Mặc dù đã được tin Thầy lâm bệnh từ mấy tháng nay, nhưng tin Thầy qua đời vẫn làm lòng con quặn thắt. Đã bao lần con tự hẹn với mình là về Đà Nẵng con phải đến vấn an sức khoẻ Thầy, nhưng rồi cuộc sống cứ cuốn hút con để đến khi được hung tin thì bàng hoàng thấy mình có lỗi quá nhiều vì đã có lúc lãng quên vị Thầy đáng kính đã cho mình bao nhiêu điều qúy giá.
Kính thưa Thầy, Thầy đã đóng góp một cách thầm lặng vào việc hình thành nhân cách của biết bao học sinh Collège va Blaise Pascal tụi con. Tuy phải dạy tiếng Việt như một sinh ngữ phụ cho học sinh người Việt nhưng kỳ diệu thay, thầy đã thổi lửa vào bài giảng khiến cho mỗi câu Kiều, mỗi điệu ca dao, mỗi bài học lịch sử đều thấm sâu vào tụi con và biến thành tình yêu tiếng Việt, tình yêu đất nước.
Cùng với Bùi Đặng Hà(Bànà) con đã có được vinh hạnh làm “đồng nghiệp” với thầy tại ngôi trường thân yêu đó trong một vài năm. Bọn con đã cố theo gương thầy nhưng thật lòng bọn con không biết có truyền đạt được gì trong lời giảng mình không. Còn bài giảng của thầy thì quá tuyệt vời. Chúng chắp cánh cho các học trò, để hôm nay rất nhiều người đã trở nên có ích cho đời, trong đó không ít người đã góp sức vinh danh ngôn ngữ, đất nước và con người Việt Nam.
Học trò của Thầy Trần Đình Thanh Lam
.
Thầy Hồ Huyến nhắn nhủ cùng anh chị em cựu học sinh về thăm nhà (Hè 2002)
Giáo Sư Hồ Huyến . Tôi xin viết vài hàng để ghi lại công ơn một người thầy đã dạy dỗ tôi cách đây bốn chục năm. Hồi đó, ngoài chương trình tiếng Pháp, chúng tôi chỉ được học hai ba giờ tiếng Việt, đựơc gọi là giờ “Việtnamien’, tên nghe cũng lạ tai, vì chúng ta là người Việt, đang ở trên đất Việt Nam mà lại học Vietnamien như là “langue étrangère”. Trong thời gian mấy tiếng đồng hồ ngắn ngủi đó, thầy Hồ Huyến đã cố gắng dạy cho chúng tôi những hiểu biết căn bản về cổ văn (như bài văn tế của Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Công Trứ với câu “Nhân sinh tự cổ thùy vô tử” mà tôi vẫn nhớ), kim văn (Tản đà với câu cuối của bài Tống biệt :”Cửa động, đầu non, đường lối cũ, Ngàn năm thơ thẩn bóng trăng chơi”), sử ký và nhất là danh từ khoa học, giúp cho chúng tôi diễn tả được bằng tiếng Việt những ý niệm khoa học mà chúng tôi chỉ hiểu và nói ra được bằng tiếng Pháp. Những bài học đó là những di sản quí giá nhất của thầy mà sau bốn mươi năm và sau khi sống ở xứ người tôi còn giữ được với tất cả lòng biết ơn chân thành nhất của tôi. Sau khi rời trường Blaise Pascal, dùng tiếng Việt ở trường Y khoa, rồi hành nghề bác sĩ ở Việt nam qua nhiều giai đoạn, vốn liếng về tiếng Việt lúc ban đầu trở nên thật qúi giá cho một người dù xuất phát từ chương trình Pháp nhưng sống trong xã hội Việt và vẫn là người Việt. Sau ngày định cư ở Mỹ, vốn liếng về tiếng Việt này, bất ngờ thay, lại càng quan trọng hơn nữa. Quan trọng trong việc dạy dỗ các con tôi hiểu về nguồn gốc văn hóa của mình ở một xứ mà nền văn hoá mainstream (luồng chính) hoàn toàn khác. Quan trọng trong việc giao tiếp, dạy dỗ các phụ huynh các bịnh nhân tí hon của tôi, tiếng Việt tối cần thiết trong sinh hoạt của họ, nhất là lúc cần được săn sóc về y tế,ngoài ra họ cần một thời gian để thích ứng và tìm hiểu về nền y tế Mỹ. Quan trọng trong những bài báo tôi thấy cần phải viết để phổ biến những kiến thức mới về y khoa, về giáo dục trẻ em cho cộng đồng Việt hải ngoại. Và quan trọng hơn hết, những giờ học với thầy đã cho tôi những căn bản về văn hóa Việt nam, góp phần không nhõ giúp tôi và các thế hệ sau của tôí ý thức về cội nguồn và hãnh diện mình là người Việt Nam. . Ngày 10 tháng 2, năm 2004 Falls Church, Virginia, Hoa kỳ. Hồ Văn Hiền – BP 1965
Chers amis, Nous venons d’apprendre la disparition de Thay Ho Huyen, Professeur de vietnamien au College Francais de Tourane puis au Lycee Blaise Pascal de Da Nang. Thay Ho Huyen est decede le Samedi 13 Octobre 2007, a l’age de 93 ans, deux mois apres la disparition de son epouse. Ses funerailles ont eu lieu le Mardi 16 Octobre 2007 a Da Nang. Nous presentons nos sinceres condoleances a la famille de Thay Ho Huyen et plus particulierement a nos amis : Ho Thi Kim Yen (BP69) Ho Kim Son (BP71) Ho Thi Kim Cuc (BP74) Ho Thi Kim Lien (BP75)
Amicale BPDN
16-10-2007 Fernande Dao Ngoc Thuy (BP64)
F. goi cac Anh Chi BP hinh thay Ho Huyen. F. duoc cai may man gap lai Thay mot lan cuoi tai Da Nang cach day may nam luc ve tham que huong. Luc do tuy Thay da gia, rang da rung nhung Thay van con nhan nhu mot lan cuoi dam hoc tro ngu ngo :
“Làm gì thì làm, dù ở ngoại quốc hay ở VN cũng phải luôn luôn nghỉ đến tổ quốc, phục vụ tổ quốc trong khả năng của mình và đừng làm ô danh người VN”.
Thay khong nho het dam hoc tro cu nhung lai nhac den cac ten Luong Nhuy, Bich Dao, Thanh Thanh, Dang Tien, Nhu Hao, Minh Nguyet mot cach than thuong.
Thay ra di de rat nhieu thuong tiec lai cho gia dinh va dam hoc tro cu.
Thầy Hồ Huyến và nhóm BP64
Thầy Hồ Huyến, Thầy Cô Nguyễn Cư và BP64
16-10-2007 Ton nu Thanh Thanh (BP60)
Cac Ban than men, Chua day hai nam truoc, khi chung ta tinh co gap lai nhau, viec dau tien la nam do chung ta goi qua ve mung tuoi va tri an thay Ho Huyen. Mo+i nam ngoai day thoi Thay Co da gui cho chung ta hinh anh cua thay co van con o ngoi nha cua 50 nam ve truoc, khi con truong Blaise Pascal, khi Thay con day chung ta….ban be den tham va dua qua cho Thay deu khen Thay con khoe, con bac ghe^’ thay bo’ng dden trong nha… mo+i do thoi ma gio+ ca Thay lan Co deu bo chung ta ra di… Cuoc doi …nhanh nhu “bong cau qua cua so”, thuong ghet chi roi…cung co ngay phai xa nhau mai mai. Thay Ho Huyen doi voi ThanhThanh, Bich Dao, Nhu Hao, Minh Nguyet, ngoai cai tinh thay tro ra con mot cai thu tinh khac sau xa hon, am cung hon… Ngay do Internat cua tui con gai o gan nha cua Thay Co. Trong lop hoc Thay giay do cho tui nay ,ve den nha Thay lai con phai bao ve va chia xe nhung buon vui khi co dua hoc tro nao dau om hay can bat ke thu gi … Khi thi chay qua nha thay xin do an, khi xin vien thuoc, khi nho Thay che cho dum neu dua nao di choi ma bi ong Mougenel den thinh linh biet duoc… Oi ca mot troi ky niem voi ong thay Viet Van hien lanh, kien nhan va day vi tha … May man la chung ta, nhung dua hoc tro cu cua Thay, da duoc hanh phuc chuc Tet Thay mot lan chot khi Thay Co con manh va con sang suot de biet cai tinh ma bon hoc tro cu van con giu mai trong long cho Thay… Cam on Fernande da cho cac anh chi biet nhung loi nhan nhu cua Thay Ho Huyen khi gap lai em. Que Huong cua hoc tro Blaise Pascal…. phai chang truoc het la Danang, la truong xua, la thay cu … va Thay Ho Huyen la nguoi ma chung ta khong the nao quen duoc… Thay co da song mot cuoc doi that y nghia, hoc tro van nho on Thay va gio+ day… chi con biet chuc Thay an vui cung Co o mot noi chon that an binh… Than men Thanh Thanh, Bich Dao
17-10-2007 Tran thi Hong Van (BP63)
Je suis très triste d’apprendre le deces de Thay Ho Huyen… Voici une photo de Thây l’année dernière quand nous sommes revenues, mes soeurs Bach Yên (BP 57) et Ngoc Diêp (BP 66) et moi, lui rendre visite. Il était encore très en forme.
Hông Vân (BP 63) .
26-10-2007 Ho thi Kim Yen (BP69)
Cám ơn Sĩ Đức và các bạn anciens pascaliens đã gởi mail chia buồn tới gia đình mình. Sự quan tâm này an ủi tụi mình rất nhiều và chắc là hương hồn ba mạ mình cũng thấy ấm lòng. Thay mặt gia đình, cám ơn Sĩ Đức và tất cả các bạn.
Kim Yến bp69 Kim Sơn bp71 Kim Cúc bp74 Kim Liên bp75
From : Ho Kim Lien (BP75) Sent : Thu, December 24, 2009 3:42:00 AM KG : Co Bach Thai Ha CC : Amicale BPDN
Con la Kim Lien day Co a ! Da lau khong viet thu cho Co, con mong Co luon khoe ! Co a, con gap mot chuyen that hi huu con muon ke cho Co nghe : nam ngoai, con lam viec tai Dai hoc Da Nang cung phong voi 1 co ban nguoi Canada. Co nay gio+i thieu voi con 1 anh ban noi tieng Phap ma Co da gap trong quan an. Ngoi noi chuyen 1 luc thi con moi biet la anh nay con cua Ong AUTREY (con khong biet viet ten nhu vay co dung khong …), truoc day la nguoi quan ly cua BP, Co con nho+ ? Hien ong Autrey da gia va dang o Nouvelle Caledonie va con ong muon ve VN de tham ba vu nuoi nguoi VN (ba Hoa). Khi gap duoc anh nay, con mung lam vi ky niem hoi be’ cu hien ra moi khi noi chuyen… Den hom nay (1 nam sau), anh nay qua lai VN va gui cho con 1 tam hinh ma ong AUTREY da tim ra, tam hinh chup Ba con voi hoc sinh BP tu nam nao con khong biet nua ! _ Con mung qua, voi scan va gui cho Co, Co xem co nhan ra ai trong hinh nay khong de gui cho moi nguoi xem. Con chac la moi nguoi qui lam ! Luc ay Ba con con tre dep qua Co nhi ?! Con xin chuc Co va gia dinh cung cac Thay Co, cac Anh Chi BP mot mua Noel va Nouvel An that dam am, hanh phuc ! Con chao Co, Ho Thi Kim Lien
Phan van Tu (BP65) bo tuc : Hình “Một thời thuở nhỏ” Hàng đầu (qùy) : 1- Phan Văn Tư – BP65 2- Lê Văn Hiếu (mất) – BP65 3- Lương Quốc Thái – BP66 4- Đào Hoa Tiến – BP67 5- Phan Ngọc Vọng – BP67 6- Đặng Văn Trí – BP65 7- Nguyễn Văn Khải – BP67 Hàng giữa : 1- Hà Xuân Ba – BP65 2- 3- 4- Liliane Benoit – BP68 5- Tôn Nữ Cẩm Vân – BP65 6- Hồng Khắc Kim Mai – BP65 7- Nguyễn Thị Hồng – BP67 8- Thầy Hồ Huyến 9- 10- Tôn Nữ Hồng Liên (mất) – BP68 11- Nguyễn Thị Như Hoa – BP66( ?) 12- Hùynh Thị Thu Thủy – BP65 13- Tôn Nữ Thu Thu – BP65 14- Hàng cuối : 1- 2- Lê Văn Liêm – BP65 3- Đỗ Nguyên Ngọc (mất) – BP65 4- Nguyễn Thanh Tùng – BP65 5- Nguyễn Mạnh Vỹ – BP65 6- Lê Văn Minh – BP65 7- Nguyễn Thị Thúy Diệp – BP68
Sau khi da xem lai hinh cua nhung ban tren (khong biet co dung 100% khong vi memoire da phai nhat theo nam thang) thi cac ban co the bo tuc them cho chinh xac. Than men, PVTu – BP65
From : Ho Thi Kim Lien To : NGUYEN Cuc Sent : Tuesday, October 23, 2007 3:50 AM Subject : RE : di lam lai Chi Cuc oi ! Em da di lam lai nhung nguoi cu lao dao, chua lam duoc gi ca ! Co le truoc day, khi ba me om, em lo nhieu qua nen chua thay minh dau, bay gio moi tham ! Em van buon vi mat cha me chi oi vi em cam thay trong vang. Can nha cua ba me em im lang, trong trai. Moi vat y nhu cu ma khong co ong ba. Hang ngay, em cung com cho ba em, ngoi ben ban tho ong ba cho am cung. Chi oi, ba em hien tu, dao duc va liem chinh nen luc nao cung chiu thiet, nhuong nhin nguoi khac. Khi ba em mat, cac giao vien gia vua la dong nghiep va vua la hoc tro cua ba em deu de tang cho ba. Em cam thay rat vinh du khi co duoc nguoi cha dao duc nhu ba va co nguoi me mau muc tao tan nhu me ! Do vay ma em cu tiec thuong vi da mat cha me. Bay gio thi em cu cau nguyen cho ong ba som sieu thoat va gap duoc nhau. Thoi gian troi nhanh va moi viec di dan vao qua khu nhung tinh nguoi van mai con chi ha ? Em nghi nhieu ve cac anh chi nhu anh chi da nghi ve ba em. Em cam on rat nhieu ve nhung gi cac anh chi da lam cho ba em. Ranh roi viet thu cho em voi nghe chi ! Chuc moi viec tot dep den voi chi ! Em Kim Lien
Nous sommes heureux de vous convier à l’Assemblée Générale de l’Amicale BPDN qui se tiendra le 17 mai 2019, chez :
Yvonne & Vĩnh Nhẫn (BP63) 77170 BRIE COMTE ROBERT
La réunion sera suivie d’un repas sur place.
Nos anciens de Montréal organisent cette année une grande fête dans la belle ville francophone, du 27 au 30 juin. Pour cette raison, l’Amicale n’organisera pas d’autres sorties à la suite de l’Assemblée générale comme les années précédentes.
Nous espérons vous voir nombreux à la réunion de Paris et vous souhaitons de belles retrouvailles si vous participez à la réunion de Montréal.
Hiện nay học thể dục thể thao, ở Mỹ gọi là PE (viết tắt physical education), là một khía cạnh quan trọng của giáo dục học đường. Cứ gần hết mùa hè là bác sĩ nhi khoa chúng tôi cứ phải bận rộn làm “physical”, nghĩa là khám sức khỏe cho các cháu và chứng nhận các cháu đủ sức khỏe để tập thể thao, chơi một môn nào đó. Các cháu bên Mỹ chơi đủ thứ, từ môn giản dị như chạy đua (tract), tennis đến football, hockey, wrestling những thứ mà tôi lờ mờ chẳng biết chơi và luật lệ ra sao. Nhưng cứ khám các em là lại nhớ đến ngày xưa mình học thể thao ở trường.
Bản thân tôi chưa bao giờ giỏi môn thể thao nào cả. Ở tiểu học trường Thanh Long, thấy các trẻ khác chơi ù mọi, đá banh trong sân trường thì cũng thèm lắm nhưng không biết chơi, không dám nhập cuộc. Về những môn như đá banh, bóng bàn, tập tạ thì các anh của tôi rất giỏi nhưng các anh lớn lên hết rồi, không còn ai ở nhà dạy cho mình chơi những thứ ấy nên cái vòng lẫn quẫn, cù lần vẫn cứ cù lần. Đến lúc tôi vào trường Collège Francais de Tourane, tiếng Pháp thì còn sơ sài, lại còn lạ nước lạ cái, chắc tôi cũng có ráng sức ì ạch chạy theo các bạn khác phần đông nhỏ con nhưng lớn tuổi hơn mình trong sân trường rộng lớn. Thầy Brachet vẫn còn thấy ghi trong học bạ : “Assez bien pour son âge , ne doit pas forcer”. Nghĩa là cũng thấy tội nghiệp, nhưng không khuyến khích hoặc cố gắng giúp đỡ.
Đến năm sixième, chúng tôi được học với thầy Đoàn Khắc Trung là thầy éducation physique mới. Tôi không nhớ thầy từ đâu tới, tôi chỉ biết thầy người miền Trung, và trường giao gia đình thầy một căn nhà nhỏ biệt lập, hình như chung quanh có hàng rào cao, xế rạp hát Văn Cầm trên đường Độc Lập, mỗi chiều chuá nhật đi xem xi nê hay đi phố thì đi ngang qua nhà thầy. Thầy thuộc nhóm những giáo sư địa phương có lẽ không có quốc tịch Pháp như các giáo sư khác, hoặc không nói tiếng Pháp giọng chính quốc như Cô Viên dạy Sciences Naturelles. Hồi đó, học trò chúng tôi cũng không ít thì nhiều cảm nhận được rằng có thể có một sự thiệt thòi, phân biệt đối xử đối với những giáo sư Việt Nam như thầy trong một môi trường người Pháp. Chúng tôi cũng lờ mờ biết lương các thầy thấp hơn lương các giáo sư từ metropole rất xa, tuy có thể cao hơn các đồng nghiệp trường chương trình Việt, và có thể tiếng nói của thầy, lại là thầy thể thao, trong hội đồng khoa cũng yếu hơn.
Riêng tôi, một đứa học trò , tuy giỏi trong các môn khác, rất kém cỏi và bị bỏ quên trong những môn thể thao. Thầy Trung lại là một trong những vị thầy quan trọng nhất của đời đi học của tôi. Thầy Trung đã khuyến khích đứa học trò “lẹt đẹt” này trong những môn mà tôi có thể khá được. Thầy cổ võ lúc tôi cố gắng đu đưa bám vào sợi dây thừng lể leo cho đến bục trên cao và cho tôi một lời khen làm tôi hãnh diện lúc tôi hòan thành được mục tiêu (tuy hơi chậm). Trong môn nhảy cao và ném tạ, cũng nhờ sự khuyến khích của thầy mà tôi khá hẳn lên, một phần vì tôi cao to hơn một số bạn khác (tuy nặng nề hơn). Những chuyện nhỏ nhặt như vậy giúp cho tôi cảm thấy thích thú hơn khi ra sân giờ education physique và cũng nhờ đó giúp cho tôi có thái độ tự tin hơn trong cuộc sống nói chung. Mấy chục năm sau nhìn lại, tôi tự hỏi lòng ưu ái với một đứa học trò “underdog” như thế có phải chỉ xuất phát từ lòng tận tụy với nghề hay không, hay không ít thì nhiều thầy thông cảm được với kẻ yếu đuối nhờ chính thầy đã trải nghiệm những thiệt thòi trong cuộc sống.
Hồi đó, thi Brevet muốn khỏi bị điểm thể thao dìm thấp điểm các môn khác thì xin bác sĩ chứng cho là mình không đủ sức khoẻ. Tôi được bác sĩ Tôn Thất Hạng, thân phụ BS Tôn Nữ Cẩm Vân dễ dãi chứng là “inapte”. Thế là tôi “thoát”, nhưng tôi đoán Thầy Trung không vui khi biết tôi đào ngũ kiểu đó. Thôi thì “nhân vô thập toàn”. Sau này đi Sài gòn học y khoa, năm năm tôi vẫn viết thơ chúc Tết thầy và thầy luôn luôn lịch sự vui vẻ trả lời đứa học trò xưa còn nhớ đến mình. Đứa học trò này không học được nhiều về đá banh, leo dây, ném tạ, nhưng mấy mươi năm sau, điều mà tôi vẫn ghi nhớ với lòng biết ơn là bài học của sự tự tin, sự cố gắng và nhất là về tác dụng kỳ diệu của lòng tận tụy và những lời khuyến khích của một người thầy giáo trên suốt cả cuộc đời của một đứa học trò. .
Great Falls, Virginia Ngày 2 tháng 11 năm 2007 Hồ Văn Hiền
La vie sépare. Elle nous sépare, aidée par l’Histoire, fatale et irrémédiable. Et il fallait de la volonté – et des volontés – aux débris naufragés, dérivés un peu partout dans le monde, pour se retrouver.
Les premières retrouvailles à Paris entre vétérans du Collège Français de Tourane — pas encore baptisé Blaise Pascal – se situaient dans les années 1980, en petits groupes, au restaurant, lors du passage d’un ancien prof, d’un(e) ami(e) venu(e) de loin.
La plus importante réunion se déroule en automne 1995, chez Nhu Duong, à Champigny sur Marne, à l’occasion du passage d’une amie, Chi Nga (BP 60), infirmière, venue de Da Nang suivre un stage dans un hôpital parisien. Une opportunité rarissime de revoir une amie, venue du pays pour parler des réalités vécues là-bas, dont elle témoigne en tant qu’infirmière. Retrouvailles émouvantes, parce que nous venions de perdre une amie chère, décédée dans la solitude, à Paris. Nous avons parlé de misère, de séparations, d’amis restés au pays laissés pour compte, de nos jardins délaissés, de nos printemps déprimés, de nos amours abîmées …
Et nous nous sommes promis de nous rencontrer plus souvent, plus régulièrement. De nouveau réunis autour de Chi Nga, à Noël pour lui dire au revoir, nous nous sommes donné rendez vous au printemps 1996 au restaurant Palais de Choisy, et l’année d’après au restaurant Santal sur Mer, une cinquantaine de personnes chaque fois.
Et toujours, entre nous, des repas par petits groupes, au Têt, à la Pentecôte, jusqu’au jour où est née l’Amicale Blaise Pascal…
Paris, Genève, Montréal, San José … bao âm vang đầy kỷ niệm đối với những ai đã từng đến những nơi này họp mặt. Còn gì vui bằng khi đây đó chớm nở những cuộc hội ngộ lớn nhỏ, như những nhóm lửa hồng bừng lên ở xứ người, cho những đứa con tản mác khắp năm châu quay về đoàn tụ.
Bạn và ta gặp lại nhau sau bao năm xa cách… đôi lúc nhìn nhau ngỡ ngàng vi thời gian làm lu mờ trí nhớ và biến đổi gương mặt người bạn xưa. Nhưng lúc nhận ra nhau thì ôm nhau reo mừng như vừa tìm lại đựơc một khoảnh khắc quý giá của quá khứ xa xôi, mong manh…
Ôi vui làm sao khi nghe bạn nhắc lại chuyện xưa : « Hồi đó, nhớ không… ? » Giá có quên thì cũng chợt nhớ vì người này nhắc đi, người kia nhắc lại, dĩ vãng từ từ hiện về trong ta như một tấm hình ráp khớp, với những gì ta chưa quên và bạn bè còn nhớ.
Nhưng vui hơn nữa là trong những cuộc họp mặt này, bạn và ta chia sẻ với nhau những kỷ niệm mới. Kỷ niệm tuy mới nhưng đậm đà, thâm sâu vì nó bắt nguồn từ những năm thơ dại. Bạn là một khoảng thời thơ ấu của ta, ta là một thời niên thiếu của bạn. Bạn và ta không chỉ là tình bạn hữu mà còn là tình trường xưa, phố cũ, quê xa….
Trong tương lai, cho dù các cuộc họp mặt có được tổ chức theo kiểu Tây, Tàu, Việt, Mỹ …, tại Bruxelles, Lyon, Washington D.C., Đà Nẵng hay Cancun, quý hóa nhất là bạn bè đến với nhau trong thân tình, mỗi người một tay, đóng góp, xây dựng để ngọn lửa hồng BP nhen nhúm bấy lâu nay, ngày càng lớn mạnh.
Và thật hạnh phúc biết bao nếu cả Bạn và Ta đều tìm được ở những cuộc hội ngộ này, niềm vui vô giá của tình bạn hữu, tình đồng hương, TÌNH NGƯỜI.
Tout a commencé pendant l’été 1955 lorsque le gouvernement français décida, selon l’esprit de l’accord Bửu Lộc signé avec le gouvernement vietnamien, de fermer le Lycée Français de Hue et de le remplacer par un autre établissement scolaire, destiné aux enfants des familles francophones et francophiles du Centre Vietnam.
C’est à Tourane, dans les locaux de l’ancien hôpital militaire abandonné par l’armée française qu’il fut créé sous le nom de “Collège Français de Tourane”.
Le collège ouvrit ses portes officiellement le 1er octobre 1955 pour environ 350 élèves de la 12ème à la troisième. Les classes secondes et premières furent ajoutées les années suivantes. Pour héberger ceux qui venaient d’assez loin, de Huế par exemple, ou ceux qui ne pouvaient pas rentrer chez eux tous les soirs, il possédait même un internat d’une quarantaine de places.
Dans les années 60, le collège s’agrandit pour accueillir les élèves jusqu’à la terminale. En 1963 il fallut lui trouver un nom. A Molière, surtout célèbre pour ses comédies, ce qui ne faisait peut-être pas assez “sérieux”, le jury préfère Blaise Pascal (1623 – 1662), philosophe auteur des Pensées, mathématicien inventeur de la machine à calculer mécanique et physicien spécialiste de la pression des fluides, considéré comme l’un des grands noms de l’histoire des idées en Occident.
La rentrée scolaire 1964 – 1965 eut donc lieu pour la première fois au Lycée Blaise Pascal. Les élèves de la terminale d’alors (BP63), qui ont voté pour « Blaise Pascal » au lieu de « Molière », ne se doutent-ils pas encore que les générations suivantes leur en voudront à mort car à chaque Baccalauréat, le risque – prévu par Mme Vigouroux, professeur de philosophie – de sécher sur Blaise Pascal est nettement plus grand que pour Molière !
Il paraît maintenant que ce choix est tout à fait judicieux car, avouez que Pascalien sonne bien mieux que “Molièrien”, “Molièriste” ou “Molièresque”.
En 1967, avec la « vietnamisation » des établissements éducatifs étrangers, le Lycée Blaise Pascal subit de nouveaux changements. Il cède peu à peu son territoire et ses classes à un Centre d’enseignement vietnamien. Pendant 6 ans les 2 établissements cohabitent, jusqu’en 1973 où le lycée français revêt entièrement sa nouvelle identité vietnamienne et prend le nom de Trung Tâm Giáo Dục Nguyễn Hiền.
LES CHEFS D’ETABLISSEMENT
De sa création jusqu’à sa fermeture, 8 Directeurs, Principaux ou Proviseurs se sont succédés à la tête de l’établissement. Chacun y reconnaîtra le ou les siens.
Voilà, maintenant une page est tournée. Du Lycée Blaise Pascal dont les photos jaunies soigneusement conservées telles des reliques rappellent la splendeur, seuls restent quelques vestiges qui paraissent d’autant plus anachroniques que ceux qui ne sont pas noyés dans la végétation sont maintenant entourés de constructions ultra modernes. Nul n’a oublié le célèbre “petit Pont” qui donnait à bien des anciens la fierté de faire partie « des Grands » lorsqu’ils le traversaient, la chapelle transformée pendant un temps en bibliothèque, le bureau du proviseur, le laboratoire de Physique-Chimie, celui de Biologie, la salle des profs et le logement du concierge. Les autres bâtiments ont été détruits et le nuage de poussière qui s’est certainement élevé dans le ciel bleu de Da Nang lors de leur démolition les a emportés vers le royaume des souvenirs.
Merci au regretté Claude Menguy pour sa documentation et aux Pascaliens (Cúc, Viên, Lộc, Trí, Đức et les autres) pour leurs précieux renseignements.