Catégories
Prose

Chuyện Trâu năm SỬU

Đặng Tiến (BP60)

.

Trâu thiết thân với nông dân, thân thiết với nông thôn, là thành phần gia đình Việt Nam trong cuộc sống suốt mấy ngàn năm :
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.

Câu ca dao giản dị mà hàm súc, hiện thực và trữ tình. Câu trên là một tiểu đối toàn chỉnh : trên/dưới, cạn/sâu. Câu dưới dàn trải, bắt đầu tiểu đối : chồng/vợ, cấy/cày, sau cùng con trâu bước ra, chậm chạp, ung dung, trong một nhịp thơ khoan thai hơn : chất trữ tình ưu đãi con trâu vào cuối câu.

Đây không phải là bức ảnh toàn cảnh, công việc đồng áng không diễn ra một lần như thế, mà tuần tự : cày xong mới bừa, bừa xong mới cấy, theo tục ngữ : trâu ra, mạ vào. Nhưng là một bức họa tổng hợp công tác nông vụ, với kỹ thuật khác nhau : đồng sâu là đồng chiêm, đồng cạn là ruộng bậc thang :
Ruộng thấp tát một gầu giai
Ruộng cao thì phải đóng hai gầu sòng

Một số sách, kể cả sách giáo khoa, trích dẫn ngược, do không hiểu kỹ thuật canh nông : ruộng cao gồm nhiều bậc, phải đưa nước từ bậc thấp lên bậc trên, rồi tiếp tục như thế, bằng gàu sòng nặng, do một người lực lưỡng chuyển động. Gầu giai (giây) nhẹ hơn thường do hai phụ nữ vận chuyển, đưa nước từ hồ, ao lên ruộng thấp.

Vì thân thiết với đời sống hàng ngày, con trâu nhiều khi được liên hệ với người vợ :
Thứ nhất vợ dại trong nhà
Thứ nhì trâu chậm, thứ ba rựa cùn

Câu ca dao hóm hỉnh, âu yếm kín đáo. Khi đề cao, vẫn giọng dí dỏm mà thực tế :
Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà,
Cả ba việc ấy đều là hệ thay

Con trâu là đầu cơ nghiệp, của chồng công vợ. Trong một xã hội nông nghiệp ổn định, gia đình Việt nam ổn định, dù cho khi đói khi no, trong đó địa vị và tư cách người phụ nữ được tôn trọng. Hạnh phúc con người, trong nông thôn Việt Nam, diễn ra dưới đôi mắt con trâu :
Sớm mai cắp nón ra đồng,
Một đôi vợ chồng với một con trâu.

Người thân mật, đằm thắm với trâu :
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đâu trâu đấy ai mà quản công.
Bao giờ ngọn lúa còn bông,
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Trâu chia sẻ thân phận con người. Từ “ai” xem trâu như người, như bạn, như một “nhà nông”. Người có lúc đói, nhưng trâu ít khi phải đói. Gặp ngày cày bừa tận lực người phải cắt cỏ cho trâu, thậm chí cho trâu ăn thóc, hay… ăn cháo.
Pierre Gourou, nhà địa lý học chuyên về Đông nam Á, trong Đất và người tại Viễn Đông, 1940, có cho biết : nông dân Bắc Bộ có người chỉ tậu trâu trước mùa cày, rồi bán đi sau khi bừa xong, để khỏi nuôi tốn kém quanh năm (tr 54), có lẽ do đó mới có câu ca dao :
Tháng tư đi tậu trâu bò,
Để cho ta lại làm mùa tháng năm.

Đây cũng là cách phân chia lao động giữa nghề cày ruộng và nghề chăn trâu. Và giữa hai nghiệp vụ ấy nảy sinh nghề lái trâu. Từ “nói lái” thông dụng chỉ mật mã, tiếng lóng trong nghề buôn bán gia súc.
P. Gourou còn thống kê : con trâu làm việc 60 ngày (trang 53), người làm 180 ngày trung bình trong năm(trang 217) ; ông còn nhận xét, trên đồng quê có khi thấy người lao động, gồng gánh cật lực, trong khi dưới bóng tre trâu nằm … chơi (trang 53) !

Dưới gốc đa già, trong vũng bóng
Nằm mát đàn trâu ngẫm nghĩ nhai
(Bàng Bá Lân, Tiếng sáo diều)

Cùng một hình ảnh, xưa kia, Nguyễn Khuyến( 1835- 1909) có câu thơ hay :
Trâu già gốc bụi phì hơi nắng
Nguyên tác chữ Hán, không hay bằng câu thơ dịch ra chữ nôm :
Ngọa thụ bì ngưu hư thử khí
(Đến chơi nhà Đặng Tự Ý)

Nói về thơ Hán Việt không thể không nhớ con trâu trong thơ Trần Nhân Tông (1285-1308). Ông vua thao lược, đạo hạnh này làm thơ thậm hay. Đàn trâu chỉ thoáng hiện trong bóng chiều đã để lại cho ngàn sau ấn tượng sâu đậm vì lời thật, cảnh thực.

Thiên Trường vãn vọng
Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên
Bán vô bán hữu tịch dương biên
Mục đồng địch lý ngưu quy tận
Bạch lộ song song phi hạ điền.

Ngô Tất Tố dịch :
Cảnh chiều Thiên Trường
Trước xóm sau thôn tựa khói lồng
Bóng chiều man mác, có dường không.
Theo hồi kèn mục, trâu về hết,
Cò bạch thi nhau liệng xuống đồng

ĐT dịch :
Thôn sau thôn trước mờ như khói
Có có không không, đạm sắc chiều
Trẻ giục trâu về còi thúc thúc,
Cò nghiêng trắng ruộng cánh xiêu xiêu.

Trâu đi học

Thơ xưa, kể cả thơ Trung Quốc, hay đến như vậy, hiện thực, đơn giản, trầm mặc mà linh động đến như vậy, không nhiều lắm đâu. Nhất là để gợi lên hình ảnh đàn trâu về chuồng, hòa nhập vào phong cảnh an tĩnh giữa trần gian, nơi cư trần lạc đạo.

Người xưa trọng vọng trâu ; theo truyền thuyết trâu đã giúp vua Vũ nhà Hạ trị thủy. Thời Chiến Quốc, Tử Đồi con vua Chu Trang Vương nuôi hàng trăm con trâu cho ăn gạo thóc, mặc gấm vóc, lại có kẻ hầu người hạ. Họ ca ngợi nghề chăn trâu của những Sào Phủ, Nịnh Thích. Nhưng con trâu vẫn không mấy khi lê nổi bàn chân lầm than từ bùn lầy lên đến trang giấy văn chương, dù có xuất hiện nhiều lần trong nghệ thuật tạo hình như tranh, tượng.

Ở Việt Nam vào thời bình minh của thơ Nôm, Nguyễn Trãi (1374-1442) sống nhiều nơi thôn ổ, tả nhiều cảnh nông tang, mà chỉ tả con trâu vẽ trong nghiên mực “Đầm chơi bể học đã nhiều xuân” nghĩa là con trâu vẫn… nằm chơi.

Một lần khác Nguyễn Trãi nói đến con nghé, nhân sử dụng một tục ngữ răn đời, sảy giàn tan nghé :
Chúa giàn nẻo khỏi tan con nghé
Hòn đất hầu làm mất cái chim

(Bài 23 trong Bảo kính cảnh giới)

Nghĩa là : con trâu đầu giàn (chuồng, ràn) phải giữa vị trí lãnh đạo, để con nghé đừng chạy lạc. Câu sau, ngụ ý không nên làm việc phù phiếm, dựa theo tục ngữ :
Đất bụt mà ném chim trời
Chim thì bay mất, đất rơi xuống chùa.

Vào thời Hồng Đức, thơ Lê Thánh Tông và nhóm Tao Đàn có nhiều bài tả người chăn trâu, nhưng không trực tiếp nói đến con trâu..

Đến Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), hiền triết, khi nhắc đến con trâu chỉ mượn tục ngữ để răn đời :
Người hàng thịt nguýt người hàng cá
Đứa bán bò gièm đứa bán trâu

(Bài 112,1983,1997)

Như vậy con trâu chưa phải là một mô hình tự lập trong câu thơ, mới làm cớ cho người ta nói chuyện khác.
Không hiểu vì lý do gì, về sau, người Việt Đàng Trong quan tâm đến trâu nhiều hơn. Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) đã an vị con trâu chính xác trong đời nông dân
Ấm lạnh trọn bề vài đám ruộng
Làm ăn giữ bổn mấy con trâu

Bài thơ cụ thể nhất về trâu có lẽ là của Học Lạc (Nguyễn văn Lạc, 1842-1915)

Con Trâu
Mài sừng cho lắm cũng là trâu,
Gẫm lại mà coi thật lớn đầu.
Trong bụng lam nham ba lá sách,
Ngoài cằm lém đém một chòm râu.
Mắc mưu đốt đuốc tơi bời chạy,
Làm lễ bôi chuông dớn dác sầu.
Nghé ngọ già đời quen nghé ngọ,
Năm dây đàn khảy biết nghe đâu.

(Đốt đuốc : sự tích Điền Đan nước Tề, sử dụng một ngàn con trâu buộc đuốc vào đuôi rồi đốt cho trâu xông trận phá hàng ngũ đối phương. Bôi chuông : ngày xưa, tại Trung quốc có lệ giết trâu để làm lễ bôi chuông. Có lần Tề Tuyên Vương thương hại, truyền lịnh tha mạng sống cho trâu.)

Cùng ở Nam Bộ, Huỳnh Mẫn Đạt (1807-1883) bài Trâu già, dùng chung một mạch điển cố :

Một nắm xuơng, một nắm da
Bao nhiêu cái ách cũng từng qua
Đuôi cùn biếng cột Điền Đan hỏa
Tai nặng buồn nghe Nịnh Tử ca
Sớm dạo vườn Nghiêu ăn hủng hỉnh
Tối về nội Võ thở hi ha
Ngày xưa mắc phải nơi đường bệ
Ơn có Tề Vương cứu lại tha.

(Nịnh Tử : sự tích Nịnh Thích thời Chiến quốc chăn trâu, gõ sừng ca hát than thân, được vua Tề Hoàn Công nửa đêm đốt đuốc phong chức đại phu. Nghiêu, Võ : hai ông vua đời thượng cổ ; theo truyền thuyết, trâu giúp các vua này cày ruộng và trị thủy).

Từ đấy trâu được trọng vọng : trên đồ đất nung từ thời Thượng Chu, hai ngàn năm trước Tây lịch đã có hoa văn hình trâu. Đời Tiền Hán – vài ba thế kỷ trước Tây lịch – đã có nhiều tượng trâu bằng đồng, nhất là vùng Vân Nam. Có lẽ tục giết trâu tế thần có từ thời thượng cổ, ngày nay vẫn còn ở một vài nơi, như miền Tây Nguyên Việt Nam, còn tục đâm trâu, giết trâu tế Dàng.

*

Trong văn học Đàng Trong, hình ảnh và thân phận con trâu, hiện thực và đầy đủ nhất nằm trong truyện Lục súc tranh công, dài 453 câu, viết theo cách nói lối trong tuồng cổ (hát bội), một lối văn thịnh hành thời Tự Đức ; có lẽ tác phẩm làm tại Huế, nửa sau thế kỷ XIX. Truyện kể lại cuộc tranh công tị việc giữa sáu gia súc : trâu, chó, ngựa, dê, gà, lợn. Phần quan trọng nhất dành cho trâu, non một trăm câu, cũng là phần hay nhất, là tiếng nói thống thiết của nông dân phản ánh số kiếp lầm than không lối thoát.

Trước cổ đã mang hai cái niệt
Sau đuôi thêm kéo một cái cày.
Miệng đã dàm, mũi lại dòng dây,
Trên lưng ruồi bâu, dưới chân đỉa cắn,
Trâu mệt đã thở dài, thở vắn,
Người còn hầm hét, mắng ngược mắng xuôi
(…)
Cày ruộng sâu, ruộng cạn cho no
Lại vườn đậu, vườn mè khiến chở :
Làm không kịp thở,
Ăn chẳng kịp nhai,
(…)
Lúa gặt cất lên đã có trâu xe,
Lúa chất trữ lại để dành trâu đạp.
(Niệt : giây buộc ách)

Sống cùng cực, chết còn chưa rảnh nợ đời : trâu lập tức bị phân thây xẻ thịt, tận dụng từ ngọn sừng đến móng giò, ninh nhừ làm nham làm thấu (hai món ăn) :
Người người đều bàn bạc với nhau :
Kẻ thì rằng tôi lãnh cái đầu,
Người thì nói phần tôi cái nọng.
Kẻ giành bong bóng ép gối mà kê,
Còn sừng đem về ép thoi, làm lược,
Kẻ thì chuốc hoa tai làm ngạt quạt,
Người lại tiện chén rượu, bầu liều,
Làm tù và mà thổi cũng kêu,
Tiện con cờ mà đánh cũng tốt.

(Ngạt : nan quạt. Bầu liều : bầu dùng để đo lường)
Tục ngữ có câu tỏ khí phách can trường, hay sự lỳ lợm, “trâu già không ngại dao phay”, có người gán cho chính khách Trần văn Hương, không rõ đúng không và vào thời điểm nào.

**

Văn chương có quy luật riêng, làm bằng khuôn sáo, thời thượng, về sau lại thêm “đường lối” không được như trâu quá sá, mạ quá thì. Vì vậy con trâu dù thân thiết và thiết thân với nông dân cũng không mấy khi xuất hiện trong văn thơ hiện đại.

Trong văn chương quốc ngữ, chủ yếu là phong trào Thơ Mới 1932-1945, trâu xuất hiện như hình tượng nghệ thuật độc lập, lần đầu tiên, có lẽ là trong thơ Đoàn văn Cừ (1913-2004), mà tầm quan trọng về văn học dường như chưa được khẳng định công bằng và chính xác :
Những buổi chiều trong khoảng nắng hồng pha
Trên giải lúa mênh mông màu cánh trả,
Đàn trâu xám họp nhau về tất cả
Như bức tranh thêu, mặt vóc lam hồng.

Bài Đàn trâu, 1943, trích từ tập Thôn ca, 1944 gồm 26 câu, chỉ tả trâu, không mượn trâu để nói chuyện khác. Như trong một họa phẩm, trâu hiện ra trong vẻ đẹp và phong cách của nó, đơn lẻ hay trong bầy đàn, trong phong cảnh, ánh sáng và chân trời của nó – thêm tiếng chuông chùa nâng chân bước :
Trong ánh sáng hoàng hôn màu úa đỏ
Đàn trâu về thủng thỉnh bước trên đê.
Những cập sừng cúi thấp nặng nề lê,
Những chân bước lừ đừ như quá mỏi,
Những chiếc đuôi hiền lành se sẽ đuổi
Những con ruổi mê ngủ bám bên hông.
Hình sao Hôm trắng toát hiện trên không,
Như giọt nước trong rơi trên luống cỏ.
Hơi suơng tím chân trời tha thướt phủ
Những hình đen lần lượt kéo vào thôn,
Tiếng chuông chùa gọi với ánh hoàng hôn,
Liềm trăng bạc đêm hè nâng lấp ló.

Thôn trang trong thơ Đoàn văn Cừ là một bức tranh lý tưởng và lãng mạn, cũng như ở những nhà thơ khác cùng thế hệ, mang hương đồng cỏ nội như Nguyễn Bính, Hồ Dzếnh, Anh Thơ, Bàng bá Lân.

Nhưng không ở đâu con trâu được tô vẽ dưới nhiều nét đậm nhạt và thi vị như ở Đoàn văn Cừ trong Thôn Ca :

Con trâu đen chúi mũi đứng bên đồng
Cứ liếm mãi nắng vàng trên cỏ biếc.

(Nắng Xuân, 1942)

Màu sắc ở đây đã được chắt chiu chắt lọc. Đoàn văn Cừ sáng suốt và ngay thẳng thừa nhận điều này :
Cảnh dân dã quê mình như thế đó
Khi yêu rồi, đâu cũng đẹp như thơ.
(Lá thắm)
(dường như Picasso có nói đâu đó, đại khái : không có cảnh đẹp hay người đẹp, chỉ có con mắt nhìn ra cái đẹp. Cụ thể, muốn thấy vẻ đẹp của trâu, trên nền nông thôn, có thể tìm xem tranh sơn mài, hiện đại, khổ lớn của họa sĩ Thành Chương, Hà Nội, hoặc tranh sơn dầu hay màu nước của nữ họa sĩ Nguyễn Thanh Trí, California).

Nói đến con trâu, Đoàn văn Cừ không quên bác lái trâu, một hình ảnh quen thuộc của nông thôn :
Mình phủ hình trong chiếc áo vàng
Trán lồng trong một chiếc khăn ngang
Chân đi đôi dép, ô kèm nách
Tay dắt con trâu đứng cạnh đường.

Những lúc trâu vè khách đứng đông,
Bác vừa xoa nó khắp bên hông,
Vừa khoe nó vốn dòng trâu “loạn”,
Cày ải đi nhanh nhất cánh đồng.

(Vè : tiếng địa phương nghĩa là tụ họp, như chữ vầy trong sum vầy.
Trâu loạn : trâu mạnh, cày khỏe. Tục ngữ : cày trâu loạn, bán trâu đồ. Trâu đồ là trâu nuôi để ăn thịt.
Cày ải : cầy lật đất cho khô).

Sau 1945-1954, xã hội Việt Nam vẫn là nông nghiệp, nhưng hình ảnh con trâu không đậm nét trong thi ca. Muốn tìm thì cũng có thôi nhưng không lấy gì làm đặc sắc. Những nhà thơ nặng tình nghĩa với nông thôn, như Ngô văn Phú, cũng ít tả trâu. Huy Cận là ngoại lệ, tôi đã có bài riêng cho đề tài này. Phùng Cung (1928- 1997), trong những bài thơ cô đúc và phong cách riêng, có câu hay :
Cổng hè đổ vụn- nắng son
Con trâu gốc phượng
Nhai mòn gần xa.

Trưa Hè, trong Xem đêm, 1995

Cùng một đề tài, câu thơ đã xa thời Bàng Bá Lân lắm.
Con trâu của Phùng Cung còn xuất hiện trong toàn cảnh xã hội :
Chợt nghe động trống
Trâu bò nhớn nhác
Dùi quật liên hồi
Ê ẩm tấm da khô.

Nguyễn Hữu Đang (1913-2007) cho rằng bài Ê ẩm này là “ kiệt tác, hay nhất trong tập Xem Đêm.
Con trâu chết đi, để lại nỗi oan khiên ẩn náu trong mặt trống. Đánh trống mà mặt trống thấy đau, tiếng trống vang lên, mang theo oán hờn, tác động đến những trâu bò chung quanh gây sợ hãi, kinh hoàng
”(25-10-1996). Lời bình có chính xác không, bài thơ có hay nhất không, thì ta không biết. Nhưng Nguyễn Hữu Đang là người có quyền, và thẩm quyền, viết một câu như thế.

Tố Hữu chuyên vẽ toàn cảnh xã hội, cố nhiên là phải nói đến trâu. Câu nổi tiếng trong Ta đi tới, 1954 :
Trâu ta ra bãi ra đồi
Đồng ta lại hát hơn mười năm xưa.

Hai năm sau, Trên Miền Bắc Mùa Xuân, thời cải cách ruộng đất, 1956 :

Những đàn trâu Việt Bắc béo tròn
Đủng đỉnh về xuôi quê hương mới lạ
(…)
Sướng vui thay miền Bắc của ta…

Con trâu cách mạng béo tròn, đủng đỉnh (trên áp phích) này có thực tế không ?
Dù rằng tại Miền Bắc, lúc ấy, 1956, vẫn có trâu, và người béo tròn, đủng đỉnh.
Trong khi lắm kẻ cảm thân phận làm trâu như Trần Huyền Trân thời “tiền cách mạng” :

Vai cầy chẳng kẻo làm trâu
Dong xe chẳng kẻo tóc râu làm bờm.
Nẻo về chật chội áo cơm
Dặm đi lại động từng cơn lá rừng.

Độc hành ca, 1940

Từng cơn lá rừng… nhắc đến đoạn đầu bài thơ Tôi đi trên những con đường rừng cũ của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Rừng cũ đây là rừng Trường Sơn, khu Bốn, thời chiến tranh :
Ai hành quân qua đây ?
Trên lối trâu mòn kéo gỗ.
Ai nghỉ đêm nơi đây ?
Còn dấu tro tàn bếp lửa.
Đồng chí nào chia tay nơi đây ?
Ngã ba rừng hoang lá đầy.

Nhắc lại đoạn thơ vì câu : Lối trâu mòn kéo gỗ trên rừng núi Tây nguyên, trong bản văn được đài Hà Nội phát thanh năm 1971, đăng trên báo Văn Nghệ 1973, tôi ghi lại theo tạp chí Tác Phẩm Mới, tháng 8-1975. Nhưng nay, bên thềm năm Trâu Kỷ Sửu, tìm lại lối mòn kéo gỗ thì con trâu … biến mất. Đoạn thơ tân trang trở thành :

Ai hành quân qua đây ?
Đất vẫn in mòn lối cũ.
Ai dừng chân nơi đây ?
Đá vẫn nguyên hình bếp lửa.
Đồng chí nào chia tay nơi đây ?
Ngã ba rừng hoang lá đầy.
(Tuyển tập, tập 4, nxb Trẻ, 2002, tr.11)

Dở quá sức dở. Xét về mặt nào cũng dở. Càng thương bạn, càng thấy dở. Khổ quá : lối cũ không in mòn trên đất thì… in vào đâu ? Hình bếp lửa là hình gì ? Lời thơ ngớ ngẩn vì rập theo khuôn sáo. Câu thơ nguyên bản hay và truyền cảm nhờ gợi lên được những tàn phai với ít nhiều hoang dã, trong cuộc chiến trường kỳ gian khổ. Có thời người ta gọi là “lãng mạn cách mạng”, nghe cũng tàm tạm.
Lối trâu mòn kéo gỗCòn dấu tro tàn bếp lửa là hình ảnh tham dự vào cuộc sống tàn phai và hoang dã. Như hồn thu thảo, bóng tịch dương trong thơ xưa. Nay câu thơ được tân trang : đất vẫn… đá vẫn…. nghèo đi, đọc nghe vớ va vớ vẩn.
Vấn nạn là : một đoạn thơ hay, đã được phổ biến, thâm chí có giá trị lịch sử, bỗng tự mình leo thang xuống cấp, lý do : cái nước Việt Nam nó thế … !

* * *

Trong văn xuôi, ta có hai cuốn tiểu thuyết dưới nhan đề Con Trâu : cuốn trước của Trần Tiêu (1938), kể chuyện một nông dân Bắc Bộ nghèo khổ, điêu đứng, cả đời mơ ước tậu được một con trâu nái làm cơ nghiệp, và đến lúc chết vẫn còn mơ ước, lẩm bẩm hai tiếng “con trâu”. Cuốn sau, của Nguyễn văn Bổng (1952), kể chuyện thời kháng chiến chống Pháp khu V, vùng Nam-Ngãi, lính Pháp đàn áp dân chúng, bắn giết trâu, hầu làm trở ngại sản xuất ; quần chúng phải chiến đấu, để tự vệ vào bảo vệ trâu, đưa trâu vào rừng hay xuống hầm. Những đoạn tả việc trâu xe nước, trong lửa đạn là những trang hiện thực linh động.
Khoảng 1957, Sơn Nam có viết một truyện ngắn đặc sắc, Mùa len Trâu, kể lại việc nông dân di chuyển đàn trâu hằng mấy trăm con từ đồng bằng Hậu Giang ngập lụt lên vùng cao Ba Thê, Bảy Núi để dinh dưỡng ; gần đây, 2003, kết hợp với truyện Một cuộc biển dâu, Mùa len Trâu được Nguyễn Võ Nghiêm Minh dựng thành phim hay, gây ấn tượng mạnh, với đàn trâu vĩ đại băng mình qua cảnh trời nước mênh mông, tựa một ngọn gió đen, như trong thơ Thanh Thảo :

Đàn trâu ngọn gió đen ào qua trảng cỏ…
(Những người đi tới biển, 1976)

***

Bài viết, theo dự tính, chấm dứt ở đây, thì tôi nhận được tạp chí Thư Quán Bản Thảo, New Jersey, Hoa Kỳ, số Xuân Kỷ Sửu, tập 35, ghi tháng 2-2009 (www.thuanquan.com)có truyện ngắn về trâu thật hay. Tác giả Trầm Mặc Hoa Huyền, một cái tên lạ, ở Kansas City, viết về trâu vô cùng ưu ái. Một đoạn chọi trâu vì giành nhau đồng cỏ, hào hứng :

“Con Pháo và con Hổ chiến đấu tay đôi, còn những con theo yểm trợ thì mặt nghinh lên trời rống họng kêu nghé ngọ đi vòng quanh. Chúng cúi đầu mài sừng lia lịa nơi bờ ruộng hay các mô đất cao, hất bung đất cát văng lên tung tóe đầy trời. Từ hai thửa ruộng xa nhau, con Pháo và con Hổ dồn hết sức lực chạy băng về phía đối thủ. Bốn sừng đụng nhau cái “rốp” nghe đinh tai nhức óc, rồi gầm đầu xuống bốn chân lấy thế, dốc toàn lực đẩy đối phương. Sau đó lại dang ra, chạy một vòng như để lấy trớn rồi xáp vô đụng tiếp, gầm đầu đẩy, rồi ngẩn đầu lên dùng đôi sừng cong vút chém mạnh vào cổ vào đầu nhau. Bụi bay mù trời mịt đất”… “Chúng chém nhau gần ba bốn tiếng đồng hồ mà vẫn bất phân thắng bại. Sau đó, con Pháo dường như đoán biết đối thủ tuy đã đuối sức nhưng vẫn còn hung hăng lắm nên nó giả đò thua chạy lùi lại. Thắng thế, con Hổ lấy hết sức nhảy qua mương, quyết tâm diệt địch. Không ngờ, con Pháo thừa cơ đối thủ vừa nhảy qua mương chân chưa kip chấm đất, nó quay đầu lại, dùng hết mười phần công lực húc một phát mạnh như vũ bão, khiến cho con Hổ rớt xuống mương, thân hình co quắp nửa trên bờ nửa dưới nước.”

Một đoạn khác, tả việc len trâu vào những ngày Tết “lùa trâu vào thả hoang trong rừng”. (Từ “len” Sơn Nam giải thích là thả hoang) :

Cứ lệ cuối năm (…) Trâu thả hoang đều tháo gỡ tất cả dây cột dàm, mũi ra để chúng được tự do đi lại và bảo vệ cho nhau khi bị bắt trộm hoặc thú dữ tấn công. Trâu bò là loài động vật khôn ngoan. Ban đêm chúng xếp thành đội hình để bảo đảm an toàn cho nhau trong lúc ngủ. Tất cả trâu nghé, trâu con đều dồn vào chính giữa như cái rốn, kế đến là trâu mẹ nằm bao xung quanh bảo vệ đàn con, rồi đến số trâu già, sau cùng là những con trâu đực tơ, khỏe mạnh kết thành một vòng đai lớn vừa canh chừng vừa chiến đấu với kẻ thù.
(Truyện Con Trâu Pháo, tr. 99 và 101). ***

Người chân quê khề khà nói chuyện trâu không bao giờ đủ, không bao giờ hả. Cũng dựa vào cơ hội năm Kỷ Sửu mới nói được chuyện trâu bò thô lậu. Cuối cùng còn mượn dịp báo Tết, để chúc bạn đọc năm châu bốn biển một niên sức khỏe, an vui và tài lộc dồi dào :

Được tiền thì mua rượu
Rượu say rồi cưỡi trâu
Cưỡi trâu thế mà vững
Có ngã cũng không đau.

Lời hưng phấn này – mừng vui ngày Tết – là thơ Trần Tế Xương.

Đặng Tiến
Orléans, Tết Kỷ Sửu, 01-01-2009

Ghi chú ngoài lề :
1) Trâu quá sá, mạ quá thì : thành ngữ không thấy có trong các từ điển chuyên môn. Đại từ điển tiếng Việt 1999 của Nguyễn Như Ý giảng không rõ. Sá là đường mòn ven núi, về sau có nghĩa là con đường nhỏ. Trâu quá sá là vượt quá đường cày, dẫm sang ruộng người khác. Từ đó, có trạng từ “quá xá”, Rồi “quá xá quà xa”.

2) Gàu sòng : Pierre Gourou, trong Đất và Người tại Viễn Đông (L’Homme et la Terre en Extrême Orient, nxb Armand Colin, 1940) cho biết : Một người dùng gàu sòng trong 7 tiếng có thể đưa một trăm thước khối nước lên 40 phân, với nhịp 22 gàu/phút. Muốn đưa một lớp nước 10 phân lên một mẫu, phải tát mười hai ngày (tr.64).

Catégories
Prose

Mai vàng mấy độ…

Áo Vàng (BP70)

.

Buổi sáng trời Montréal còn mù sương, ông Tư đã nhanh nhẹn ra khỏi giường. Có muốn nằm ráng thêm vài mươi phút, cho sướng cái thân già như ông thường làm mỗi ngày, hôm nay ông cũng không cho phép mình trễ nãi.

Sáng nay ông sẽ ra phi trường đón vợ về. Bà Tư xuống Boston nuôi thằng Út mấy tháng qua. Cuối tuần rồi, bà điện thoại về, nhắc ông dọn dẹp nhà cửa, bà sẽ về để kịp đưa ông Táo và ở lại ăn Tết cùng ông…Nghe mà vui sao đâu…

Ông đang phân vân không biết nên ghé phố mua cho vợ một cành mai trước khi ra sân bay hay chờ bà Tư về rồi cùng nhau đi chọn. Mua sớm quá, sợ hoa nở bét trước mùng một sẽ phí đi. Hơn nữa trời lạnh lắm, không chừng hoa sẽ héo nếu mang theo ngoài đường cả tiếng đồng hồ…. Vừa thu xếp sách báo còn bừa bãi trên bàn, ông vừa suy tính, chốc nữa ghé qua tiệm hoa Bạch Liên, lựa trước một cành rồi nhờ bà chủ gói sẳn. Ông đón bà về, sẽ trở lại lấy hoa. Ôi, sao tình tứ quá…

Thật ra ông đang mơ màng đó thôi, Ừ, ông hy vọng vậy mà…

Mấy năm về trước, hãng cho ông nghỉ hưu sớm. Bà Tư còn đi làm. Suốt ngày rảnh rỗi, ông sung sướng tham gia vào những sinh hoạt mà từ lâu, vì bận sanh nhai, ông không có thì giờ thực hiện… Tiền bạc thoải mái, nào đánh golf, nào vũ cầu, rồi gặp gỡ nhiều bạn mới… Ông như cảm thấy mình trẻ lại… Con tim vì thế cũng hồi xuân. Và rồi, ông quen được một cô trẻ hơn ông cả chục tuổi. Sau đó, việc phải đến… đã xảy đến… Ông ngụp lặn, ngây ngất trong hạnh phúc mới, bất kể vợ con… Nhiều lúc ông còn không ngủ nhà những ngày cuối tuần… Khi con cái cần đến ông thì ông luôn viện lý do để lẩn tránh… Người vợ đảm đang vẫn lặng lẽ chu toàn việc gia đình. Con gái giận ông, không thèm nói chuyện. Nó đã dọn ra ở riêng, chỉ về thăm mẹ lúc ông không có nhà. Con trai út vùi đầu vào sách vở, ở lại trường từ sáng đến chiều. Nó không muốn bị nhiễm cái buồn ủ rũ của mẹ…

Một hôm, sau khi ông từ giã người tình, trên đường về, chợt nhớ bỏ quên điện thoại cầm tay. Ông quày xe trở lại, bắt gặp người yêu trên giường với một chàng trai, trẻ hơn ông. Thất vọng ! Bực tức… Cô nàng còn lên giọng dạy đời ông… “Anh dễ thương, anh hào phóng… nhưng thử hỏi anh có đủ sức khỏe để đáp ứng nhu cầu của tôi không ?”

Ông loạng choạng bước ra khỏi cửa và thề không bao giờ trở lại…

Lái xe về trên con đường xa thăm thẳm, ông để mặc dòng lệ lăn dài trên má… Ông lan man hồi tưởng những ngày vui xưa… với vợ, người đã cùng ông chia xẻ bao ngọt bùi… gian nan, những ngày tị nạn, lúc sanh con đầu lòng… Hai đứa bây giờ đủ lớn để tự lo cho tương lai… Ngậm ngùi nghĩ đến bà Tư…

Từ đấy, ông không đàn đúm với bạn bè nữa. Ông quanh quẩn ở nhà, phụ vợ dọn dẹp trong ngoài… Bà Tư vẫn đi làm ngày hai buổi… Ông cảm thấy áy náy vì những năm qua, ông không làm tròn bổn phận người chủ gia đình. Trong khi đó vợ ông đã cố gắng vun xới cuộc sống vuôn tròn, dạy dỗ con cái nên người và chống đỡ mái gia đình qua cơn bảo tố.

Ông Tư thành tâm chuộc lỗi bằng những săn sóc nhỏ nhặt cho vợ. Bà Tư không biểu lộ cảm xúc. Bà sống như một bóng mờ, ngày ngày vẫn làm bổn phận của người mẹ và vợ… Đôi khi ông có cảm tưởng Bà xem ông như một vật vô tri trong nhà, giữa những bàn ghế, tủ kệ…

Ông hy vọng với sự kiên nhẫn của ông, bà sẽ rộng lượng tha thứ và chấp nhận ông như thuở ban đầu của cuộc sống lứa đôi…

Xuân Mai là tên thời con gái của bà, một cái tên đẹp. Cứ mỗi độ Xuân về, ông đều mua cho bà một cành Mai. Nơi ông bà định cư, không có loại mai như ở quê nhà , nhưng cũng mang thêm hương vị đậm đà cho ngày Tết. Thế mà mấy năm qua, ông đã bỏ quên thói quen đó … Hôm nay, nhất định lúc trao hoa cho bà, ông phải gọi bà một tiếng Xuân Mai, tuy nghe rất cải lương nhưng có sao đâu… nhiều khi cũng cần khơi ấm ngọn lửa tâm tình …

Thằng Út tốt nghiệp Cử nhân xong thì được học bổng sang Mỹ làm tiếp chương trình Cao học. Bà Tư lấy cớ không đành bỏ cậu con cưng một mình bơ vơ xứ lạ, Bà đi theo nó để lo cơm nước… Ông không đồng ý, nhưng cũng chẳng cản bà được. Ông trở lại cuộc sống độc thân… Dạo này ông thường hay hẹn mấy người bạn già đi đánh cờ tướng….

Tay cầm xâu chìa khóa xe, ông Tư nhìn quanh phòng khách một vòng và thở ra khoan khoái… Thế là xong xuôi. Nhà cửa dọn dẹp đâu vào đấy rồi… Ông tự khen… À, còn nữa, mình phải nhớ lấy theo đôi găng tay cho Xuân Mai. Lúc đi Mỹ, còn trong mùa hè nên bà không đem theo….

Trời đang se lạnh…

Áo Vàng

Đầu đông 2008

Catégories
Prose

L’Impératrice Nam Phuong (1914 – 1934 – 1963)

Georges Nguyễn Cao Đức (JJR65)

Le présent texte est dédié à la mémoire de Mme S.L.T.T. et à celle du papa de Nguyen Khac Trung (JJR64)

.

Une bourgade du sud-ouest français, Chabrignac, en Corrèze, abrite une sépulture sur laquelle on lit les inscriptions « ĐẠI NAM NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU CHI MỘ » (sépulture de l’impératrice d’Annam Nam Phương) et « ICI REPOSE L’IMPÉRATRICE D’ANNAM NÉE MARIE THÉRÈSE NGUYEN HUU THI LAN ». C’est la tombe de Nam Phương, seule impératrice ayant reçu ce titre de son vivant dans l’histoire du Viet Nam contemporain. Dans l’empire d’Annam, la coutume n’était pas de couronner l’épouse du souverain, qui était seulement Nhứt Giai Phi (compagne de 1er rang) ou Nhị Giai Phi (2è rang), sans parler des autres concubines, et recevait le titre de Reine-Mère à la mort du souverain si son fils montait sur le trône.

La plaque tombale à Chabrignac est endommagée sur le côté, la sépulture ayant été profanée 3 fois, la dernière lors d’un anniversaire de la bataille de Điện Biên Phủ, pour des raisons probablement politiques. Elle fut une grande dame ayant rempli parfaitement son rôle sur le trône, d’une dignité totale à la chute de la monarchie, et après. Nam Phương a gardé la sympathie des Vietnamiens malgré le temps, par sa conduite personnelle.

La jeunesse de l’impératrice prénommée en ce temps Marie- Thérèse Lan, et ses années de règne, sont connus. La période 1945-48 et le reste sa vie le sont moins. Restons peu sur cette jeunesse de Mariette – ses familiers l’appelaient ainsi-, dont le père, Pierre Nguyễn Hữu Hào (sa femme était née Lê Thi Binh), était devenu gendre et régisseur des biens du grand-père M. Lê Phat Dat, le plus grand propriétaire terrien de Cochinchine. Ces terres avaient été données à M. Dat, Duc de Long My² (Long My² Quân Công), par la Cour d’Annam, en échange de la commanderie de Hoa Lư (a). La famille était catholique de la foi la plus solide. Le don par Đạt de plusieurs églises dont celle bien connue de Saigon (Nhà Thờ Huyện Sỹ), sise rue Tôn Thất Tùng actuelle, outre celles de Chợ Quán, Gò Vắp, Thủ Đức, l’atteste.

La jeune Lan née en 1914 à Gò Công (delta du Mékong) avait 12 ans lorsque sa famille – très moderniste – l’envoie en France au Couvent des Oiseaux, à Neuilly, où elle termine ses études secondaires, en 1932. On ne semble pas avoir de détails sur un séjour en France de sa soeur aînée Agnès, future baronne Didelot. Il lui faut alors rentrer au pays natal, l’époque n’impliquant pas que les jeunes filles fassent nécessairement des études supérieures, même si à la même date la princesse Như Mai, fille de l’empereur Hàm Nghi exilé, poursuit ses études d’ingénieur agronome. La coïncidence du retour sur le même bateau que Bảo Đại, lui-même retournant définitivement au pays, et sans que les 2 jeunes gens se rencontrent, figure dans tous les textes.

La rencontre se fit un an après, en 1933, organisée par le gouvernement général de l’Indochine avec l’aide de Mr Charles, ancien Résident Supérieur en Annam et chez qui Bảo Đại avait longuement habité à Paris, appelant Mme Charles « maman ». La jeune Marie-Thérèse Lan l’a elle-même relaté : en vacances à Ðà Lạt, elle fut entraînée contre son gré par son oncle Lê Phát An à une réception au Langbian Palace (l’actuel hôtel Sofitel de Dalat). Là, le maire de Ðà Lạt et Mr Charles, qui connaissaient l’oncle, lui dirent « Venez, il faut absolument que vous soyez présentée à l’Empereur, il est présent ». Elle fit une révérence profonde, à l’occidentale, devant le jeune monarque : l’éducation aux Oiseaux avait été excellente. L’empereur, touché par le geste, l’entraîna sur la piste de danse pour un tango. Intérêt sentimental éveillé, et, peu de temps après, décision de Bảo Đại de l’épouser. Ce dernier l’a raconté en 1980 : il y avait lors de la rencontre la présence de Pierre Pasquier, gouverneur général de l’Indochine, et il ne déplaisait pas à l’empereur d’avoir une sudiste pour femme, comme ses ancêtres Thiệu Trị et Minh Mạng, et il lui était primordial que son épouse fût éduquée de manière moderne comme lui. En somme, la politique s’accordait avec le sentiment.

Oui, mais comment épouser une catholique quand on est souverain pontife, Fils du Ciel ? La Cour lança ouvertement une cabale, les grands mandarins offusqués menacèrent de démissionner, et surtout Từ Cung, la mère de Bảo Đại (photo en bas de la page), s’y opposa. On arriva au point que l’ambassadeur de France au Vatican, Charles Roux, dut faire une démarche auprès du Pape pour une dispense. Peine perdue.

Nam Phương avant son mariage 
Lors de son avènement en 1934
Vers 1935 

Un arrangement fut pris : officiellement, l’héritier sera élevé dans la religion bouddhiste. Le mariage put alors se faire le 24 Mars 1934 (certaines sources mentionnent le 20 mars). Cette affaire qui agaça la Cour et le gouvernement général de l’Indochine pendant des mois et sur laquelle le gouvernement français fit le blackout eut deux suites opposées bien plus tard, relevées par Daniel Grandclément : avec sa double éducation bouddhiste (le jour) et chrétienne (le soir), le prince héritier Bảo Long devint plus tard non-croyant, tandis qu’au soir de sa vie, Bảo Đại s’est converti au catholicisme, en 1988, neuf ans avant sa mort.

Le mariage fit sensation : le couple impérial était jeune, beau, d’éducation moderne, multilingue. L’empereur avait 22 ans, la nouvelle impératrice en avait 20. Ils s’aimaient réellement ; Bảo Đại ne commença à tromper sa femme que des années après. C’était oublier le caractère de Lan maintenant sur le trône, pour qui le devoir était une deuxième nature.
Elle avait exigé et obtenu le titre d’Impératrice (Hoàng Hậu) avec son nom de règne de Nam Phương (Cieux du Sud), puis le prédicat de Majesté Impériale le 18 juin 1945 ; elle avait exigé et obtenu une double éducation religieuse pour ses enfants, elle avait obtenu la fidélité de son mari au début, mais elle voulait également qu’il fût irréprochable dans son travail. Echec ultérieur.

Elle-même s’attela immédiatement à ses obligations : hôpitaux, crèches, établissements scolaires, présidence de manifestations, visites aux pauvres, oeuvres sociales innombrables, apparitions inattendues. Connaissant les charges d’une femme vietnamienne au foyer, elle demanda à ce que des cours d’arts ménagers fussent intégrés à l’enseignement secondaire des jeunes filles, car elle même savait bien cuisiner. D’où une popularité extrême et la sympathie instinctive de la population, qui savait que les dons et secours financiers innombrables qu’elle faisait et offrait sortaient de sa cassette personnelle : la liste civile n’y aurait sûrement pas suffi. Elle ne coûta rien au budget de la Cour, se faisant un point d’honneur de n’utiliser que son argent personnel. De là le respect que ses adversaires lui montrèrent, pendant et après le règne : la corruption, hier comme de nos jours, est une plaie endémique du Viêt Nam. Les seules dépenses lourdes initiales pour les nouveaux mariés le furent sur le budget fédéral indochinois : la décoration par la maison Leleu de Paris et une mise aux normes (dont une salle de bains, inexistante…) de leur appartement privé au sein du Palais Kiến Trung, détruit plus tard durant les combats de 1946.

Nam Phương utilisait d’autant plus son argent personnel qu’elle découvrit vite la situation de son mari : il n’avait aucun argent privé, et toutes ses dépenses personnelles recevaient 3 approbations tamponnées par d’obscurs fonctionnaires français. Daniel Grandclément a largement rappelé les tracas administratifs pour l’achat personnel par le souverain d’un simple album de photos relié en cuir. La liste civile était ridicule, et l’empereur était toujours à court d’argent personnel. Lors de l’exil de Duy Tân à La Réunion en 1916, le budget de la Cour était d’ailleurs tellement étriqué que l’empereur déchu s’était vu octroyer comme pension l’équivalent du salaire d’un ouvrier, et a du gagner tout simplement sa vie, contrairement à Hàm Nghi, le premier monarque exilé par la France, qui avait reçu une pension annuelle de 25 000 francs/or.

Néanmoins, la vie continuait ; les souverains des autres pays étaient accueillis en visite officielle par le couple ensemble (innovation en Annam), et Sihanouk du Cambodge, Sisavang Vong du royaume de Luang Prabang (le Laos ne sera unifié qu’en 1945, avec l’incorporation de la principauté de Champassak) seront conquis par la grâce et la manière par lesquelles l’impératrice s’acquittait de son travail. Le couple vivait le soir à l’européenne dans leur intimité, et Nam Phương ne connut que peu le repas traditionnel de l’empereur en 35 ou 50 plats (le chiffre varie selon les sources) servis dans des récipients fermés. Un gramophone tournait parfois, rappelant en musique aux 2 époux leur adolescence à l’étranger, encore proche. Le couple aimait danser, aussi les vit-on parfois tournoyant en musique sur les terrasses du palais An Định construit par Đồng Khánh (grand père de Bảo Đại) en 1886, lors de réunions privées ou officielles. Palais qui devait abriter la rétention de l’impératrice quelques années plus tard.

Un malheur cependant : dès la naissance du premier enfant le 4 janvier 1936, le prince héritier (Đông Cung Thái Tử) Bảo Long, Nam Phương fut atteinte de surdité progressive, qui s’aggrava à chaque naissance supplémentaire. Dès la fin des années 1930, il fallait lui parler à très haute voix, et presque crier devant elle 20 ans plus tard. Deuxième souci : la lutte permanente contre Từ Cung, car tout chez la bru hérissait la belle-mère. Cette dernière n’était en effet qu’une simple personne de service à la Cour quand elle partagea brièvement la couche de Khải Định, donnant le jour à Bảo Đại. La patricienne cochinchinoise surclassait la reine douairière. De son côté, Bảo Đại ayant une sainte peur de sa mère encore jeune ne fit pas écran entre elle et sa femme. Une scène du feuilleton télévisé « Ngọn nến hoàng cung » réalisé en 2004 et diffusé en août 2006 par satellite sur la chaîne vietnamienne VTV4 a illustré cette joute.

En 1939, le couple avait déjà 3 enfants : Bảo Long, les princesses Phương Mai (1er août 1937) et Phương Liên (3 novembre 1938), ces dernières étant nées non au Palais mais à Ðà Lạt. Bảo Long a été officiellement investi du titre d’Héritier de la Couronne le 7 mars 1939 (cf photo à gauche). Mais l’empereur avait d’ores et déjà entamé sa chute morale : toutes ses velléités de modernisation en 1932 rejetées au bout de 6 mois par l’autorité coloniale et par le corps mandarinal, il commençait à se désintéresser de ses devoirs. De plus, la rigueur morale de Nam Phương commençait à le lasser, après les premières années : elle était trop « bien ». Il la trompa. Les Vietnamiennes n’avaient pas abandonné l’espoir que la polygamie impériale fût rétablie et se pressaient autour du monarque. Une dispute s’ensuivit à Ðà Lạt obligeant la femme du Gouverneur Général de ce moment à prendre la route pour aller réconcilier le couple. Elle s’y tua durant le trajet, et le couple impérial se ressouda devant la dépouille de la malheureuse femme : la princesse Phương Dung vit le jour au palais d’An Định de Huê le 5 février 1942, suivi du prince Bảo Thắng le 30 septembre 1943 à Ðà Lạt. Cette réconciliation arrivait à point : par obligation, l’amiral vychiste Decoux avait quelque peu modernisé à partir de 1941 l’Indochine isolée durant la guerre, et par politique mettait sur le devant de la scène les 3 souverains de l’Indochine. Nam Phương se relança avec encore plus d’ardeur dans ses tâches.

En 1945, Roosevelt avait déjà décidé que l’Indochine serait soustraite aux Français après la défaite inéluctable des Japonais. L’empereur et sa femme, le sachant, décidèrent de jouer la carte japonaise – sans illusions mais c’était « jouable » de lancer le fait accompli de l’indépendance même accordée par le Japon – quand les troupes nippones déclenchèrent le coup de force anti-français au soir du 9 Mars 1945, abolissant le protectorat. La défaite des Japonais 5 mois plus tard amena néanmoins Bảo Đại à l’abdication en des termes très dignes le 25 août (peut-être un trop vite, même aux yeux de Hô Chi Minh, selon certaines sources), après un appel pathétique et sans succès aux Alliés, demandant la reconnaissance de l’indépendance du Viet Nam. Pour ces derniers, l’empire du Viêt Nam indépendant n’était qu’une création nippone. L’impératrice devint donc une simple citoyenne, femme du Conseiller Suprême Vĩnh Thụỵ du nouveau pouvoir, et qui alla à Hà Nôi, laissant sa femme à Huê, et passant en Chine pour y reprendre sa liberté dès que l’occasion survint, en 1946.

La famille impériale, forcée de quitter la Cité Interdite de Huê devenue symbole d’un pouvoir perdu, alla vivre au palais An Định (restauré récemment par l’UNESCO et l’Allemagne, photo récente en bas). L’ex-impératrice, parfaite dans l’épreuve et suivie d’une seule servante extrêmement fidèle, prit soin de n’emporter que ce qui lui appartenait en propre, réparti en 40 caisses. Désormais elle et ses enfants vont vivre sous le contrôle d’un commissaire politique communiste.

Nam Phương, au sommet de sa beauté (elle a 31 ans, et pratique une gymnastique quotidienne à An Định au vu et au su de tous), vit désormais dans l’angoisse – tous les francophiles et certains Français sont tués à Huê – et sans un sou : son argent personnel est à la Banque d’Indochine et en France. Sans parler de la coexistence avec la reine-mère. Libres néanmoins de leurs mouvements au sein d’An Định, elle et les siens vont être renseignés sur les évènements du monde extérieur par un réseau catholique. Elle envoie à la demande du Viêt Minh un message au monde et à Truman demandant de respecter l’indépendance vietnamienne, car elle y trouve son compte personnel : elle est vraiment pour l’indépendance, même si le nouveau gouvernement ne lui dit d’ores et déjà rien qui vaille. Ses enfants vont à l’école commune, où ils apprennent à oublier le français.

L’ex-impératrice vivant dans la peur, avec les manifestations incessantes contre le quartier européen proche, a une consolation : avec l’accord du commissaire politique assez accommodant car impressionné par sa majesté naturelle, elle va prier chaque matin à la chapelle des Rédemptoristes canadiens (donc neutres), à deux cent mètres. C’est là en réalité qu’elle se renseigne, découvrant l’actualité réelle, les tueries perpétrées par le Viêt-Minh, le jeu politique des uns et des autres. Elle est désormais au courant des infidélités de Bảo Đại à Hà Nôi, les femmes étant « poussées » dans ses bras par le nouveau gouvernement pour le « tenir ». Et ceci, sur un fond surréaliste : Huê est encore patrouillée par les troupes japonaises ayant capitulé mais non encore désarmées ; le viêt minh le tolère, y trouvant son intérêt car il manque encore d’effectifs. Nam Phương verse des larmes en recevant un jour un message de son mari finalement passé en Chine en 1946. Femme toujours vertueuse.

Le 29 mars 1946, les troupes françaises du colonel De Crèvecoeur arrivent à Huê (photo ci-dessus : Français débarquant à Saigon fin 1945), mais Nam Phương, restant sur sa position indépendantiste, refuse d’être protégée par elles et reste au palais An Định (photo récente du palais ci-dessus). Pendant ce temps, les accords Sainteny-Leclerc-Hô Chi Minh ont été signés à Hà Nôi. C’est alors qu’on voit à Huê manifester des gens de la droite catholique demandant le retour au pouvoir de Bảo Đại avec réincorporation de la Cochinchine, estimant que Hô Chi Minh s’est fait berner par la France. En réalité, c’est Nam Phương qui a profité de la période septembre 1945 – mars 1946 pour catalyser ce mouvement lors de ses passages quotidiens chez les prêtres ; pas question de retour des Français, même si elle est au courant du jeu communiste au sein du Viêt-minh. La révolte anti-française et anti-viet minh à Huê va exploser en août – la sûreté française d’Annam en est au courant – lorsque tout retombe comme un soufflé. C’est que le décor politique devient flou : la Cochinchine déjà érigée en république séparatiste en Juin 1946, la venue de Hô Chi Minh à Paris va ne servir à rien, Bảo Đại est en Chine, et les Français se mettent à se tourner vers lui. La vie contraignante continue à An Định.

Le matin-même du jour (19 décembre1946) où elle apprend par les prêtres qu’à Hai² Phong éclate le fameux « incident » faisant 6000 morts, Nam Phương et ses enfants se réfugient chez les Rédemptoristes canadiens car elle a immédiatement tout compris : la guerre va reprendre. Pour des raisons politiques, il faut aller chez des neutres afin de ne pas embarrasser son mari en Chine, et pour préserver les droits de son fils. Chose étonnante, le commissaire politique la laisse faire, la reine-mère restant à An Dinh, elle. Il était temps : quelques heures plus tard, les combats à Huê reprennent. Jusqu’en Avril 1947, Nam Phương et les siens vont vivre dans des « cellules » normalement réservées aux religieux, au sous-sol, avec d’autres réfugiés, mais séparés d’eux. Sous les obus et les bombes. Tous les jours, rien que du riz, parfois agrémenté de rations militaires, quand les troupes françaises en donnent, et moins d’un demi-litre d’eau pour se laver.
Pendant ce temps, Huê est assiégée par les troupes viêt-minh maintenant nombreuses.

Et en cette année 1947, le paysage bascule : les vietnamiens non-communistes et les Français envisagent ouvertement le retour de Bảo Đại au pouvoir. Le gouvernement français veut faire évacuer l’ex-impératrice même contre son gré, car elle pourrait être définitivement incarcérée par le Viêt-Minh à titre d’otage, le bâtiment des Rédemptoristes étant au milieu de la zone de combat urbain. L’ex-souveraine doit trancher.
Devinant les pensées de son mari, elle, anti-française en 1945, va accepter d’être mise en lieu sûr par ses adversaires de 2 ans. En pleine guerrilla, des blindés français évacuent l’ancienne famille régnante qui quitte les Rédemptoristes (photo en haut à gauche), et la déposent à la Banque d’Indochine à Huê qui est aussi la demeure de son responsable, M. Fafard.

De nouveau au sous-sol pour éviter les obus des mortiers, et avec une protection adéquate : le prince héritier dort chaque soir dans la salle souterraine des coffres, derrière la porte d’acier de 30cm d’épaisseur. Et enfin, les troupes viêt minh se retirent de la ville. L’ex-impératrice et ses enfants rejoignent alors Tourane (Dà Nang) par la route dans des blindés puis décollent pour Ðà Lạt épargnée par la guerre, y retrouvant la famille Nguyễn Hữu Hào.

Dès août, Nam Phương rejoint son mari à Hong Kong. Retrouvailles que l’on peut imaginer : séparation, infidélités du mari, souffrances diverses de l’épouse. Rien n’a filtré des mots de leurs retrouvailles, mais de cette rencontre à Hong Kong en 1947 jusqu’en 1958, Nam Phương affiche une sérénité imperturbable en façade, évitant d’être trop présente aux côtés de son mari car désormais sans illusion aucune.

Elle veille jalousement sur les intérêts de son fils héritier, et n’oublie pas ceux qui l’ont aidé. M. Fafard deviendra le gestionnaire du reste de sa fortune (il n’y a plus de rentrée d’argent des rizières avec la guerre), quand même imposant. Les Rédemptoristes feront l’objet de sa sollicitude jusque dans les années 1950.

Du retour de son mari au pouvoir en 1949 et jusqu’en 1953, elle résidera plusieurs mois par an au Vietnam, à Ðà Lạt, où sa chambre est restée inchangée pour les visites des touristes (cf photo ci-contre), toujours parfaite, et remplissant ses fonctions auprès de son mari, mais encore plus belle, plus royale que jamais : elle n’a que 36 ans en 1950. Ses traits, superbes mais déjà largement nimbés de tristesse, sont figés à cette époque sur des timbres (cf photo ci-dessus). Ils l’avaient déjà été à son avènement (cf page 2). Mais le lien est bien cassé : le seul devoir la fait rester aux côtés de son mari, qui continue d’avoir des maîtresses dont certaines sont particulièrement connues : Phi Anh, Bùi Mông Điệp, Jenny Wong, parmi des dizaines d’autres.
Une grande joie pour elle : le couple est reçu par le pape Pie XII. La catholique y laisse s’exprimer un contentement profond et visible, et l’ancienne souveraine y montre une dernière fois une attitude impériale (photo ci-dessous à gauche). Deux mois avant Điện Biên Phủ, les actualités montrent le couple reçu à l’Elysée par le président René Coty. On y voit le visage souriant de Nam Phương malgré le drame en cours : on sait déjà que la garnison ne tiendra pas.

Et vient la destitution de son mari en 1955 voulue par Ngô Dinh Diêm, qui, selon diverses sources, avait pourtant promis sur la croix de préserver le trône pour le prince Bảo Long, sur l’instigation de l’impératrice elle-même. Le couple impérial désormais rejeté va vivre ensemble à Cannes pendant 3 ans.

Nam Phương accompagne son mari pour quelques réceptions ou obligations, reçoit Nguyễn tiến Lãng ancien confident et écrivain de qualité, échappé des geôles communistes en 1951. La comédie du couple uni n’étant plus de mise, elle achète de ses deniers personnels en 1958 le domaine de 160 hectares de La Perche, à Chabrignac , au sud- ouest de la France(cf photo en bas de la page), où elle habitera désormais avec ses enfants, sans Bảo Long qui se bat en Algérie dans la cavalerie blindée de la Légion Etrangère. Bảo Đại connaîtra très peu cette longue bâtisse de 32 pièces, 4 salons et 7 salles de bains, mais sera présent le 6 janvier 1962, lors du mariage de Phương Liên avec M. Bernard Soulain.
Chabrignac gardera un souvenir vivace de l’évènement et un site Internet d’élèves de l’école de cette bourgade mentionne encore de nos jours ce mariage et l’ex- famille régnante.

La vie quotidienne continue, et Bảo Long devenu banquier après l’Algérie gère les biens encore très conséquents de sa mère. Nam Phương est maintenant heureuse, autant qu’on puisse l’être dans une vie solitaire. Oui, solitaire, car dans son livre Daniel Grandclément écarte l’histoire d’une liaison avec le kinésithérapeuthe, régisseur du domaine de La Perche, histoire non relevée par les autres auteurs.

Et arrive le 15 septembre 1963 où elle meurt d’étouffement de manière extrêmement rapide en la seule présence affolée du régisseur et d’une employée, les médecins appelés étant absents, et les pompiers arrivant trop tard. Elle n’avait que 49 ans. La veille, le médecin avait diagnostiqué un début d’angine. Le préfet et quelques maires seront présents autour des enfants et de Bảo Đại à l’enterrement, ainsi que la princesse Như Lý, fille de Hàm Nghi, dont la propriété jouxtait celle de Nam Phương sans que les 2 femmes ne se soient jamais rencontrées. Bảo Đại ne reviendra plus jamais sur la tombe de sa femme et se remariera plus tard.

A part Bảo Long objet dans son adolescence d’une éducation dirigée par sa mère et suivie par la Cour puis par la Maison du chef de l’Etat du Vietnam, l’impératrice s’est occupée directement de l’éducation de ses enfants. Bảo Long est actuellement retraité et Grand Maître de l’Ordre du Dragon d’Annam, vivant à Londres après être resté à Paris jusque dans les années 1990 (B). Bảo Thắng suivra sa scolarité au moins jusqu’au début des années 1950 au Collège d’Adran, à Ðà Lạt, puis en France. Phương Mai sera éduquée comme sa mère au Couvent des Oiseaux de Neuilly à côté de Paris, et épousera plus tard Pietro Badoglio, duc d’Addis-Abbeba et marquis de Sabatino, fils du maréchal italien ayant succédé à Mussolini quand l’Italie s’est retournée en 1943 contre l’Allemagne, et aura 2 enfants, Flavio et Manuela. Phương Liên mariée au banquier bordelais Bernard Soulain aura 2 filles, Valérie puis Caroline. Phương Dung, discrète, n’a pas fait parler d’elle. Ces enfants se retrouvent régulièrement au domaine de La Perche à Chabrignac jusqu’à la mort de l’impératrice.

Nam Phương se rappellera à notre souvenir une dernière fois, lors de la vente il y a 2 ans (Juin 2004) à la Salle Drouot à Paris d’une paire de clips d’oreille commandée en 1948 chez le joaillier Pierre Boivin à Paris, à son arrivée en France après ses retrouvailles avec Bảo Đại à Hong Kong l’an d’avant.

Une personne ayant souvent approché Nam Phương, Madame S.L.T.T. fille de Lê Thành Tùong, rare Vietnamien ayant travaillé au cabinet des divers gouverneurs de l’Indochine des années 1930 à 1945 a parlé de Nam Phương en ces termes dans les années 1970, qui résument toute la personne de la souveraine : « l’Impératrice était d’une beauté naturelle ne nécessitant qu’un maquillage élémentaire ; elle utilisait souvent le français, mais son parler vietnamien est du Sud. Un comportement royal naturel, une simplicité et une gaîté réelles. Mais surtout, rien de méchant en elle, une bonté étonnante, avec un sens du devoir très rigoureux. Elle était faite pour son titre. »

Georges Nguyễn Cao Đức (*)
© Tous droits réservés sur le texte et sur les photos par leurs auteurs et sources respectifs.

(a) : Précision apportée à l’auteur par P. Lê Phát Tân, arrière petit-fils de Lê Phát Đạt
(b)Bảo Long est mort en juillet 2007, un an après la publication initiale du présent article

Sources :
– Bibliothèque Nationale de France
– Archives Nationales de France
http://www.arikah.net/encyclopedie-francaise
http://www.vietpage.com/archive_news/politics/2004/Jan/27/0010.html
– Mme S.L.T.T., Paris
– Lucien Bodard, La guerre d’Indochine, Gallimard, 1973
– G. Gautier – La fin de l’Indochine française – SPL – 1978
– Amiral Decoux, A la barre de l’Indochine, Plon, 1949
– Philippe Franchini, Les guerres d’Indochine, Pygmalion, 1988
– Bao Dai, Le Dragon d’Annam, Plon, 1980
– Philippe Devillers, Histoire du Vietnam de 1940 à 1952, Le Seuil, 1952
– Daniel Grandclément, Les derniers jours de l’empire d’Annam, J-C Lattès, 1997

N.B. Le feuilleton télévisé « Ngọn nến hoàng cung », sur la période 1945-55 de Bảo Đại, et réalisé par la TFS, Saigon, 2004, édition originale en 4 packs de 3 DVD chacun, regravé en 8 DVD, peut être acheté pour 16 USD sur http://www.go2viet.com/4_4962.htm

.

(*) Georges Nguyễn Cao Đức est le rédacteur de la revue “Good Morning” de l’AEJJR – http://aejjrsite.free.fr/
Nous le remercions de nous avoir autorisés à mettre son article en ligne sur notre site.

A lire également : Lycée Blaise Pascal – Da Nang par GNCD

ABPDN

Catégories
Prose

Con Chuột MẬU TÝ

Đặng Tiến (BP60)

.
Năm nảo năm nao, năm nào cũng vậy, ngày hết Tết đến, viết bài Tết, ký ức lại xôn xao nhiều hình ảnh quê xưa, nao nao vần điệu ca dao.

Năm Tý, nhớ câu :
Chuột kêu rúc rích trong rương
Anh đi nhè nhẹ, đụng giường má hay

Ngày nay, nhất là ở thành phố, thấy chuột chạy, nghe chuột kêu, sẽ có người hoảng hốt. Nhưng xưa kia, việc ấy bình thường, thậm chí câu lục bát nói trên, còn là một âm vang của hạnh phúc. Nó chứng tỏ trong nhà có cái ăn. Tiếng rúc rích canh khuya gợi lên khoảng thời gian thanh lắng, và không gian êm ả. Trong khí hậu yên lành đó có tiếng chân người, kín đáo, kiêng dè : hạnh phúc đang đi dần, đi dần lại, cùng bóng đêm đồng lõa. Chúng ta tưởng tượng đôi vợ chồng mới cưới, về thăm cha mẹ, có lẽ là cha mẹ vợ, vào một dịp giỗ tết. Cứ tưởng tượng tối mồng hai Tết : mồng một lễ cha, mồng hai lễ mẹ, mồng ba lễ thầy. Vợ chồng đã cưới hỏi, nhưng khi về nhà cha mẹ, vẫn phải giữ kẽ nằm riêng. Tại sao lại sợ « má hay », mà không sợ cha, sợ tía ? Có lẽ là thời ấy, đàn ông ngủ nhà trên, phụ nữ ngủ nhà dưới. Xưa. Hạnh phúc ngày xưa : dè dặt mà đằm thắm sâu xa, không như cái vồ vập, thường dễ phôi pha ngày nay.

Tình huống đêm hôm khuya khoắt này ắt là hư cấu, hoặc ít xảy ra. Nhưng tình cảm là thật và lễ nghi là thường. Lời người con gái – tôi dùng từ sai – nói ra lúc nào ? Phải chăng chỉ là giấc mơ hạnh phúc, thậm chí là hoang tưởng của người phụ nữ, đặt trên tình yêu, đồng cảm và lễ nghĩa, và trong chừng mực của kinh tế. Hạnh phúc trong không gian âm phái : người vợ, người mẹ, canh khuya, cái giường. Phải đặt tiếng chuột rúc rích trong không gian đó, chứng nhân, đồng lõa, rúc rúc chúc phúc. Một câu ca dao ngắn, ôi sao mà súc tích !

Tiếng chuột biểu hiện hạnh phúc, không phải tôi suy ra để tán tụng câu ca dao, mà do Tô Hoài kể lại, trong truyện O chuột, 1941, một thành công đầu tay của anh : « Người ta chỉ ưa cái tiếng kêu « chuúc… chuuúc.. ». Các cụ ta nói : ấy chuột chù bảo : « túc, túc » « đủ đủ ». Nhà ai mà chuột chù cứ túc túc luôn, ắt nhà ấy hẳn sắp có việc đại phát tài ».

Nửa thế kỷ sau, Tô Hoài nhắc lại ý cũ, và đế thêm vào câu ca dao minh họa :
Thứ nhất đom đóm vào nhà,
Thứ nhì chuột rúc, thứ ba hoa đèn.

Lại Chuyện chuột, trong Chuyện Cũ Hà Nội, ấn bản 2000, là một đoản văn hay, đầy đủ về loài chuột. Tác giả giải thích :
« Tôi viết bài lại kể về chuột này bởi xưa nay tôi có cơ duyên với chuột, đã viết nhiều về chuột. Những truyện ngắn O chuột, Chuyện gã Chuột bạch, Chuột đồng chuột nhà, và những Chuột thành phố, Đám cưới chuột… Tôi kiếm cơm nhờ chuột, vậy mà tôi vẫn chén thịt chuột… »

Trong các tác phẩm được nhắc lại, đặc sắc nhất là Chuyện gã chuột bạch, tinh vi và tinh quái, ý vị và thi vị :
« Cả hai vợ chồng cùng ưa đêm tối. Bởi ban ngày họ thường ngủ. Bốn cái chân trước sát vào nhau ; bốn con mắt cùng khép. Chiều đến đã đem bóng về dần dà trong cửa sổ, Bấy giờ vợ chồng chuột mới bừng mắt. Họ ngơ ngác nhìn hoàng hôn. Gã chuột đực mò mẫm tìm cái đĩa đựng gạo. Chị vợ cũng nhẹ nhàng đi theo. Họ gậm nhấm mấy hạt. Những tiếng răng nghiến trên hạt gạo, nghe ken két, sàn sạt như tiếng một con mọt cựa mình trong thớ gỗ ».

Không biết trong văn học thế giới, có nhiều những âm hao tinh tế như vậy chăng ?
Một hôm chuột vợ ngoạm được miếng mồi to, nuốt trửng một chú bọ ngựa : « Một mạng lớn, giết đi một mạng nhỏ, êm nhẹ như hơi chiều lặng lờ sang… »

Chuột ả chết vì mắc nghẹn, chuột chàng không mấy quan tâm : « Gã đã khỏi ốm. Không có đàn bà thì chừng như gã khỏe khoắn lắm lắm. Một mình đánh cả hai cái vòng, nghe rộn ràng, cũng vui… ».

Truyện đăng báo Tiểu Thuyết thứ bảy, 1941. Nhân cái Tết năm Tý này, đọc lại, ngoài niềm thích thú, ta còn tìm được đôi ba chìa khóa đưa vào triết lý Tô Hoài, hiểu thêm non 200 trước tác của anh, về sau.

Trong Lại Chuyện Chuột đã dẫn, Tô Hoài có nhắc đến truyện dân gian Trinh Thử ; chắc là anh đã nghe truyển khẩu và không kiểm soát văn bản nên đã kể… ngược, nhầm nhân vật chuột chồng ra chuột vợ.

Trinh Thử, con chuột trinh tiết là một truyện nôm bằng thơ, ra đời cuối thế kỷ 19. Vì các bản in xưa kia, ngoài bìa ghi tác giả là « Trần triều xử sĩ Hồ huyện Qui tiên sinh soạn » nên độc giả tưởng là tác phẩm thời Trần Hồ.

Ngày nay, giới biên khảo tìm ra nguồn gốc là truyện văn xuôi Trung Quốc xuất hiện nửa sau thế kỷ XIX, tên là Đông thành trinh thử truyện, chuyện con chuột trinh tiết thành phía đông. Bản in sớm nhất hiện nay là 1875, có người cho là của Nguyễn hàm Nghi, quê Quảng Bình.

Tác phẩm gồm 850 câu lục bát, kể chuyện con chuột Bạch góa bụa đi kiếm mồi nuôi con ; một hôm tránh chó, lỡ cơ sa vào ổ khác. Gặp lúc chuột Cái đi vắng, chuột Đực thừa cơ tán tỉnh, chuột Bạch một mực từ chối ; chuột Cái về, bắt gặp, nghi ngờ và ghen tuông. Cuối cùng là đả thông và hòa giải.
Chuyện răn đời, đề cao tiết hạnh, cảnh cáo thói trăng hoa và tính ghen tuông không cơ sở. Nhưng đặc sắc của Trinh Thử là đã đưa lời ăn tiếng nói dân gian vào tác phẩm, đôi khi bất ngờ. Ví dụ thành ngữ « râu quặp » chỉ người sợ vợ, qua lời chuột Đực :
Ta đây dễ nạt được nào
Chẳng như kẻ quặp râu vào rẻ roi.

Thành ngữ « no cơm rửng mỡ » tưởng là đã hiện thực, Trinh Thử lại còn táo tợn hơn : « no cơm thì rửng hồng mao ». Một câu nói đùa vui, không ngờ xuất hiện trong tác phẩm văn học :
Ruồi kia một phút bay qua
Biết là đực cái, lọ là sự ai.

Đây là lời chuột Cái trách chồng, rất thực tế và dân dã :
Chiếu chăn nào có hững hờ
Mà như voi đói thì vơ dong dài
Quen mùi bận khác ăn chơi
Có ngày cũng được như ai ghẻ tàu.

Ghẻ tàu là tên nôm na của bệnh dương mai, da liễu. Truyện Kiều lắm lầu xanh, từ Tú Bà sang đến Bạc Bà dập dìu lắm kẻ vào ra, mà không nghe những Thúc Sinh, Từ Hải bệnh hoạn gì.
Trinh Thử thật sự là một truyện dân gian.

Trên đây là những con chuột tượng trưng, tô điểm cho văn chương. Không phải là loài chuột thực tế, phá hoại mùa màng và đồ đạc trong nhà. Chưa kể phương Tây còn cho rằng chuột truyền nhiễm nạn dịch. Trong tiếng Pháp, từ thông dụng để nói hỏng việc là rater, nguồn gốc là từ rat, loài chuột đồng, chuột cống.

Vì nạn phá hoại mùa màng, từ thời Kinh Thi do Khổng Tử san định, đã có ba bài Thạc thử, Chuột lớn : chuột lớn chuột lớn…, đừng ăn nếp ta… Chớ ních gạo mạch… đừng cắn mạ ta…

Ngoài nghĩa đen, ở đây loài chuột còn ám chỉ tham quan, ô lại. Cùng nghĩa ấy trong thơ Việt Nam, Nguyễn Bỉnh Khiêm 1491-1585, có bài Tăng thử, Ghét chuột, dữ dội, với câu thơ cô đúc : thành xã ỷ vi gian. Con chuột, không những tàn phá đồng áng, mà còn ẩn nấp, dựa vào nơi tường thành, đàn xã (bàn thờ xã tắc) để làm điều gian xảo. Trích đoạn bản dịch của Ngô Lập Chi :
Chuột lớn kia bất nhân
Gậm khoét thật thâm độc
Đồng ruộng trơ lúa khô
Kho đụn hết gạo thóc
Nông phụ cùng nông phu,
Bụng đói miệng gào khóc
Mệnh người dám coi thường
Chuột mi sao tàn khốc ?
Ỷ thành xã làm càn
Thần, nhân đều hằn học.

Rõ ràng là Nguyễn Bỉnh Khiêm không chỉ nhắm vào chuột-súc vật. Thơ Trạng Trình như là có tính cách sấm ký.

Gần ta hơn Nguyễn đình Chiểu, 1822-1888, có bài Thảo thử hịch, Hịch đánh chuột, hiện thực, chân xác và quyết liệt :

Gọi danh hiệu : chuột xạ, chuột lắt, chuột chù, chuột cống, anh em dòng họ nhiều tên, tra quán chỉ : ở nhà, ở ruộng, ở lạch, ở ngòi, bầu bạn non sông lắm lối…
Lớn nhỏ răng đều bốn cái, ăn của người thầm kín biết bao nhiêu, vắn dài râu mọc hai chia, vắng mặt chủ hung hăng đà lắm lúc…
(…) Sâu hiểm bấy tấm lòng nghiệt thử, cục cứt ra cũng nhọn hai đầu…
(…) Ngàn dòng nước khôn bề rửa sạch tội đa dâm …

Bị kết án đa dâm vì… mắn đẻ.

Trong bài, có câu nằm ngửa cắn đuôi tha trứng… nhắc tới thơ Trinh Thử : cắn đuôi tha trứng gần xa…. Con chuột muốn tha quả trứng, phải nằm ngửa, ôm trứng trên bụng, đợi một con chuột khác ngậm đuôi kéo đi. Tranh Trung quốc có minh họa cảnh này :

Loài chuột, do đó, được tiếng tinh khôn, có tài « ngũ kỹ » gồm năm cái khéo, theo sách Tuân Tử : bay, leo, bơi, đào, chạy. Lại có sách nói : thiên khai ư tý : trời mở ở cung Tý, vì theo lịch Trung Quốc, thiên can và địa chi khởi đầu ở cung Giáp Tý. Mỗi chu kỳ 12 hay 60 năm đều vậy.

Chuyện nọ bù chuyện kia, hình ảnh chuột, ngay ở phương Tây cũng không phải luôn luôn và hoàn toàn xấu. Bằng cớ là con chuột Mickey trong tranh và phim hoạt họa Walt Disney, có lẽ là chú chuột lừng danh nhất thế giới hiện đại. Hãng phim này trong năm 2007 đã sản xuất một phim hoạt họa lừng danh, đoạt nhiều giải thưởng quốc tế, « Ratatouille », một cách chơi chữ, lấy tên một món ăn bình dân, tương đương với món bung của ta, và bắt đầu bằng tiếng Rat (chuột).
Phim kể chuyện con chuột Rémy chạy lạc vào một tiệm ăn lớn ở Paris, lừng danh là nơi có nhiều tiệm ăn ngon. Tình thế đẩy đưa, chú chuột Rémy trở thành một đầu bếp xuất sắc, được làng chuột Paris bảo vệ và ủng hộ. Phim có tính cách ngụ ngôn, vui nhộn, truyền cảm, nhạc hay. Ý nhị, tinh tế.

Ngày nay, trong máy điện toán, con chuột là bộ phận thân thiết nhất với bàn tay, có lẽ dịch từ tiếng Anh Mouse, tiếng Pháp Souris, là chuột nhắt, chứ không phải là chuột cống, Rat, mang âm vang xấu hơn.

Trong ca dao, dường như cũng là chuột nhắt :

Con mèo mày trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà ?
Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo.

Tranh Đám cưới chuột, có tiêu đề Nghênh hôn, vẫn có người gọi là Chuột vinh quy, trong nghệ thuật dân gian, có lẽ nguyên ủy là hai bức tranh kết hợp, bổ sung cho nhau, không rõ là chuột gì ; có lẽ là chuột nhắt mới phải đấm mõm mèo, dù là trên đường vinh quy.

Dung hòa những nét đa dạng, có khi tương phản về loài chuột, Apollinaire, 1880-1919, có bài thơ La Souris, Con chuột, trong bộ Le Bestaire, Tranh cầm thú, gồm 30 bài được Raoul Dufy minh họa, 1911. Bài thơ ngắn, đơn giản, hiện thực và thi vị :

Belles journées, souris du temps
Vous rongez peu à peu ma vie.
Dieu ! je vais avoir vingt huit ans,
Et mal vécus, à mon envie.

Tạm dịch :

Bao nhiêu ngày đẹp, chuột thời gian
Gậm nhấm đời ta đã mẻ mòn.
Trời ơi ! mình sắp lên hăm tám
Sống vất vơ và mộng dở dang.

Nhạc sĩ Nguyễn Tư Triệt đã phỏng dịch và phổ nhạc :

Năm tươi tháng đẹp, ôi lũ chuột thời gian,
Đời ta từng chút gậm mòn…

Bài hát Chuột thời gian được in trong tập nhạc Khúc hát tiều phu, nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, 2003 và ghi vào đĩa hát CD.

Đây là cuộc giao duyên tươi đẹp của nghệ thuật, mà con chuột đã giăng đầu tơ mối nhợ.

*

Chuột gây tai hại, thì ai cũng biết. Nhưng tâm thức con người và qua văn thơ, nhất là ngôn ngữ dân gian, chuột là một hình ảnh thân thuộc và thân ái. Có lẽ vì vậy mà chuột đứng đầu trong hàng can chi, và nhiều người tin năm Tý là năm may mắn.

Ở đời, không có gì may mắn bằng Chuột sa chĩnh gạo.

Đón mừng xuân Mậu Tý, mình cứ chúc nhau dân dã như thế.

.

.

Đặng Tiến
Orléans, Tết Mậu Tý 2008

Catégories
BP Paris - Montours 2015-2XX

BP Paris 2015 XXX

REUNION BP PARIS 2015
du Samedi 23 au Mardi 26 Mai

.

Creation graphique de Hoang Dinh Tuyen (BP63)

.

Samedi 23 Mai à Paris

-  Restaurant Joly – 23 avenue Victoria Paris 75001 – Metro : Chatelet
. 19h = Assemblée générale de l’Amicale BPDN
. 20h = Diner (participation : 25 euros/pers)

.

Dimanche 24, Lundi 25, Mardi 26 Mai en Normandie

-  Jour 1
. Matin : Départ de Paris pour le Musée de Caen (D-Day), les plages du débarquement, le Cimetière américain …
. Soir : Diner/Barbecue offert par l’Amicale et les organisateurs
chez Claude et Huguette Poignard (Montours)

-  Jour 2
. Visites : Château de Fougères
. Diner : Auberge du Château de Fougères (25 euros/pers)

-  Jour 3
. Visite : Saint Malo, Mont Saint Michel
. Retour à Paris

Le déplacement en Normandie se fait en covoiturage. Le retour de Montours à Paris peut aussi se faire en train pour les personnes qui souhaitent rentrer plus tot ou plus tard.
(Depart : Gare de Villedieu-les-Poeles – Arrivee : Gare Paris Montparnasse)

.

Logement en Normandie

-  Hotel Beauséjour – Fougères

-  Brit Hotel du Parc – Fougères

Les deux hotels sont à 8km de Montours. Un certain nombre de chambres ont été réservés sous le nom de Claude Poignard.
Pour toute question complémentaire, veuillez contacter :
Claude P. < claude.poignard@free.fr >

A bientôt !

ABPDN

Catégories
BP Paris - Montours 2015-2XX

Assemblée générale 2015 et Diner XXX

Jeanne Scott, Claude Carrobourg, Minh Tâm
Thierry Paturle
Vinh Nhan (BP63)
Le diner sera servi dans 5mn …
Nguyen thi Hoa, Huynh Do thi Hong, Tran thi Nhu Mai, Thierry Paturle, Paul Giannetti, Huynh Ba Gia, Minh Tam
Cô Phan Hồng Hạnh, Hiền Mazière, Cô Nguyễn thị Lương Nhụy, Lê Thạch Trúc, les Marty, Cô Bùi thị Lý, Minh Tam …
… Cô Tuyết Trihoreau, Jeanne Scott
Catégories
BP Paris - Montours 2015-2XX

Le Mémorial de Caen XXX

https://fr.wikipedia.org/wiki/M%C3%A9morial_de_Caen
Le musée
http://www.memorial-caen.fr/musee-normandie/seconde-guerre-mondiale-debarquement-guerre-froide-histoire
“Vous aviez à choisir entre la guerre et le déshonneur ; vous avez choisi le déshonneur et vous aurez la guerre.” (Winston Churchill)
Le baiser de la Libération

.

Le Cimetière américain de Normandie
(Colleville-sur-Mer)

https://fr.wikipedia.org/wiki/Cimeti%C3%A8re_am%C3%A9ricain_de_Colleville-sur-Mer
17h30 : La descente des couleurs
https://www.youtube.com/watch ?v=Lszt-v9BEVU
http://www.musee-memorial-omaha.com/le-debarquement/

.

Catégories
BP Paris - Montours 2015-2XX

Diner a Montours XXX

Merci à Huguette et Claude Poignard pour leur chaleureuse hospitalité !
Les histoires belges par Minh Phuc à l’heure de l’apéro
Une belle table de 16.
Claude Poignard et chi Luong Nhuy
Minh Phuc et Ba Gia
Nhu Mai, Thierry, Hien Cecile
Hmm, quelle belle tarte maison !