Arrêt du groupe au Musée LaM à Villeneuve d’Ascq pour visiter l’exposition “Modigliani, l’Oeil Interieur“, avant que chacun ne reprenne sa route. Modigliani, l’Oeil Interieur https://www.blaisepascaldanang.fr/wp-content/uploads/IMG/html/Modigliani_LAM.html ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() Amadeo Modigliani https://fr.wikipedia.org/wiki/Amedeo_Modigliani . * Merci à Phan Tan Hao, Tran van Ky, Claude Poignard, Ho thi Truc, Minh Tam pour les photos de la Reunion BP 2016. A la prochaine ! |
Auteur : min tamh
“Miền Trung Lụt Lội” – My Memoir
Hong Yao Ming (BP73) The Flooding Central Preface Watching Katrina unfolding and its aftermath on the 60-inch plasma television in the comfort of your own home would touch you somewhat. Being there on the scene where the eyes of the storm stare at you intensely with its ugliest intention and determination to ravage your life and personal belongings is something else. Assuming that you would survive the heat of the moment caused by Mother of Nature’s furor inflicting damages onto you, her departure only marks the beginning of a long, arduous ordeal and a journey burdened with pain and sufferings, despair, anguish, anger, desolation, uncertainty, helplessness and the unknown. The road to recovery and rebuild one’s life in the aftermath can only be possible with determination, hope for sure and of course assistance and help from those who are more fortunate and privileged than the cursed ones… From the perspective of a young teen-aged boy, the memoir of my first encounter with the flood of Mien Trung in the late 60s’ depicts the brutal and destructive force of nature displacing untold helpless lives in just matter of days… -°-°- Geographically speaking, Vietnam is divided in to three regions, North, Central and South. Each of the regions is very different from the other. If one were to ask about the characteristics of the regions, it would be (if I still remember my high-school geography lesson): North : conservative, civilized (pre-war time), land of mineral resources South : abundance, prosperity, easy-going, land of agriculture (#1 or #2 rice producer in South East Asia in pre-war time) Central : arid, poor soil (for agriculture), life-challenging, harsh, eternal struggle and of course, the notorious, perennial floods. Hence, it earned the nickname “Mien Trung Lut Loi” (The Flooding Central) -°-°- I grew up and lived in Danang through out my teen-age years until I left for college in another city. Danang is a small city more so a town, in my opinion. It is surrounded by many provinces and villages… I don’t remember the exact year. I’d guess that it was in the late 60s’ because I was in middle high school. That year, the storm must be a big one. I could tell because the local authority had to ask the high schools for a helping hand. They mobilized us volunteer-students to the rural countryside to deliver supply (foods, clothing, medicines, etc…) and provide manpower resources to the affected areas in the outskirts of the city. I was thrilled that my parents let me sign up for volunteering. I was eager to go thinking that it would be fun and especially, I did not have to attend classes. Classrooms are for good students. Come to textbooks, I have never been a bookworm. Come to classroom, I try but I was never on the favorite student list of any teacher thru out my first twelve years of education (at least some consistency, no ?). I must have ADDS (Attention Deficit Disorder Syndrome) according to my own self-proclaimed diagnosis back then. Was I on any list in college later ? I can’t remember now ! By the way, do you know that my worse subject in high school was Physics and Chemistry ? I failed miserably thru out the last four years of high school. My P/C teacher must have giving up on me then. I remember that he always raised his arms, rolled his eyes every time he handed me my test papers back with the big red you-know-what year after year for four years. I asked the guy seated next to me in the back of the classroom (front rows are for girls and good students only) if the red circle on my test papers is French abbreviated way for “Ok” without the letter K. He said yes. I believed him… ![]() Lo and behold, I met my P/C teacher again for the first time in 2002, after 28 years, in Geneva, Switzerland where my wife and I attended my first ever high school reunion. He was at the airport welcoming us, his old and old students. When we saw one another, we embraced and I saw he had tears in his eyes. I said to myself – “Does he still feel sorry for me after all these years ?”… Seriously, he was one the few most caring and kindest teachers I have had then and even to this date, more than a third of a century later. My parents signed the permission slip for me to go on the field trip. I don’t remember if the school had them signed the waiver form agreeing not to sue the school if anything would happen to me. The trip was just for the day. We didn’t have to stay overnight away from home. It would have been better and more fun because no cool teenagers would want to be home-bound. Many students from my class and from others were on the trip. Most of us are guys and a several gals who were most likely tomboys or brave or kind-hearted wanting to help or just simply did not want to attend class like me. The excursion was on a weekday, no class for the volunteer-students (yes !!!). We assembled on the school ground very early that day to help loading the trucks with supplies like bags of rice, bales of old clothing donated by people, medical supplies, drinking water containers, etc… Transportation was provided by the local authority in coordination with the military. Other schools in Danang also participated in the relief mission. There was a convoy of trucks, some with supplies and others transporting us students. We left the school ground rather early in the morning because it would take a couple of hours to get to the destination. I don’t recall where they were taking us to except for the fact that it was about two-hour drive to certain province in the outskirt of Danang. The ride was bumpy sitting in the back of the truck but it was not too bad because we were young and energetic. It was raining that day from the start, a typical misty rain with occasional down-pouring torrential rain which would cause flash floods in no time at all… We arrived at the destination two hours later. Even though it was called province, to me, it looked more like a typical village with single level thatched roof houses, patches of rice fields here and there, banana trees, coconut trees, green and yellow bamboo trees and bitternut trees reaching high above… The only noticeable difference between a normal typical village and this place was that it covered with flood water everywhere. So much water covering everything even the road we were on ! The landscape was quite depressing to look at. The scenery in front of me looking out from the back of the truck was basically three colors, brown, gray and black. The ground was a giant brown carpet of flood waters as far as my eyes can see and extending to the horizon. The sky was gray with a blanket of misty rain continuously coming down and patches of black clouds here and there threatening and promising a lot more torrential rain thru out the day… If one were to look for a perfect (not necessarily beautiful) drawing of sad, depressing and pessimistic scenery, what I saw that day was it… ![]() The convoy stopped at the final destination. We had to get off to unload the supplies from the truck. I jumped off the truck and landed right onto ankle-deep flood water covering the road or pavement. I started cursing rather loud because my spanking white sport shoes were soaking wet and quickly changing to brown color. Also, my nicely pressed blue jean also got wet because of the splash from the jump. The nice image of a clean and cool young teen-aged boy especially of a city boy was ruined, I mumbled to myself. In some spots, I saw people were in knee-deep water. Most areas were in shin-deep water. I could easily go from ankle-deep water to knee-deep or shin-deep water in matters of a few steps because I could not see where and what I was walking to. I could easily heading to the edge of the river and accidentally fall off right into the flowing river bed. Water was everywhere. ![]() Tall trees were bent from the strong hurricane winds passing by the area a few days earlier. Several houses were being flooded half way to the roof. A few houses had water at roof level. The residents stored personal belongings on the top of the roofs hoping it could be spared if and only if the rain would stop. On the river, one could see clothing and personal belongings were parading by and heading to unknown destination… Some villagers were salvaging what was left of their stuffs and moved them to higher and dry ground if they could find it, hoping and, praying that the rain would stop and the water would soon recede … From the distance, my eyes caught a large object floating on the river. When it was close enough, I recognized that it was a drowned black water buffalo. It’s very common to use water buffalo for tilling the rice paddies after the harvest and before the seeding season starts. A farmer had just lost his precious and valuable tool of the trade in order to earn a living. It would cost him a fortune to buy another one, hopefully in time for the next growing season… By noon, we finished unloading the trucks. We worked very hard. Physically, I had never worked that hard up until that time but in good spirit because of what went on around me that day. So did my classmates. We also built strong camaraderie out of this experience because we had witnessed the loss and sufferings of the unfortunate souls. We had a lunch break. After we ate, most of us sat around chatting or resting so we can resume the task of distributing the supplies to the villagers in the afternoon. I decided to take a walk and looking around. I heard someone was crying and lamenting behind me then a hand grabbed hold of my arm gently. I turned around and saw an old frail woman in her 70s’ or perhaps younger than her appearance but harsh life can make one aged prematurely. She was sobbing, wiping her tears and said… “Ca^.u o+i, con cha’u ga’i ba ?y tuo^ ?i cu ?a tui di da^u ma^’t ro^`i. Tui kie^’m no’ hai ho^m ra`y ma` kho^ng ra. Ma’ no’ ma^’t hai na(m tru+o+’c, chi ? co`n hai ba` cha’u…” (“Young man, my 7-year old grand daughter is missing. I’ve been looking for her for two days. Her mother passed away two years ago, only two of us left…”. I was caught by surprise and was stunned at what she told me. I just looked at her speechless for a few seconds and just mumbled “Da., Da.” (Yes… Yes). Then, gently I removed her hand from my arm and walked away, not knowing what to say or how to comfort her in such a moment of despair. When I was out of her sight and all alone by myself, I tried to hold myself back from crying and just wiped away a few teardrops… “Boys are not supposed to cry” I told myself. Being a young city boy who had been living in my own nice and comfort cocoon of the city life up until that time, I had not had a chance to deal with tragedy at such a young age. I did not know how harsh life can be until that day… Yes, when facing tragedy, the city boy ran away as fast as France’s La TGV (bullet-speed train) or not any slower than the Narita-Tokyo Express (Japan’s bullet-speed train)… Tragedy gave him a valuable about-life experience at a very early stage. It’s the fact that in the face of tragedy, he fled the scene. However, from it, he received a precious and priceless gift – Compassion. It was then, some forty years ago. The present time – Whenever Mother of Nature brings her fist of fury to that corner of the world, the image of that old frail woman emerges. . Hong Yao Ming San Jose, December 2007 . Photos : Báo Bình Định Online |
Thơ văn và lũ lụt
Đặng Tiến (BP60)
.
Từ thượng tuần tháng mười một dương lịch năm nay 2007, cũng như năm 1999, nhiều trận lũ lụt nghiêm trọng nhất chưa từng thấy từ một thế kỷ nay đã đổ ập xuống miền Trung Việt Nam, đặc biệt đã tàn phá vùng Thừa Thiên-Huế. Nhiều tỉnh khác, cũng bị thiệt hại nặng nề về nhân mạng cũng như tài sản.
Việt Nam từ xa xưa đã có câu ca dao tang tóc :
Ông tha mà bà chẳng tha
Vẫn làm cơn lụt mồng ba tháng mười.
Tháng mười âm lịch, vẫn còn ứng đúng vào thời kỳ lũ lụt ngày nay, cũng như trận lụt năm Giáp Thìn 1964, chồng thiên tai lên chiến tranh, vào một giai đoạn ác liệt nhất, đã phá hại miền Trung thân yêu của nhà thơ Tường Linh ( 1933- 2005), qua những hình ảnh bi thảm :
Biết thủa nào quên
Một tối nước lên, nước tràn lên khủng khiếp
Cả trăm người cả ngàn người không chạy kịp
Nước réo ầm ầm, át tiếng kêu la
Chới với, ngửa nghiêng, người cuốn theo nhà,
Nhà theo sóng, người không thấy nữa
…
Những kẻ sống không nhà không cửa
Không áo cơm, không cả lệ thông thường
Cắn vành môi nhìn lại một quê hương
Bỗng run sợ, tưởng đây là địa ngục
Thảm nạn quê hương
![]() (lũ lụt tháng 10 Đinh Hợi 2007) |
Lũ lụt là một tai họa thường xuyên ám ảnh tâm thức Việt Nam, từ bộ tộc Văn Lang thời kỳ Hùng Vương dựng nước, mà truyền thuyết Sơn Tinh Thuỷ Tinh là một biểu tượng.
Núi cao sông hãy còn dài
Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen
Thuỷ Tinh hàng năm dâng nước lên đánh nhau với Sơn Tinh là hình ảnh những trận lũ lụt thường niên tàn phá đồng bằng sông Hồng, cái nôi của bộ tộc Âu Lạc tự ngàn xưa. Chiến thắng của Sơn Tinh là hy vọng của một dân tộc thường xuyên chiến đấu với thiên nhiên.
Về sau, khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, đã giải thích là chọn địa điểm cao ráo để dân cư không còn sợ nạn lũ lụt, trong Chiếu dời Đô (1010).
Như vậy bão lụt đã là mối đe doạ đời đời, phản ánh qua truyền thuyết cũng như văn học thành văn. Phòng vệ lũ lụt, xây dựng và bảo vệ đê điều là nhiệm vụ hàng đầu của quốc gia, là nhiệm vụ sống còn của dân tộc. Từ ngàn xưa, văn thơ đã đánh dấu những thiên tai như bài thơ của Nguyễn Húc thời Lê Thái Tổ, năm 1429 :
Gió thu nổi trận ào ào
Phập phồng mái lá, rào rào mặt sông,
… Trận mưa ập xuống, hãi hùng
Tràn khe ngập suối, mịt mùng trời mây
Phong Vũ Thán, (1429), ĐT phỏng dịch
Không cứ gì châu thổ sông Hồng là vùng đất trũng, cả miền Trung từ thời xa xưa đã là nạn nhân của Thuỷ Tinh, như trận lụt ở phủ Triệu Phong (Thừa Thiên ngày nay) giữa thế kỷ 18 đã được nhà thơ Nguyễn Cư Trinh ghi lại :
Triệu Phong đợt đợt sóng dồi
Nát lòng Châu Định, cuốn trôi nghìn nhà
Nghìn nhà dạt tận châu xa
Sông sâu sấu doạ, rừng già rắn hăm
Đại Phong Kỷ Hoài (1751) , ĐT phỏng dịch
![]() |
Khi chữ Nôm phát triển, nhà thơ Nguyễn Khuyến gắn bó với nông thôn, đã để lại nhiều bài thơ lụt xuất sắc, mô tả nhiều trận lũ tàn phá đất Hà Nam nhiều năm liên tiếp từ năm Canh Dần (1890) sang Quý Tị (1893) đến Ất Tị (1905).
Năm Canh Dần, mưa lớn vùng Nam Định đã phá vỡ con đê quai làng Mễ Tràng, huyện Thanh Liêm, và nước sông Đáy đã tràn ngập quê hương Nguyễn Khuyến.
Nước lụt Hà Nam
Quai Mễ Thanh Liêm đã lở rồi,
Vùng ta thôi cũng lụt mà thôi.
Gạo dăm ba bát cơ còn kém,
Thuế một vài nguyên dáng vẫn đòi.
Tiếng sáo vo ve chiều nước vọng,
Chiếc thuyền len lỏi bóng trăng trôi,
Đi đâu cũng thấy người ta nói.
Mười chín năm nay lại cát bồi.
Bốn bài thơ lụt của Nguyễn Khuyến có giá trị nghệ thuật cao, nhưng cho dù hôm nay, ở đây, không phải là chỗ để chúng ta phân tích hay thảo luận về nghệ thuật thi ca, cũng xin nhắc lại những vần thơ đằm thắm và tài hoa trong cơn lụt lội :
Ai lên nhắn hỏi bác Châu Cầu,
Lụt lội năm nay bác ở đâu ?
Mấy ổ lợn con rày lớn bé,
Vài gian nếp cái ngập nông sâu ?
Đồng bằng sông Cửu Long không tránh khỏi tai trời ách nước :
Trời mưa từng trận, gió từng hồi,
Bốn mặt giang sơn ngập cả rồi,
Lũ kiến bất tài muôn khóm dạt,
Giống bèo vô dụng một bè trôi.
Liu riu rừng quạnh nghe chim hót,
Lổm xổm giường cao thấy chó ngồi.
Nở để dân đen chìm đắm mãi,
Này ông Hạ Vũ ở đâu rồi ?
Nước lụt,
Nguyễn Đình Chiểu
Trong bất cứ đề tài nào, văn thơ Nam Bộ vẫn một giọng nghĩa khí, “trung hiếu làm đầu”
Đầu thế kỷ 20, Phan Bội Châu đã có bài Văn Tế đồng bào Nghệ Tĩnh đồng hương chết vì bão lụt, giọng văn bi tráng :
Sông vàng máu đỏ, chết đã quá oan ;
Nước mặn đồng chua, sống càng thêm cực.
Chật làng xóm chứa đầy là oan quỷ, tha hồ khóc khóc rên rên ;
Thây trâu bò cũng sạch với Diêm vương, vắng ngắt rì rì tắc tắc,
Thương những kẻ mất vợ mất chồng, mất anh em cha mẹ,
bới đất tìm nhưng sợ ngục nhiều tầng ;
Xót vì ai không cơm không cháo, không nhà cửa ruộng vườn,
kêu trời hỏi biềt chồng thang mấy bậc !
Nhà văn Ngô Đức Kế trên báo Hữu Thanh, năm 1924, có lời kêu gọi cứu lụt hôm nay vẫn còn thời sự :
Đến hôm nay mà nói cứu nước lụt thì chẳng chậm lắm ru ? Phải, vẫn khi chậm thiệt, song đã là một việc tai nạn trời làm, mà lại nghĩa anh em đồng chủng, không thể khoanh tay ngồi nhìn mà không cứu, vậy thì dù chậm cũng còn cứu được, mà đã cho là chậm rồi thì trong lúc cứu này, lại phải làm sao cho chóng, cho mau, nghiã là làm sao cho có tiền có gạo ngay, bây giờ, chứ nếu để lại chậm hơn nữa thì thương thay ! Cứu dân nước lụt ! Dân nước lụt nghĩa phải cứu, mà cứu thì phải cứu cho mau, đã có món tiền để cứu rồi thì phải làm sao cho trong mười đồng phát đến dân không sót tay ai đồng nào, lại làm sao cho dân được lĩnh món tiền cứu tế ấy chỉ là những kẻ chân bùn tay lấm, áo manh khố một mà thôi, đó là điều chúng ta rất nên chú ý.
![]() |
Nhà thơ Tản Đà cũng có lời kêu gọi tương tợ :
Này những ai, này những ai
Ai có nghe rằng việc thuỷ tai
Tỉnh Bắc, tỉnh Đông, cùng tỉnh Thái,
ruộng ngập nhà chìm, thây chết trôi
Các nhà văn quốc ngữ đã đặc biệt quan tâm đến cảnh lũ lụt và những lầm than của con người.
Một trong những thành tựu đầu tiên của văn chương quốc ngữ là truyện ngắn “Vỡ Đê” của Phạm Duy Tốn, 1917. Truyện ngắn đầu tay của Tô Hoài là “Nước Lên”, 1938, tả cảnh hộ đê, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố và nhiều nhà văn khác đã để lại những trang văn xuôi xuất sắc về cảnh lũ lụt.
Thơ văn thời chống Pháp đã có bài thơ mưa lụt thật hay của Hồ Vi ( ?- ?), hồn nhiên và tài hoa, mà các tuyển tập thi ca chính thức sau này đã bôi xóa :
Mấy bữa ni rồi trời thiếu nắng,
Chừng chưa bưa lụt, nước còn cao,
Khi hôm bộ đội hành quân tới,
Trấn thủ dầm phơi chật cả sào.
Lời Quê, 1950
Trong thơ văn hiện đại, bão lụt vẫn còn là một đề tài lớn lao, bài thơ “Thảm nạn quê hương” của Tường Linh nói trên, tả cảnh lụt năm Giáp Thìn 1964 tại Quảng Nam là một ví dụ. Ví dụ khác là tiểu thuyết “Mẫn và Tôi” của Phan Tứ (1972) đã nhập đề bằng một chương tả cảnh lụt tại Quảng Nam – Quảng Ngãi trong thời kỳ chiến tranh. Tiểu thuyết “Thời Xa Vắng” (1980) của Lê Lựu được cấu trúc trên một chuyện tình xảy ra một đêm trăng lũ lụt, khoảng 1956, tại Hà Nam quê hương Nguyễn Khuyến.
Ở một miền văn học khác, tùy bút “Thư Nhà” (1961) một trong những thành công đầu tay của Võ Phiến đã nhập đề bằng một cảnh lụt ở Quy Nhơn. Nhà thơ Tô Thùy Yên, nổi tiếng với bài thơ “Qua Sông” (1971) tả cuộc hành quân trong cảnh trời nước mênh mông của đồng bằng sông Cửu Long :
… Giặc đánh lớn, mùa mưa đã tới
Mùa mưa như một trận mưa liền
Châu thổ mang mang trời nước sát
Hồn chừng hiu hắt nỗi không tên
… Người chết mấy ngày không lấy xác
Thây sình, mặt nát, lạch mương tanh
Bài này, viết về đề tài lũ lụt, là một thâm tình, đặc biệt hướng về đồng bào, và bè bạn, nạn nhân của tai trời ách nước, vừa mới ập xuống trên quê hương. Để chứng tỏ rằng văn chương, dù ở xa tổ quốc, vẫn gắn bó với số phận điêu linh của đồng bào trong nước. Và để kêu gọi tinh thần lá lành đùm lá rách của mỗi độc giả đối với bà con ruột thịt nạn nhân của thiên tai, vọng lại lời kêu gọi trước đây của Tản Đà :
Hỡi ai ai ! Là những người
Ông ở trong nước, bà ngoài nước
Có nhiều cho nhiều, ít cho ít,
Cứu kẻ bần dân lúc thuỷ tai.
.
Đặng Tiến,
Orleans 12-13.11.2007
.
Hình : báo Tuổi Trẻ
Tiếng Việt Huyền Diệu XXX
Nguyễn Xuân Quang (BP62) . LTG : sau đây là bài thuyết trình tại Đại Hội Y Sĩ Việt Nam tại Hoa Kỳ ở Atlanta, Georgia tổ chức vào November 1-4, 2007. GIẢI PHẪU TIẾNG VIỆT Một sinh viên y khoa muốn hiểu rõ về cơ thể con người cần phải mổ xẻ xác người. Muốn hiểu rõ ngôn ngữ Việt ta cũng cần phải mổ xẻ các từ Việt ra để nghiên cứu. Xin đưa tiếng Việt lên bàn mổ xem có thể học hỏi được điều gì chăng ? Trong Tiếng Việt Huyền Diệu tôi đã viết một chương về Giải Phẫu Tiếng Việt với tính cách bao quát, ở đây xin khai triển thêm. Muốn nghiên cứu một từ chưa hiểu rõ nghĩa nhất là những từ dùng trong truyền thuyết, cổ sử, triết thuyết, tín ngưỡng, ta cần phải dùng tới dao kéo. Trước hết xin có vài dòng để “soạn mổ”. Chữ viết chỉ là ký tự chuyên chở âm và nghĩa ngữ. Dù dựa vào chữ quốc ngữ hiện nay hay chữ nôm hay một thứ chữ cổ nào đó (có thể là chữ nòng nọc còn ghi khắc trên trống đồng âm dương Đông Sơn của người cổ Việt đã dùng) để truy tìm các âm và nghĩa của tiếng Việt cũng không thành vấn đề. Vì thế ta có thể dùng chữ quốc ngữ để nghiên cứu tiếng Việt. Nhưng phải nhớ là ta phải chú trọng tới âm, thanh, để tìm nghĩa gốc hay nghĩa gần nguyên gốc của một từ không nên gò bó, trói mình vào các qui luật ngữ pháp của chữ viết abc hiện nay một cách quá “mô phạm” và máy móc, mù quáng. Các qui luật về ngữ pháp của chữ quốc ngữ abc hiện nay đã đóng khung âm và nghĩa của tiếng Việt trong khi đó người cổ Việt dùng âm và nghĩa biến dịch linh động theo âm dương của Dịch nòng nọc. Từ có thể là một hay do nhiều chữ ghép lại. Do đó ta có thể giải phẫu một từ ra làm nhiều phần, nhiều chữ để truy tìm nguồn gốc của âm, truy tìm tầm nguyên nghĩa ngữ. Mỗi chữ cái dù là nguyên âm hay phụ âm cũng là một ký hiệu chuyên chở âm, thanh, tiếng nói đã có ý nghĩa. Các chữ viết từ ngày xưa tới nay của loài người dù là loại chữ viết nào đi nữa, từ linh tự (hieroglyph) Ai Cập cổ, chữ thánh hiền Trung Hoa, chữ thượng đế Phạn ngữ cho tới chữ quốc ngữ abc đều là di duệ của chữ nòng nọc thái cổ. Chữ nòng nọc là chữ cổ nhất của loài người gồm có hai chữ cái nòng là vòng tròn (O) và nọc là hình que (I) (Chữ Nòng Nọc Trên Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á). Nghiên cứu tiếng Việt phải dựa vào nòng nọc, âm dương nền tảng của Dịch lý (Tiếng Việt Huyền Diệu). Nếu nhìn dưới diện chữ quốc ngữ không thôi thì giản dị là giải phẫu chữ quốc ngữ abc ta có thể học và nghiên cứu chữ quốc ngữ abc tức tiếng Việt hiện kim. . . . . . . Sau phần “soạn mổ” vừa trình bầy, bây giờ xin rửa ta, đeo găng tay, cầm dao kéo và “nhúng tay vào máu”. Vì phạm vi của bài viết chỉ xin mổ xẻ vài ba từ làm ví dụ. -KHÔNG a. Cắt bỏ một chữ. ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() Tại sao Sống lại có gốc nghĩa là cột, là cây ? Xin thưa SỐNG có nghĩa là Cây là dựa theo Vũ Trụ Tạo Sinh. Sự SỐNG do CÂY ĐỜI SỐNG sinh ra. Thật vắn tắn xin nhắc lại Vũ Trụ Tạo Sinh khởi đầu là Hư Không sau đó cực hóa thành Trứng Vũ Trụ (thái cực), rồi phân cực thành Lưỡng Nghi cực âm và cực đương. Hai cực âm dương liên tác sinh ra Tứ Tượng. Tứ tượng vận hành sinh ra Tam Thế muôn loài biểu tượng bằng một cây gọi là Cây Vũ Trụ, Cây Tam Thế, Cây Đời Sống. Cây Đời Sống sinh ra muôn sinh trong đó có con người. Do đó từ SỐNG mới có nghĩa gốc là CÂY. Con người là tiểu vũ trụ (microcosm) con của đại vũ trụ (macrocosm). Đại vũ trụ được biểu tượng bởi Cây Vũ Trụ, con người do Cây Vũ Trụ sinh ra nên con người đầu tiên, con người nguyên khởi (primordial being) hay thần tổ loài người (Supreme Being) nói riêng và con người nói chung được biểu tượng bằng hình người giống hình cây. Tôi gọi là “người-cây vũ trụ” hay người vũ trụ. Con người có chốc (đầu) tròn ứng với chòm cây, chóp cây (chốc biến âm với chóp, chòm, chỏm), hai tay ứng với cành (vì thế Hán Việt chi là tay chân cũng có nghĩa là cành cây), mình thẳng đứng ứng với thân cây, theo biến âm th = tr (như một tháng = một trăng), ta có Anh ngữ trunk = thân và rễ cây ứng với chân. Điều này thấy rõ qua truyền thuyết cổ Việt-Mường là Dạ Dần, Mẹ Người (Dạ là mẹ, Dần biến âm với dân, nhân là người) là Mẹ tổ của Mường Việt nói riêng và nói chung là của cả loài người do cây si sinh ra. Cây si thuộc họ cây đa, biểu tượng cho Cây Vũ Trụ, Cây Đời Sống (người Thái ở Nghệ An có cây đa là Cây Vũ Trụ) (xem Cây Đa Rụng Lá Sân Đình trong Ca Dao Tục Ngữ, Tinh Hoa Dân Việt). Ta cũng thấy theo biến âm s=c=k, si=ki, kì, kẻ, cây. Cây si có nghĩa cổ là “cây”, tức cây si là cây thần tổ của tất cả loài cây nên mới có tên là si, ki, cây và vì vậy cây si mới đẻ ra thần tổ loài người. Tín đồ Thiên Chúa tôn thờ chiêm ngưỡng cây giáng sinh vào ngày sinh của Chúa, một vị Thần Tổ của loài người. Các tín đồ Thiên Chúa giáo có thể hiểu nghĩa cây Noel theo một ý nghĩa nào đó nhưng hiển nhiên cây giáng sinh mang hình ảnh của Cây Đời, Cây Vũ Trụ sinh ra Thần Tổ loài người nên mới được chiêm ngưỡng tôn thờ trong ngày sinh của Chúa. Phật Tổ giác ngộ, thành đạo dưới gốc cây Bồ Đề là Phật nhập vào Cây Vũ Trụ, Cây Tam Thế, Cây Đời Sống, Phật hóa thân thành Vũ Trụ, Tam Thế. Ở đây ta cũng thấy Mường Việt cổ (và ngày nay cũng còn thấy ở một số sắc dân ở Việt Nam) có tục chôn người chết trong một thân cây khoét rỗng. Chiếc quan tài, tiếng Việt Mường cổ gọi là săng có nghĩa là cây. Săng biến âm với khăng (đánh khăng là trò chơi đánh bằng hai khúc cây). Con người sinh ra từ Cây Đời Sống khi chết đem chôn trong Cây để lại trở về với nguồn sinh tạo để trở về với nguồn cội, để được tái sinh. Con người là Tiểu Vũ Trụ sinh ra từ Cây Vũ Trụ, Cây Tam Thế khi chết đem chôn trong Cây để trở về với Đại Vũ Trụ… Đã hiểu rõ nghĩa của từ SỐNG có gốc nghĩa là CÂY và mang trọn ý nghĩa của CÂY ĐỜI SỐNG bây giờ ta quay trở lại xem từ SỐNG có quả thực có mang ý nghĩa của CÂY ĐỜI SỐNG trong Vũ Trụ Tạo Sinh không ? Âm dương Theo duy dương sống với nghĩa là trống, là đực, là nọc và sống là cột là nọc, là dương. Theo duy âm, sống biến âm với sóng là nước chuyển động, sinh tạo, biến âm với sông, dòng nước chẩy, liên hệ vơi nước là cái, là âm. Nước là mẹ của sự sống. Sống có hai khuôn mặt nước lửa, nòng nọc, âm dương. Tứ Tượng ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() .Một từ do nhiều âm ghép lại. Chúng ta thường cho rằng Việt ngữ là đơn âm, ở đây cho thấy Việt ngữ cũng có thể có một khuôn mặt đa âm. .Một từ có nhiều âm trong đó có những âm, những từ mang cùng một nghĩa, có thể coi như là những từ con, từ cháu. .Một từ do nhiều từ ghép lại và khi những từ ghép vào có khác nghĩa với từ đem mổ thì ta có hiện tượng lồng âm, lồng từ trong tiếng Việt. .Khi cắt bỏ một chữ hay nhiều chữ của một từ, phần còn lại cũng là một từ có cùng một nghĩa, tức là nghĩa không thay đổi thì ta có hiện tượng chữ câm ví dụ cắt bỏ k của kềnh (nằm kềnh ra đó) còn lại ềnh (nằm chềnh ềnh ra đó) (Tiếng Việt Huyền Diệu). .Khi cắt bỏ một chữ hay nhiều chữ của một từ Việt, phần còn lại cũng là một từ Việt hay là một từ thuộc một ngôn ngữ khác nhưng vẫn có cùng một nghĩa hay nghĩa lệch, nghĩa hoán chuyển thì ta có hiện tượng chuyển âm hay biến âm lịch sử trong tiếng Việt hay từ ngôn ngữ Việt qua ngôn ngữ khác. Ví dụ từ chết cắt bỏ h còn cết tức Hán Việt kết liên hệ với hậu tố -cide. Xin lưu tâm là qua giải phẫu cho thấy sự biến âm lịch sử và hiện tượng chữ câm có khi đi chung trong một từ, hai hiện tượng này nằm chồng lên nhau (Tiếng Việt Huyền Diệu). .Giải phẫu cho thấy có thể có hai trường hợp : trường hợp thứ nhất các phần còn lại sau khi cắt bỏ đều có cùng gốc nghĩa với từ đem giải phẫu, trường hợp thứ hai những từ này có thể mang nghĩa biểu tượng theo các biến âm với từ gốc như trong trường hợp từ Sống. .Một điểm hết sức huyền diệu nữa là ta có thể dùng phương pháp giải phẫu Việt ngữ học và hiểu ngôn ngữ cổ của loài người như trường hợp chữ cổ Trung Hoa (như đã thấy qua từ Sinh ở trên), các linh tự Ai Cập cổ. Hãy lấy một ví dụ linh tự Kh. Theo các nhà Ai Cập học, kh được diễn tả bằng hình lá nhau (placenta). ![]() ![]() ![]() -Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt (Y Học Thường Thức, 1999). -Ca Dao Tục Ngữ, Tinh Hoa Dân Việt (Y Học Thường Thức, 2002). -Tiếng Việt Huyền Diệu (Hừng Việt, 2004). -Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc (Y Học Thường Thức, 2006). -Giải Đọc Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á (đang in). .Wang Hongyuan, The Origine of Chinese Characters, Sinolingua Beijing, 2004. |
AS IF NO ONE THERE à faire
Hồ văn Hiền (BP65)
.
Chúng tôi bắt đầu hành nghề bác sĩ nhi khoa trong cộng đồng Việt nam vùng Washington từ năm 1986. Mười mấy năm qua cho chúng tôi được cơ hội quan sát một số đông trẻ con tăng trưởng nhanh hơn thế hệ cha mẹ chúng và trở thành những thanh niên bước vào ngưỡng cửa của đại học hoặc hôn nhân.
Ðối với cha mẹ các cháu, phần đông chúng ta thỏa mãn với đứa con được sinh trưởng trong một xã hội trù phú, đầy đủ về vật chất cũng như về phương tiện học vấn. Nổi thất vọng cũng không phải là hiếm. Một số không nhỏ trong chúng ta, sau bao năm hy sinh dồn hết sinh lực và tài chánh nuôi dưỡng cho đứa con, bỗng nhiên thấy mình phải đối diện với một kẻ xa lạ khi chúng lớn lên, ly khai và đòi quyền tự trị của nó. Hố sâu ngăn cách cha mẹ và con cái ở hải ngoại, ngoài hố sâu giữa các thế hệ, quan trọng hơn hết vẫn là khoảng cách văn hóa. Trong lãnh vực này có thể xem ngôn ngữ có vai trò quyết định nhất.
Tiên học lễ hậu học văn.
Khả năng dùng tiếng Việt ảnh hưởng lớn đến thái độ, phong thái của trẻ con gốc Việt và cũng do đó đứa trẻ cũng được đánh giá hoàn toàn khác dưới mắt người lớn.
Những yếu tố sau đây có thể giải thích phần nào sự khác biệt này. Có thể những trẻ nói được tiếng mẹ đẻ được cha mẹ, ông bà, anh chị dành nhiều thì giờ sinh hoạt với chúng hơn những trẻ khác chỉ nói được tiếng Anh nhờ đi nhà trẻ và xem truyền hình. “Thì giờ có chất lượng” đó (quality time) không bắt buộc phải là lúc cháu phải ngồi yên nghe cha mẹ dạy đánh vần hoặc giảng bài luân lý, lịch sử Việt nam. Thì giờ quí báu đó cũng có thể là lúc mẹ hát một câu ca dao ngàn đời để dỗ em ngủ, có thể là một mẫu chuyện nhỏ trên bàn ăn, bàn về một thái độ cư xử nào đó, nặng về tình nhẹ về lý theo lối sống nhiều tình cảm của người Việt. Hoặc có thể lúc ông bà la rầy cháu nhỏ về một lỗi lầm trong xưng hô, thưa gởi với người lớn. Hoặc lúc cậu bé có cơ hội thực tập tiếng Việt và khả năng song ngữ của mình, đồng thời hấp thụ phần nào “túi khôn” của thế hệ trước lúc cháu dịch cho bà ngoại nghe những gì xảy ra trên màn ảnh truyền hình Mỹ.
Song ngữ có làm trẻ dốt tiếng Mỹ ( tiếng Anh) không ?
Một số thầy giáo hoặc cô giáo Mỹ cho rằng trẻ không giỏi tiếng Mỹ vì ở nhà nói tiếng Việt. Sự thật về vấn đề nay không giản dị như nhiều người tưởng. Ðành rằng nếu trẻ nói tiếng Việt hoặc một thứ tiếng mẹ đẻ nào đó ở nhà, thời gian mà cháu dùng tiếng Anh tất nhiên ít hơn những trẻ hoàn toàn dùng tiếng Mỹ, trong một gia đình mà tiếng Mỹ là tiếng mẹ đẻ. Chúng ta nên để ý điểm này, vì dù chúng ta bắt buộc hoặc cố gắng dùng tiếng Mỹ hoàn toàn trong gia đình Việt nam chúng ta, môi trường ngôn ngữ về tiếng Mỹ này khó mà so sánh được với môi trường tiếng Mỹ trong gia đình người Mỹ. Tại sao ?
Vì chúng ta là thế hệ đầu tiên định cư ở xứ này, hầu hết chúng ta đều gặp khó khăn với tiếng Mỹ. Phần đông chúng ta suy nghĩ bằng tiếng Việt rồi tìm chữ dịch ra tiếng Mỹ. Từ những chuyện sơ đẳng hằng ngày như biết tên các món ăn, mô tả các triệu chứng (như nóng lạnh, ê mình, bón..) lúc đi khám bác sĩ, những bài hát trẻ con, những tiếng con nít thường dùng, lắm khi chúng ta phải học từ đầu, học từ thực tế hàng ngày, vì ít có sách nào dạy những thứ ngôn ngữ bình dân nhưng rất cần thiết này. Ðôi khi chúng ta gặp khó khăn với những chữ, lối nói rất thường mà trẻ con dùng một cách hồn nhiên vì chúng đã là người bản xứ. Về phát âm, tiếng Việt mang những âm hưởng khác xa tiếng Mỹ, ảnh nhiều đến giọng nói, đệu nói tiếng Mỹ của chúng ta. Trừ một số trường hợp ngoại lệ, đối với phần đông chúng ta, nói tiếng Mỹ tới mức lưu loát được cũng thật khó thực hiện.
Cho nên, đối với phần đông cha mẹ Việt nam, có lẽ dùng tiếng Mỹ để giảng dạy cho con về những vấn đề phức tạp hơn như văn hóa, luân lý và truyền thống gia đình e khó lòng thực hiện được. Về phần đứa trẻ chắc cũng khó thuyết phục được đứa bé vì cha mẹ đang dùng tới cái sở đoản là cái tiếng Mỹ của mình mà bỏ qua sở trường là tiếng Việt..
Vậy có cần phải nói tiếng Mỹ với con cái không ?
Một tài liệu do ban học vụ quận Fairfax phổ biến trích dẫn K. Hakuta như sau : “Phụ huynh nên nói thứ tiếng mà mình cảm thấy thoải mái nhất để tạo một môi trường ngôn ngữ dồi dào ở nhà. Theo các cuộc nghiên cứu mới đây về hậu quả của thuyết song ngữ về sự tiến bộ học tập của học sinh kết luận là khi học sinh duy trì khả năng nói ngôn ngữ thứ nhất (tiếng mẹ đẻ) của các em, các em chuyển kỹ năng này sang việc học ngôn ngữ thứ hai ; thực vậy, sự thông thạo về tiếng mẹ đẻ là một yếu tố tiên đoán mạnh mẽ sự phát triển nhanh chóng của ngôn ngữ thứ hai.”
Ðược cơ hội quan sát tận mắt sự tiến triển của các em sau nhiều năm, chúng tôi lại càng đồng ý với lời khuyến cáo trên. Ngay những đứa trẻ gia đình Việt đến ba bốn tuổi mới ra khỏi nhà và bắt đầu học tiếng Mỹ ở trường, dù là phải học ESL( English as a second language) lúc đầu, nếu chúng nói giỏi tiếng Việt, sau này chúng vẫn giỏi tiếng Mỹ như thường, có khi còn hơn các trẻ Mỹ.
Thuyết cho rằng đầu óc đứa trẻ chỉ bấy nhiêu chỗ, học nhiều thứ tiếng làm thứ tiếng này lấn chỗ thứ tiếng kia là một thuyết quá đơn giản chưa được chứng minh là đúng. Khả năng của bộ óc chúng ta quá rộng lớn để có thể bị ảnh hưởng bởi sự học hỏi thêm một ngôn ngữ.
Bộ óc song ngữ làm việc như thế nào ?
Có những khảo cứu cho rằng ngôn ngữ mẹ đẻ được một trung tâm riêng biệt trong bán cầu não trái là bán cầu trội (dominant hemisphere) điều khiển. Các ngôn ngữ khác do một hay nhiều trung tâm biệt lập ở bán cầu não bộ bên phải phụ trách. Thuyết này là thuyết lưỡng hệ thống (dual system hypothesis).
Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây lại cho thấy thực tế không giản dị như vậy, đúng hơn các phần não phụ trách các ngôn ngữ khác nhau có thể đều ở bên óc trái (là bán cầu não trội-dominant hemisphere), trong đó một nhóm tế bào thần kinh (neuron) có thể chuyên về một ngôn ngữ nào đó, một số các tế bào thần kinh khác có thể làm việc chung cho cả hai ngôn ngữ mà một người song ngữ dùng được… Ðây là thuyết subset hypothesis của Paradis.
Nói chung, cho đến nay những khảo cứu cho thấy người có khả năng dùng nhiều thứ tiếng phát triển thêm được những vùng trong óc mà người dùng một thứ tiếng không có.
Trẻ con ở xứ khác có cần phải song ngữ không ?
Trước đây ở Việt nam, ông cha chúng ta vẫn đọc và viết chữ Hán cùng với nói tiếng Việt và đọc chữ Nôm. Sau đó chúng ta vẫn dùng tiếng Pháp song song với tiếng Việt trong nhiều năm. Nhiều xứ khác như Ấn độ, Canada, Thụy sĩ, Bỉ vẫn dùng nhiều thứ tiếng hoặc nhiều thứ tiếng địa phương (dialect) khác nhau song song với ngôn ngữ chính thức mà con cái họ vẫn giỏi như thường. Phải công nhận có chia rẽ và nhiều sự đối chọi gây ra giữa những người gốc gác khác nhau. Như người Canada gốc Pháp thì muốn giữ tiếng Pháp làm ngôn ngữ chính tại Quebec, hạn chế ảnh hưởng tiếng Anh. Trường hợp chúng ta không giống như vậy, chúng ta chỉ muốn thế hệ trẻ biết thêm tiếng Việt ngoài tiếng Mỹ là tiếng chính (dominant language) trong xã hội, chúng ta chắc chắn không ai có tham vọng tạo một thế hệ dùng tiếng Việt là ngôn ngữ chính ở Hoa kỳ.
Lịch sử cho thấy rồi ra tất cả các nhóm di cư đều bị đồng hóa nói tiếng Mỹ hết, một hoặc nhiều thế hệ, làm chi cho mệt ?
Thật vậy, do thói quen và do áp lực văn hóa kinh tế, không bao nhiêu dân thiểu số giữ được sinh hoạt văn hóa đáng kể tại Mỹ. Ví dụ, người gốc Ðức định cư đông đảo ở Pennsylvania và có sinh hoạt văn hóa Ðức rất cao trước thế chiến thứ nhất. Tuy nhiên với chiến tranh giữa Mỹ và Ðức, họ phải thu mình lại vì bị kỳ thị nên báo chí Ðức càng ngày càng đóng cửa và trẻ con không dám nói tiếng Ðức công khai ngoài đường.
Với cục diện thế giới hiện nay, nhất là với điện thoại viễn liên, vệ tinh truyền thông, Internet, có lẽ chúng ta sẽ thoát khỏi những gò bó các giống dân khác đã phải chịu và hy vọng tiếng Việt ở hải ngoại sẽ phát triển mạnh.
Tại sao không học tiếng Tàu, tiếng Nhật được nhiều người dùng mà cũng giúp ta hiểu văn hóa Á Ðông ?
Tiếng Trung hoa và tiếng Nhật chắc chắn có tầm quan trọng trên thế giới ngày nay. Tuy nhiên do lối chữ viết không theo mẫu tự La mã (vần abc), khó học hơn tiếng Việt nhiều và không dùng dễ dàng trong các phương tiện tin học mớI như computer, Internet như tiếng Việt. Có một số học giả cho rằng, lần hồi các ngôn ngữ này sẽ từ bỏ các lối viết theo Hán tự để dùng chữ alphabet như chúng ta. Họ cũng cho rằng chữ quốc ngữ của chúng ta là một thành công rất lớn về ngữ học mà ít người để ý tới, mặc dù chúng ta còn trở ngại trên Internet nhiều vì có quá nhiều dấu (sắc, huyền, nặng, hỏi, ngã).
Tóm lại, học tiếng Việt dễ hơn nhiều, và hơn nữa vì đây là tiếng của chúng ta.
Song ngữ và song văn hóa (biculturalism)
Ðối với trẻ con Việt ở Mỹ học thêm tiếng Việt, ngoài việc nói được hai thứ tiếng, chúng còn quen thuộc với hai nền văn hóa khác nhau. Chúng biết thưa gởi, biết lúc nào là dạ, lúc nào là ừ, ai là bác, ai là chú, chị em, chứ không phải cứ “you, me” được thì “mày, tao “. Chúng biết khoảng cách các vai vế trong xưng hô, có thể góp phần nào tránh những rốI loạn về tương quan xã hội giữa cha con, anh em, thầy trò… dễ xảy ra ở xứ này nếu cha con, mẹ con, thầy trò, trẻ già đều quá thân mật gọi nhau bằng first name.
Ở trình độ cao hơn, nếu người thiếu niên hấp thụ được những ý niệm phức tạp hơn về thuật xử thế hay về nhân sinh quan như nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, hay công dung ngôn hạnh… thì lại càng tốt cho sức khỏe tinh thần của chúng. Chúng ta ai cũng biết rằng trường học Mỹ không có nhiệm vụ rao giảng luân lý vì nhóm này không muốn đụng chạm tự do tín ngưỡng nhóm kia và gia đình phải chủ động trong vấn đề này.
Việt nam xa xôi, có cần học tiếng Việt để biết về Việt nam không ?
Cho đến những năm gần đây, người Mỹ hầu như không bao giờ phải nói tiếng nước khác. Có người còn diễu cợt rằng người nào nói nhiều thứ tiếng thì chỉ giỏi đi làm bồi bàn. Họ có khuynh hướng coi thường người song ngữ vì phần đông không nói tiếng Mỹ đúng tiêu chuẩn và vì họ mới qua Mỹ định cư, địa vị xã hội và kinh tế còn khiêm nhường.
Người Mỹ chỉ thường trọng tiếng Pháp và nói được một vài chữ tiếng Pháp, đọc theo giọng Mỹ. Nếu chúng ta không hướng dẫn con cái, chúng cũng sẽ có thái độ thiển cận, sai lạc trên đối với tầm quan trọng của các ngôn ngữ không phải tiếng Mỹ..
Hiện nay, do việc thế giới bị thu nhỏ lại qua các phương tiện truyền thông và chuyên chỡ hiện đại, người Mỹ đã thức tĩnh và rất chú ý học hỏi các nền văn hóa khác. Trong vùng Washington, những lớp trong chương trình “immersion program” dạy trẻ con da trắng Mỹ học tiếng Nhật lúc ở tiểu học, ngay trước khi chúng học tiếng Mỹ, suốt ngày “đắm mình” trong văn hóa Nhật. Cũng như Nhật, Việt nam là một trong những nước có đông dân và văn hiến lâu đời ở Á châu. Vậy thì chúng ta, nếu có phương tiện, cho đứa bé con của mình,với dòng máu Việt, đắm mình trong ngôn ngữ của cha ông, trong cách suy nghĩ Việt nam, trong lề lối phong tục Việt nam thì chắc hẳn không có gì mà phải e dè lo sợ mất cơ hội hội nhập hoặc ” sợ Mỹ nó cười”. Còn hơn thế nữa, những đứa trẻ này còn có được cung cách lễ phép, ăn nói mực thước hơn các trẻ đồng lứa và được ngay những phụ huynh Mỹ tán thưởng vì nêu gương tốt cho con cái chính họ. Ngoài ra, chúng có thể là nguồn hãnh diện cho cha mẹ dạy dỗ chúng, mối hãnh diện này ngược lại cũng giúp chúng biết tự trọng, tin tưởng nhiều hơn ở giá trị của chính mình, gia đình và nguồn gốc của mình.
Sinh hoạt văn hóa trong gia đình.
Một số nghiên cứu xã hội học gần đây cho thấy con cái thế hệ đầu tiên của người di dân thành công hơn những thế hệ kế tiếp. Một trong những lý do có thể là thế hệ đầu tiên thừa hưởng những đức tính như phấn đấu, cần cù chăm chỉ của cha mẹ họ, những người đã trải qua bao tranh đấu, bon chen trì chí mới đến được xứ này. Một khảo cứu y học khác ở California cũng cho thấy con cái của những ngươi mẹ di cư, tuy mẹ ít học so với đàn bà Mỹ bản xứ, con của họ lúc sanh ra mạnh giỏi hơn, ít vấn đề hơn. Lý do là người đàn bà di cư chúng ta ít có những thói xấu như uống rượu, hút thuốc lá, ít vận động, xài drugs như một số ngươi mẹ từng sinh trưởng và giáo dục ở Mỹ. Những điều này chứng tỏ chúng ta cũng mang trong hành lý từ Việt nam những giá trị tinh thần, một số tập quán đáng bảo vệ và giữ gìn cho con cái chúng ta và luôn những thế hệ sau.
Dạy dỗ con cái bằng tiếng Việt và dạy chúng dùng tiếng Việt nên được coi như là một trong những khía cạnh của sinh hoạt gia đình theo truyền thống văn hóa của chúng ta. Ðối với gia đình ở Mỹ càng ngày càng bị đe dọa tan rã do ly dị, cha mẹ bận bịu đi làm, mất thì giờ cho TV, sinh hoạt văn hóa trong gia đình lại càng quan trọng hơn nữa.
Như trên đã nói, khả năng tiếng Mỹ của phần đông chúng ta thường giới hạn. Chúng ta thường chỉ lo học đàm thoại, tiếng Mỹ căn bản hàng ngày như để xem TV, đọc báo. Ða số chúng ta, cũng như đa số quần chúng Mỹ, không có thì giờ hoặc không có ý chí để đọc những đề tài phức tạp hơn, trừ ra bị bắt buộc như lúc phải đi học hoặc do nghề nghiệp. Đối với một số người, đọc sách tiếng Việt để nhanh chóng cập nhật hóa kiến thưc văn hóa, nhất là những đề tài về văn hóa Á châu, qua bao năm bị cô lập hoặc đày đọa trong xứ là một việc có thể làm được do số lượng sách báo Việt ngữ, cũ được in lại, hoặc mới trước tác, phổ biến càng ngày càng nhiều ở quốc ngoại. Từ đó chúng ta có thể nâng cao trình độ và nội dung đối thoại bằng tiếng Việt trong gia đình, tạo một môi trường tốt đẹp cho các cháu “gìn vàng giữ ngọc” văn hóa truyền thống, đồng thời tích cực tham gia vào việc giáo dục các cháu.
Hai thứ tiếng cho hai dòng văn hóa.
Ðối với những kẻ “nửa chừng xuân” như chúng ta, vừa phải học tiếng Mỹ, vừa cải thiện trình độ văn hóa bằng sách vở tiếng Việt, chúng ta phải đứng trước một lựa chọn. Hoặc chúng ta giao toàn bộ sự giáo dục con cái chúng ta cho học đường Mỹ, hoặc chúng ta cố gắng góp phần chủ động dùng tiếng Việt để dạy dỗ chúng theo triết lý, quan niệm sống của chúng ta và ông cha chúng ta, áp dụng vào cuộc sống mới ở xứ này. Chắc chắn chúng ta không nên tự cao tự đại, tự ái không đúng chỗ đề cao bất cứ cái gì của Việt nam. Làm như thế là tự dối lòng và đánh giá quá thấp óc phê phán và trí thông minh của chính con cái chúng ta. Ngược lại, có lẽ đã đến lúc chúng ta đủ sức dẹp tính tự ti quá mức và thôi nhìn xứ sở, văn hóa chúng ta qua cái nhìn thiển cận và lỗi thời của một số người ngoại quốc, kể cả một số học giả không biết tiếng Việt. Những gì người ngoại quốc viết về Việt nam cần được con cái chúng ta đọc với một thái độ phê phán và muốn được như vậy, con cái chúng ta cần biết đủ tiếng Việt để trực tiếp nghe hay đọc những điều cần thiết, tận nguồn tận gốc, từ những nhân vật liên hệ trong đó có cha mẹ chúng.
Kết luận.
Chúng ta đang ở trong một xã hội mà tiếng Mỹ (tiếng Anh) có trở thành ngôn ngữ chung cho cả thế giới trên nhiều lãnh vực. Nhưng vậy không có nghĩa là tiếng Mỹ là ngôn ngữ duy nhất, thỏa mãn mọi nhu cầu, cho mọi người, trong mọi lãnh vực.
Thực tế khác không thay đổi một sớm một chiều được là chúng ta còn suy nghĩ, nói và sống với tiếng Việt. Con cái của chúng ta cũng không thể một sớm một chiều cắt đứt mọi liên hệ với tiếng nói, truyền thống văn tự, nếp sống của cha mẹ chúng được. Xứ Mỹ này đã từ bỏ giấc mơ làm “melting pot” pha trộn hòa lẫn mọi sắc dân với nhau. Thực tế phải chấp nhận là một bức tranh muôn màu muôn vẻ đua sắc với nhau (mosaic). Nếu không có văn hóa Việt, tiếng Việt thì chúng ta là màu gì, sắc gì để có thể tự hào đóng góp vào cái mosaic đó ?
Một số dân tộc từ Châu Phi đến trong cùm gông nô lệ, lịch sử, văn hóa ngàn đời bị xóa bỏ mà nay còn ra công rán sức tìm lại cội nguồn, viết lại những trang sử đã mất. Người Do thái làm sống lại tiếng Hebrew qua bao ngàn năm lưu lạc nói tiếng xứ người. Lịch sử chúng ta có ghi sẵn, văn tự chúng ta rõ ràng, tiếng Việt lại là ngôn ngữ Á đông duy nhất thành công trong việc dùng mẫu tự La mã nên rất dễ truyền bá và dễ học, nếu chúng ta đem bỏ đi chắc chắn thật uổng. Hơn nữa, chúng ta lại là những kẻ tự do duy nhất thừa hưởng và kế tục nền văn hóa và nguồn lịch sử đó, thì trách nhiệm chúng ta lại càng lớn lao hơn.
Bác sĩ Hồ Văn Hiền.
Ngày 11 tháng 6, năm 1999
Con Heo Đinh Hợi
Đặng Tiến (BP60)
.
Lợn, heo, là gia súc thân cận và thân thiết với người, nhất là con người thôn dã Việt Nam, từ vài ba ngàn năm nay, nhưng ít xuất hiện trong văn thơ, nghệ thuật. Nó tham dự thường xuyên vào văn hóa loài người, nhưng không đi vào biểu tượng, có lẽ vì hình dáng và lối sống lè tè, « không nghệ thuật », không thuận theo những quy ước trong tâm thức cộng đồng. Cảnh Lợn Đàn hay Lợn ăn cây Dáy trong nghệ thuật dân gian Việt nam, tranh Đông Hồ, là một biệt lệ.
![]() |
Trong trí nhớ của tôi, câu thơ về lợn, hay và tha thiết nhất có lẽ là của Nguyễn Khuyến trong thơ gửi bạn :
Ai lên nhắn hỏi bác Châu Cầu
Lụt lội năm nay bác ở đâu ?
Mấy ổ lợn con rày lớn bé,
Vài gian nếp cái ngập nông sâu ?
Lời thơ ân cần, đằm thắm, chân thật và chân tình. Thật ở những lo lắng cho nhau, thiết thân trong sinh hoạt bấp bênh ở nông thôn trước thiên tai. Và tình ở niềm tưởng nhớ, vừa thực tế vừa vu vơ. Hỏi « bác ở đâu » là vì vắng nhau, nhớ nhau chứ không phải vì không biết. Hỏi « lớn bé, nông sâu » không phải là thắc mắc thật sự, mà chỉ bày tỏ không gian và thời gian nhung nhớ. Về mặt đối ngẫu : đem « con » đối « cái » là tuyệt vời. (Cũng có người cho rằng Nguyễn Khuyến chế giễu bạn Bùi văn Quế, người Châu Cầu, huyện Thanh Liêm, Hà Nam, là địa phương chuyên nuôi lợn sề, bán lợn con, và nấu rượu, trữ nếp cái. Nhưng chắc không đúng).
Trong thơ Nguyễn Khuyến còn có thịt lợn ngày ông Lên Lão :
Anh em hàng xóm xin mời cả
Xôi bánh trâu heo cũng gọi là
Và đặc biệt ngày Tết :
Trong nhà rộn rịp gói bánh chưng
Ngoài cửa bi bô rủ chung thịt
Ở thôn quê ngày áp tết nhiều nhà chung tiền mua, rồi chia nhau một con lợn ; hàng xóm nghèo cũng được một phần nhỏ, có khi là phần mỡ bạc nhạc. Nhưng nhà nào ngày Tết cũng có chút thịt để thực hiện câu ca dao :
Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Nêu cao pháo nổ bánh chưng xanh
Đoàn văn Cừ ( 1913-2004) tả mâm giỗ ngày Tết :
Thịt lợn đầy mâm thái miếng to
Tục chia thịt ở nông thôn ta chỉ là một công việc thực dụng, không nghe nói đến nội dung tượng trưng nào, như tục giết lợn ở Âu châu, mùa đông chung quanh ngày Tết dương lịch ; phong tục này có tính cách tế sinh, vừa nghi thức vừa cuồng bạo, một truyền thống mang nhiều ý nghĩa tiềm ẩn mà giới phân tâm học đang quan tâm.
Nguyễn Khuyến còn có câu đối nổi tiếng, làm cho một hàng thịt lợn :
Tứ thời bát tiết canh chung thủy
Ngạn liễu đôi bồ dục điểm trang
Dịch nôm :
Bốn mùa tám tiết lòng chung thủy
Bờ liễu non bồ dục điểm trang.
Bồ và liễu là tên cây, họ dương, tượng trưng cho người phụ nữ thướt tha, yểu điệu. Đặc sắc là câu đối chữ Hán mà lại có được « bát tiết canh » đối với « đôi bầu dục » áp dụng cho hàng thịt lợn. Câu dịch nôm như trên chỉ làm lếu láo chiếu lệ, dù cố « vớt vát » cũng không sánh được với cách chơi chữ tài tình của Nguyễn Khuyến
Trong phong tục ngày Tết, con lợn đóng vai trò thiết yếu, như qua câu đố về cái bánh chưng :
Ruộng xanh mà trồng đỗ xanh
Trồng nếp trồng hành, rồi thả lợn vô
Hay nhất trong câu là từ « ruộng », chữ Hán là « điền », hình vuông vắn và chia tư như cái bánh chưng xanh mướt.
Thịt mỡ đi với dưa hành, vì hành làm tiêu chất mỡ ; do đó dân gian có câu :
Con gà tục tác lá chanh
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi
Con chó khóc đứng khóc ngồi
Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng riềng
Lợn sống gần gũi với người, chuồng lợn thường tiếp giáp với chái bếp, để tiện bề chăn sóc. Lợn là nguồn lợi của gia đình, là nhiệm vụ của người phụ nữ, nên có câu ca dao đùa vui dí dỏm :
Đương khi lửa tắt cơm sôi
Lợn kêu con khóc, chồng đòi tòm tem !
Bây giờ lửa đã nhóm lên,
Lợn no con ngủ tòm tem thì tòm.

Và có tục ngữ :
Gái không biết nuôi heo là gái nhác
Trai không biết nuộc lạt là trai hư
Lại còn ca dao :
Nuôi lợn thì phải vớt bèo,
Cưới vợ thì phải nộp cheo cho làng.
Nữ sĩ Anh Thơ (1921-2005) trong Bức tranh Quê (1941) khi tả cảnh sáng sớm trong một gia đình nông thôn, đã kết hợp lợn với bèo :
Người dậy cả, bà già lần thổi bếp,
Thằng cu con dụi mắt quét quàng sân.
Cùng trong lúc gà lồng kêu chiếp chiếp
Và lợn chuồng ủn ỉn dục cho ăn
Bên ao nước, bèo chen rau muống nổi,
Mẹ và con xắn váy cúi khom, và
Người vớt bèo, người khều rau, hái vội,
Vì trên đường lên chợ đã người qua.
*
Con lợn khi sống, thì gần gũi với người phụ nữ, khi chết còn đóng góp vào hạnh phúc lứa đôi, qua hôn lễ :
… Mai mốt lấy chồng, anh sẽ giúp cho :
Giúp em một thúng xôi vò
Một con lợn béo, một vò rượu tăm,
Giúp em đôi chiếu em nằm
Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo…
Do đó không cứ gì ở Việt Nam mà còn trên nhiều nền văn hóa khác, lợn cũng đóng vai trò quan trọng.
Từ điển Robert Văn Hóa, 2005, đánh giá : vai trò này là quan trọng hàng đầu trong đời sống xã hội, trước khi nông nghiệp được cơ giới hóa tại Âu châu.

Tại Trung Quốc, chữ « gia » là nhà, hội ý từ chữ « thỉ » là heo, đội một mái ngang, là bộ « miên ». Không nên hiểu đơn giản, là người Tàu ngày xưa đồng hóa ngôi nhà với chuồng lợn ; nhưng nhất định là có tương quan giữa con lợn và văn hóa loài người, trong thực tế và trong tâm thức.
Nhưng dường ngày xưa lợn được thả rong. Phùng khắc Khoan (1528-1613), đã ghi lại trong Đào Nguyên Hành làm giữa thế kỷ 16 :
Trâu, bò, gà, lợn, dê, ngan,
Đầy lũ đầy đàn rong thả khắp nơi
Các nơi khác cũng vậy thôi. Trong Quốc văn giáo khoa thư, 1926, tôi vẫn nhớ bài tập đọc lớp Tư mang tên Truyện ngươi Thừa Cung, chăn lợn và hiếu học, cứ mỗi khi lùa lợn qua tràng, có tiếng giảng sách, thì đứng lại nghe. Về sau được thầy cho học, trở nên học trò giỏi và nổi tiếng.
![]() (Les Frères Le Nain – Le Louvre) |
Ở Pháp, lợn được thả rong tại ngay thủ đô Paris, cho đến năm 1131, gây tai nạn lưu thông, làm thiệt mạng con vua Louis le Gros mới bị cấm. Ở Hy Lạp thời thượng cổ, theo trường ca Odyssée của Homère, lợn được nuôi đại tràng và thả rong. Nhà thơ Nhất Uyên đã diễn ca trọn bộ 12110 câu :
Mười hai dãy trại cao nền
(…) Năm mươi lợn nái nằm dài chờ sinh
Lợn nọc chăn dắt ra đồng
Ba trăm sáu chục lợn con chạy cùng
Trong sân năm sáu chó săn
Dăm người phụ trại lo ăn, quét chuồng
Đoạn thơ nhắc lại truyền thuyết nàng Circé, phù thủy tóc vàng, có bùa phép biến hóa người thành lợn. Truyền thuyết chứng tỏ người và lợn thời đó sống thân cận nhau.
*
Tuy nhiên, ngay thật mà nói thì con lợn, con heo, không phải là một hình tượng văn học thông thường ; nếu muốn tìm ắt phải có, nhưng phải cố công, chứ tự nhiên thì ít ai nhớ.
Con lợn đã xuất hiện rất sớm, từ những bài thơ quốc âm đầu tiên, như của Nguyễn Trãi :
Dài hàm, nhọn mũi, cứng lông,
Được dưỡng vì chưng có thửa dùng
Ý nói : nuôi chẳng qua chỉ để ăn thịt
Tiện chẳng hay bề biến hóa
Đào Duy Anh giải thích : con lợn là giống bần tiện, chỉ nằm mà ăn, không biết biến hóa. Ưng hay oan ? Nguyễn Trãi có ý ấy không ?
Trương hai con mắt, lại xem rồng.
Vẫn một lối giải thích : tuy lợn không biết biến hóa, nhưng người ta dùng thủ lợn luộc để cúng thần, thì nó lại trương hai con mắt, « thao láo như mắt lợn luộc » mà nhìn rồng trên bàn thờ thần, là loại giỏi biến hóa.
Đây là một bài thơ bát cú nhưng thiếu câu sáu nên chúng tôi không trích toàn văn. Cặp 3, 4 cầu kỳ :
Lỗi hòa đàn, tinh Bắc Đẩu
Lang một điểm, thụy Liêu đông
Trần văn Giáp giải thích : theo sách Tạp trở, đời Đường có vị thiền sư Nhất Hàng giỏi thuật số, muốn cứu một can phạm, đã bầy mưu : xem vườn nào có nuôi giống vật gì có bảy con thì bắt cả về. Người tù bắt được một ổ lợn mang đến. Nhất Hàng nhốt cả bảy con vào một cái ống rồi bịt lại. Thế là chòm sao Bắc Đẩu không mọc. Vua lo sợ vời đến vấn kế. Nhất Hàng khuyên nên làm đại xá. Vua nghe theo và người tù được tha. Nhất Hàng thả lợn ra, Bắc đẩu lại mọc.
Câu sau có nghĩa : ở Liêu Đông hiếm có lợn lang đầu, nên được xem là « thụy », nghĩa là điềm lành, có người mang lên dâng vua. Đi đến Hà Đông, thấy đầy cả lợn lang đầu, bèn thẹn và lui về.
Điển cố cầu kỳ như vậy, tác giả dù uyên bác như Nguyễn Trãi, e cũng phải vắt óc mới tìm ra chứ không phải đến tự nhiên như khi tả cây chuối, lá chuối :
Tình thư một bức phong còn kín
Gió nơi đâu gượng mở xem
Nói khác đi và nôm na : tả con lợn thì dù cho đến Ức Trai có khi cũng phải bí ! Ngoài việc tả lợn ăn ngủ, đẻ đái, khó còn chuyện gì khác để làm thơ. Vì như vậy, trong thơ văn ít thấy lợn.
Nhà thơ Ngô văn Phú, bậc chánh tổng trong làng thơ thôn dã, trong ba bốn trăm bài thơ tả làng mạc, chỉ một lần tả con « lợn ủn ỉn » nhưng là ở một « chợ ven đê » (1984). Huy Cận — hay cả Phùng Cung — tả rất kỹ cảnh thôn dã với nhiều gia súc mà không hề đụng đến con heo. Có lẽ do thành kiến ăn sâu vào tiềm thức, như Đào Duy Anh đã giải thích : « Lợn là giống bần tiện, chỉ nằm mà ăn không biết biến hóa », không lao động, không săn bắt như mèo chó, không bươi chải như gà vịt. Chưa kể lợn còn vô kỷ luật qua câu tục ngữ « lợn ở trong chuồng, thả ra mà đuổi » ; lợn sổng chuồng thì khó mà bắt lại. Đã vậy, ngày nay lợn còn chịu thêm tiếng thị phi, là diễn phim kích dâm, hủ hóa.
![]() |
Lợn có đóng góp thân xác cho đời, âu cũng là việc tiêu cực ngoài ý chí.
Tóm lại lợn là con vật phi Khổng phi Mao, phi Lê phi Mác. Nó ủn ỉn bên ngoài sử quan, và tiếng ủn ỉn không hy vọng gì trở thành biện chứng.
*
Đối chiếu như vậy để biết trân trọng tấc lòng của dân gian Việt Nam đã tôn vinh con lợn qua tranh Gà Lợn bằng nghệ thuật Đông Hồ, hay còn rải rác trong tranh Kim Hoàng, Nam Đàn hoặc vài nơi khác. Thơ Hoàng Cầm :
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong,
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp.
Tranh dân gian, trong tính cách bình dị của nó, khó nói được là cao siêu. Riêng tranh Lợn Đàn, Lợn ăn cây dáy, có nét đặc sắc. Những nghệ nhân vô danh đã thấu hiểu triệt để và sâu sắc đề tài, tính chất con lợn, địa vị của nó trong đời sống người dân tầm thường, lam lũ. Lợn lên tranh là giống lợn ỷ, mặt ngắn, có nhiều nếp nhăn, lưng võng, chân thấp. Sống lưng lợn mẹ được tô đậm màu đỏ da cam, lún phún lông mọc nghiêng. Theo kinh nghiệm nông dân con lợn nào có lông « đai » như vậy là tốt giống, mạnh ăn, béo khỏe, mắn đẻ và đông con. Lũ lợn lúc nào cũng đang ăn, no căng, bụ bẫm, dáng dấp phủ phê, mặt mày phè phỡn, nụ cười tủm tỉm đầy nhân tính, có khi ranh mãnh, lẳng lơ. Vẽ ra con lợn, nghệ nhân phác họa thế giới của mình, tâm cảnh lồng vào ngoại cảnh, từ những lam lũ gieo neo vươn tới giấc mơ no ấm, sum vầy đông đúc. Trên thân hình mập mạp, lợn mẹ lợn con đều mang hai vòng tròn xoáy âm dương. Công dụng là trang trí cho thân hình đơn điệu, nhưng đồng thời cũng tượng trưng cho khoáy lông, tướng l�%A
Vị Chua Của …. Khế
Áo Vàng (BP70)
.
Ngồi với Paula trong quán nước, Hoa cười cười, châm chọc : Ta có dè đâu tên bà “đậm mùi quê hương” vậy ! Lục Thị Sáu ! Nghe cũng kêu lắm chứ ! Bà mà chơi đổ xí ngầu chắc lúc nào cũng hên !
– Thôi, thôi, sorry bà. Tui có nỗi khổ riêng. Đừng trách tôi tội nghiệp. Đâu phải ai cũng có được cái tên đẹp như bà. Hoàng Hoa ! Nếu bà già tôi mà hay chữ, đặt tên đẹp như tên bà thì tôi mang lộng kiếng từ lâu rồi !
– Nhưng mà… thiệt hết chổ nói ! Mình quen biết nhau đã mấy năm rồi, bà coi tôi là người gì ? Còn muốn rủ tôi làm ăn chung nữa, mà mỗi cái tên cúng cơm của bà tôi còn không biết ! Rõ chán !
Những cú “choc” như vậy xảy đến rất thường từ ngày Hoa quen biết và làm bạn với Paula.
Nói rằng Hoa dễ tính và chơi với ai cũng được thì không đúng, vì Hoa rất ít bạn, tánh tình lại khép kín. Paula làm nghề nails và Hoa chỉ là một khách hàng thường xuyên từ vài năm nay.
Chồng say sưa tối ngày, Paula tống cổ ra khỏi nhà. Nghề nails mang về cho Paula khá nhiều lợi nhuận nên một mình nuôi con không mấy khó khăn. Hoa thì bị chồng bỏ. Mặc dầu trước đó, Hoa chẳng thấy dấu hiệu gì đe dọa hạnh phúc gia đình cả. Đùng một ngày đẹp trời, Dũng tuyên bố ra đi không hẹn ngày về. Thì ra anh chàng đã có người khác. Tự ái bị tổn thương, thoạt đầu Hoa tìm đủ mọi cách để lôi kéo chồng về, nhưng sau nhiều phen thất bại, nàng tự nghĩ thôi thì giữ kẽ ở lại chứ ai mà ngăn cản người muốn ra đi. Hoa ký giấy trả tự do cho chồng.
Sau biến cố đó, Hoa và Paula bỗng nhiên trở thành hai người độc thân bất đắc dĩ và tìm đến với nhau…
Hoa không ngờ Paula giao thiệp rộng đến thế. Cô nàng làm việc hùng hục cả tuần nhưng đến chiều thứ sáu vẫn hăng hái đóng bộ đi chơi. Nào Karaoke, nào party sinh nhật, nào vũ trường…
Góp mặt vài lần, Hoa tự nhận thấy không hạp với nhóm bạn đó nên rút lui, chỉ thỉnh thoảng hẹn riêng với Paula và hai đứa nhiều lúc tâm sự rất tương đắc.
Có lẽ Paula tìm thấy ở Hoa một sự tin tưởng nào đó nên đã có lần bắt cóc Hoa đến văn phòng luật sư để tham vấn chuyện hùn hạp nữa cửa tiệm nails với Hoa mà không thèm hỏi ý kiến nàng trước. Dĩ nhiên Hoa không chịu nhưng trong lòng cũng có đôi chút cảm động và kiêu mãn vì có người tin tưởng mình.
Sáng nay Paula phone Hoa báo tin giá vé về Việt Nam đang sale. Cô nàng đi VN như đi chợ, nhưng vì thấy Hoa chưa về thăm quê hương nên cứ rủ rê hoài. Gặp lúc đang thất nghiệp lại chẵng có gì vướng bận nên Hoa hưởng ứng ngay. Rồi vì book vé dùm Paula mới lòi ra vụ tên thật tên giã. ..
– Khai báo thành thật đi ! Vậy còn ngoài cái tên Paula rồi bây giờ tên Sáu, bà còn tên gì nữa ? Lỡ về bên đó, người ta gọi tên bà mà tôi không nhận ra thì còn ngố hơn Mán về Kinh !
Cô nàng tủm tỉm cười, – Chuyến này tui sẽ giới thiệu bà thằng kép nhí qua Net của tui, bà nhớ là tui tên Paula Vi nghe.
– Nhiều chuyện ! Bà thật lộn xộn ! Sao lại có thêm Paula Vi là thế nào ?
– Thì lên Mạng, phải chế tên cho nó *nổ* chứ ! Thật ra Vi, nếu viết xuống là số sáu La Mã đó mà ! Xài vậy để dễ nhớ.
Hoa tròn mắt. Thiệt hết ý ! Vậy mà cũng nghĩ ra được. Cô này ngộ lắm chứ. Thông minh ! Và tếu nữa. Bởi thế, chơi với Paula, Hoa đi từ ngạc nhiên này đến thích thú khác. Nhiều khi ngẩm nghĩ, Paula là một người bạn tốt, nhưng không biết, nếu còn chồng bên cạnh, Hoa có nên quan hệ với những người như vậy không ?
Hai tuần ở VN, Hoa sống như một du khách đến nghỉ mát xứ Cuba. Paula về thường nên chuyến này không ghé thăm gia đình. Cô nàng cho Hoa ở lại Saigon một tuần rồi mua tour đi Mũi Né.
Đâu đâu cũng yến tiệc linh đình. Toàn những phòng trà và chốn ăn chơi. Thành phố Saigon nhộn nhịp thật nhưng Hoa không còn người thân nào ở đây nên chẳng có mảy may cảm xúc. Ghé ngang trường Luật cũng chả bồi hồi…. Người xưa, cùng nhau vượt biên, thề sống thề chết, yêu nhau đến hơi thở cuối cùng nhưng rồi vẫn chia tay….
Hoa rời VN, trở lại Montréal không chút vấn vương. Paula đã đổi vé để ở lại tận hưởng với người tình mới thêm vài tuần nữa. Cô nàng còn nhờ Hoa trông coi tiệm nails dùm. Có người bạn tin tưởng được, nhiều khi cũng ỷ lại….
À quên, phải nói còn một chút vướng bận, có lẽ Hoa phải giải quyết…
Tiễn người khách cuối cùng ra cửa, Hoa hối nhân viên dọn dẹp để về sớm hơn. Suốt ngày hôm nay Hoa cố gắng giữ bình tĩnh làm việc để không lộ cho nhân viên thấy mình đang bối rối khác thường.
Giờ đây ngồi một mình trong bóng tối, Hoa lật từng tấm ảnh trong xấp hình của người bạn trẻ, chưa phải là người tình, từ bên nhà vừa gửi qua, làm Hoa suy nghĩ…
Tiến là người bạn mới quen qua trung gian của Paula. Suốt tuần lễ ở Phan Thiết, Tiến tháp tùng Hoa đi mọi nơi. Nói nôm na, Paula sợ Hoa buồn nên sắp xếp đem theo một *escort* để *hầu hạ* cô bạn gái. Tuy nhỏ tuổi nhưng chàng ta thật sành điệu với đàn bà. Anh chàng rất tế nhị, không hề hỏi đến tuổi tác của Hoa và luôn gọi nàng bằng tên. Lúc đầu Hoa cũng rất ngượng nghịu xưng hô vì trông Tiến chỉ bằng tuổi em Út của mình, chừng 35 là cùng trong lúc nàng thì đã 50. Tay chàng không bao giờ rời chiếc máy hình mà Hoa mua tặng, trong gian hàng dành riêng cho Việt kiều, coi như món quà tao ngộ. Tiến bấm máy liên miên và luôn mồm khen Hoa thật ăn ảnh, vẫn còn mặn mà…
Nắng đẹp, biển xanh và cát trắng làm Hoa như đang sống lại tuổi hoa niên phơi phới…. Hoa thả lõng tâm tình với nước mây…. Giờ đây Hoa chỉ còn nhớ lơ mơ… một tuần đầy ảo mộng ….
Mấy hàng chữ nhắc nhở những kỷ niệm bên nhau, Tiến còn kèm theo vài lời hỏi mượn Hoa 5 ngàn đô để lo cho Mẹ già vừa vào bệnh viện bất ngờ, và hẹn hò ngày tái ngộ. Còn nữa, Tiến xin phép Hoa cho chàng post vài hình rất nghệ thuật của Hoa lên mạng cho các bạn chàng cùng thưởng thức !
Trưóc tiên Hoa hình dung đến phản ứng con gái và rễ, chắc chúng nó sẽ nhìn Hoa như người từ hành tinh nào đó trở về nếu chúng nó bắt gặp tấm hình một anh chàng trẻ măng đang kề má, quàng tay qua đôi vai trần của Hoa trên bãi biển… Vừa giận mình mà vừa muốn cười ra nước mắt….. Rắc rối lớn !
Nhớ lại trong một vỡ kịch hài, người ta nóí : Quê hương là chùm khế ngọt, sao các ông về, cứ toàn tìm cam với bưởi ?
Hoa chỉ mới cắn vào trái khế quê hương, ngọt đâu không thấy mà nếm phải vị chua…..làm buốt cả răng !
.
Áo Vàng
2007
Programme
Cheres amies,
Chers amis,
Nous sommes heureux de vous communiquer les dates et le programme de notre traditionnelle reunion du week-end de la Pentecote, qui a lieu cette annee du 2 au 4 Juin 2017.
.
Vendredi 2 Juin
18h30 : Assemblee generale de l’ABPDN, suivie d’un diner, au restaurant :
AU PETIT RICHE
25 rue Le Peletier
75009 Paris
Metro : Richelieu-Drouot, lignes 8 et 9
Parking Drouot rue Chauchat – gratuit le soir
Participation : 40 euros/pers
***
Samedi 3 Juin
Visite du Chateau de Compiegne et dejeuner a Compiegne (85km de Paris)
***
Dimanche 4 Juin
BBQ a Meudon, offert par l’Amicale BPDN
chez Nhu Mai et Thierry Paturle
27 rue Henri Savignac
92190 Meudon
D’autres details concernant les repas et la sortie vous seront fournis au fur et a mesure sur cette page.
Pour faciliter l’organisation de ce programme, nous vous remercions de nous faire savoir au plus vite si vous souhaitez participer a un ou a plusieurs de ces evenements.
Dans l’attente de vous revoir, recevez nos plus chaleureuses salutations.
Bien amicalement,
ABPDN
.
J.1: Au Petit Riche
L’Assemblée Générale de L’Amicale BPDN de 2017 a eu lieu le Vendredi 2 Juin à 18h30 au restaurant “AU PETIT RICHE”, 25 rue Le Peletier – 75009 Paris
Les membres présents sont :
Nguyễn thị Lương Nhụy(BP59), Đặng Tiến(BP60), Nguyễn thị Như Lai(BP63), Chung Cao Thắng(BP62), Vĩnh Nhẫn(BP63), Claude Carobourg(BP67), Leang Pa Seng (BP67), Nguyễn văn Bình(BP67), Hứa Tất Thành(BP67), Vĩnh Việt Tuấn(BP67), Paul Giannetti(BP69), Hồ thị Minh Tâm(BP71), Trần thị Như Mai(BP71), Huỳnh Đỗ Thúy Mai, Phan Tấn Hảo(BP74)
.
![]() |

![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
.
Photos : Paul Giannetti, Chung Cao Thắng
.