of ancient Việt and spread out in two different ways. One way was to the North via Bering straight then down to America. Another way was down to the Pacific sea (Austronesia, Polynesia) and then to America.

If seen as phallic shaped statues, the Teju Island’s dol hareubangs are related to the Vietnamese Hùng Ancestor sun god Viêm Đế in the sun religion. The sun at the center of the tympanum of the Đông Sơn bronze drums proves this Vietnamese sun worshipping religion.

If seen as mushroom shaped statues, the dol hareubangs are related to the Vietnamese cosmogeny religion based on Tiên Rồng, Bird-Snake, yang-yin principle. The mushroom-shaped Đông Sơn bronze drums are the icons of the Vietnamese cosmogeny religion.

The dol hareubangs came to Teju Island either via South East Asian coast line or from the islands of the South Sea or perhaps from the group of small islands around Taiwan island.

We can conclude that these phallic/mushroom shaped ancestors statues found in South East Asia, Austronesia, Polynesia, Pacific Islands and in the American continent are related to the Cosmos/Sun worship religions and to ancient Việt people.

https://nguyenxuanquangbacsi.wordpress.com/2012/09/07/the-relationship-between-phallic-shaped-ancestor-stone-statues-dol-hareubang-in-teju-island-south-korea-and-the-vietnamese-hung-ancestors-2/

Catégories
Prose

Hội An Thời Thơ Dại

Ý niệm về phố thị đến với tôi từ Hội An, ngày lên bốn. Rời ngôi làng quê lác đác nhà, với những con mắt đèn dầu nhập nhèm đêm đêm gắng sức nháy gọi nhau qua những cánh đồng trống hoang, tôi bước vào một thế giới chi chít nhà, chói lòa ánh sáng.

Mẹ đi học nghề, Ba đi làm, trong gian nhà thuê nhỏ, ba chị em trứng gà trứng vịt thơ thẩn chơi cùng trẻ em hàng xóm. Kỳ thú sao, những đồ hàng nhựa rực rỡ sắc màu. E ngại quá, những trò đùa láu lỉnh của bạn bè thành phố.

Xóm lao động nằm gần khu biệt thự, buổi chiều tiếng người cãi nhau trong mùi xào nấu, thoảng vào một âm thanh dìu dặt mơ hồ mà sau này tôi mới biết ấy là những khúc nhạc của Chopin. Cách nhau một con đường, căn nhà phủ đầy hoa ti gôn và những đứa trẻ mặc áo đầm trắng, nơ hồng, ẩn hiện như một thế giới xa vời. Nửa đêm, trong những cơn mơ tuổi thơ chập chờn, tôi giật mình tỉnh giấc bởi tiếng la : “Tau xởn, tau xởn” và bác Mười hớt tóc chạy quanh, tay nhăm nhăm kéo, rượt theo bác gái chân quíu vào nhau với mớ tóc dài xõa xượi. Buổi tối ấm áp cả nhà quây quần trên chiếc chõng tre cập kênh. Tô nước phở tỏa hương thơm phức đưa những muỗng cơm rất trơn. Có lần bị mất điện, đứa em thứ hai dẫy chân dỗi ăn, chiếc đèn dầu ngã vào chân tôi làm thành một vệt bỏng dài.

Mùa hè, trời đứng gió, những con thiêu thân bay đầy các bóng đèn. Suốt mấy tháng, ba mẹ tôi cứ thao thức vì đứa em nhỏ chưa đầy năm đi tướt. Khuôn mặt như thiên thần của em xanh lướt, một vẻ đẹp mong manh lạ lùng làm ai đi qua cũng ngoái nhìn. Mùa thu, chợ ven sông đầy rau xanh và quả lạ. Nhớ làm sao món quà mẹ chia cho. Trái thị vàng ươm chơi chuyền rất vừa tay, lòng sung sướng vì lần đầu tiên có cái đáp tặng bạn. Chơi mỏi, cả lũ nhấm nháp, những chiếc răng sữa nhằn mãi cái hạt thị như kéo dài một niềm vui không chán. Sớm mai, nhiều lần cô bé là tôi đứng ngẩn ra nhìn chú Phùng, người đàn ông bị liệt chân, hai tay mang dép, lết ra từ Viện Tế bần. Như hẹn trước, những người đàn bà đội những bó rau muống to và dài, xanh ngút ngát, đi như chạy từ ngoại ô vào, một vài bàn tay khẽ khàng lật chiếc mũ vải nhàu nhĩ trên đầu ông, nhét vào đó đồng tiền lẻ ẩm ướt, mở hàng.

Một chiều đầu năm, tò mò đi theo những người tảo mộ. Vui chân, không biết đường xa, hai chị em tôi lạc vào một thế giới lạ lùng. Một thành phố khác : thành phố của mộ bia. Bóng chiều dâng lên nhanh quá. Mắt tôi đầy cỏ may và nhang khói. Đôi chân bé ngập trong mặt đất bao la, rụng rời vì mỏi và một nỗi hãi hùng chưa từng thấy. Những tiếng quạ bay quàng quạc làm chúng tôi giật thót từng hồi. Đi loanh quanh không thấy một bóng người, trong nỗi tuyệt vọng cùng cực, chúng tôi ôm nhau òa lên khóc. Lúc ấy, tiếng lê người quen thuộc của chú Phùng vọng đến. Lựa lúc chợ tàn, xin được bó hoa ế cuối ngày, chú lết ra thắp nhang cho vợ.

Hội An lần ấy được bồi thêm lớp phù sa mới sau này, với những cuộc lưu trú ngắn và ghé qua thoáng chốc. Mùa hè năm 7 tuổi theo cha, bỡ ngỡ trong thế giới sách vở và phim ảnh. Sẽ không còn cuốn sách nào hấp dẫn hơn cuốn sách Hồng Ông Đồ bể và Cái ấm đất. Sẽ không tìm thấy cuốn truyện có minh họa nào lộng lẫy hơn Chú bé tí hon và Bạch Tuyết và bảy chú lùn của Perrault. Tôi đã đọc chúng trong tiếng sông rạt rào chảy sát sau nhà trọ, hay là tiếng đập háo hức của trái tim mình, nào có biết. Tôi đã ngoạm sâu vào trái ổi xá lị lòng đào ngọt mềm và hình dung nàng Bạch Tuyết ngây thơ cắn vào trái táo đỏ của bà Hoàng hậu. Nhẩn nha thưởng thức dĩa xôi buổi sáng vàng ươm, tôi thèm chén nước vối của anh Ba (*) hạnh phúc.

Với Hội An, tôi có khái niệm ngày cuối tuần. Và thứ bảy là biểu tượng của sự thụ hưởng chỉ dành cho người thành thị : bộ phim đầu tiên tôi được xem là ở cái rạp hát duy nhất của thị xã. Hoa mắt bởi những tấm affiche đầy màu sắc, ngẩn ngơ vì những bóng nam thanh nữ tú, ngập tai bởi những âm thanh và cuối cùng sững sờ vì những hình ảnh và câu chuyện trong phim, tôi bị một đêm mất ngủ. Từ đó, tôi hiểu rằng có một thế giới mênh mông ngoài kia luôn mời gọi những tâm hồn khát khao phiêu bồng. Cũng hình thành từ đấy, cái thú dạo chơi và ngắm nhìn. Những con phố hẹp quen- mà- lạ của Hội An, chân đi không đủ mỏi, khi về lòng cứ bâng khuâng. Mỗi lần qua chùa Cầu, bước tôi rón rén, tim tôi hồi hộp, mắt cứ dán vào những chú chó gỗ lưỡi khô trong ánh chiều chạng vạng. Nhiều năm sau, nhớ lại, tôi chợt nghĩ, chiếc cầu bé nhỏ kỳ lạ này lại là một ám ảnh lớn nhất đối với tôi về cây cầu.

Khi xây cầu để nối đôi bờ, hình như nhà kiến trúc còn muốn gửi tặng con người Hội An một chiều nối khác thuộc về tâm tưởng. Từ ấy, những bèo bọt của bể dâu đã dừng lại bên ni cầu, giữ cho Hội An cái trong ngần tĩnh lặng. Dòng sông, cây cầu, thế đất và cái tên được đặt như một ước vọng, đã làm nên phong thái người Hội An. Ký ức tôi ghi lại hình ảnh một chị Thúy tóc mềm lả lướt, giọng nhẹ bâng. Những người phụ nữ Hoa da trắng mát, mắt dài ngồi lơ đãng nhìn người qua lại ở cửa hàng Phi Anh, Phi Yến, sang cả và lãng mạn. Dì bán rau gọn gàng và tinh tế trong trang phục và gánh hàng. Bác Tàu già gầy gò đen điu đội nón nan, cười nhăn nheo bên phố rêu, thong thả múc những chén lục tào xá ngọt lừ bốc khói.

Một vài lần hiếm hoi, cả nhà được “kéo ghế”. Tôi nhớ mãi cái quán cao lầu gió hiu hiu. Tô nước dùng nóng, ánh một váng mỏng mơ hồ quyện vào màu xanh non của húng quế. Những sợi cao lầu chạm vào đầu lưỡi, thoạt tiên nghe hơi sượng, rồi dìu dịu, đầm đậm, vương vấn mãi một vị không thể gọi nên bằng lời của lúa gạo và tro than, của đất và nước sông Hoài. Khi ra về, trên tay trĩu nặng chiếc bánh su sê xanh biếc màu lá dừa như món đồ chơi xinh, ấm áp nghĩa tình.

Thế mà đã lâu lắm rồi tôi không trở lại. Đứa em cùng thơ thẩn ngày xưa đã bay theo một cung đường khác khi chưa đến tuổi 20. Phố thị ấu thơ vẫn canh cánh bên lòng một lời hẹn. Rồi tôi sẽ về. Sẽ cùng lang thang đi tìm dấu chân thơ dại. Sẽ cùng ngồi thả chân trên bờ nước sông Hoài, tìm chút bình yên. Dẫu mùa trăng hay đêm sao, Hội An ơi, hãy thức đợi tôi về.

NGUYỄN THỊ THANH XUÂN

Catégories
ABPDN

Premier site internet BP

http://blaisepascaldanang.fr/spip/

.

Le site http://www.blaisepascaldanang.fr/spip/ a été créé en 2005, au même moment que l’Amicale Blaise Pascal Danang, pour faciliter les contacts, les échanges entre les anciens pascaliens et … le reste du monde 🙂
Après un début timide, grâce aux contributions des uns et des autres, le site se développe et devient un point incourtournable dans la vie de la communauté pascalienne.

En 15 ans d’existence, il a emmagasiné plus de 600 pages, enregistrant les nouvelles, les créations ou les temps forts de notre communauté. En dépit de quelques moments hors ligne, et jusqu’à sa fermeture définitive le 15 mai 2020 pour raison technique, le site a accueilli plus de 400.000 visites.

Que vous ayez été acteurs ou simplement visiteurs, soyez remerciés d’avoir aidé ce site à devenir ce qu’il a été.

Une page est tournée.

Vive le nouveau site!
https://www.blaisepascaldanang.fr/

.

Statistiques enregistrés le 7 mai 2020

.

Catégories
Archives_Vos Messages

Archives 11 – 15 Sep 2010 – 31 Dec 2010

31-12-2010
Hubert R.

Vœux pour le Nouvel An. Il fallait y penser !

Maintenant que 2010 va 10paraître, accueillons sans 10cuter et sans grands 10cours cette nouvelle année !
Prenons de la 10tance avec les 10cordes et les 10putes.
Nous 10posons de 365 jours pour se 10tinguer 10crètement en 10tribuant amour et tolérance autour de nous.
Mais n’oublions pas, tout de même, de nous 10traire tout en étant 10ponible pour les autres.

Bonne année 2011 et bonne santé à tous.


31-12-2010
Minh Châu (RM)

A Night in Macau ….
http://www.youtube.com/watch_popup ?v=uI2kO4qTi80&vq=medium

Duo Maintenant. Enjoy !
http://www.youtube.com/watch ?v=JGq4k8RMe9o&feature=player_embedded


31-12-2010
Phan Tan Bang (BP72)

Les beaux paysages du Viet Nam
Viet Nam virtual tour
http://www.vietnam720.com/Other-Parts-Tours.html

La belle Kieu Chinh et la bête :
http://bantin.com/thot-tim-hoa-hau-dien-anh-kieu-chinh-chup-nude-cung-tran-doc.html


30-12-2010
Thuy Diep (RM)

A Wonderful Story
http://www.coffeefriends.ca/2010/10/22/this-is-a-wonderful-piece-by-michael-gartner/


30-12-2010
TU VU

VIỆT VĂN MỚI – NEWVIETART
http://newvietart.com/
THÂN CHÚC QÚY VỊ :NĂM 2011 BÌNH AN – HẠNH PHÚC


28-12-2010
Nguyen Bui Nhan (BP74)

The (3 year old) conductor
http://www.youtube.com/watch ?v=0REJ-lCGiKU&feature=player_embedded

Le batteur heureux
http://www.youtube.com/watch ?v=3s_XrkF2hAQ


28-12-2010
Anne T.

lecture = lcetrue
Vois si ta mémoire est encore alerte …
http://www.lespasseurs.com/chroniques_arcturius/ ?p=2704


24-12-2010
Compilation of Christmas songs by :

Nguyen Ngoc Hung BP61
-  Oh !Holy Night by Mahalia Jackson
Cao Huu Hai BP72
-  Celtic Women
Jeannie B.
-  Let it be Christmas everywhere
Marie-Florence Dao BP63 – 50 Christmas songs


24-12-2010
Doan thi Ngoc lan (BP72)
Gui BP72

Chúc các bạn một Giáng sinh đầy ơn thánh và một năm mới tốt lành !

Quà Giáng Sinh Cho Cha (Christmas Day in the Morning by Pearl S. Buck)


24-12-2010
Truong Huu Luong (BP61)

Cac ban BP khap noi than-men,
Xin chuc cac ban BP moi noi, mot mua Noel vui-ve va mot Nam Moi tot-dep. _Tien day xin goi den cac ban 1 vai hinh-anh cua cac BP Montreal trong bua tiec tat-nien 2010 tai nha BP60 THL.
Buoi hop mat don-so,vui-ve, nhe-nhang, khong co le-nghi quan-cach, khong co dien-van, dien-dan, khong co thuyet-trinh, thuyet-phap, …gap nhau cuoi cuoi noi noi, an-nhau, dau lao….vui qua.
Tham hoi tat-ca.
Than-ai
THL


22-12-2010
Le Khoi (BP72)
A BP72

Enjoy !
North Point’s iBand
http://www.youtube.com/watch ?v=F9XNfWNooz4&feature=player_embedded


22-12-2010
Vinh Khoa (BP68)

A JCB, BP68
C’est une illustration avec la cathedrale de Bourges commandee par la ville de Bourges ; le maire en fait une carte de voeux et des affiches pour ses electeurs.
J’avais pense redessiner la cathedrale de Liege a la place, avant de vous envoyer la carte mais …
Bonne journee a vous tous
Khoa

.


20-12-2010
Du Thanh Khiem (BP70)

Gởi bà con BP70 đọc chơi :
-  Un Liégeois à l’honneur au Vietnam : Charles Van den Born, cent ans après
http://lecourrier.vnagency.com.vn/default.asp ?xt=XT34&page=newsdetail&newsid=68262

Khiêm


20-12-2010
Dang Tien (BP60)

RESEAU ASIE – IMASIE (CNRS/MSH)
ATELIER DE TRADUCTION POETIQUE
« Traduire en français l’expression de l’amour dans les poésies de l’Asie orientale, de l’Inde et de la Perse »

Journée thématique
21 décembre 2010
Maison de la Culture du Japon à Paris
http://www.reseau-asie.com/agenda/ateliers/traduction-amour-asie/


19-12-2010
Chau Khac Hoa (BP63)

Tan Le, a prodigy
She is co-founder of Emotiv Systems, a neuro-engineeringcompany that has developed breakthrough interface technology for digital media that takes inputs directly from the brain. Emotiv’s vision is to revolutionize human-computer interface in the same way the graphical user interface did 20 years ago.
http://www.inc.com/magazine/20081201/reality-bites.html (Article)
http://www.youtube.com/watch ?v=j-CEojSgLsY&feature=watch_response
http://www.youtube.com/watch ?v=40L3SGmcPDQ&feature=channel (Tan Le show)


19-12-2010
Cao Huu Hai (BP72)

It looks like it will be a busy week-end for photographers in Paris
http://www.flickr.com/photos/tavallai/sets/72157625498797633/with/5271111679/


18-12-2010
Pham Ngoc Lân

Nhan co tuyet roi dau mua ben Phap, moi quy anh chi va quy ban nghe bai Tombe la neige, loi Viet cua Pham Ngoc Lan :
http://my.opera.com/phamngoclanguitar/blog/tombelaneige
Than men,
PNLân


16-12-2010
Nguyen Bui Nhan (BP74)

Heart to Heart
“Kính mời quý vị theo dõi chuyện kể của Linh mục Martino Nguyễn Bá Thông (clip 2) trước. Nếu có thời gian, các anh chị sẽ trở lại xem clip 1 để hiểu rõ hơn về thân thế của Linh mục.”

Kristine Sa & Father Martino Thong Nguyen (“Heart To Heart”)
Clip 2 :
http://www.youtube.com/watch ?v=6rx67NlUE9Q&feature=player_embedded
Clip 1 :
http://www.youtube.com/watch ?v=C-xWzaBuzOc
Hong Yao Minh wrote :
If you want more info and/or to lend a hand (click on “Donate” at the top of the web page)…
  http://www.onebodyvillage.org/ A couple of years ago, my wife and I attended a fundraising event (for this cause) hosted by her high school alumni (Gia Long). It was quite a successful event raising a sizeable donation in one evening. Even though it is just a few bucks from us here and there, it means meals and lodging for many unfortunate children and/or in some cases, helping some of them escaping the man-made hellhole on earth…
Well, the season of giving is here. Perhaps, some of us can give a gift, not just any gift but… a gift of an improved life to these ill-fated children.

Happy holiday season to you and yours. Take care.


14-12-2010
Isaac B. (JJR)

Aerial Photos by Yann Arthus-Bertrand
http://justpaste.it/3ky


12-12-2010
Jany R.

Bière et Culture dans une brasserie d’Espagne.
Rafraichissant !
http://www.youtube.com/watch_popup ?v=NLjuGPBusxs&vq=medium


11-12-2010
Huynh thi Bich Dao (BP60)

Cuối tuần mời các bạn nghe nhạc sĩ Nguyễn văn Thương nói chuyện với ca sĩ Hồng Nhung về bài nhạc Đêm Đông :
http://www.youtube.com/watch ?v=3YL9UYAPKPk

Đêm Đông qua giọng hát Hà Thanh :
http://www.youtube.com/watch ?v=uv1waY198ho
BD


8-12-2010
Hong Yao Minh (BP73)

Simply awesome !
Pas de deux – LE PLUS GRAND CABARET DU MONDE
http://www.youtube.com/watch ?v=GsTqmEeBKhw&NR=1


7-12-2010
Cao Huu Hai (BP72)
To BP72
Subject : Chi TLe ’s Dad

Kouo De Ming wrote :
Hi All,
I just heard that chi Tuyet Le’s Daddy passed away at home this morning. Arrangements for the funeral will be posted later.
Hai, please announce to everybody. Kouo De Ming


5-12-2010
Thuy Diep (RM)

Xin mời nghe 300 Học sinh Úc Đại Lợi ở Sydney hợp ca “Lý Con Sáo”
Thật cảm động khi nghe những em nhỏ (đại đa số) không phải là người Việt, dễ thương, hát rất rõ nhạc quê hương mình…..
Xin mời Quý Vị cùng lắng nghe.
http://www.youtube.com/watch ?v=SgjskfobRbA&feature=player_embedded

Xin mời nghe thêm “Cô hàng nước” :
http://dantri.com.vn/c135/s135-423842/xon-xao-chang-tay-hat-co-hang-nuoc-cuc-chuan.htm


4-12-2010
Dang Tien (BP60)

Gứu các bạn :
Hôm qua, đi xem xiếc Việt Nam tại Orleans, rất hay.
Link dưoi đây, có hình.
Chúc cuối tuần vui,
Thân,ĐT

Mon village – Làng Tôi – Nouveau cirque vietnamien
http://www.avoodware.com/blog/files/lang-toi.html

MỘT MẪU XIẾC MỚI : LÀNG TÔI
-  http://chimviet.free.fr/truyenky/voquangyen/vyen068.htm


3-12-2010
Oanh Mai

Cơ bản Thao Diễn / One of the BEST
http://sorisomail.com/email/16993/exibicao-de-banda-militar–um-espectaculo-imperdivel.html


3-12-2010
Huynh thi Bich Dao (BP60)

Moi cac ban xem cho biet :
Bức tranh thêu lịch sử Việt Nam
http://www.anviettoancau.net/anviettc/index.php ?option=com_content&task=view&id=2486

Vinh Khoa wrote :
Trong vai the ky nua, ai biet, buc tham theu nay se tuong dduong voi buc tapisserie de Bayeux sau dday :
http://fr.wikipedia.org/wiki/Tapisserie_de_Bayeux


26-11-2010
Lily L.

To all with love at Thanksgiving !

Words of Wisdom from the Dalai Lama
www.tintuccaonien.com/slideshows/DatLaiLatMa.pps


25-11-2010
Dang Tien (BP60)

Gu+i cac ban,
To^i co ddi dzu+ cuo^c dda^u gia nay :
Ai đã mua được bức tranh CHIỀU TÀ của Hàm Nghi ?
Tha^n, DT


24-11-2010

Sortie du film “ L’Empire du Milieu du Sud
Sur des images d’archives inédites du monde entier qu’accompagnent des textes de la littérature vietnamienne, française et américaine, Jacques Perrin et Eric Deroo retracent l’histoire fascinante et douloureuse du Viêt-nam, de la colonisation française à la chute de Saïgon.

“L’Empire du Milieu du Sud” : l’âme et l’histoire du Vietnam
http://www.lemonde.fr/cinema/article/2010/11/23/l-empire-du-milieu-du-sud-l-ame-et-l-histoire-du-vietnam_1443892_3476.html


23-11-2010
Pham Anh Dung

Mời đọc :
Tổng Y Viện Duy Tân DNG (1967-1973)
http://www.svqy.org/duytan.html


21-11-2010
Nguyen Dinh Tham (LFH60)

Thân gởi các bạn,
Frissons en Si Bémol Majeur !
Jackie Evancho “Pie Jesu” America’s Got Talent TOP 10
http://www.youtube.com/watch ?v=6ar0r02FZng
http://www.youtube.com/watch ?v=iiM9QVdJyVQ


19-11-2010
Dong Hanh

Invitation à l’Assemblée Générale
Samedi 20-11-2010
.


19-11-2010
Thuy Diep (RM)

Gui cac ban tin vui tu Canada :
-  Kim Thúy rafle le Prix littéraire du Gouverneur général
-  Kim Thúy – Giải văn chương Canada 2010


18-11-2010
Dang Tien (BP60)

Gứi các Bạn tư liệu về vua Hàm Nghi và các vua Nguyễn bị lưu đày.
Thân, DT

Đường Xuyên Việt ― vừa đi vừa đếm bước…
http://www.toquoc.gov.vn/Thongtin/Ky-Niem-Lich-Su/Duong-Xuyen-Viet-Vua-Di-Vua-Dem-Buoc.html


17-11-2010
Huynh thi Bich Dao (BP60)

Mon an cua vua chua ngay xua ! Moi doc cho biet …

Người giữ bí quyết làm “nem công chả phụng”
http://www.news.festivalhue.com/nguoi-giu-bi-quyet-lam-nem-cong-cha-phung.htm


13-11-2010
Nguyen Xuan Quang (BP63)

Rảnh rỗi xin mời các Bạn vào đọc số blog hôm nay. Sau số này tác giả đi chơi xa, hai tuần nữa mới có số blog mới.
Trong số này :
-   HỒ ĐỘNG ĐÌNH (PHẦN 1).

www.bacsinguyenxuanquang.wordpress.com


13-11-2010
Cao Huu Hai (BP72)

Earlier today (Nov 12), in Guangzhou, China, the Opening Ceremony for the 16th Asian Games took place, with lavish stagecraft, costumes, fireworks and performers welcoming participants. Some 14,000 athletes from 45 countries and territories will compete in 42 sporting disciplines until November 27.

China dazzles – again.
http://www.boston.com/bigpicture/2010/11/2010_asian_games_opening_cerem.html


11-11-2010
Isaac B. (JJR)

A Harmonica in Carnegie Hall – awesome !
http://www.wimp.com/harmonicacarnegie/


Colloque sur Ha Noi le 8 et 9 novembre 2010

Inscription gratuite par Internet ou par téléphone.
http://www.reseau-asie.com/agenda/colloques-journees-d-etudes/vietnam-histoire-colloque-hanoi/

Hà Nội mùa thu
http://www.youtube.com/watch ?v=DXlRdVc7pX0


4-11-2010
Pham Anh Dung

“Thời gian ở trường Y khoa, đó thực sự là những năm xanh của một đời người. Không phải chỉ có học, chúng tôi còn có những bận rộn ngoài chuyên môn y khoa như hoạt động sinh viên và cùng với các bạn trông nom tờ báo Tình Thương. Tờ báo ấy ra đời trong một hoàn cảnh và thời điểm đặc biệt ngay sau biến động tháng 11 năm 1963. Ý kiến ra báo có lẽ là từ nhiều người, như các anh Trần Xuân Ninh, Phạm Đình Vy, Phạm Văn Lương… Với manchette báo mang tên Tình Thương, ban đầu doPhạmĐình Vy đứng tên Chủ nhiệm, Nguyễn Vĩnh Đức Chủ Bút, Trần Xuân Dũng Tổng Thư ký, Nghiêm Sỹ Tuấn Thư ký và Vũ Thiện Đạm là Thủ quỹ. Với đường lối được ghi dưới tên báo : cơ quan tranh đấu văn hóa xã hội của sinh viên Y khoa…”

Mờiđọc” Nguyệt san Tình Thương 1963-1967 ” do BS Ngô Thế Vinh viết :
http://www.svqy.org/tinhthuong.html
PAD


4-11-2010
Luong Quoc Chan (BP60)

Cac ban CFdT va BP than men,
Chi Bich, ba xa cua ban Nguyen Hien, nho+ toi chuyen loi cam on sau xa nhat cua chi ay va gia dinh den cac ban da email phan uu, tham hoi va gui cac vong hoa phung dieu.
Than men,
LQC

—- Forwarded Message —-
From : Hien Nguyen
Sent : Tue, November 2, 2010 8:41:48 PM

Anh Chan than men,
Vua nhan duoc Email cua anh toi voi tra loi ngay. _ Truoc het, toi xin nho anh gui loi cam on sau xa nhat cua toi va gia dinh den cac ban cung khoa BP60, cac anh chi bananh Hien … Khi con song, anh Hien rat tran qui nhung qui vi nay, ban hoc cung truong College Francais de Tourane.
Cac anh chi da Email phan uu, tham hoi, gui cac vong hoa phungdieu (mac du chung toi de xin mienvong hoa vay ma chung toi cung nhan khoang 35 chiec, vua vong hoa vua binh hoa, that vo cung cam dong.)
Mot lan nua, xin nho+` anh gui loi cam on cua chung toi nhe. Xin anh cho toi dia chi de toi co the gui dia tang le ve cho anh hay toi se nho con toi forward ve cho anh.
Bich Tran.
TB : Thua anh, sau khi mo tim, anh Hien con bi nhung giai phau khac. Anh bi hanh xac rat nhieu, nen di som thi anh do dau hon.


2-11-2010
Le Duc Quang (BP72)
A : BP72

Chers amis,
Voici une histoire de trains qui me serre le coeur. Que c’est triste de voir tous ces “joyaux” nationaux et cette mémoire partir à l’étranger …

Đầu máy hơi nước Đà Lạt hồi sinh ở Thụy Sĩ
http://dulich.tuoitre.vn/Index.aspx ?ArticleID=407320&ChannelID=100


2-11-2010
Nguyen van Chuong (BP68)

Gui Thong va BP68 mot bai viet ve Hanoi cua mot co nang Hanoi :
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culture/2010/09/100924_hanoi_feelings.shtml HomquangheKhoanhacdenHue,tu nhien nho+ qua .
Than .
Chuong .

Mời đọc thêm :
“Phố vẫy” ở Hà thành
http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/phongsukisu/467018/index.html


31-10-2010 _PhamAnhDung

Biệt ly nhớ nhung từ đây…

“Lưu Luyến Chia Tay
Nói lời chia tay không bao giờ là điều dễ dàng, nhưng Bích Huyền ước mong cuộc chia tay giữa chúng ta trong chương trình cuối cùng này chỉ là sự ngọt ngào, thân ái và yên bình…”

Mời nghe chương trình Thơ Nhạc cuối cùng của Bích Huyền sau 16 năm phát thanh qua đài VOA :
http://www.voanews.com/vietnamese/news/poetry-music/luu-luyen-chia-tay-10-29-10-106348423.html


30-10-2010
Ton Nu Nhu Hanh (BP74)
To : BP60
Subject : Dam tang anh Nguyen Hien

Cac anh chi than men,
Hom qua em ghe nha quang hai lan.
Mot lan la luc gia dinh lam le voi may Thay va mot lan buoi chieu, luc lam le phu quoc ky len linh cuu anh Hien, rat long trong.
Em cung da mang thiep den nha quang vi danh sach ten dai qua. Ke ca chi Nhu Duong nua la den 15 ten lan.

Co rat dong nguoi di vieng va di dua dam. Nhieu nhan vat co tieng tam trong cong dong va ca bao chi truyen thong. It nhat cung phai den 200 nguoi hay hon.
Con va chau cua anh Hien len noi loi tu biet rat thong thiet cam dong. Phan dong trong nhung nguoi di tham du ai cung khoc.
Sang hom nay em ghe lan cuoi truoc khi lam le hoa thieu. Chi vo anh Hien co cho em biet la chi da bo mot canh hoa tu+ vong hoa cua minh (College Francais de Tourane va BP) vao quan tai voi anh Hien roi, tuy nhien sang nay khi di vieng linh cuu lan cuoi truoc khi dong nap ao quan, em cung co de vao them mot canh hong nua.

Anh Hien luc song ai cung thuong nen ra di ai cung khoc va luyen tiec.

Chuc cac anh chi mot buoi toi an lanh va vui ve.
Em H.


28-10-2010
Dang Tien (BP60)

Dinh Cuong & Nguyen Dinh Thuan
Exposition du jeudi 28 octobre au samedi 6 novembre 2010
ANNAM HERITAGE
3 BIS RUE CLER
75007 PARIS

Dinh Cuong, la source résurgente par Dang Tien


26-10-2010
Amicale BPDN

Chers Amis,

L’Amicale BPDN a la tristesse de vous annoncer la disparition de l’un de ses membres, anh Nguyen Hien (BP60) . Anh Hien est decede le 23 Octobre 2010 a Palo Alto (Californie) apres avoir lutte courageusement contre une longue maladie.

Ses obseques auront lieu le samedi 30 Octobre 2010 a Oak Hill Funeral Home (San Jose).

Nous presentons nos sinceres condoleances a la Famille de anh NguyenHienet la prions d’accepter l’expression de nos profonds regrets et de notre sympathie.

Bien amicalement,

ABPDN


26-10-2010
Vo Dinh Ngoc (BP60)
Sublect : Thuong Tiec Nguyen Hien

Thua cac ban,
Co mot nguoi ban cua Hien o Viet Nam co goi 4 cau tho thuong tiec Nguyen Hien, xin phep pho bien :
Ban vua yen nghi hom qua
Chot nghe tin bao xot xa vo cung
Tinh con vuong mai truong chung
Tai trai su nghiep vay vung quen sao.
Nguyen Dinh Quoc

Ban Quoc cung hoc College DN voi Vuong Ngoc Diep, Nguyen Thieu Hao, VDN….
Than
VDN


26-10-2010
Vuong Ngoc Diep (BP60)
Subject : Thuong Tiec Ban Nguyen Hien

Một Giấc nghìn thu Bạn ngủ yên
Hết lo, hế khổ, hết ưu phiền
Âm thầm một phút xin truy niệm
Thương tiếc người xưa Bạn Nguyễn Hiền

VNDiêp


24-10-2010
Co Bach Thai Ha
Gui : Minh Tam

Doc thu MT, Co rat mung.
Co cung dinh viet mail bao tin MT : ngay mai Co sang My ba thang, tham gia dinh cac em Thien Huong, Hao va di croisière Hawaï, Tahiti .
Co chuc MT va cac Anh, Chi, Em BP luon vui khoe.
Co Ha


24-10-2010
Marie-Odile F.

Si vous projetez de vous balader, ce site vous propose des endroits charmants, très sympathiques…
Nous avons testé et avons été très contents.
A faire suivre autour de vous….
MO

http://e-romantic-hotels.com

19-10-2010
Le Duc Quang (BP72)
A : Cao Huu Hai, BP72

Chers amis,
Messages bien recus. Merci pour votre attention. Toutes les “bonnes nouvelles” pour le Vietnam en 2010 viennent de la “Mer de l’Est”, on dirait …
Megi, on s’y prepare. Les cartes de previsions de Hai sontde qualite. Merci encore.
Par contre, dans certaines provinces du Nord comme Nghe An, Ha Tinh, Quang Binh, il n’ y a plus rien a preparer : depuis plusieurs jours, l’eau est montee jusqu’au toit, les gens ont tout perdu… Heureusement, les nouillesleurtombent ducielparhelico.Unpeu comme dans la Bible : les”mana” tombent du ciel. Une seule difference : ceux qui traversaient le desert gardaient leur foi. Pour nos pauvres compatriotes, ce n’est pas le cas…
Amities.
Quang Ledingue

http://www.vnbaolut.com/

16-10-2010
Dao thi Ngoc Trang

Được tin buồn bác Bác Bữu Duệ née Huỳnh Thị Lợi Maman của anh Vĩnh Hàng – học lớp với MF và Vĩnh Sang tức là chị của Bà Sĩ Nội (maman của Hồng, Phát, Liên ở Đanăng), Bác Bữu Duệ đã qua đời ngày Otober 11, 2010 tại Los Angeles hưởng thọ 96 tuổi.

Gia đình Ông và Bà Đào Hòa Nam ở Đanăng Thành thật chia buồn cùng anh Vĩnh Hàng, Vĩnh Sang và gia đình Ông/Bà Sĩ Nội.
Marie Florence Dao Thi Ngoc Trang


14-10-2010
Chung Cao Thang (BP63)

From : vinh-sang
Subject : Le deces de ma mere.
To : anguyen554
Cc : luuhuutinh, loveql Date : Thursday, October 14, 2010, 4:51AM
Cher Andy,
Je suis arrive’a Los Angeles direct de Munich le week-end dernier (8.10.10) a l’appel urgent de mon grand frere Vinh Hang pour pouvoir etre au chevet de ma mere agonisante. Elle est partie dans la plus grande serenite,sansdouleur et sans maladie, vers d’autres cieux plus etheres pour rejoindre mon pere, a l’age de 96 ans dans la soiree du 11 octobre 2010.
Par cesquelquesmots,je voudrais te demander la faveur d’annoncer son envol sur ton site yersinien.
Beaucoup d’ entre nous, y compris toi-meme, avaient connu ma mere, madame Buu Due, nee Huynh Thi Loi, cette petite femme qui avait le pouvoir de semer des mots gentils, marin’es dans une sauce de charme irresistble et le tout remue dans un cocktail de gestes adorables.
Cette Grande Dame de la Cour Imperiale, cette petite personne sans pretention mais comblee de dignite, restera simplement dans le fort interieur de mon frere et du mien,… une simple et parfaite mere-poule dans tous les sens du mot.
Elle s’ est envolee, on dirait meme, avec un petit sourire coquin au coin des levres, comme pour annoncer son arrivee imminente a mon pere et qu’il a interet a lui reserver LES prochains tangos a deux, sans devoir penser a leurs courbatures et rhumatismes de leurs ages bibliques.
Que ces quelques mots puissent les accompagner dans ce “pas a deux” aux sons des harpes celestes et … prions pour elle.
Un Grand Merci et bien a vous tous.
Vinh Hang et Vinh Sang
Les 2 derniersmohicans de la famille.

PS :LuuHuu Tinh etLuuNgoc Quan , vous seriez tres gentils d’ annoncer aussi SVP cette annonce aux copains et copines du Lycee Francais Blaise Pascal de Danang . Merci.


9-10-2010
TỪ Vũ

VIỆT VĂN MỚI – NEWVIETART
TÁC PHẨM CẬP NHẬT :http://newvietart.com/index.html


9-10-2010 _NguyenThuyLoan(NH76)

Click Les Feuilles Mortes for the whole album


9-10-2010
Nguyen thi Lan Anh (BP70)

Enjoy !
Paris Panorama
http://www.paris-26-gigapixels.com/index-en.html


6-10-2010
Le Khoi (BP72)

Thân Trọng Uyên Phương …Ta`i sắc vẹn toàn……Rat hay !

http://www.youtube.com/watch ?v=iuJhhv6tAYk&feature=related _http://www.youtube.com/watch ?v=_MpFLdzqC2o _http://www.youtube.com/watch ?v=KwMA97_zxlY&feature=related


3-10-2010 _Cao Huu Hai (BP72)
To BP72

Houston weather has cooled down noticeably. The brutal summer heat and humidity are gone.We arein asecond week of exquisite weather with humidity less than 30%. Hopefully, this weather will last until next week when twenties of BP72’s will come to Houston for Vi’s daughter wedding.
Here is a sample of pictures fromthe “BigPicture”. You can seethe rest here : _http://www.boston.com/bigpicture/2010/09/fall_is_in_the_air.html


3-10-2010
Pham Anh Dung

“Mưa buổi sáng về như hoa nở trắng
Muà thu nào lá đỏ phía sau lưng
Em ở đâu trong nỗi nhớ khôn cùng
Khi tiếng hát vẫn dài theo cơn mộng…”

Mời nghe Cơn Mưa Đầu Và Tiếng Hát Em (thơ Phạm Ngọc, nhạc Phạm Anh Dũng) Quang Minh hát (mp3-196) :
http://www.esnips.com/doc/aa3de120-2d63-4b85-9b9c-980e4c319bd3/ConMuaDauVaTiengHatEm-QuangMinh
PAD


3-10-2010
LamQuang Nga (BP70)

Taiwanese Magician Lu Chen passed through a glass magically in his TV special …
http://www.youtube.com/watch ?v=JsTBma3JEqY&NR=1


28-9-2010
Dang Tien (BP60)

Tổng quan về hồi ký Tô Hoài
http://www.diendantheky.net/2010/09/tong-quan-ve-hoi-ky-to-hoai.html


27-9-2010
Minh Chau (Regina Mundi)

Pour les amateurs de Claude Monet
http://www.monet2010.com/fr#/home/


27-9-2010
Christa V.D.

This is the new “wear your seatbelt” ad the UK is doing – started by some dude not hired to do it, but because the cause is important to him, he came up with this idea, and now it’s being hailed across the world as a ‘beautiful’ commercial.
The video has become so popular with the general public that people are forwarding it to friends/family on their own.

http://www.embracethis.co.uk/


23-9-2010
Dang Tien (BP60)

Chers amis,
Dans la revue Grands Reportagesde Septembre 2010, il y a des articles et belles photos du Viet Nam. _A ne pas rater,
Amities, DT
Rappel : Telerama hors serie, sur Monet


23-9-2010
Huynh thi Bich Dao (BP60)

Gui cac ban coi cho+i de nho+ lai mot thoi da qua …

Xe gắn máy tại miền Nam trước 75
http://saigonecho.com/main/doisong/tailieu/21505.html


21-9-2010
Vinh Khoa (BP68)

Opera Company of Philadelphia “Flash Brindisi” at Reading Terminal Market
http://www.youtube.com/watch ?v=_zmwRitYO3w


20-9-2010 _NguyenXuanDung (BP72)

Để nhớ về Đà Nẵng trong chốc lát các bạn nhé…
http://www.youtube.com/watch ?v=C3SNlzus1x8


18-9-2010 _Hình Ảnh Hội Ngộ Quảng Đà 2010 Las Vegas

http://www.quangda-dfw.org/

18-9-2010 _Nguyen Xuan Quang (BP63)

Xin mời đọc số blog hôm nay :
* Trống Đồng Là Trống Biểu của Hùng Vương (Phần 1)
(Bài Nói Chuyện tại buổi Họp Mặt Văn hóa PHONG CHÂU MỞHỘITIÊN RỒNG tại San José, ngày 12 tháng 9, 2010 (TRỐNG ĐỒNG ĐÔNGSƠN).


18-9-2010
Pham Anh Dung

Mời nghe Chương Trình Thơ Nhạc với Bích Huyền :
Mùa Thu trong Nhạc và Thơ


16-9-2010
Tony Ho

One Vietnam Connects Vietnamese Community
http://www.asianweek.com/2010/09/13/onevietnam-connects-vietnamese-community/


15-9-2010 _Huynhthi

Modifier cet article